Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Sư thầy mê đồ cổ ở kinh môn Hải Dương

Người dân sống gần khu vực chùa Thánh Quang (xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương), ai cũng biết sư thầy Thích Diệu Mơ. Không chỉ là một vị tu hành đức độ, sư thầy còn nổi tiếng với bộ sưu tập đồ cổ vô cùng quý giá. Chia sẻ về cơ duyên với những món đồ cổ, sư thầy Thích Diệu Mơ tâm sự: Năm lên lớp 4, thầy đã thích không gian yên tĩnh nơi cửa chùa và thường theo hòa thượng ở chùa Thánh Quang đọc kinh, niệm phật và học các đạo lí làm người. Sau những chuyến đi đó, cô bé 9 tuổi quyết định gắn bó với áo nâu sòng nhà Phật. Diệu Mơ dốc tâm sức tu hành và được hoà thượng đặt pháp danh là Thích Diệu Mơ. Năm 1980, sư thầy Thích Diệu Mơ đảm nhận trọng trách là sư trụ trì chùa Thánh Quang. Và niềm đam mê được "sưu tập đồ cổ" của sư thầy cũng được vun đắp từ đây.


Chùa Thánh Quang (xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương).

Sư thầy tâm sự: "Tôi có sở thích sưu tập những đồ vật vô tình nhặt được từ khi chưa ý thức được giá trị của món đồ. Những mảnh gốm, miếng đồng, chiếc rìu... thầy đều giữ gìn rất cẩn thận". Sở thích sưu tập đồ cũ của sư thầy Thích Diệu Mơ được kế thừa từ người cha. Ông luôn tâm đắc và coi trọng từng đồ cũ nên đã cất công sưu tập nhiều thứ theo nhiều chủ đề khác nhau. Ông công phu giữ gìn từng bài viết, bài báo cách mạng, những tấm ảnh cũ cho con cháu biết được lịch sử. Học tập cha, Diệu Mơ cũng thường xuyên sưu tập các đồ cũ một cách rất hứng thú. Trước đó, sư thầy chỉ biết cất giữ các đồ theo sở thích nhưng khi lớn lên và vào đến cửa chùa được chiêm nghiệm những giá trị tinh thần, những bài học đạo đức từ các pho tượng, các đồ thờ cổ niềm đam mê của sư thầy càng được nhân lên. Đặc biệt, sư thầy luôn ám ảnh với di chúc của hòa thượng trụ trì chùa Thánh Quang trước đó dặn lại: "Hoà thượng muốn sư thầy tìm lại các pho tượng cổ của chùa đã bị thất lạc hồi chiến tranh". Chính điều này đã thôi thúc sư thầy Thích Diệu Mơ dồn tâm huyết nhiều hơn cho những món đồ cổ.

Trong quá trình tìm kiếm đồ cổ tại khuôn viên của chùa, sư thầy đã tìm thấy nhiều món đồ quý như Tháp đất thời Trần, lọ hoa đời Hán, bình đồng và nhiều dụng cụ canh tác, sinh hoạt thời tiền sử... Đó là những cổ vật được tìm thấy trong các hang động quanh vùng núi thuộc xã Duy Tân nhất là các hang động gần chùa. Còn tại hang Thánh Hóa, trước những cổ vật tìm được, sư thầy đã mời GS. Nguyễn Lân Cường và nhà khảo cổ học, nguyên giám đốc Bảo tàng Hải Dương Tăng Bá Hoành đến xem xét, khảo cứu. Tại đây, các chuyên gia xác nhận, đây là căn cứ Cách mạng và là "bệnh viện xưa" của Uỷ ban hành chính kháng chiến gắn với nhà Cách mạng Lê Thanh Nghị. Khi tìm ra những di vật này, sư thầy đã rất xúc động vì đó là những cống hiến bằng xương máu ông cha để lại cho thế hệ sau cuộc sống yên bình.



Trước rất nhiều cổ vật được tìm thấy, sư thầy chia sẻ: "Có rất nhiều cổ vật quý còn nằm trong lòng đất, mãi mãi bị lãng quên nếu chúng ta không biết tìm kiếm và khai quật chúng. Như vậy, thế hệ sau sẽ không khám phá được văn hóa của chính cha ông chúng ta, đó là một thiệt thòi lớn". Với nhận thức ấy, sư thầy càng yêu và nâng niu những cổ vật đã tìm được. Trải qua nhiều năm tháng gắn bó với công việc sưu tập, tìm kiếm đồ cổ, sư thầy Thích Diệu Mơ cho biết: "Từ sở thích sưu tập mà thầy đã "nghiện" đồ cổ từ khi nào không hay. Mỗi món đồ thầy tìm được đều rất quý giá mà thầy không thể mất nó".

Mơ ước lớn của sư thầy là tìm lại được hết những đồ cổ còn sót lại nằm sâu trong lòng đất trong khuôn viên của nhà chùa. Một lần sư thầy cho người tìm kiếm pho tượng cổ trong khuôn viên chùa thì thấy trong một hang động có rất nhiều xương, răng thú lớn đã bị mục và các đồ cổ mờ hết hoa văn, không xác định được gốc tích. Sư thầy cho biết: "Do thời gian nhiều đồ cổ bị ngâm lâu trong điều kiện không thích hợp nên chúng đã bị mất men và hư hỏng nặng. Chính vì vậy, nếu không kịp thời tìm kiếm những cổ vật sẽ bị phá huỷ ngay từ trong lòng đất".

Canh cánh nỗi lo mất cổ vật

Sư thầy Thích Diệu Mơ băn khoăn: "Lúc nào thầy cũng cố gắng bằng mọi cách giữ được các cổ vật, nhưng làm sao có thể canh chừng được những kẻ trộm cắp, buôn bán đồ cũ đồ cổ. Thông tin về những người dân có đồ cổ những lái buôn sẽ biết nhanh hơn thầy nhiều. Đã có khá nhiều đồ cổ quý khi trẻ chăn trâu, người dân vô tình tìm thấy đã bán cho những lái buôn mà sư thầy không dò được manh mối để chuộc lại". Thông thường tâm lí của người dân khi nhặt được đồ cổ, có người mua thanh ly do cu trả giá vài triệu đồng là họ ban do cu liền. Bởi lẽ, không mấy ai biết giá trị của đồ cổ. Và cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện công đức cho nhà chùa và tìm đến các bảo tàng để nộp lại. Có lần trẻ chăn trâu trong xã đào lên được lư đồng, mâm bạc vừa mang về nhà là bố mẹ chúng bán thanh lý đồ cũ luôn. Nhiều lần bị lái buôn "nẫng tay trên" nên sư thầy càng trăn trở. Con đường thu thập đồ cổ của sư thầy Thích Diệu Mơ sẽ thêm khó khăn hơn khi số lượng đồ cổ ngày bị mất nhiều.

Sư thầy cho biếët: "Tìm được cổ vật đã khó nhưng để giữ gìn và bảo quản càng khó khăn hơn. Không phải là người chuyên nghiên cứu về đồ cổ nên thầy gặp nhiều vất vả trong công tác này". Thông thường, sư thầy phải tự mày mò cách bảo quản hoặc học trên truyền hình cách bảo vệ các đồ cổ quý. Những đồ cổ có giá trị đòi hỏi sự chăm sóc càng tỷ mỷ của con người. Điển hình là đồ gốm sứ, để tránh mất men, mờ hoặc nứt rạn các họa tiết tinh xảo, sư thầy phải để khô kiệt sau đó mới đem ra rửa và cất giữ cẩn thận. Với đồ gốm vừa được khai quật ở lòng đất lên nếu chúng ta vội đem đi rửa thì nó sẽ bị hỏng rất nhanh chóng. "Phải là người thực sự có niềm đam mê, "nghiện" đồ cổ mới có thể hiểu hết giá trị của đồ vật và có cách bảo quản tốt. Nhiều người cất giữ đồ cổ phải sử dụng đến "cảm giác" để nhận biết ở mức độ tổn hại của đồ vật", sư thầy Thích Diệu Mơ nói. Điều sư thầy lo ngại nhất trong điều kiện hiện nay, người cất giữ cổ vật ngoài nỗi lo hỏng và xuống cấp lại sợ bị mất cắp. Chính vì lẽ đó, niềm mong mỏi của sư thầy là xây dựng được một gian trưng bày để có điều kiện bảo quản tốt nhất những món cổ vật quý, và giới thiệu văn hoá của cha ông cho thế hệ mai sau.

Hàng ngày, sư thầy vẫn luôn nhắc nhở, gửi tới người dân một thông điệp ai tìm được cổ vật nào có thể công đức cho chùa hoặc sư thầy cũng sẵn sàng chuộc, hoặc mua do cu lại với giá cao hơn bên ngoài là 1 triệu đồng. Sư thầy luôn mong muốn sẽ sưu tập được đầy đủ các cổ vật của quê hương nhưng tất cả những cố gắng của hơn nửa đời người tích tụ lại mà thành quả vẫn dừng ở mức rất hạn chế.

Ở Hà Nội, có một khu chợ đồ cũ của vua đồ cũ Nguyễn Văn Thưởng. Quý khách hàng có nhu cầu mua bán đồ cũ chiêm ngưỡng đồ cổ để thấy được giá trị lịch sử vui lòng xem trực tiếp tại:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ bán chau rua cong nghiep đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét