Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Ngã ngửa biệt thự của ông lão thu mua phế liệu

Nằm trên cánh đồng bên đường Tăng Nhơn Phú (khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM), căn biệt thự đồ sộ của ông Lê Hiếu (50 tuổi) dù chưa hoàn thành toàn bộ nhưng cũng khiến nhiều người trầm trồ.

Người ta ví von đây là cung điện chứ không đơn thuần là ngôi nhà, bởi không chỉ quy mô mà kiến trúc toàn bộ tòa nhà cũng rất giống những cung điện cổ kính ở các nước phương Tây. Ngay cả chúng tôi, khi tận mắt chứng kiến cũng thực sự bị choáng ngợp bởi sự tráng lệ, uy nghi đến khó tưởng. Hôm chúng tôi đến, dù trời đã chập choạng tối nhưng hàng chục người thợ vẫn rất khẩn trương làm việc để sớm hoàn thiện ngôi nhà.

Tiếp chúng tôi trong bộ dạng tất cả, ông Lê Hiếu cho biết, với khối lượng công việc khổng lồ như thế, có ngày ông phải huy động cả trăm người làm, số ngày công tính đến nay đã lên đến hàng ngàn.
Gia chủ cũng tiết lộ, diện tích tổng thể ngôi nhà rộng gần 1.000 m2, căn nhà được xây dựng theo lối kiến trúc đặc trưng của các cung điện Nga thời xưa, với những mái vòm uốn lượn liên tiếp. Phía bên ngoài cổng được sơn màu vàng, ráp hình rồng rắn bay lượn theo lối cổ điển Đông phương.

Phía bên trong tòa nhà cũng được trang trí giống như trong các lâu đài, với nhiều bức phù điêu được chạm khắc rất tinh xảo treo lên trên tường. Điểm nổi bật nhất chính là chiếc cầu thang hình xoáy ốc bên trong được sơn màu vàng, thể hiện sự giàu có, sang trọng và quý phái.

Bà Hồng, chủ quán cà phê đầu hẻm gần khu vực nhà ông Hiếu cũng chứng nhận: Trước khi xây căn biệt thự này, vợ chồng ông Hiếu cũng chỉ sống bình thường với nghề thu mua ve chai, đời sống chật vật. Thế nhưng, không hiểu sao ổng làm ăn tài tình thế nào mà chỉ hai năm lại đây phất như diều gặp gió, xây ngôi nhà lớn đến thế, ai nhìn thấy cũng phải thán phục”. Qua trò chuyện được biết, ông chủ “cung điện” nguyên là một lão nông chính hạng kiêm nghề thu mua ve chai, cuộc sống rất nghèo khó.





Ông Hiếu cũng cho biết, mình sinh ra trong gia đình nông dân, lại đông anh em nên quanh năm suốt tháng chỉ trông chờ vào đám ruộng cằn cỗi mà cái ăn luôn thiếu trước hụt sau. Chính sự nghèo đói triền miên ấy nên không chỉ ông Hiếu mà tất cả các anh em ông cũng không ai được học hành tới nơi tới chốn.

Ý thức được hoàn cảnh của mình nên ngay từ nhỏ, ông Hiếu rất siêng năng, biết giúp đỡ cha mẹ từ những công việc nhỏ nhất cho đến việc vừa sức mình. Đến lúc vừa mới lớn, ông Hiếu đã đi làm mướn kiếm tiền để tự nuôi thân và giúp đỡ gia đình. Ông Hiếu làm đủ thứ nghề, từ phu hồ, bốc vác thuê, cho đến nghề chăn vịt mướn… Sớm bươn chải trường đời, thấu hiểu phải chịu khổ nhục thế nào vì nghèo đói nên ông Hiếu đau đáu nghĩ cách bằng mọi giá kiếm thật nhiều tiền.

Cuộc đời của chàng trai trẻ Lê Hiếu bắt đầu một ngã rẽ khác khi đến xin làm thuê cho một gia đình chuyên thu gom phế liệu ở Quận 9, TP. HCM. Với bản tính cần cù, chịu khó nên ông Hiếu được gia chủ rất quý mến và coi như người thân trong nhà. Chẳng bao lâu, chàng trai làm thuê không chỉ nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của ông bà chủ mà cả cô con gái xinh đẹp của họ cũng xiêu lòng.

Một đám cưới nhỏ được tổ chức sau đó làm thay đổi cuộc đời chàng trai Lê Hiếu, từ người làm mướn trở thành người có quyền kinh doanh trong cơ sở phế liệu. Nhờ biết tính toán làm ăn, tằn tiện tích góp, hơn 20 năm lăn lộn đã đưa Lê Hiếu trở thành một “lão làng” trong nghề kinh doanh phế thải, kinh tế vững chắc.

Xôn xao chuyện nhặt được sợi xích vàng khổng lồ

Trong suốt buổi tiếp xúc, ông Hiếu cho biết những chuyện xôn xao quanh ngôi nhà của ông đã xuất hiện từ ngày mới xuống móng, tức đã cách đây khoảng 2 năm. Bởi ngay khi ông mua lô đất rộng mênh mông này nhiều người cứ đồn đoán là một đại gia nào đó đang chuẩn bị đầu tư xây dựng khu sinh thái làm du lịch.

Rồi một ngày khi thấy máy múc, máy ủi, máy nầm cọc chống lún để làm nền thì người ta đã đoán rằng chắc đại gia nào đó đang toan tính xây một khách sạn cỡ 5 sao sánh ngang với những tòa nhà cao ốc ở trung tâm Sài Gòn. Nhưng khi ngôi nhà thành hình hài và biết được chủ nhân của nó là một ông chuyên thu mua phế liệu thì nhiều người “ngã ngửa” thật sự. Họ không thể hiểu cái thu mua ve chai, rác thải thì lời lãi đâu ra mà ông Hiếu có đủ tiền xây ngôi nhà như lâu đài như vậy?

Chính việc ông Hiếu “ve chai” xây ngôi nhà lớn đến khó tưởng như thế nên có rất nhiều đồn đoán. Lúc đầu, người ta kháo nhau ông Hiếu đã trúng số độc đắc hàng trăm tỷ. Thế nhưng, điều này có vẻ không thuyết phục vì “không thấy báo chí đăng tải”.

Vì thế người ta lại cho rằng nghề thu mua đồ cũ ve chai có khi dễ bắt gặp của rơi đâu đó. Thế rồi chẳng hiểu từ đâu, người ta cứ truyền tai nhau rằng ông Hiếu bắt được vàng. Không những thế, ông Hiếu bắt được một sợi xích khổng lồ bằng vàng ròng trong một lần thu mua phế liệu.

Câu chuyện được những người sống lân cận kể một cách rành rọt thế này: Trong lần thu mua mẻ sắt phế thải, ông Hiếu vô tình nhặt được một sợi xích dài khoảng 3m. Sợi xích này nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt vì bị bám đầy bụi đất, nằm lẫn trong đống sắt vụn.

Tuy nhiên, với con mắt của một người kinh nghiệm mua phế liệu lâu năm, ông Hiếu nhận thấy sợi dây xích có điểm khác với những loại sắt phế thải khác. Vì vậy, ông Hiếu liền đưa sợi xích này rửa sạch và kiểm tra kĩ thì hóa ra đó là một sợi dây xích bằng vàng ròng, có trọng lượng lên đến 30kg!
Ngay sau khi nhặt được sợi dây xích bằng vàng khổng lồ, ông Hiếu cắt ngay một đoạn và bán được hơn 10 tỷ đồng. Có tiền trong tay, ông Hiếu gần như lập tức mua đất và xây dựng ngay căn biệt thự kể trên.

Thế rồi, chuyện ông Hiếu được hưởng “lộc trời” bay khắp vùng, đến nay mỗi khi hỏi đến họ đều kể rành rọt. Bà L., bán nước gần khu vực căn biệt thự đang xây của ông Hiếu cũng cho biết thêm: “Đời nào buôn ve chai lại giàu sụ đến như vậy được. Dù sao, ổng làm nhà to vậy cũng mừng.

Đặc biệt hơn, dân làng còn khâm phục khi biết được, hoàn cảnh của ổng trước cũng gặp khó khăn. Cách đây mấy hôm cũng có vị khách đến hỏi về chuyện ông Hiếu nhặt được sợi xích vàng như lời đồn có đúng sự thật hay không, tôi cũng chỉ trả lời bâng quơ cho xong chuyện. Thực tình, mình cũng chỉ nghe kể, chứ có được tận mắt chứng kiến sợi xích đó hình hài thế nào đâu”.

Khi phóng viên hỏi anh Tuấn (19 tuổi), một thợ đang xây ngôi nhà của ông Hiếu thì anh này cũng khẳng định đó là chuyện có thật. Anh Tuấn khẳng định: “Chính tai tôi nghe con gái ông Hiếu kể chuyện này. Lúc đó nghe xong cũng bán tín bán nghi nhưng khi bắt tay xây dựng công trình ngốn tiền núi thì tôi không thể không tin”.

Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi thì ông Hiếu khẳng định chuyện nhặt được sợi dây xích bằng vàng chỉ là chuyện đồn thổi, đồn đoán của một số người dân. Số tiền để mua đất và xây căn nhà này là do gia đình ông làm ăn tích cóp suốt mấy mươi năm với nghề thu mua phế liệu. Ông Hiếu cho biết, bí quyết trở thành giàu có là phải tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất, phải biết dùng tiền để đẻ ra tiền và tiếp tục cho nó sinh lợi lâu dài.

Thế nhưng dường như những điều ông Hiếu giải thích có vẻ vẫn chưa thuyết phục được những người dân trong khu vực. Bởi nhìn vào “cung điện” mà ông đang xây dựng, nhiều người áng chừng số tiền để hoàn thành nó phải đến mấy chục tỷ đồng. Thế nên, một người buôn bán phế thải như ông Hiếu thì lời lãi cả đời làm ăn cũng chả có được số tiền lớn như vậy nói gì đến chuyện tích cóp, tiết kiệm sau khi đã ăn tiêu.

Khi chúng tôi hỏi điều này, ông cười một cách đầy ẩn ý và nói: “Đợi tớ xây xong ngôi nhà thì mọi chuyện được sáng tỏ”.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Ông là ai khi thấy được nhiều vàng với nghề phế liệu

Hiện ông Nguyễn Tiến Toàn là hội viên Hội Nhà văn TP.HCM với các đầu sách đã xuất bản: Những nẻo đường đi qua, Khát vọng tuổi thơ, Đất lạ, Xứ sở nụ cười, Người lập nghiệp, Gió xoáy… Ông Toàn quan niệm làm người trước khi chết cần làm 3 việc: sinh ít nhất một đứa con để nòi giống tiếp tục, trồng một cái cây để đời sau có bóng mát và viết một cuốn sách để cháu con biết ta đã sống như thế nào. Gần như, ở tuổi ngoài 70, cả 3 việc trên ông đều thực hiện được.

Ông nghĩ về doanh nhân và kinh doanh: “Tôi thấy người ta thường nói đến kinh doanh là nói đến quảng cáo, nói đến mạnh được yếu thua, nói đến cá lớn nuốt cá bé, nói đến cạnh tranh. Không phải thế đâu! Kinh doanh là điều hòa được nhu cầu tiêu dùng của con người, đem được loại hàng hóa nơi thừa sang nơi thiếu, tìm được cái điều mà xã hội đang cần. Kinh doanh đầu tiên của tôi là đưa một núi phân bò của bộ đội ở Dục Mỹ xuống vùng trồng dưa Hòn Khói – Khánh Hòa; chuồng trại sạch, dưa tốt khiến bên bán và bên mua đều cảm ơn tôi”.

Sau năm 1975, ông Toàn thu gom đồ cũ phế liệu chiến tranh, vỏ bom đạn đồng từ rừng sâu bờ bãi, sắt vụn, đồ dùng của quân đội Mỹ, cả xe cháy, tàu bay cháy và xe tăng cháy đem về bán cho các lò tái chế. Đặc biệt các thùng đựng hàng của Mỹ để đầy đất chật bãi, ông Toàn cho chặt, cán thẳng thành thép tấm, làm sườn xe đạp, cuốc xẻng, lưỡi cày cho nông dân. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Quang Sáng gọi ông Nguyễn Tiến Toàn là “người làm vệ sinh chiến trường”.


Đầu óc nhanh nhạy của người kinh doanh giúp ông Toàn nắm bắt nhiều cơ hội để làm giàu. Sau hơn 10 năm kinh doanh đồ bỏ (phế liệu), năm 1988 nhà nước cho tư nhân được mở những trạm xăng dầu. Nhu cầu xã hội cần, với đồng vốn tích luỹ từ thời làm phế liệu, ông Toàn lập 5 cây xăng trong một năm. Ông Toàn cho biết: “Thời ấy tôi chỉ cần năm đến mười cây vàng là có đất đủ tiêu chuẩn làm cây xăng (bây giờ thì cần phải năm trăm đến cả ngàn cây vàng). Được mọi người, mọi cơ quan ủng hộ, hoa hồng cao, mỗi lít xăng có 5% hoa hồng. Đợt đó tôi làm một chiếc tàu nổi trên Kinh Tẻ bán xăng dầu cho tàu bè.

Mỗi ngày có thể bán hơn 30.000 lít. Hiện nay xăng dầu không còn như xưa, tôi bán cây xăng, bán tàu lấy vốn đầu tư làm xe lăn và xây trường học”. Đi ngoài đường sẽ thấy người tàn tật ở Việt Nam dùng khá phổ biến xe lăn hiệu Kiến Tường, đây là xe lăn do ông Nguyễn Tiến Toàn làm ra. Chẳng những bán với giá khá rẻ cho người tàn tật Việt Nam, xe lăn Kiến Tường còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.

Cha đẻ của xe lăn Kiến Tường

Ông Toàn đích thân nghiên cứu, chế tạo sao cho xe lăn Kiến Tường tốt nhất và có giá cạnh tranh nhất. Ông Toàn nói về việc làm xe lăn: “Tôi quan niệm một doanh nhân phải có cái tâm của một nhà xã hội, có óc phát minh của một nhà khoa học, có lương tri của một nhà giáo, phải có trách nhiệm với xã hội ngoài trách nhiệm đóng thuế”.


Xưởng Kiến Tường khởi đầu sản xuất xe lăn từ 1986 nhưng lúc này ông Toàn còn lo cho các con ăn học nên vẫn chưa chuyên tâm, đến khi các con đã thành danh, có căn nhà để ở, nhiệm vụ với gia đình đã ổn, ông Toàn chuyên tâm nhiều hơn về xe lăn, nghiên cứu mẫu mã mới như xe chạy bằng bình điện, xe lăn gắn máy ba bánh có số lùi.

Ông Toàn đi một vòng nước Mỹ để nghiên cứu về vận hành trong các bệnh viện, để chế tạo loại xe lăn chuyển bệnh nhân và loại xe đa năng cho người bệnh. Ông Toàn cho rằng đây là nhiệm vụ của một nhà khoa học và của một người tham gia xã hội. Đâu phải cứ nói kinh doanh là phải lấy lời bằng tiền.

Thời trẻ, ông Toàn kiếm thêm tiền để đi học bằng nghề gia sư. Khi ông thành đạt, nhiều sinh viên học giỏi mà nhà nghèo được ông Toàn đứng ra bảo trợ về nơi ăn ở. Thậm chí có nhiều sinh viên được ông làm chủ hôn khi họ ra trường. Nhiều sinh viên ngày ấy giờ thành người hữu ích vẫn thường tìm đến nhà ông Toàn như một sự tri ân. Ông còn tham gia xây dựng nhiều trường học giúp học sinh có chỗ học đường hoàng.

Nói thế không hẳn ông Toàn là một nhà từ thiện, ông luôn là một nhà kinh doanh với tư duy làm gì cũng phải có lãi nhưng uyển chuyển chứ không bất chấp mọi giá để thu lợi về mình. “Mỗi việc làm đều phải có lãi, lãi nhiều lãi ít phù hợp với điều kiện, khả năng và lợi ích mà mình mang lại cho xã hội. Làm xe lăn có lãi để mở rộng mặt bằng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, máy móc. Làm trường học cũng thế, phải có lãi để mở rộng nhà ăn, nhà nghỉ, lớp học, thảm cỏ. Còn bản thân tôi tiết kiệm, chỉ sử dụng và ăn tiêu chừng mực, phù hợp với bản thân và nhu cầu làm việc. Tài sản của một doanh nghiệp nếu không chôn dấu, cờ bạc, chuyển đi nơi khác là tài sản của xã hội” – ông Toàn cho biết.

Học từ câu chuyện, câu thơ

Có nhiều doanh nhân thích giao du với giới văn nghệ để làm sang cho mình. Ông Toàn lại khác, ông kết bạn với các nhà văn để học: “Tôi học ở trường, ở sách, ở đời, và nhất là ở bạn bè. Tôi đãi bạn như đãi thầy, nhiệt tình, chăm chút và cẩn trọng. Các anh Trần Sơn Nam, Thu Bồn, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy, Ngô Thảo, Ngô Nguyên Phi… họ là thầy tôi đấy. Tôi học từng câu chuyện, câu thơ, từng ý tưởng, và ngược lại, tôi cũng có cái để họ học. Tôi ý thức điều này và bạn văn nghệ của tôi cũng vậy”.

Vì chơi nhiều với người cầm bút nên ông Toàn chịu ảnh hưởng cầm bút để viết. Ông có một tài khoản như ông tự gọi là “Tài khoản văn hóa”. Bao nhiêu nhuận bút ông đều chuyển vào đây để dành cho con cháu của ông dù không thiếu tiền. Sau hơn 20 năm tích lũy “Tài khoản văn hóa”, năm 18 tuổi Kinh Quốc, con trai ông Toàn được quyền sử dụng 1.000USD để đi du học. “Tôi muốn con tôi ý thức đây là món tiền văn hóa, do đó đi là phải học không phải đi chơi” – ông Toàn nói.

Hỏi ông Toàn, cùng làm một lúc nhiều việc như vậy, ông có quá tham công tiếc việc không? Ông thẳng thắn: “Với tôi, “nhân chi sơ, tánh bổn… tham”. Loài người phát triển đến ngày hôm nay là nhờ tham. Có tham sống, các nhà bác học mới tìm và chế thuốc. Có tham danh mới để lại nhiều bằng phát minh, để lại nhiều áng văn kiệt tác. Và tôi cũng vậy. Cũng muốn lưu lại cho con cháu mai sau một chút danh, nên tôi đã viết sách, muốn con cháu biết về mình”.

Ở trên đời này có một nhà văn viết truyện ngắn và có một độc giả là một nhà doanh nghiệp đã đọc thuộc lòng không sót một chữ. Nhà văn đó là Nguyễn Quang Sáng và độc giả đó là Nguyễn Tiến Toàn. Năm 1992, tập truyện ngắn Con mèo Foujita của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Toàn tìm đọc với nhiều truyện ngắn như: Bàn thờ tổ một cô đào, Tôi thích làm vua, Chiếc lược ngà…

Nhưng với truyện ngắn Bài học tuổi thơ, khi đọc xong, buông quyển sách xuống bàn, ông Toàn bàng hoàng ngơ ngẩn đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi thuộc lòng. Ông Toàn đọc Bài học tuổi thơ như người ta thuộc lòng bài hát: “Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.”

Ông Nguyễn Tiến Toàn nhờ chơi với nhiều nhà văn có tâm và có tài nên ông đã nhặt được nhiều “chữ vàng” cho công việc, quan niệm sống và chuyển hóa thành những cuốn sách mà ông đã viết ra.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Tấm lòng vàng của bà lão nhặt đồng nát ve chai

30 năm, gần một nửa đời người bà lão già vẫn cặm cụi mỗi ngày nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ đi, góp lại thành chút tiền để giúp đỡ những mảnh đời khốn khó.
Người dân ở phường 3 đã chẳng còn xa lạ với hình ảnh bà lão nghèo Lê Thị Gái (sinh năm 1942, ở đường Lê Lợi, phường 3, Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) với mái tóc trắng như cước vì màu thời gian ngày ngày hai buổi miệt mài trong mưa nắng nhặt nhạnh ve chai, dành dụm những đồng bạc lẻ để làm công việc chẳng mấy người biết.

Trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng không có vật dụng gì đáng giá, bà cụ đang lom khom dọn dẹp lại đống phế liệu. Bà bảo cả tuần nay trời mưa lạnh làm bà ho mãi, cái lưng lại đau nên không đi xa mà chỉ quẩn quanh ở mấy con hẻm gần đây để nhặt phế liệu.
Những năm trước, bà vẫn đi khắp nơi, đến tận những hang cùng ngõ hẻm trong cái thành phố nhỏ bé yên bình ở ven biển này để nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ đi rồi mang về, gom lại được kha khá thì mới bán một lần.


Mỗi lần như vậy được vài chục ngàn đồng, bà góp dần dần, được vài trăm ngàn, số tiền dù nhỏ thôi nhưng bà vẫn mang đến giúp những người khó khăn.

Bà nói: “cuộc sống còn nhiều khốn khó, nhiều người còn khổ hơn mình, thôi thì còn sức giúp được gì thì giúp. Mình không có sức để làm được nhiều, thì mỗi này góp một chút vậy!”.


Với tâm nguyện ấy, hơn 30 năm qua, bà một mình nhặt nhạnh phế liệu, xin nhôm nhựa bán đồ cũ lấy tiền cho người nghèo.

Quần áo cũ, sách vở cũ hay các đồ dùng cũ bà xin được cũng mang cho những gia đình khốn khó. Với quần áo cũ, bà gom góp lại rồi khi đã được nhiều, bà lại chọn lựa, giặt giũ sạch sẽ, sắp xếp cẩn thận để đi trao tặng.

Chỉ cần ở đâu, người nào cần sự giúp đỡ mà nằm trong khả năng thì bà đều giúp hết. Tùy vào mỗi hoàn cảnh, bà có cách giúp đỡ khác nhau, ai đói bà cho mì cho gạo, ai thiếu mặc bà cho quần áo, ai hoạn nạn thì bà giúp đỡ và kêu gọi sự ủng hộ từ xung quanh. Những người được bà giúp đỡ đều như được tiếp thêm niềm tin, động lực trong cuộc sống.

Để có thêm nhiều sự giúp đỡ dành cho học sinh nghèo và những mảnh đời bất hạnh, trong quá trình đi nhặt nhạnh phế liệu, bà không quên vận động, kêu gọi sự chia sẻ từ những người tốt bụng.
Ban đầu nhiều người cũng ái ngại, chưa tin tưởng nhưng rồi sau đó thấy bà thật lòng thật dạ giúp người, họ mới chia sẻ mỗi người một ít, người thì gửi quần áo cũ, người thì sách vở, phế liệu sinh hoạt… nhiều người góp lại thì được số lượng lớn.


Cặm cụi như ong mẹ, mỗi tháng bà đều chuẩn bị được một thùng quà trị giá năm, sáu trăm nghìn đồng để tặng cho học sinh nghèo trong chương trình “Đom đóm thắp sáng tương lai”.

Ngoài ra, bà cũng dành dụm được số tiền nhỏ để giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó trong chương trình “Nhịp cầu nhân ái” của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên.

 “Tuy vất vả nhưng mỗi lần được nhìn thấy niềm vui của những mảnh đời kém may mắn khi nhận được sự giúp đỡ của mình, tôi thấy như mọi mệt mỏi đều tan biến”, bà gái cười trong niềm thỏa mãn như thế.

Cuộc đời của bà cũng trải qua rất nhiều khốn khó, nên bà hiểu và cảm thương với những mảnh đời bất hạnh như vậy.

Năm 12 tuổi, bà mồ côi cả cha lẫn mẹ bởi chiến tranh, phải sống nhờ vào sự cưu mang của anh chị em trong nhà.

Lớn lên, bà lấy chồng và sinh được 2 người con. Đến năm 1985, chồng bà bỏ qua Mỹ định cư, để lại bà cùng 2 người con.

Từ ngày ấy, bà mưu sinh bằng công việc buôn gánh bán bưng ở chợ nên lúc nào cũng tranh thủ nhặt nhạnh, gom góp phế liệu.

Những thứ tưởng chừng chẳng còn giá trị gì lại được bà tập hợp số lượng lớn rồi mang đi bán lấy tiền, giúp đỡ những mảnh đời khốn khó xung quanh.

Hai người con của bà Gái nay đã trưởng thành và có cuộc sống ổn định, nhưng bà vẫn giữ lối sống giản dị như bao năm qua.

Nhìn bà suốt mấy chục năm làm từ thiện, ít ai biết rằng đó cũng là bấy nhiêu năm gia đình bà thuộc diện hộ nghèo.

Tuy nhiên, với bà điều đó không quan trọng, cái bà luôn đau đáu đó là được sống, được giúp đỡ mọi người, thực hiện tâm nguyện của bản thân trước đây, đó là ở lại để gắn bó với quê hương.


Tiễn tôi ra về, bà Gái nói: “Đâu đó trong cuộc sống này vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khốn khổ, bất hạnh. Đó có thể là những gia đình cùng quẫn vì bệnh tật, tai nạn, những đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, những cụ già không nơi nương tựa… mình giúp họ được gì thì giúp, chứ đời người rồi cũng về cát bụi thôi!”.

Tình thương của bà Gái đã khơi dậy trong bao người những tình cảm tốt đẹp, biết yêu thương và cho đi yêu thương.

Ông Trần Văn Hân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 3, cho biết: “Mấy chục năm âm thầm làm từ thiện, đến nay tuổi cao, sức yếu, nhưng bà Gái vẫn miệt mài với những việc làm thầm lặng có ích cho cộng đồng.


Những khoản tiền dành dụm từ việc bán ve chai, những đôi giày, bộ quần áo cũ, áo mưa… tuy không nhiều về vật chất nhưng đó là cả tấm lòng của bà.

Với những việc làm giàu ý nghĩa, bà Gái là tấm gương tiêu biểu về công tác xã hội – từ thiện tại địa phương, đã được Ủy ban nhân dân phường 3 và Thành phố Tuy Hòa nhiều lần tuyên dương”.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:

Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Chuyện có thật làm nghề đồng nát có tiền tỉ đất Hà nội

Trước đây, khoảng 5 - 10 năm về trước, nghề đồng nát hay nghề mở bãi thu mua đồ cũ phế liệu được coi là nghề cực "hot". Nhà nhà buôn sắt vụn, người người rủ nhau đi mở bãi phế liệu tại các thành phố lớn trên cả nước. Hà Nội, Quảng Ninh, TP. HCM là 3 thành phố tập trung nhiều địa điểm thu mua phế liệu nhất. Mua của người không cần, bán đồ cũ cho người cần, công việc mở bãi tuy là công việc vất vả, nhặt nhạnh nhưng lại đem về thu nhập cao với mức giá gấp đôi, gấp ba so với giá mua vào. Con số những hộ gia đình đã làm giàu từ nghề mở bãi là con số không nhỏ. Chính vì thế, lời đồn rằng làm nghề đồng nát, mua nhà Hà Nội hay mở bãi phế liệu xây nhà tiền tỉ là những chuyện có thật. Nếu như trong năm trúng nhiều "quả" lớn thì chuyện làm giàu từ nghề này là điều dễ hiểu.


Chị Sâm (Cẩm Phả, Quảng Ninh) chia sẻ: "Tôi ra mở bãi ở đây đã được 13 năm, hồi đầu còn ít bãi, làm ăn tương đối ổn. Tháng hoặc hơn tháng sau tích lũy được sắt, nhôm, đồng, lời lãi cũng được hơn chục triệu”. Tại những thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp như của Quảng Ninh, những nguồn hàng phần lớn đến từ những xưởng, mỏ, hay các công ty công nghiệp. Các bãi thu mua rồi bán lại cho những nơi cần đến để tái chế. Ngẫm ra nghề mở bãi phế liệu này là một cách tiết kiệm nguồn tài nguyên cho quốc gia, cũng là nghề tạo công ăn việc làm, thu nhập cho biết bao hộ gia đình trên cả nước. Với những người nông dân chân lấm tay bùn, có nghề phụ sẽ là một cách tạo dựng cho những đứa con một tương lai chắc chắn hơn.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Giai thoại của dân rà phế liệu tỉnh Phú Yên

Câu chuyện về hành trình đổi đời của ông Đ. lâu nay vẫn được xem là một giai thoại của dân rà phế liệu tỉnh Phú Yên. Báo chí chưa từng biết đến người đàn ông may mắn ấy. Bởi sau một đêm từ gã nghèo kiết xác trở thành đại gia, ông Đ. từng xây căn nhà khang trang rồi dẫn vợ con bỏ đi biệt tích một thời gian.

Khi biết PV thực hiện loạt bài viết này, một người bạn vô tình biết đến câu chuyện đã cung cấp cho chúng tôi địa chỉ. Rất vất vả lần theo đầu mối thông tin duy nhất này, người viết đã tìm được ngôi nhà của ông Nguyễn Tấn Đ. (xã Hoà Xuân Đông, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), người được cho đã trúng cả bao ruột tượng chứa hàng ký vàng khi rà đồ cũ phế liệu tại khu vực gần Quốc lộ 25, thuộc địa phận xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa, Gia Lai).

Khi chúng tôi tìm đến liên hệ, ông Đ. không có nhà. Cậu con trai được cử trông nom nhà cửa đã từ chối cung cấp thông tin (Sau này, chúng tôi mới biết lý do gia đình ông Đ. ngại tiếp xúc với người lạ - PV). Đành phải đi đường vòng tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi được những người dân kể khá tường tận về hoàn cảnh ông Đ.

                           

Trước khi nhặt được vàng, cuộc sống gia đình ông Đ. bữa đói bữa no. Ngay mái nhà lợp tôn xộc xệch, mưa phải mang cả chậu nước vào hứng, ông Đ. cũng chẳng đào đâu ra tiền tu sửa. Để lo cuộc mưu sinh, ông Đ. phải cùng vợ con quần quật làm lụng, ngày mùa ruộng nương, lúc nông nhàn thì chuyển sang rà phế liệu. Thế rồi cách đây mấy năm, người dân nơi đây bỗng nhiên thấy gia đình ông Đ. lên đời một cách nhanh chóng. Từ chỗ ăn chưa đủ no, mặc không đủ ấm, gia đình ông Đ. bỗng dưng thuê người đào mương quanh nhà, nuôi chó dữ và hạn chế quan hệ với hàng xóm. Chưa hết, gia đình này còn ùn ùn ra thịt rấn mua xi măng, sắt thép, đá hoa cương về xây nhà.

Ngày ấy ở xã này, nhà hai tầng lát đá hoa vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, người ta bắt đầu đặt dấu hỏi về sự giàu có đột ngột của gia đình ông Đ. Ngoài tiền xây nhà, người ta còn sửng sốt hơn khi thấy vợ chồng ông Đ. mua cho con cháu toàn xe máy tay ga, mỗi chiếc hơn 40 triệu đồng để đi lại. Con đường liên xã ngày ấy còn chưa đổ bê tông. Để có xăng xe chạy hằng ngày dạo chơi quanh thôn, gia đình ông Đ. còn tự mua dự trữ hàng chục lít xăng mang về để dùng dần. Ngôi nhà khang trang của gia đình này khiến những người giàu có nhất vùng ngày ấy nằm mơ cũng không dám nghĩ tới.
Thời gian ông Đ. xây nhà, hàng trăm người dân ở thôn, ở xã và các vùng kế cận đã kéo đến thăm hỏi. Nhưng những cuộc “moi tin” rốt cuộc đều không có câu trả lời thỏa đáng. Họ cho biết, người trong gia đình ông Đ., dù già hay trẻ, đều kín như bưng. Trước câu hỏi lấy đâu ra tiền xây nhà to, mua xe đẹp (?), lúc đầu họ trả lời “do ông cha để lại của cải”, khi thì nói rằng “vợ chồng ông Đ. đi làm tích cóp được”. Dĩ nhiên là bà con chẳng ai tin câu trả lời ấy, bởi họ thừa biết nhà ông Đ. mấy đời cư ngụ ở đây đều nghèo mạt rệp. Câu chuyện nhà ông Đ. bỗng nhiên giàu có vì thế trở thành điều bí ẩn cần giải mã của không ít người.

Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi gặp ông T. (xin giấu tên) – một người cùng rà phế liệu với ông Đ. trong cái ngày may mắn ấy. Ông T. kể lại: “Hôm đó, cả nhóm đang rà phế liệu ở một con suối nhỏ cách Quốc lộ 25 khoảng 40m thì máy của ông Đ. bỗng reo. Thấy ông ấy hì hụi đào xuống lớp cát rồi lôi lên một cái bao ruột tượng vải, ai nấy cũng chẳng buồn để ý. Nhưng khi ông Đ. lôi ruột tượng lên bờ rồi kéo vào một lùm cây, dáng điệu thậm thụt thì một vài người dưới suối bèn cất tiếng hỏi: “Bộ bắt được vàng hay sao mà giấu kỹ vậy cha?”. Nghe thấy mọi người hỏi, ông Đ. gạt đi. Rồi mươi phút sau, ông ấy bất ngờ kêu đau bụng và thu dọn máy móc, cất ruột tượng vào bao tải vác về. Rồi hai ngày sau, tôi nghe nói ông Đ. phá nhà cũ đi mua gạch, đá hoa về chuẩn bị khởi công nhà mới. Con cái thì được ông ấy mua cho xe tay ga đắt tiền. Nếu không trúng vàng thì quả thật không thể lý giải được sự lên đời quá chóng vánh như vậy”.




Tận mắt nhìn thấy gia đình ông phất lên, rồi chắp nhặt giai thoại về chuyện đoàn người di tản năm 1975 sau khi Mỹ - Ngụy thất thủ tại Tây Nguyên, không ít kẻ săn tìm kho báu đã đổ xô về khu vực gần Quốc lộ 25 tìm cơ hội.

Cho đến thời điểm PV về địa phương tìm hiểu câu chuyện, dọc Quốc lộ 25 từ Ayun Pa (Gia Lai) xuống tới thị trấn Củng Sơn (Sơn Hòa, Phú Yên) vẫn đang là “miền đất vàng” thu hút những người có tham vọng đổi đời. “Họ nhịn đói, thức trắng đêm lật từng cục đá để tìm kiếm. Ban đầu, người dân ở đây không cho ai biết chuyện gì, hỏi họ cũng chỉ im lặng hay rì rầm với nhau mà thôi. Cuối cùng cũng lộ ra là họ đi tìm vàng!”, bà Trần Thị Mến, người dân buôn Ea Chà Rang (Krong Pa, Gia Lai) kể lại.

Trao đổi với chúng tôi, Ông Hà Văn Vinh – Phó Chủ tịch xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa, Gia Lai) - cho biết: “Những người từng trúng vàng bây giờ đều có cuộc sống khá giả, xây nhà, mua xe, đổi nghề nhưng cuộc sống tinh thần của họ cũng bị đảo lộn. Trường hợp ông Đ. tôi cũng có biết. Khi xây nhà, mua xe chỉ sau một đêm, gia đình ông ấy từng bị hàng trăm người hiếu kỳ đến làm phiền. Có thời gian, ông ấy phải dắt díu vợ con bỏ cả ngôi nhà khang trang ấy để chạy trốn những kẻ bặm trợn, suốt ngày đến quậy phá, xin đểu. Vì chuyện này, mấy cán bộ bên xã Hòa Xuân Đông đã từng xuống đề nghị giúp đỡ nhưng ông Đ. nhất quyết từ chối. Sau này, mọi chuyện dần dần bình yên trở lại, song ông ấy cũng ít khi ở nhà lắm”.

Theo vị cán bộ xã Chư Ngọc, ông Đ. hiện đã bỏ nghề rà phế liệu. Mỗi tháng hai lần, vợ chồng ông lại dắt díu nhau đi mấy chục cây số lên Krong Pa (Gia Lai). Mỗi chuyến đi như vậy thường kéo dài vài ba ngày, có khi cả tuần lễ hai người mới trở về. Mỗi khi có ai đó nhắc tới chuyện trúng vàng, ông Đ. lại gạt đi, hoặc lảng sang chuyện khác. Đó là lý do chúng tôi nán lại xã Hòa Xuân Đông suốt hai ngày, ngược xuôi lên tận khu vực ông Đ. từng phát hiện vàng nhưng vẫn không gặp được nhân vật may mắn này. Con trai ông Đ., có lẽ được cha dặn trước không tiếp xúc người lạ, nên lúc nào cũng khóa kín cửa nhà.

“Năm năm qua, cuộc sống gia đình ông Đ. cứ thầm lặng trôi qua như vậy. Nghe nói, họ có rất nhiều tiền gửi ngân hàng nên cuộc sống vật chất cũng không phải lo nghĩ gì. Tôi cũng mừng cho ông Đ., bởi thoát nghèo nhờ may mắn tìm được vàng dưới lòng đất thì cũng không có gì là xấu cả. Chỉ mong, những người dân đừng vì câu chuyện hy hữu này mà tiếp tục đào xới, phá hoại thiên nhiên”, ông Vĩnh đúc kết.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Ý tưởng làm giàu từ việc kinh doanh đồng nát

Ông Nguyễn Công Nhàn quê gốc ở Yên Phong (Bắc Ninh), vùng quê có truyền thống buôn bán đồ cũ đồng nát, khi gia đình ông chuyển về Việt Yên, Bắc Giang cũng vẫn sống bằng nghề này. Lớn lên, xây dựng gia đình ông Nhàn cũng lập nghiệp bằng nghề đồng nát. Mấy chục năm trước, cánh ve chai trong vùng ai cũng biết đại lý thu mua của ông. Không chỉ được trả giá cao hơn những đại lý khác, họ còn rất được hài lòng vì ông Nhàn thanh toán luôn, lại sòng phẳng.

Khu chứa rác và chế biến rác thải của ông Nhàn nằm ở một khu giữa cánh đồng, nhưng khá tiện đường giao thông. Điều làm cho chúng tôi ngạc nhiên, là tất cả những loại nhựa phế thải công nghiệp mà người ta không dùng được nữa, thì ông Nhàn thu mua đồ cũ về, xay nhỏ và chế thành xô, chậu, thùng... Máy móc hoạt động suốt đêm ngày, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bền, rẻ, phù hợp với túi tiền của bà con.

Đặc biệt, công việc này đã góp phần “làm sạch” hàng trăm tấn nhựa cứng, ảnh hưởng đến môi trường mỗi năm. Khi công việc làm ăn tiến triển, ông Nhàn thành lập Công ty TNHH Thanh  Nhàn để vực nghề sản xuất, tái chế rác thải phát triển.

Tại khu tái chế rác thải của Công ty TNHH Thanh Nhàn, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là hình ảnh ông Giám đốc xắn tay áo phân loại rác thải với anh em công nhân. Hỏi thì ông trả lời: “Công nhân xin nghỉ mấy ngày để làm mùa, tôi đồng ý để họ về giúp gia đình rồi quay trở lại. Nhưng thú thực, chúng tôi đang thiếu lao động ở tất cả các khâu, từ phân loại rác, xử lý độc đến đứng máy nên tôi thường xuyên phải góp sức mà làm”.

Song song với nghề đồng nát, ông Nhàn cũng từng làm thợ xây, sau thấy công việc đó cũng vất vả, mà thu nhập chẳng bao nhiêu nên đầu tư một mối mở rộng cơ sở thu mua đồng nát, rác thải của mình. Để vận hành đại lý thu mua đồ cũ, ông thuê thêm 2 nhân công, thế mà làm cả ngày vẫn không hết việc. Ngày đó, hầu hết các đại lý đều không thu mua phế liệu nhựa cứng.


Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, ông không biết phải sử dụng những thứ dư thừa ấy vào việc gì. Nhựa cứng là loại rác thải khó phân hủy, nếu tiêu hủy thì cũng rất tốn kém, còn chôn vùi xuống đất có khi hàng trăm năm sau vẫn còn nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch nước ngầm. Ông tự nhủ: “Các loại phế thải khác đều có thể tái chế được, chẳng có lý gì nhựa cứng lại bỏ phí phạm, lăn lóc”. Từ đó, ông có ý tưởng sẽ chế biến lại nhựa cứng.

Từ năm 1989 trở đi, ông Nhàn buôn thêm mặt hàng xô chậu nhập từ Trung Quốc, bán cho bà con nông dân dùng làm thùng, xô để tưới, đựng vôi, vữa trong xây dựng. Mặt hàng này về đến tay bà con cũng không hề rẻ, khi vỡ, hỏng, bà con lại vứt bừa bãi, chẳng có ai thu mua. Trong lần tới thăm một cơ sở sản xuất đồ nhựa tại Bắc Ninh, ông chứng kiến cảnh những vị khách từ Thanh Hoá, Nghệ An chờ mấy ngày vẫn chưa lấy được hàng. Mặt hàng chính của cơ sở là xô, thùng, chậu... được sản xuất từ nhựa.

Lúc đó, ông đã quyết định sẽ tái chế phế thải nhựa cứng thành mặt hàng này. Thế là ông nghĩ đến phía đối tác Trung Quốc, quyết tâm tái chế loại phế thải “cứng đầu” này càng thôi thúc. Ông Nhàn lân la xuống cơ sở ở Bắc Ninh quan sát, học hỏi để có thêm kiến thức, tuy nhiên lần nào cũng bị bảo vệ “mời ra” vì lý do “giữ bí mật kinh doanh”.

Với quyết tâm cao, ông Nhàn về chuẩn bị tiền, một mình lặn lội sang Trung Quốc, thông qua những mối làm ăn cũ, ông tìm được một công ty chuyên chế tạo máy sản xuất mặt hàng này.

Ban đầu ông chỉ thành lập cơ sở sản xuất tại nhà, sau một thời gian, sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, tiếng ồn ban đêm lại ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Ông liền mua đất ra cánh đồng, dựng xưởng và thành lập công ty, với hy vọng tái chế được nhiều nhựa cứng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Khách hàng của ông là bà con nông dân ở các huyện nghèo, ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Nội, Phú Thọ...

Hiện, Công ty TNHH Thanh Nhàn có 4 máy chế tạo, công suất trung bình 5 - 8 tấn phế liệu/ngày/máy; góp phần giải quyết việc làm cho gần 30 lao động với thu nhập cao. Nếu cả 4 máy cùng hoạt động thì chỉ trong vòng 10 ngày có thể xử lý toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mỗi năm, công ty của ông nhàn xử lý khoảng 5000 tấn rác thải. Công nghệ tái chế này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đủ tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng.

Mới đây, Công ty TNHH Thanh Nhàn còn nhập thêm các thiết bị máy móc phục vụ cho xưởng giặt bao bì. Tất cả các bao xi măng ở công trường xây dựng sẽ được giặt sạch, bán lại cho các công ty bao bì để tái chế. Tâm nguyện của ông Nhàn là mở rộng quy mô sang lĩnh vực sản xuất bao bì để giải quyết lượng phế thải xuất hiện ngày càng nhiều ở các công trình xây dựng. Ông cũng mong các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh ủng hộ, đồng thời khuyến khích những ai muốn đầu tư, tái chế nhựa cứng.

Bởi có nhiều cơ sở như của ông Nhàn, thì nhựa cứng công nghiệp thải ra không biết sử dụng vào việc gì, thì đưa vào tái chế. Nhựa nghiền ra, cũng không phải rửa, nên cũng không ô nhiễm nguồn nước. Ngay cả các loại nhựa cứng bỏ đi của làng Minh Khai (Văn Lâm - Hưng Yên), thì máy móc của ông Nhàn cũng xử lý, chế biến được thành xô, chậu.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Thị trường đồ cũ online, thực tế “nóng” trong dịp cuối năm

Những ngày này, tại khu “phố đồ cũ” đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn (phường 15, quận Tân Bình), người mua, người bán ra vào tấp nập.

Chị Vân (ngụ quận Tân Phú) cho biết, gia đình chị vừa mua nhà mới nên kinh phí còn khá hạn hẹp. Vợ chồng chị quyết định đi “săn” đồ cũ về dùng để cắt giảm chi tiêu. Chị Vân đã mua được 1 chiếc giường ngủ giá 2,5 triệu đồng và 1 bộ bàn ghế để ở phòng ăn giá 3 triệu đồng tại một cửa hàng trên đường Phạm Văn Bạch.

“Giá ở các cửa hàng đồ cũ bằng khoảng 50-80% so với đồ mới nhưng nếu chịu khó lục lọi thì cũng tìm được hàng mới giá mềm. Thôi thì, cũ người mới ta vậy”, chị Vân nói.


Cũng như chị Vân, anh Hoàng (ngụ quận Tân Bình) tìm đến "khu phố đồ cũ” để mua ghế dùng cho văn phòng công ty. Sau khi tham khảo giá tại nhiều cửa hàng, anh Hoàng đã mua 8 chiếc ghế nhựa, nệm nỉ... với giá chỉ 2,4 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Mạnh, đại diện một cửa hàng bán đồ cũ trên đường Phạm Văn Bạch chia sẻ, vào dịp cuối năm thì nhu cầu mua sắm đồ cũ lại tăng cao. Đặc biệt là đồ dùng gia đình như giường, tủ, bàn ghế, đồ dùng nhà bếp.


“Ngày nào bán được thì kiếm 5-7 triệu đồng doanh thu là bình thường. Nhưng đôi khi ế ẩm là cả ngày chỉ kiếm được vài trăm ngàn thôi, còn không đủ trả tiền thuê mặt bằng nữa”, anh Mạnh nói.


Theo quan sát của chúng tôi, tại “phố đồ cũ” đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn, đồ cũ, hàng thanh lý được bán rất đa dạng về chủng loại từ xe nước mía, tủ bán cà phê, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, tủ bếp….

Các mặt hàng có nhiều mức giá khác nhau, một số loại chỉ chưa đến vài chục ngàn đồng như tô, chén, đĩa... Cũng có mặt hàng có giá trị từ 3-5 triệu đồng tùy vào chất lượng và độ cũ, mới.


Theo nhiều người buôn bán tại khu Phạm Văn Bạch, Tân Sơn, đồ cũ được họ thu gom ở khắp nơi từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Chỉ cần có người bán là họ sẽ đến tận nơi để coi hàng và trả giá rồi cho xe chở về.

"Cuối năm chính là đợt cao điểm “ăn nên làm ra” của giới kinh doanh đồ cũ bởi đây là dịp có nhiều người muốn thanh lý đồ dùng và cũng có nhiều người muốn mua đồ cũ về sử dụng", anh Hùng, chủ cửa hàng đồ cũ trên đường Tân Sơn nói.


Chỉ cần lên mạng tìm kiếm từ khóa “đồ cũ, hàng thanh lý” sẽ có hơn 4 triệu kết quả tìm kiếm. Đây chính là một thị trường “khổng lồ” song song với thị trường thực tế. Nhiều cơ sở kinh doanh đồ cũ liên tục cập nhật hàng hóa lên internet để tìm thêm đầu ra cho sản phẩm của mình.

Tại một website chuyên bán đồ cũ online trưng bày khá bắt mắt hình ảnh các loại bàn, ghế, giường, tủ, máy khoan…và giá cả niêm yết rõ ràng. Một bộ bàn, ghế sofa có giá từ 2,8-7 triệu đồng/bộ, ghế quầy bar có giá 170.000 đồng/chiếc, máy khoan giá 950.000 đồng, máy lạnh cũ 1,5hp giá 3,5 triệu đồng…

Một chiếc tủ bếp có bồn rửa giá 900.000 đồng.

Đại diện cửa hàng trên cho biết, dịp cuối năm có khá nhiều khách hàng gọi điện đến để tìm hiểu giá cả, sức mua cũng tăng khoảng 30% so với bình thường.

Nhiều người dân tại TPHCM chia sẻ, do công việc bận rộn nên chuyện tìm hiểu và mua hàng hóa online sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian hơn.


Quản lý một website cho biết, ngoài việc buôn bán trên mạng thì họ cũng có một cửa hàng trên đường Tân Sơn để khách hàng có thể đến coi trực tiếp.

Website của cửa hàng này cũng bán nhiều mặt hàng có giá trị nhỏ như khay cơm inox giá 30.000 đồng, ghế inox 55.000 đồng, ghế nhà hàng tiệc cưới 150.000 đồng….

“Doanh thu những ngày cuối năm đang có chiều hướng tăng lên. Lượng khách mua hàng qua mạng cũng ngày càng đông đảo hơn so với những năm trước đây. Nhu cầu mua hàng giá rẻ thì khi nào cũng có nên cơ hội dành cho người buôn đồ cũ là rất nhiều, nhất là dịp cuối năm thế này thì mỗi ngày bỏ túi vài triệu đồng là bình thường”, quản lý website nói.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Thu hoạch tốt nhờ bán đồ cũ online sách cũ

Có mặt tại gian hàng bán đồ cũ sách nằm ở vị trí đẹp của Hội sách Cần Thơ 2017 vừa qua, hình ảnh ấn tượng đối với tôi là không ít bạn trẻ miệt mài đọc những trang sách đã vàng ố màu thời gian.
Bạn Võ Ngọc Mai- sinh viên Khoa Sư phạm, ĐH Cần Thơ chia sẻ, sách cũ có rất nhiều điều hay. “Không chỉ gặp trên đó những kỷ niệm của chủ nhân cũ hoặc của cả tác giả cuốn sách, mà bên cạnh đó, cách dịch, cách viết của người xưa cũng rất gần gũi, chân phương. Có những phong cách viết mà hiện nay rất ít gặp”.

Nói đoạn, Mai đưa tôi xem quyển “Óc sáng suốt” (loại sách học làm người) của tác giả Nguyễn Duy Cần (NXB Khai trí- XB năm 1951), Mai nói “cách viết này giờ hiếm gặp lắm”.

Cũng như Mai, rất nhiều người lớn tuổi đang tìm về với sách cũ. Những trang sách ố vàng theo thời gian như còn lưu giữ những kỷ niệm một thời mà các cô chú ấy đã học dưới các mái trường đại học, hay trung học thuở xưa.

Những quyển sách có thể lạ, có thể quen, nhưng đã chu du nhiều nơi, thậm chí có lúc dòng sách cũ bị lãng quên trong lặng lẽ.

Chính vì xu thế quay trở về cùng sách cũ cho nên việc buôn bán, kinh doanh sách cũ cũng mang lại cho không ít người nguồn kinh tế khá.

Ông Trần Văn Thiện- người bán sách cũ lâu năm ở Cần Thơ- chia sẻ: Qua Hội chợ sách 2017 vừa rồi, ông “thu hoạch tốt”. Có người đến mua đồ cũ đơn hàng lên tới vài triệu đồng.

Nguyễn Văn Thê- sinh viên chuyên ngành lịch sử học ở ĐH Cần Thơ có niềm đam mê đọc sách và mua sách nên hễ nghe đâu có sách bán là Thê phải lặn lội tới.

Mua nhiều, sưu tầm cũng nhiều. Cũng từ việc này, Thê nhận thấy cần có sự trao đổi để đầu sách sưu tầm được phong phú và các bạn sưu tầm khác cũng có đủ bộ để thỏa đam mê.


Cùng thời điểm này, trang mạng xã hội facebook phát triển, Thê đã mở trang cá nhân chuyên bán, trao đổi sách cũ. Sau 2 năm bán sách cũ, Thê cho biết “không ngờ kinh doanh được lắm”.


Theo Thê thì người mua sách cũ không nề hà giá cả, chưa bao giờ có ai trả giá “cò kè thêm bớt” bao giờ. Quy tắc mua sách trên trang mạng là người đăng sách lên, ghi cụ thể tên sách, năm xuất bản, hiện trạng, giá bán.

Ai đặt mua trước, người đó được hàng. Giao dịch chuyển qua ngân hàng, sách được gửi tới địa chỉ người nhận. Nhanh, gọn, và rất hiện đại.

Thê cho biết, mỗi tháng bạn bán không dưới 50 quyển sách. Về giá cả thì tùy theo hiện trạng của sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, loại sách… Song như Thê tâm sự, “một vốn lời hơn bốn lần”.
Nguyễn Thành Vinh cũng là một người trẻ kinh doanh sách cũ được gần 5 năm. Vinh có một cửa hàng bán sách cũ ở Quận 5, TP Hồ Chí Minh nhưng việc kinh doanh ở cửa hàng cố định cũng “năm ăn năm thua”.

Có những cuốn sách nằm trên kệ cả chục năm chưa ai đụng tới. Thêm vào đó là người đi tìm mua sách cũ, khi vào cửa hàng như vào mê cung, không biết đường tìm các loại sách mình yêu thích.
Nhưng từ khi kinh doanh trên mạng xã hội, mọi việc đều “thuận buồm xuôi gió”. Vinh cho hay, “có nhiều cuốn sách vừa đăng lên, chưa đầy 5 phút đã có người “đặt gạch”, y như là những người sưu tầm sách cũ lúc nào cũng thường trực trên mạng vậy”.

Là một người đam mê sưu tầm sách cũ, anh Phan Hoàng Huấn (TP Vĩnh Long) tâm sự, trừ khi làm việc, đi ăn và đi ngủ. Thời gian còn lại, facebook luôn được mở để những trang bán sách cũ (đã được cài đặt theo dõi), hễ đăng sách lên là phải vào xem liền.

“Có những cuốn sách mình mua không kịp, tiếc không ngủ được”. Anh Huấn cho biết việc sưu tầm sách rất cực, nhưng nó thành niềm yêu thích rồi nên cứ theo, “ví dụ như “Ông cố vấn- hồ sơ một điệp viên” của tác giả Hữu Mai chẳng hạn, bộ 3 cuốn mà mình chỉ có được 2, nên phải “canh me” xem ai có là phải đớp liền”.

Nhiều khi người ta có trọn bộ, mình phải mua hết, để đủ bộ của mình, rồi từ từ trao đổi với mấy bạn sưu tầm còn thiếu chẳng hạn.

Với nhiều người yêu và đam mê sách cũng như người bán sách, quan trọng vẫn là chữ tín. Người mua sách ít khi nào đặt hàng một cách bừa bãi.

Còn người bán sách, cũng vì muốn giữ chữ tín, giữ mối nên cũng khá nghiêm túc trong cách định giá, báo tình hình sách và đảm bảo gửi đúng tiến độ. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc bán sách cũ trên mạng hiện nay rất đỗi dễ dàng.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Rơi nước mắt cô giáo nhặt đồng nát làm việc quên mình cứu chồng

Nếu ai từng đến thị xã Sơn Tây, Hà Nội hỏi thăm về cô giáo dạy mỹ thuật chuyên làm thêm nghề nhặt đồng nát kiếm tiền nuôi chồng mắc bệnh hiểm nghèo, người ta sẽ đọc ra vanh vách cái tên Vương Thị Thùy (SN 1981).

Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, từ khi còn rất nhỏ, người phụ nữ ấy đã mang trong mình ước mơ được làm giáo viên. Tốt nghiệp cấp 3, cô Thùy thi đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Mỹ thuật. Tại đây, cô quen với anh Phạm Văn Mạnh, học trên cô một khóa. Tình yêu bắt đầu nảy nở giữa những con người có chung niềm đam mê nhưng mãi đến khi ra trường, anh Mạnh mới dám nói lời yêu.

"Lúc ấy tôi đã từ chối. Tôi nói tôi sẽ không yêu ai cả cho đến năm 25 tuổi. Khi ấy có ai yêu và ngỏ lời thì tôi sẽ lấy người đó", cô giáo Thùy nhớ lại.

Cuộc hôn nhân của cô giáo Thùy sẽ thực sự viên mãn nếu như bệnh tật quái ác không bủa vây, đe dọa mạng sống của chồng cô - anh Phạm Văn Mạnh.

Lời nói ấy được anh Mạnh hết sức ghi nhớ và đến năm cô Thùy vừa tròn 25 tuổi, anh Mạnh cầu hôn cô. Cuộc hôn nhân diễn ra trong êm đềm. Hai vợ chồng cô Thùy đều làm giáo viên. Mức thu nhập tuy không cao nhưng trong ngôi nhà họ sống luôn luôn đầy ắp tiếng cười, sự ấm áp và những hạnh phúc đang ở độ mới bắt đầu.



Năm 2012, sóng gió bắt đầu ập tới nhưng mọi nỗi đau có lẽ sẽ không kéo dài nếu tất cả những biến cố về sức khỏe của anh Mạnh chỉ là một cơn ác mộng thoảng qua. Đáng tiếc, đó lại là sự thật - một sự thật đau lòng rằng anh Mạnh mắc phải bệnh ung thư đại tràng và suốt quãng đời còn lại phải sống dựa vào việc truyền hóa chất.

"Mỗi tháng anh ấy phải truyền hóa chất 2 lần, mỗi lần từ 5 đến 10 ngày. Công việc giáo viên đành phải bỏ", cô giáo Thùy cho biết. Hiểu rõ bệnh tình của chồng đang ở độ rất nguy kịch và có thể ra đi bất cứ lúc nào song vì tình yêu mãnh liệt, cô Thùy vẫn miệt mài ngày đêm làm việc với hy vọng càng kéo dài được sự sống cho chồng càng lâu càng tốt.

Sau khi kết thúc giờ lên lớp...

... Cô giáo Thùy lại tiếp tục công việc buôn bán đồ cũ đồng nát quen thuộc.

Số tiền kiếm được từ công việc ấy không nhiều.

Nhưng người phụ nữ này vẫn luôn tràn đầy lạc quan và tin tưởng vào tương lai

Số tiền truyền hóa chất quá lớn trong khi lương của cô Thùy lại thấp. Đồng lương ấy thậm chí còn chẳng đủ nuôi chồng và 2 con nhỏ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Để cứu anh thoát khỏi lưới hãi tử thần, ngày ngày, sau giờ lên lớp, cô giáo Thùy lại lặn lội đi bới rác, nhặt đồ cũ đồng nát hay làm thuê đủ mọi công việc.

Hiểu được nỗi vất vả của vợ, bản thân anh Mạnh cũng luôn sống trong những nỗi dằn vặt khổ sở. "Nhiều khi nghĩ bệnh tật thật quái ác đã cướp đi tất cả những gì mình có thể làm được. Dù biết là đang làm khổ vợ nhưng mình cũng chẳng còn cách nào khác. Điều duy nhất mình có thể làm là mỗi ngày tập cho cô ấy thói quen sống tốt và can đảm khi không có mình ở bên, để cô ấy sẵn sàng tâm lý nếu một ngày kia bệnh tình cướp đi mạng sống của mình".

Suốt đời sống vì người khác

Có lẽ trong mỗi chúng ta đều có một sự ích kỷ cá nhân nhưng đối với cô giáo Thùy thì khác, dường như con người ấy sinh ra là để sống vì người khác. "Ngày xưa bố mẹ nói tôi đi học kế toán để có việc lương cao nhưng tôi không đồng ý. Tôi nghĩ đi học kế toán thì rất tốn kém vì phải lên trung tâm TP học. Học sư phạm thì không mất tiền, nếu mình học sư phạm thì có lẽ các em của mình còn có cơ hội được đi học", cô giáo Thùy nói.

Đến khi lập gia đình, người phụ nữ ấy cũng chỉ biết sống vì chồng, vì con. "Tôi từng đi làm ô sin trông trẻ 1 tuổi, công việc nhà hạ, lương ổn nhưng lại không có nhiều thời gian để chăm sóc các con. Vì thế tôi chuyển sang làm nghề đồng nát để có thêm thời gian dành cho con", cô Thùy chia sẻ.
Đối với cô Thùy, không có quá nhiều sự khác biệt giữa công việc chân tay và lao động trí óc. Dù cho bố mẹ và chồng phản đối, cô vẫn thấy tự hào vì biết rằng, mình đang kiếm sống một cách thật sự chân chính, đàng hoàng.

Nhiều người sẽ nghĩ, đây là một công việc dễ làm nhưng sự thật không phải như vậy. Có những ngày, cô Thùy chẳng thể mua đồ cũ nổi 1kg đồng nát nào. Để kiếm tiền, cô phải bới tìm từng chai nhựa, mẩu sắt vụn ở các bãi rác. Những khi mùa cấy, gặt đến, một mình cô lại đội nắng, mưa đi làm thuê cho người dân quanh vùng. Vất vả là thế nhưng cô giáo Thùy chưa bao giờ mất đi sự lạc quan và niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

"Có những ngày tôi đi đồng nát chỉ kiếm được 12.000 đồng đem về nhưng tôi không nản lòng. Tôi nghĩ mình không có lý do gì để phải khuất phục số phận nên tôi vẫn đi làm đồng nát"... "Lúc tôi đi làm nghề mua thanh lý đồ cũ này, chồng tôi khóc tới vài ngày nhưng tôi bảo anh ấy là tôi đi làm để tăng cường sức khỏe, vả lại mình lao động chính đáng chứ có phải đi vào chỗ chết đâu mà sợ".
Nước mắt cô giáo Thùy không ngừng rơi khi nhắc đến hoàn cảnh bệnh tật của chồng.
Thương chồng, thương con, những điều ước giản dị cho bản thân, cô giáo Thùy cũng đành gác lại. Đơn giản như chuyện may được một bộ áo dài thật đẹp để mặc trong những dịp lễ lớn của nhà trường, cô Thùy cũng chỉ dám nghĩ đến trong giấc mơ xa xôi. Dù chưa bao giờ nghe được lời khen từ chồng, trái tim cô vẫn luôn mách bảo: "mình là người phụ nữ anh yêu thương nhất trên đời". Suy nghĩ ấy cũng là động lực to lớn giúp cô vững bước qua bao khó khăn, vất vả.


Giây phút xúc động khi cô Thùy nhận chiếc áo dài do đồng nghiệp góp tiền mua tặng và lắng nghe những lời yêu thương từ đáy lòng chồng mình.

Bức tranh mà anh Mạnh vẽ dành tặng riêng cho cô Thùy nhân dịp ngày 20/10.
Gắn bó bên người bạn đời nhiều năm, dù chưa một lần nói ra nhưng anh Mạnh lại là người hiểu cô Thùy hơn ai hết. Anh có một niềm mơ ước là được đưa vợ đi xem chương trình "Hãy chọn giá đúng" và nếu lại có thể cho vợ tham gia trực tiếp vào trò chơi ấy thì không gì tuyệt vời bằng. Anh ước được may một bộ áo dài thật đẹp dành cho cô giáo Thùy và tin rằng khi cô khoác bộ áo ấy lên người, cô sẽ là người giáo viên đẹp nhất thế gian.

Anh chưa bao giờ nói lời yêu thương chân tình trước mặt vợ nhưng bao năm nay vẫn luôn ôm ấp hy vọng được thổ lộ về một tình yêu sâu nặng, tha thiết hơn tất cả những gì người khác có thể tưởng tượng. Anh hy vọng có thể vẽ dành riêng cho vợ một bức chân dung thật đẹp vì bấy lâu nay, từ ngày quen nhau vẫn chưa một lần nào làm việc ấy bởi lòng tin sắt đá rằng: "nét vẽ của mình sẽ chẳng thể nào đẹp bằng hình ảnh vợ trong trái tim và khối óc của bản thân".


Hiểu được tất cả những ước muốn ấy, nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 đã cận kề, chương trình điều ước thứ 7 đã có mặt và giúp anh Mạnh thực hiện tất cả những điều anh ao ước dành cho vợ mình. Và khi nghe hết câu chuyện về cô, có lẽ nhiều người sẽ phải đồng ý rằng: "Nếu Thượng đế sáng tạo ra người phụ nữ trước thì Người đã thôi không sinh ra các loài hoa”. Trên thế giới này, người phụ nữ nào cũng đều thật tuyệt vời nhưng cô giáo Thùy luôn xứng đáng là người phụ nữ tuyệt vời nhất thế gian.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Câu chuyện cảm động về ông lão đồng nát

Ông Dương chia sẻ rằng, vào khoảng 5 giờ chiều ngày 3 tháng 1, ông đang đạp xe xích lô điện đi bán sắt vụn. Chiếc xe chở đồ cũ phế liệu của ông nằm lọt giữa dòng xe cộ đông đúc. Phía trước là chiếc xe ô tô bắt đầu chuyển hướng, ông cũng lái chiếc xe của mình chuyển hướng. Vậy là xe của ông đã va phải chiếc ô tô và tạo ra một vết xước lớn.

Minh Nguyệt kể lại: “Thời điểm đó, trên đường chật ních xe cộ, nhìn sang bên cạnh tôi thấy một ông lão đang đạp chiếc xích lô. Xe xích lô có một thanh sắt dài thò ra ngoài. Khi quẹo xe tôi chỉ nghe thấy xoẹt một tiếng. Vậy là xe của tôi bị một vết xước lớn.”


Ông Dương chia sẻ: “Lúc đó, tôi nghe thấy tiếng nhắc nhở ‘Cẩn thận!’ nhưng không kìm lại được, chiếc xích lô đã vọt lên trước rồi. Sau đó tôi tranh thủ thời gian nói với chủ nhân chiếc ô tô bị xước, là lỗi của tôi, chi phí sửa chữa hết bao nhiêu tôi sẽ thanh toán.”

Lão Dương nói, lúc đó ông thấy trong xe còn có một cậu thanh niên khoảng 20 tuổi, cậu ta không nói lời nào. Còn cô gái đã thò đầu ra khỏi cửa xe nói rằng: “Ông đã không cẩn thận va phải xe của cháu, ông đền cho cháu 5 triệu nhé.”


Lão Dương nhanh trả lời: “Cháu cho xe vào bãi gửi, ông sẽ gom tiền đưa cho cháu.” Lúc đó trong người ông chỉ có 1 triệu đồng, ông lấy ra và đưa cho cô gái. Ông nói rằng ông sẽ đi gom cho đủ số tiền. Ông chạy đôn chạy đáo vay tiền của những người ở gần khu nhà mình ở, phải rất khó khăn mới vay được 3 triệu. Vậy là vẫn còn thiếu 1 triệu nữa, ông lại tiếp tục về nhà gom cho đủ số tiền để bồi thường.

Nhìn những tờ tiền 10 ngàn, 20 ngàn để gom thành tiền bồi thường, tôi rất buồn. Cô cũng chia sẻ: ” Lúc ông lão đi gom tiền, tôi cứ nghĩ ông sẽ không quay lại nữa.” Nhưng chỉ lúc sau ông lão đã mang tiền tới.

Khi thấy ông lão quay lại, Minh Nguyệt lại nghĩ thầm, vậy mà mình còn nghĩ ông sẽ thừa cơ chạy mất. Thấy ông quá mệt, sau khi hỏi ông mấy câu, cô mới biết ông phải chạy vội đi vay mượn của hàng xóm láng giềng. Cô đã quyết định không lấy tiền bồi thường nữa. Nhưng ông Dương vẫn cứ ấn tiền vào tay cô.

Thế rồi, Minh Nguyệt đã mở lòng trắc ẩn, trong tâm cảm thấy bồn chồn, cô tìm đến nhà ông lão. Còn ông lão lại vội vã đi bán đồ cũ phế liệu. Căn nhà ông cũng không khó tìm. Sau khi hỏi thăm cô mới biết ông lão và vợ sống trong căn phòng bảo vệ của công ty với diện tích 10 mét vuông.
Bình thường ông làm gác cổng cho công ty, còn vợ ông trông giữ ở bãi đậu xe.

Hai vợ chồng đã gần 70 tuổi cùng chăm sóc lẫn nhau. Mỗi tháng thu nhâp của cả hai cũng được 3 triệu. Trừ ăn uống, hai người cũng tiết kiệm được một chút. Cách đây không lâu, vợ của ông bị bệnh huyết áp cao cộng với tai biến nhẹ, ông đã dùng cạn số tiền để điều trị bênh cho vợ. Bệnh tật đã tạo thành gánh nặng cuộc sống cho cả hai vợ chồng.

Nhìn hoàn cảnh thương tâm, Minh Nguyệt đã để tiền lại trong nhà khi bác gái đã ra ngoài.
Cả một xe xích lô đầy phế liệu cũng chỉ bán thanh lý đồ cũ được 35 ngàn. Nghĩ đến cảnh người già như vậy rồi vẫn phải làm việc, cô không khỏi trào nước mắt.

Sau khi ông Dương về, vợ liền nói: “Hai người trẻ tuổi đã rúi vào tay tôi 5 triệu và nói rằng, số tiền này đối với hai bác là lớn nhưng đối với gia đình cháu, nó không đáng kể gì. Vì bác Dương là người trung thực nên bác không phải mất khoản tiền bồi thường đó nữa ạ.”

Nghe xong câu chuyện, vợ ông Dương có suy nghĩ: “Cứ từ bụng ta suy ra bụng người, khoản bồi thường này người gây ra phải chịu trách nhiệm. Như thế mới tốt!”

Ông Dương cũng nói: “Tôi bỏ tiền ra bồi thường, tôi vui vẻ và hạnh phúc mà. Nhưng mấy đứa nhỏ đem tiền trả lại cho tôi, tôi lại cứ cảm thấy áy náy.”

Tấm lòng thiện tâm

Sau khi về nhà, cô gái lại quay trở lại, cô cầm theo 10 triệu. Ông Dương không mất tiền bồi thương, càng bất ngờ hơn, cô gái quay lại và nói rằng, sau khi chia sẻ câu chuyện của hai vợ chồng ông Dương với cả gia đình. Mọi người đã cùng góp tiền quyên tặng cho ông 10 triệu, ngoài ra còn thăm hỏi.


Cuộc sống khó khăn, bồi thường là việc làm đúng đắn. Mặc dù xe bị hỏng, nhưng cô gái lại nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của lão khi cóp từng đồng 10 ngàn 20 ngàn để bồi thường. Tấm lòng của cô gái thiện lương đã làm ấm lòng và là niềm hi vọng mỗi người trên thế giới này. 

Trong cuộc sống khó trành khỏi xảy ra việc ngoài ý muốn, nhưng sự xung đột cũng như trốn trách nhiệm vẫn thường xuyên xảy ra. Câu chuyện làm dấy lên lòng trắc ẩn trong mỗi con người về sự thành tín, về sự cảm thông chia sẻ trong hoạn nạn khó khăn.

Chúng ta như thế nào tạo ra thế giới như thế. Nếu mỗi người đều mang trong mình sự thiện lương thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn nhiều, phải vậy không?

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm