Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Ý tưởng kinh doanh đồ cũ từ một phim tài liệu

Chàng trai 25 tuổi là người sáng lập Recyclobekia, một trong những công ty đầu tiên ở Trung Đông tái chế đồ cũ từ rác điện tử. Anh lập công ty 5 năm trước, trong garage của gia đình tại Tanta, một thành phố cách thủ đô Cairo khoảng 90 km về phía bắc.

Giải thưởng dành cho người thắng cuộc là 10.000 USD, khoản tiền để hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp.

Lúc tham gia cuộc thi, Hemdan chỉ vừa mới nảy ra ý tưởng kinh doanh, và niềm cảm hứng của anh tới từ một chương trình anh xem trên tivi.

“Tôi xem một phim tài liệu về tái chế rác điện tử, và tôi nhận ra tiềm năng lớn của việc tách kim loại như vàng, bạc đồng, bạch kim từ các bo mạch chủ. Đó là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở châu Âu và Mỹ, song không ai ở Trung Đông tái chế rác điện tử", anh nói.


Ý tưởng thành lập Recyclobekia nảy ra trong tâm trí Hamden ngay sau khi anh xem phim tài liệu. Và anh giành giải cao nhất trong cuộc thi.

Tên công ty xuất phát từ cụm từ “roba bekya”, nghĩa là “đồ cũ” trong tiếng Ai Cập. Những người đàn ông thu mua do cu phế liệu thường hô “roba bekya” trên các phố ở Cairo để kêu gọi người dân bán những đồ gia dụng hỏng.

Ngày nay chàng doanh nhân trẻ thuê 20 người để làm việc tại 4 kho, và anh bán lượng rác điện tử trị giá 2,4 triệu USD mỗi năm.

Trong quá trình kinh doanh, Hemdan đối mặt nhiều thách thức – bao gồm không có khả năng hoàn thành đơn hàng, vắt kiệt sức lực của bản thân, sự bất ổn chính trị và bạo loạn tại Ai Cập từ khi phong trào Mùa xuân Arab bùng nổ.

Đơn hàng đầu tiên

Khởi nghiệp từ năm 2011, gần khoảng thời gian mà phong trào Mùa xuân Arab bắt đầu, Hemdan đăng quảng cáo trên mục “Business-to-Business” (nghĩa là “doanh nghiệp với doanh nghiệp” của trang thương mại toàn cầu Alibaba.

Recyclobekia nhận đơn hàng đầu tiên khi một khách hàng ở Hong Kong đặt 10 tấn đĩa cứng.
“Vào thời điểm đó, tôi không biết tôi có thể lấy lượng hàng lớn như thế ở đâu, nhưng tôi vẫn chấp nhận”, Hemdan nói.


Phần lớn hoạt động quản lý chất thải ở Cairo phụ thuộc vào Zabbaleen, một cộng đồng người Cơ đốc kiếm sống bằng nghề mua phế liệu rồi phân loại chúng để bán lại nhựa, giấy và kim loại.

Tuy nhiên, cộng đồng Zabbaleen không thu mua rác điện tử như máy tính hay máy in cũ. Vì thế Recyclobekia mua những sản phẩm như thế từ các công ty.

Để hoàn thành đơn hàng đầu tiên từ Hong Kong, Hemdan nhận ra rằng anh phải có 15.000 USD. Nhưng thời điểm ấy anh còn chưa giành giải thưởng của cuộc thi Injaz Egypt.

Một ý tưởng lóe lên trong đầu chàng trai. Anh cố gắng thuyết phục một giáo sư trong trường đại học cho anh vay tiền, và chấp nhận chia 40% lợi nhuận của thương vụ đầu tiên cho giáo sư.

4 tháng sau, chuyến hàng đầu tiên đã đến với khách hàng.

Việc giành giải nhất trong cuộc thi giúp Recyclobekia có thêm một khoản đầu tư để mở rộng quy mô, bao gồm 120.000 USD từ hai nhà đầu tư Ai Cập – Khaled Ismail và Hussein el Sheikh. Hiện tại hai ông đều là thành viên hội đồng quản trị của công ty.

Nhưng ban đầu hoạt động đầu tư diễn ra không thuận lợi.

“Nếu có nguồn vốn lớn mà không biết cách điều hành công ty, bạn có thể mắc sai lầm”, Hemdan giải thích.

Sai lầm của Hemdan là mở rộng hoạt động kinh doanh quá nhanh, và ước tính quá cao lượng rác mà công ty có thể mua.

Mặc dù hợp tác với nhiều công ty để mua rác điện tử, lượng phế liệu mà họ thải ra thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng của Recyclobekia. Trong vòng 6 tháng, công ty chỉ có thể mua 6 tấn, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu.

Để cải thiện tình hình, Hemdan nhận ra anh phải nhanh chóng tăng cường kiến thức đối với ngành công nghiệp vẫn đang trong giai đoạn hình thành ở Ai Cập.

Vì thế anh bay sang Hong Kong để tìm hiểu hoạt động của nhiều doanh nghiệp tái chế rác ở đây.
Hành trình tới Hong Kong khiến Hemdan nhận ra anh phải thay đổi mô hình kinh doanh của Recyclobekia.

Hồi ấy mô hình của công ty khá đơn giản: thu, mua thiết bị điện tử hỏng rồi bán chúng cho một khách hàng ở Hong Kong. Sau đó khách hàng của anh tháo dỡ chúng, phân loại vật liệu và bán chúng cho các công ty khác để họ nung nóng và tách từng kim loại.

Hemdan nhận ra Recyclobekia có thể hưởng mức lợi nhuận cao hơn nếu họ loại doanh nghiệp trung gian và tự đảm nhận việc tháo rời thiết bị điện tử. Mức giá dành cho rác đã được tháo rời và phân loại cao hơn nhiều so với rác nguyên chiếc.

Vì thế, anh chấm dứt hợp đồng với khách hàng ở Hong Kong và hợp tác với một công ty chiết tách kim loại ở Đức. Hợp đồng mới cũng giúp Recyclobekia giảm chi phí vận chuyển.

Bất ổn xã hội

Song khi Hemdan chuẩn bị bay tới châu Âu lần đầu tiên, anh vấp phải trở ngại khác
“Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự là trở ngại lớn nhất đối với quá trình xây dựng doanh nghiệp của tôi”, anh thổ lộ.

Khi Hemdan còn là sinh viên, anh có thể hoãn nghĩa vụ quân sự tới khi tốt nghiệp. Nhưng các sinh viên không thể sang nước ngoài nếu Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép đặc biệt cho họ.

“Quân đội chỉ cho phép tôi sang nước ngoài trong học kỳ đầu của năm học. Quy định ấy đồng nghĩa với việc tôi phải hoãn liên tục các chuyến công tác nước ngoài và chỉ có thể đi trong học kỳ đầu”, anh giải thích.

Tháng 6/2013, Recyclobekia sắp hoàn tất thỏa thuận với một công ty Đức về việc đầu tư, nhưng một tháng sau hai bên hủy đàm phán vì quân đội Ai Cập lật đổ cựu tổng thống Mohamed Morsi.

“Giới truyền thông đưa tin quân đội phong tỏa các con đường và những kẻ khủng bố xuất hiện trên các phố. Đó là thảm họa đối với chúng tôi. Tới cuối năm 2013, chúng tôi mất phần lớn khoản đầu tư mà chúng tôi nhận”, anh kể.

Tình trạng chính trị hỗn loạn, cùng với biến động lớn đối với giá vàng, đẩy công ty tới bờ vực phá sản. Nhưng Hemdan vượt qua bão tố bằng cách tìm những đối tác ở bên kia Đại Tây Dương. Anh liên hệ với Dynamic Recycling – một doanh nghiệp tái chế rác tại bang Wisconsin, Mỹ. Dynamic Recycling đưa ra những điều khoản hấp dẫn hơn so với công ty bên Đức.

Hiện tại Hemdan muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trên khắp Trung Đông.

Anh cũng hợp tác với Jumia – một doanh nghiệp bán lẻ ở châu Phi – để cho phép cá nhân đổi thiết bị điện tử hỏng để lấy phiếu mua hàng.

Con O\'Donnell, nhà đầu tư mạo hiểm đồng sáng lập hội nghị RiseUp dành cho doanh nhân hàng đầu, nhận xét: “Hemdan mắc sai lầm mà nhiều doanh nhân trẻ vấp phải. Tuy nhiên, anh ấy không thất bại, mà rút ra bài học từ sai lầm”.

Ở Việt Nam, có một khu Chợ Đồ Cũ Đặc Biệt Nhất tại Hà Nội. Khách hàng có thể mua các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ Đồ Cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm


Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Đừng mắc bẫy mua thời trang thanh lý cuối năm


Đừng mắc bẫy mua sắm hàng thời trang thanh lý đồ cũ bằng hình thức so sánh giá. Các nghiên cứu cho thấy, nhiều người có khuynh hướng thích mua hàng giảm giá. Cụ thể, các cửa hàng, hay nhãn hiệu tạo hiệu ứng mua sắm bằng cách in cả giá cũ và giá mới của món hàng để thấy được sự chênh lệch. Để tránh mắc “bẫy” này, bạn nên tự đặt các câu hỏi: sẽ mặc ở đâu, mặc khi nào, có thể phối hợp với những bộ trang phục khác không… Trả lời được những câu hỏi này, bạn mới quyết định, ngược lại, bạn không nên thử chúng. Vì khi thử, nếu vừa vặn, bạn khó từ chối, dù có khả năng bạn chỉ dùng một lần, thậm chí không tìm được hoàn cảnh thích hợp để sử dụng.

Vào dịp cuối năm, rất nhiều cửa hàng thời trang thanh lý đó là cơ hội cho bạn để sở hữu món đồ mà mình đã thích bấy lâu nay. Nhưng vấn đề chi tiêu cho mua sắm làm sao để tiết kiệm nhất mà vẫn còn cho các công việc khác cuối năm. Một lời khuyên cho bạn là hãy mạnh dạn thanh lý những quần áo cũ mà bấy lâu nay nó đã chiếm một diện thích không nhỏ của tủ quần áo nhé.

Nguyên tắc mua đồ cũ thanh lý

Tránh "để đó tính sau". Mớ hỗn độn đồ cũ có thể là hậu quả của tính hay trì hoãn, cũng là nguyên nhân vì sao bạn luôn cảm thấy mình mất quá nhiều thời gian để chọn quần áo mỗi khi đi làm hay dự tiệc. Thay vì xử lý mọi thứ ngay lúc phát sinh, nhiều người lại gạt sang một bên với suy nghĩ “từ từ tính”. Nếu đã khá lâu bạn vẫn chưa có thời gian để vá lại chiếc váy bị rách hoặc đơm cúc áo thì chứng tỏ chúng chẳng còn cần thiết cho bạn nữa, tốt nhất hãy đưa chúng vào mục thanh lý.

Rà soát lại tủ quần áo. Bạn hãy rà soát sao cho một món trang phục có thể kết hợp ít nhất với ba món khác. Ví dụ: chiếc áo phối hợp với nhiều quần, váy hoặc giày dép. Nên lưu lại trang phục có màu sắc trung tính vì sẽ dễ dàng cho bạn trong việc phối với các trang phục, phụ kiện khác. Lưu ý, nếu giữ lại quá nhiều đồ đơn giản màu sắc và thiết kế, sẽ khiến tủ đồ của bạn bị tẻ nhạt và nhàm chán, nhưng nếu chỉ lưu giữ quần áo có thiết kế cầu kỳ thì sẽ khiến bạn khó phối.

                           

Một vài món đồ cơ bản cần cân nhắc giữ lại như áo sơ mi, quần jeans, áo blazer, váy màu đen, chân váy, quần short, áo pull.

Ít nhưng hiệu quả. Tâm lý phổ biến là có nhiều trang phục hay phụ kiện sẽ cảm thấy “yên tâm” hơn mà không quan tâm đến chất lượng của chúng. Vì thế, nhiều người khó “bỏ bớt”. Tuy nhiên, nếu càng sở hữu nhiều món đồ, bạn càng ít chú ý chúng hơn, trong khi đó, sau đợt thanh lý, trong tủ quần áo chỉ là những món đồ bạn yêu thích, sẽ tạo cảm hứng cho bạn khi lựa chọn trang phục. Hãy mạnh dạn tặng bạn bè, người thân những quần áo cũ, nếu họ có nhu cầu.

Cẩn trọng khi mua hàng

Chỉ bán tại thời điểm nhất định. Các doanh nghiệp biết tận dụng sự khan hiếm cũng như hiểu được sự chờ đợi của bạn để sở hữu một sản phẩm nào đó. Chính vì thế, hình thức bán hàng trong ngày, hay trong một giờ kích thích sự thỏa mãn tò mò mua sắm của nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta thường bị chi phối bởi những thứ nhìn bắt mắt hơn là những thứ chúng ta cần. Đó là lý do đôi khi bạn “na” về những món đồ không biết bao giờ mới sử dụng.

Đừng mua sắm theo hội chứng “đám đông”. Đây là tâm lý chung mà ai cũng dễ dàng bị lôi kéo. Một cô bạn đồng nghiệp tậu được chiếc áo hoa đẹp mắt, ôm dáng vừa vặn với giá “hời”. Những người khác cảm thấy ưng ý, thế là kéo nhau đi sắm. Đừng quên rằng, chiếc áo hoa đó đẹp vì phù hợp với vóc dáng, làn da, và phong cách của cô bạn ấy, với bạn thì có thể “áo một đằng, người một nẻo”. Đáng tiếc, sự phát hiện này thường khá muộn.

Bạn hoàn toàn có thể mua đồ cũ từ đồ nội thất cho đến các thiết bị đồ bếp inox lắp hoàn chỉnh một hệ thống cho một nhà hàng, quán ăn. Mua các thiết bị nội thất gia đình, thanh lý ghế xoay văn phòng với giá bán thanh lý tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua đồ cũ hà nội( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng.
Sưu tầm

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Theo đuổi giấc mơ bay lượn trên bầu trời nhờ chế tạo đồ cũ

"Tôi quyết định tự chế tạo máy bay từ đồ cũ vì không thể trở thành phi công. Nhờ đó, tôi có thể bay lượn trên bầu trời", Zeferu nói.

Zeferu, 35 tuổi, nói rằng từ hồi đi học anh đã muốn trở thành phi công. Zeferu theo đuổi giấc mơ đó, nhưng tiếc rằng khi thời cơ đến thì anh bị từ chối. Rời Đại học Alemaya với tấm bằng Cử nhân Y tế Công cộng, anh đăng ký học tại chi nhánh Dire Dawa của Học viện Hàng không Ethiopian Airlines nhưng không đỗ vì thiếu chiều cao.



Giai đoạn đầu tiên trong hành trình hiện thực hóa tình yêu này kéo dài 10 năm với các bài học về hàng không và quy trình sản xuất máy bay qua YouTube. Zeferu lựa chọn một mẫu từng được phi công huấn luyện của Mỹ sử dụng những năm 1920 và 1930.

Ngày 15/6/2015, Asmelash Zeferu ngồi ở cuối đường bay trong một lần thử nghiệm và một lần nữa nếm mùi thất bại.

Giấc mơ bay của chàng phi công nghiệp dư tưởng chừng tiêu tan như những cánh quạt.

Nhiều người đến sân bay cách thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, 40km về phía bắc để xem anh cất cánh. Zeferu chuẩn bị mọi thứ để chứng minh họ nghi ngờ sai nhưng thất bại vì cánh quạt làm thủ công từ gỗ ép vỡ vụn do lực ma sát lớn và lỗi ở hệ thống thoát khói.

Để chế tạo, Zeferu sử dụng một số vật liệu cũ hoặc mua lại từ chợ Merkato ở Addis Ababa. Bộ phận cánh dài 8,5m được làm từ gỗ nhập khẩu Australia, bảng điều khiển khắc bằng tay.

Thiết kế này yêu cầu động cơ Ford, nhưng Zeferu không thể mua nó với giá rẻ ở Ethiopia mà thay vào đó sử dụng loại 4 xi-lanh, 40 mã lực từ một chiếc Volkswagen Beetle với chi phí khoảng 380 USD. Tổng chi phí tăng lên 7.600 USD, nhưng anh đã hoàn thành sau một năm 7 tháng.

Trước Zeferu, nhiều nhà sáng chế nghiệp dư ở châu Phi đã đi tiên phong trong lĩnh vực này. Gabriel Nderitu, một kỹ sư công nghệ thông tin người Kenya, từng nghiên cứu cách lắp ráp máy bay trên mạng và thử cất cánh 13 lần nhưng chưa thành công. Sinh viên người Nigeria Mubarak Muhammed Abdullahi chế tạo trực thăng năm 2007 với một số bộ phận cũ từ chiếc Boeing 747. Cậu may mắn hơn khi chiếc trực thăng lên cao 2,1m so với mặt đất và giành một suất học bổng về bảo dưỡng máy bay tại Anh.

Không bỏ cuộc

Tạm gác lại nỗi thất vọng hồi tháng 6, Zeferu biết anh đã sẵn sàng cho lần bay sắp tới với một số cải tiến mới, sau khi nghe lời khuyên của Rene Bubberman, Chủ tịch Hiệp hội Máy bay Thử nghiệm Hà Lan (NVAV).

"Chúng tôi đưa ra một số lời khuyên cho bộ phận cánh quạt và đặc biệt là hoạt động bay thử nghiệm. Dự án của anh ấy xứng đáng được mọi người tôn trọng, nó mang hơi thở tinh thần của những người tiên phong chế tạo máy bay và sự nhiệt thành của Zeferu sẽ truyền cảm hứng cho mọi người", Bubberman nói.

Ngày 28/10, Zeferu sẽ trở lại sân bay và thử nghiệm với động cơ Beetle một lần nữa. Cất cánh ở vận tốc 144km/h, anh dự định đưa máy bay lên độ cao 10 m và không cần dù hay biện pháp bảo vệ.
Zeferu cho biết hạ cánh là vấn đề nguy hiểm nhất, khi điều chỉnh phi cơ lao xuống với tộc độ chậm dần từ 112km/h xuống 72km/h và kiểm soát khoảng cách giữa trục trước với trục sau. Để tập luyện, Zeferu đã tự nghiên cứu theo các mô hình hướng dẫn bay trên YouTube.

Nếu hạ cánh thành công, Zeferu sẽ vượt qua trở ngại dai dẳng nhất trên con đường chinh phục của bản thân. Dù được gia đình ủng hộ, anh cho biết thách thức lớn đối với anh là mọi người xung quanh, những người gọi anh là "điên".

"Ngày 28/10 tới, tôi chắc chắn mình sẽ bay", Zeferu quả quyết. Tuy nhiên, chạm đến giấc mơ bằng phi cơ tự chế chỉ là bước đầu tiên của Zeferu. Anh hy vọng sẽ được nhận vào học ở một trường đào tạo bay trong tương lai và trở thành phi công.

"Ước mơ của tôi là trở thành kỹ sư hàng không vũ trụ của NASA. Và tôi sẽ làm được", Zeferu nói.
Ở Việt Nam, Bạn hoàn toàn có thể mua đồ cũ từ đồ nội thất cho đến các thiết bị đồ bếp inox lắp hoàn chỉnh một hệ thống cho một nhà hàng, quán ăn. Mua các thiết bị nội thất gia đình, thanh lý ghế xoay văn phòng với giá bán thanh lý.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua đồ cũ hà nội( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng.
Sưu tầm





Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Bà mẹ đơn thân tạo dựng sự nghiệp kinh doanh từ đồ cũ


Cách đây hơn 1 năm, Ban đầu mình không nghĩ tạo dựng sự nghiệp kinh doanh từ đồ cũ vì lúc đó mình mang thai bé Leo, mình chỉ có ý định lấy hết quần áo không mặc để bán bớt phần để có thêm tiền tiêu vặt vì mình sắp dọn nhà.

Lần 2 là sau khi sanh Leo xong, rất nhiều chi phí phát sinh trong khi mình chỉ có 1 mình vừa làm mẹ vừa làm cha mà lúc đó vừa sanh xong còn yếu lắm chẳng công ty nào chịu nhận mình cả nên 1 lần nữa mình lại gom quần áo bán tiếp.

Mình có quen với vài chị cũng có con, mấy chị ấy thấy mình bán nên cũng gửi bán dùm, ban đầu mình không có lấy phí gì cả rồi dần dần gửi nhiều hơn nên mấy chị bắt mình lấy phí đi. Thế là, Chợ Đồ Cũ ra đời từ đó.

Tăng Ngọc Như Quỳnh, mẹ trẻ đơn thân đã tự tạo dựng một sự nghiệp riêng bắt đầu từ đồ cũ. Với “Chợ đồ cũ” lớn mạnh từ ngày trên Facebook, chỉ sau 1 năm cô đã mua được nhà và tiếp tục mở rộng sự nghiệp kinh doanh.

- Trong thời gian đầu, bạn duy trì hoạt động chợ như thế nào khi bạn chỉ có một mình?
Lúc đầu thật ra dễ hơn bây giờ ( cười) vì hàng ít lắm và cũng chỉ bán cho người quen. Dần dần mình mới nhận khách lạ, mình bắt đầu làm nội quy ký gửi rõ ràng hơn. Nhân viên cũ của mình vừa tốt nghiệp thạc sỹ xong đang đợi xin việc thì qua phụ mình đỡ vì thương mình vừa sanh xong. Tụi mình làm với nhau được 1 tháng, cả 2 nhìn thấy đây là mô hình kinh doanh mới và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh nên quyết tâm phát triển cho đến hôm nay.

- Hiện nay, việc “chợ đồ cũ” ở Saigon cũng có nhiều người làm (hình thức hàng thanh lý), điều gì tạo nên điểm khác biệt giữa bạn và họ?

Mình vừa cho cài phần mềm quản lý bán hàng để tiện quản lý hàng hóa và nhân viên. Khách mua đồ cũ hàng cũng yên tâm hơn vì có bill và mã code rõ ràng. Ngoài ra, mình sẽ tìm kiếm nhiều dạng hàng hóa hơn cho khách ký gửi vừa tăng thu nhập vừa giúp nhiều người lấy lại được tiền từ những thứ cứ nghĩ chỉ có thể vứt đi.


Hiện tại, ngoài thanh lý cho cá nhân mình còn thanh lý cho những shop cần thu hồi vốn nhanh hay cho đăng tin bán nhà, thuê nhà, bán xe...trên page của Chợ.
Phát triển thương hiệu đồ mặc nhà riêng

- Ngoài việc thực hiện chợ đồ cũ, được biết bạn cũng đang phát triển quần áo mặc nhà bán qua online?

Đúng rồi, nhưng bán qua online chỉ là thời gian đầu, mình đang tìm mặt bằng để phát triển xa hơn con đường online vì mới ra mắt được 1 tháng mà các bạn ở tỉnh đăng ký làm đại lý rất nhiều. Mình đang cho xưởng sản xuất số lượng lớn để đủ cung cấp cho tiệm mới cũng như cho các đại lý từ Bắc vô Nam.

Sản phẩm này của mình chủ yếu dành cho các chị mặc ở nhà vì trước giờ mọi người ít quan tâm vì cứ nghĩ ở nhà thì sao cũng được. Các sản phẩm sẽ có tính ứng dụng cao ví dụ như các bạn vừa sanh xong vừa có thể mặc đẹp, trang phục vừa thoải mái khi ngủ nhưng cũng không kém phần kín đáo để tiếp khách đến nhà.

- Được biết bạn đã mua được nhà chỉ trong 1 năm kinh doanh online, tuy nhiên nhiều người kinh doanh online không được như bạn, bạn nghĩ vì sao? Bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng online của mình?

Bạn nói thế là nhiều người nghỉ làm đi bán online hết đó. Đúng là mình có mua nhà thiệt, phần tiền mình dành dụm trước đó, phần từ kinh doanh và phần lớn nhất là mình vẫn còn đang vay ngân hàng đây.

Kinh doanh online nhiều người tưởng dễ nhưng thật sự không có dễ vì mình không tiếp xúc trực tiếp khách hàng. Việc kinh doanh này đòi hỏi uy tín và cả cái duyên người bán hàng.

Mình không coi khách là khách, mình coi là bạn thì đúng hơn nên cái nào không hợp thì mình sẽ khuyên khách không nên mua. Cách giữ khách tốt nhất là hãy thật thà với họ, xem họ là bạn, đừng bán cho họ sản phẩm mà ngay cả bản thân mình cũng không muốn sử dụng.

- Bạn có định hướng gì mới trong thời gian sắp tới?

Sắp tới mình sẽ cho khai trương boutique, tìm thêm nhiều đại lý cho nhãn hàng Vanilla trang phục mặc nhà cũng như mở rộng và đa dạng hơn Chợ Đồ Cũ. Hy vọng mọi thứ suôn sẻ để mình có thể “sinh thêm” nhiều đứa con như Chợ Đồ Cũ và Vanilla nữa phục vụ cho các bạn.

mua đồ cũ giá rẻ nội thất cũ: bàn ghế gia đình, sập gụ tủ chè tại CHỢ ĐỒ CŨ THƯỞNG THƯỞNG với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng liên hệ tại:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ ( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng.
Sưu tầm














Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Ở phía bắc vùng miền nào chuyên buôn bán đồ gỗ cũ?


Vùng miền buôn bán đồ gỗ cũ nổi tiếng ở phía bắc có thể kể đến vùng Phú Xuyên, Thường Tín, Xuân Mai... Ở đó có rất nhiều nhà xưởng họ chuyên mua bán mông má những đồ nội thất cũ , đó là những đồ nội thất của những người dọn nhà không cần dùng tới. Không khí tấp nập cũng là “ xôm” nhất của giới buôn đồ gỗ cũ vào dịp cuối năm.

Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 20km, làng Canh Nậu và Hữu Bằng, Thạch Thất được ví như "thủ phủ" của giới buôn đồ gỗ cũ. Theo giới buôn thì đây là cái nghề “của người chán, bán cho người cần”.

"Làm cái nghề này, săn được mối cũng không phải là dễ, phải mối lái với dân bản địa thì mới tìm nhanh. Nhưng nhiều khi tìm được, chủ nhà họ không muốn bán, có khi phải đến trả giá, nài nỉ gọi điện mặc cả đến nửa năm trời. Nhớ năm rồi, tôi lần mò lên tận Hưng Yên trả giá bộ bàn ghế bằng gỗ lim hơn 200 năm với giá từ 100 rồi 150 triệu mà chủ nhà nhất định không bán do đấy là cổ vật của dòng họ. Sau đó, đột nhiên, vài tháng sau họ lại chủ động gọi lại cho tôi".

Bác Đỉnh, có thâm niên trong nghề "phấn son" gỗ cũ đã hơn 20 năm trong xưởng của anh Khánh, tâm sự "làm cái nghề này công phu lắm, phải khéo léo và có lòng kiên trì mới thành công được. Khi món hàng xưa bị sứt mẻ, gãy bể đâu đó thì chọn đúng chủng loại gỗ, đúng sắc, đúng vân để phục bản theo nguyên tác. Nhiều vết nứt rạn, rỗ phải bả bột đá, răm mặt gỗ cho mịn rồi đánh vecni, có khi phải trưng cồn rồi đắp vào các mộng gỗ bị nứt.

                        


Với đồ xưa, sử dụng vecni là cồn ngâm cánh kiến, thấm bột đánh bằng tay, mài đi mài lại nhiều khi vài ngày chưa xong cái tủ; không phun công nghiệp loại vecni PU được. Làm cái nghề này, càng kỳ công thì đồ càng đẹp càng có giá trị", bác Đỉnh thủ thỉ.

Anh Sơn, một  tay săn đồ gỗ cũ có tiếng cho biết: "Nghề buôn đồ gỗ cũ vất vả thật nhưng nếu gặp được món hời có thể trúng đậm cả nửa tỷ bạc". Anh Sơn kể, năm ngoái có anh bạn mua đồ cũ được bộ bàn ghế, tủ, sập gỗ Trắc khảm ốc đỏ Singapore của con cháu một vị quan Nhị phẩm thời xưa với giá 1,2 tỷ đồng. Một thời gian sau, anh này sang tên cho một vị đại gia có tiếng với giá 1,8 tỷ đồng.

"Có lần chính tôi cũng "ăn đậm" được quả hơn 200 triệu", anh Sơn nói nhỏ. Lần ấy, nghe có người mách có bà lão trên tận Từ Sơn, Bắc Ninh cần bán một bộ câu đối bằng gỗ khảm trai, tôi vù đến ngay. Tới nơi thấy đôi câu đối đã cũ nhưng những chữ khảm trên trai đích thị là loại ốc đỏ Singapore  tôi đã mê mẩn rồi, bà cụ bảo: “Bán để lấy tiền chữa bệnh, câu đối gỗ này cũng cũ quá rồi”. Sau một lúc ngã giá, bà cụ đồng ý bán 7 triệu đồng".

“Tôi sướng như tê dại bởi loại khảm ốc đỏ Singapore là loại khảm cực có giá, đặc biệt nếu nhìn tinh khảm trên đôi câu đối còn là loại khảm đổi màu. Sau khi mang về nhà, tôi huy động thợ bóc hết khảm trên lớp gỗ cũ đã sứt mẻ rồi khảm lên chiếc sập gỗ gụ trị giá 50 triệu. Sau đó, có khách đến trả 270 triệu, thấy ngon ăn nên tôi bán luôn".

Anh sơn thủ thỉ, làm cái nghề “theo chân người chán, gả cho người ưa” quả là phải có đam mê, và phải là người tinh nghề. Có khi cả mấy tháng "ngồi chơi xơi nước" chả được đồng nào, có khi thẩm định sai thâm niên của mặt hàng là "chết ngay".

"Còn nhớ, có lần một người quen trong Thanh Hóa gọi ra bảo có gia đình nọ cần tiền bán thanh lý đồ cũ bộ bàn gỗ gụ ngót ngét 100 năm tuổi. Tôi máu quá, bắt ngay xe đến nơi thì trời đã sẩm tối. Tin tưởng anh bạn và xem qua nhận thấy vân gỗ khá đẹp có độ lì và bóng, tôi vội ra giá 60 triệu với chủ nhà và cho xe chở về. Tuy nhiên, khi lau chùi cẩn thận xem lại lớp vecni thì phát hiện đây là đồ gỗ giả cổ có tuổi thọ chưa đến 10 năm tuổi".

Theo giới buôn trong nghề, để xác định được tuổi của món hàng, phải xem cho được “nước bóng mặt gỗ của thời gian”. Hàng có tuổi thì cứng cáp, nặng; đồ giả cổ, hàng nhái thường mỏng manh. Và đặc biệt, hàng cũ có cả cái hồn trong đó, nhìn dòng sông khắc trên gỗ chẳng hạn, nước như đang chảy thật, cái bông trên khảm cũng như đang nở thật, hàng khác thì bông như đang héo.

Quý khách hàng có thể mua do cu nội thất cũ: bàn ghế gia đình, sập gụ tủ chè tại CHỢ ĐỒ CŨ THƯỞNG THƯỞNG với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết sản phẩm vui lòng liên hệ tại:
Website:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ ( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng.
Sưu tầm













Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Mua đồ công nghệ thanh lý tại chợ đồ cũ thưởng thưởng

Rất nhiều người đã tìm mua đồ công nghệ thanh lý chưa qua sử dụng: Laptop, Loa vi tính, Tai nghe, Máy ảnh, Tivi LCd, Các thiết bị đồ điện gia dụng gia đình. Một số Model sản phẩm công nghệ hay các thiết bị đồ điện gia dụng đều được bán thanh lý với giá thanh lý đồ cũ chỉ bằng 50-60% giá bán ngoài thị trường.

Các sản phẩm thanh lý được rao bán hàng ngày trên mạng qua các diễn đàn, mạng xã hội và đối với người tiêu dùng vẫn còn e dè về chất lượng cũng như độ an toàn của sản phẩm đang rao bán thanh lý đồ cũ. Nhưng tâm lý e dè đó cũng chẳng ngăn nổi không khí mua bán náo nhiệt trên các Forum, web bán hàng hay Facebook.




Khi Bạn đến Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng có nhu cầu mua đồ công nghệ thanh lý, đồ điện gia dụng gia đình đều được các nhân kỹ thuật có tay nghề cao kiểm tra , đánh giá độ ổn định linh liện cũng như đưa ra thời gian bảo hành. Tất cả các sản phẩm mua về lắp đặt ngay nếu có hư hỏng đều được đổi lại hoặc hoàn lại tiền nếu Khách hàng không còn nhu cầu lắp đặt.

Nhiều khách hàng cảm thấy thoải mái với việc mua đồ cũ và sử dụng đồ cũ cho dù mua trực tiếp tại Chợ hay mua online trên Website. Rất nhiều khách hàng đã thường xuyên lui tới Chợ Đồ Cũ để mua không chỉ đồ đạc cho gia đình mà còn nội thất cho văn phòng hay cho nhu cầu kinh doanh của mình.
Rất nhiều khách hàng đã chọn mua đồ công nghệ thanh lý tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng. Còn Bạn thì sao? Vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay:

ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: Chợ Đầu Mối Bắc Thăng Long – Đông Anh - Hà Nội (ngay chân cầu thăng long).
Sưu tầm



Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Mua bình nóng lạnh giá rẻ tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng

Mua bình nóng lạnh giá rẻ cho gia đình tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng với  chất lượng tốt nhất từ nhiều thương hiệu có tiếng tại Việt Nam như Picenza, Sanaky, Kangaroo, Aiston. Tất cả các Model sản phẩm bình nóng lạnh đều được bán thanh lý dao động từ 30-50% so với giá mới ngoài thị trường.  


Khi mua bình nóng lạnh tại Chợ đồ cũ Khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn dung tích bình nóng lạnh phù hợp nhu cầu sử dụng của gia đình mình, cũng như chất lượng và độ an toàn với các sản phẩm thanh lý để đảm bảo không chỉ mua bình nóng lạnh với giá thanh lý đồ cũ mà cũng sẽ tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Xem đánh giá trực tiếp chất lượng cũng như độ an toàn của bình nóng lạnh mà mình trước khi mua  đã tạo niềm tin cho rất nhiều khách hàng đến Chợ Đồ Cũ khi có nhu cầu.

Việc bỏ ra số tiền từ 3-4 triệu để mua một bình nóng lanh mới ngoài thị trường không phải gia đình nào cũng có điều kiện, nhất là đối với nhiều người xa quê đang làm các khu công nghiệp, các sinhviên đi học xa. Chợ đồ cũ đã nhìn thấy khó khăn đa phần của những người lao động đã chủ động bán giảm giá rất nhiều so với giá thị trường.

Việc mua do cu là đồ điện lạnh tuy giá rẻ một nửa so với thị trường đang bán nhưng tâm lý chung của người mua hàng vẫn sợ sự cố khi sử dụng. Để bảo vệ quyền lợi khách hàng, khi mua bình nóng lạnh về mới lắp đặt khi có sự cố có thể đổi lại sản phẩm khác.

Khách hàng có nhu cầu mua bình nóng lạnh có thể xem chi tiết sản phẩm vui lòng liên hệ:
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: Chợ Đầu Mối Bắc Thăng Long – Đông Anh - Hà Nội (ngay chân cầu thăng long).
Xem thêm: những mẫu ghế văn phòng thanh lý giá rẻ
Sưu tầm



Mua đồ điện gia dụng thanh lý giảm giá 40% tết Đinh Dậu 2017



Mua đồ điện gia dụng cho gia đình thanh lý giảm giá 40% tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng để đón một cái tết Đinh Dậu 2017 đủ đầy. Để tiết kiệm chi phí mua sắm vào dịp cuối năm này, các chị em sẽ không phải đau đầu khi có nhu cầu mua sắm đồ gia dụng cần thiết cho gia đình nhà mình. Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng có chương trình khuyến mãi giảm giá 40% so với giá thị trường đối với tất cả các sản phẩm thanh lý như Tivi, máy tính, điện thoại,vv… Ngoài việc áp dụng giá thanh lý đồ cũ đối với các sản phẩm đồ điện gia dụng dịp cuối năm, chúng tôi còn chia sẻ cách làm thế nào để Bạn đừng “ vung tay quá trán” với ngân sách của mình:



1. Lên danh sách mua sắm Tết cụ thể và chi tiết

Năm hết Tết đến là dịp mà các quầy hàng, cửa hiệu bày bán rất nhiều sản phẩm đa dạng và bắt mắt. Để tránh lạc vào “mê hồn trận” vô vàn những món đồ Tết hấp dẫn khiến tiền trong túi cứ “đội nón ra đi” thì lập ra một danh sách sắm Tết với các khoản chi tiêu cụ thể là việc cực kỳ quan trọng.


Hãy liệt kê tất cả những thứ bạn cho là cần thiết trong dịp Tết rồi sắp xếp chúng theo thứ tự quan trọng và cần thiết giảm dần. Với mỗi món đồ, bạn cũng nên dự tính một khoản chi tiêu cố định và cân đối lại với “ngân sách” của mình nhằm tránh việc “vung tay quá trán”.

2. Tận dụng đồ cũ

Sau khi đã có một danh sách những thứ cần thiết cho dịp Tết sắp tới, bạn hãy kiểm tra lại những thứ có sẵn trong nhà để xem có tận dụng được gì để không phải mua đồ cũ thanh lý nhé!

Những món đồ trang trí cây đào, mai, quất, câu đối… từ năm trước hoàn toàn có thể tái sử dụng thay vì phải tốn một khoản tiền không nhỏ để mua đồ mới.

Hoặc tái chế những món mua do cu như hộp bìa cát-tông, ly thủy tinh… thành những chiếc lọ cắm hoa hay những chiếc hộp đựng đồ mới… cũng là một cách tiết kiệm rất sáng tạo và độc đáo.

3. Sắm các mặt hàng thiết yếu từ sớm

Danh sách đã có, đồ cũ trong nhà cũng đã được tận dụng triệt để, giờ là lúc bạn cần bắt đầu mua sắm cho mùa Tết năm nay rồi đấy. Hãy lưu ý rằng, Tết càng cận kề thì các mặt hàng lại càng có xu hướng tăng giá một cách chóng mặt. Do đó, hãy mua sắm từ sớm để giúp tiết kiệm một khoản tiền kha khá, đồng thời, cũng để tránh cảnh chen lấn xô đẩy khi đi mua hàng vào những ngày cận Tết.

                           

Đồ uống, bánh kẹo, thực phẩm khô… là những mặt hàng thiết yếu có thể bảo quản và dự trữ được lâu nên thường được các bà nội trợ mua sắm từ rất sớm. Nhưng khi mua hàng, bạn đừng quên xem kỹ hạn sử dụng của sản phẩm nhé!

4. Săn hàng khuyến mại, giảm giá

Mua chung với số lượng lớn và săn những đợt hàng khuyến mại, giảm giá đang là xu hướng tiêu dùng của dân công sở. Tết đến là thời điểm tốt để bạn vừa có thể mua được những thứ cần thiết, lại vừa tiết kiệm tối đa chi phí, đảm bảo tiêu chí: Ngon - bổ - rẻ.

                        

Do vậy, khi đi sắm Tết, bạn cần lựa chọn một cách sáng suốt, “bám chặt” vào danh sách đồ cần mua đã lập từ trước để tránh những mặt hàng không cần thiết “quyến rũ”.

5. Tự làm thực phẩm Tết

Bánh chưng, mứt tết, giò xào, giò lụa, dưa hành muối... là những món ăn khó có thể thiếu được trong mâm cỗ gia đình mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu như trước đây, các chị em thường cầu kỳ đặt mua những thực phẩm này tại các địa chỉ nổi tiếng thì nay họ lại có xu hướng tự làm tại nhà.

Tự làm bánh chưng vừa giúp tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ảnh: TTXVN

Việc này không những đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc mua sắm Tết. Đồng thời cũng là cơ hội cho các thành viên trong gia đình quây quần, tăng cường mối liên hệ tình cảm, sự thân thiết sau cả năm dài bận rộn. Đặc biệt, việc chuẩn bị Tết sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời với trẻ nhỏ, giúp trẻ hiểu hơn về những giá trị truyền thống dịp Tết Nguyên đán.

6. Không tích trữ quá nhiều đồ Tết

Không ít bà nội trợ có tâm lý mua thật nhiều thực phẩm, đồ ăn trong dịp Tết đề phòng khách đến chơi nhà hoặc chợ, siêu thị chưa mở cửa. Tuy nhiên, việc tích trữ dài ngày quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau xanh, trái cây… sẽ khiến chúng bị khô héo, thối, hỏng, biến chất…

Lời khuyên dành cho bạn, đó là chỉ nên tính toán khẩu phần ăn dành cho gia đình trong tối đa từ 1-3 ngày. Bởi hiện nay các chợ, siêu thị đều mở cửa trở lại rất sớm từ khoảng mùng 2 Tết.

7. Nói không với thẻ tín dụng khi mua sắm Tết

Nói không với thẻ tín dụng khi đi mua sắm là kinh nghiệm sống còn của các bà nội trợ thông thái. Bởi nó chính là một cái bẫy ngọt ngào khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu.


Lời khuyên cho bạn là hãy mang theo tiền mặt và lưu ý chỉ mang một số tiền vừa đủ theo kế hoạch đã định trước khi đi sắm Tết. Bởi nếu sẵn tiền trong túi, bạn sẽ sẵn sàng chi thêm cho những khoản nằm ngoài kế hoạch.

Trong khi mua sắm, một số mặt hàng có thể cao giá hơn dự chi của bạn. Bạn đừng ngại ngần bỏ chút thời gian đi dạo một vòng quanh chợ, siêu thị, cửa hàng để có thể xem xét và khảo giá hết các mặt hàng thiết yếu cần mua. Sau đó, hãy ưu tiên những mặt hàng quan trọng trước và giảm bớt những món đồ ít cần thiết hơn.

8. Cân nhắc kĩ trong việc tặng quà tết

Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng tri ân, sự quan tâm của bạn tới những người yêu quý và trân trọng. Những món quà Tết vì thế cũng trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa xưa nay.

Để chọn được những món quà ý nghĩa, trang trọng mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của mình, bạn nên bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu kỹ về sở thích, thói quen của người được tặng quà.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ thanh lý ghế văn phòng, đồ bếp nhà hàng quán ăn, đồ nội thất gia đụng gia đình( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm







Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Bán thanh lý bình nước nóng lạnh Rossi, Sanaky, Kangaroo


Website http://docu24h.com chuyên bán thanh lý nhiều Model bình nước nóng lạnh cũ Rossi, Sanaky, Kangaroo, Aiston. Các sản phẩm bình nóng lạnh đang được bán đều là các Model tích hợp các đặc tính nổi trội nhất với bước đột phá trong nghệ hiện nay: Ruột bình tráng kim cương nhân tạo, tiết kiệm điên năng, hệ thống rò điện đạt chuẩn an toàn Châu Âu, khi có sự cố về điện, hệ thống sẽ ngắt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Bình nóng lạnh tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng đa dạng mẫu mã sản phẩm cũng như phong phú về dung tích bình loại 15L, 22L, 32L. Các bình nóng lạnh của các thương hiệu lạnh Rossi, Sanaky, Kangaroo, Aiston tùy theo tình trạng sản phẩm như đồ cũ đã qua sử dụng và thanh lý chưa qua sử dụng được bán với giá 30-50% so với giá thị trường đang bán. Những gia đình khó khăn về kinh tế,  các bạn sinh viên đều có thể tìm các model sản phẩm thích hợp cho nhu cầu của mình chỉ với giá thanh lý đồ cũ.

                           

Bình nóng lạnh được bán tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng trước khi tới tay người tiêu dùng được kiểm tra qua một quy trình chặt chẽ về chất lượng cũng như độ an toàn sản phẩm. Khác với việc mua đồ cũ các bình nóng lạnh trên các diễn đàn, website bán hàng trên mạng không được thử trực tiếp cũng như không đánh giá chất lượng, độ an toàn do đa phần đều thiếu kiến thức. Tuy nhiên khi Quý khách hàng mua hàng trực tiếp tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng đều được các nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao thử trực tiếp cho khách hàng xem và đánh giá chính xác chất lượng cũng như độ an toàn sản phẩm.

Nếu Bạn đang sinh sống tại Hà Nội, Bạn đang có nhu cầu mua Bình nóng lạnh cho phòng trọ cũng như gia đình mình. Bạn cũng đang có nhu cầu mua đồ gia dụng thiết yếu cho gia đình, Bạn có thể đến trực tiếp Chợ Đồ Cũ để thỏa sức mua sắm.
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: Chợ Đầu Mối Bắc Thăng Long – Đông Anh - Hà Nội (ngay chân cầu thăng long). Ngoài ra chúng tôi còn thanh lý ghế xoay văn phòng
Sưu tầm



Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Mua đồ cũ quần áo tại nhà kho ký gửi Give Away



Gọi là nhà kho ký gửi quần áo cũ  nhưng Give Away bài trí như một tiệm quần áo, giày dép thời trang với không gian trẻ trung và thân thiện. Khách đến đây đa số là người trẻ hoặc đi theo dạng gia đình. Hướng mắt về phía hai cô con gái đang tíu tít lựa đồ, bà Bùi Liên Anh (ở Q.Gò Vấp) nói bà đưa con đến đây đã ba, bốn lần.


                              

Sáng cuối tuần, không gian chừng 60m2 của tiệm Give Away (Q.Bình Thạnh) gần như chật kín bởi hàng chục bạn trẻ đang loay hoay chọn lựa các món đồ. Dù 9g tiệm mới mở cửa nhưng trước đó nửa tiếng, nhiều người đã đến chờ “săn” những món hàng độc đáo với mức giá gây bất ngờ.

Giờ đây, những món đồ cũ nếu không dùng nữa người ta vẫn có thể định giá cho chúng thông qua những “nhà kho” ký gửi. Mô hình này mới xuất hiện ở Sài Gòn nhưng có sức hút đáng kể đối với người mua lẫn người bán.

Hết đắn đo chọn chiếc váy dài rồi ngó sang chiếc áo sơmi cổ điển, Minh Trang (sinh viên) cuối cùng cũng chọn được cho mình 4-5 kiểu áo váy. Trang hào hứng: “Đi hàng ký gửi mình có thể thoải mái lựa chọn những món đồ tuy đã qua sử dụng nhưng chất lượng vẫn ổn. Giá mỗi món chỉ vài chục ngàn đồng trở lên”.

Còn bạn Thanh Thùy lần đầu đi mua đồ cũ hàng ký gửi nhận xét: “Thay vì chen chúc trong chợ phiên với quá nhiều món đồ được bày bán hoặc lê la các shop thời trang, việc mua sắm hàng ký gửi đỡ tốn thời gian mà giá lại mềm hơn”.

Bà nhận xét: “Mấy đứa nhỏ thường khoái kiểu dáng lạ mắt, mặc một thời gian sẽ chán nên những mặt hàng như vậy rất phù hợp. Có bữa tôi cũng lựa được mấy kiểu cho mình”.



19g, tiệm Second Chance (Q.1) với không gian nhỏ nhắn, ấm cúng cũng đang đón khoảng 10 khách đến mua hàng. Người loay hoay bên những đôi bốt da, người chọn bộ đầm, người đang chăm chú nghe nhân viên tư vấn cách phối đồ... Ngọc Hằng (25 tuổi, chủ tiệm) cho biết tiệm thường đông vào chiều tối và ngày cuối tuần.

Ở tiệm Consignista (Q.3), hàng ký gửi được bài trí đẹp mắt không thua gì hàng mới và lượng khách ghé đến khá đông dù đã gần đến giờ đóng cửa.

Một số tiệm chỉ nhận ký gửi số lượng ít, như trường hợp tiệm Ustore (Q.Tân Phú) chỉ nhận ký gửi cho người quen. Mặt hàng ký gửi ở đây cũng khá đa dạng: quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm... Vài tiệm bán đồ do chủ tiệm tự thiết kế như May Hẻm (Q.3), N (Q.1)... Đó là chưa kể hình thức bán đồ cũ ký gửi qua mạng do người chủ chưa đủ điều kiện thuê mặt bằng mở tiệm.

 “Luật” ký gửi

Theo Hồng Loan (23 tuổi, chủ hệ thống Give Away), hiểu đơn giản nhà kho ký gửi là nơi nhận các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc còn mới nhưng không dùng do cá nhân hoặc các shop đem đến. Với những điều kiện cơ bản như hàng vẫn còn sử dụng được, không hư hỏng, lỗi thời, người ký gửi sẽ tự định giá những món đồ của mình.

 “Sau khi thỏa thuận mức giá từ 30.000-150.000 đồng/món tùy chất lượng, tiệm sẽ đưa người ký gửi một tấm thẻ thành viên. Sau khoảng thời gian quy định, người ký gửi sẽ nhận số tiền bán các sản phẩm đã trừ phí dịch vụ” - Loan cho biết.

Thời gian ký gửi tùy quy định của từng tiệm. Give Away là 50-70 ngày, Second Chance là 40-70 ngày, Consignista là 50 ngày... Ngọc Hằng cho biết ưu điểm của mô hình kinh doanh này là người chủ không cần bỏ nhiều vốn.

“Hơn nữa, đồ ký gửi phù hợp nhiều đối tượng khách hàng, mặt hàng lại đa dạng, giá rẻ hơn nhiều so với hàng mới nên khá dễ bán. Thi thoảng cũng có hàng hiệu giá rẻ nên khách rất thích” - Hằng nói. Tương tự, Minh Trí (30 tuổi, chủ tiệm Ustore) nhận định việc bán hàng ký gửi “dễ thở” hơn là đầu tư mở tiệm 100% hàng mới vì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí.

Còn Hồng Loan cho biết từ một tiệm Give Away ban đầu ở Q.10, hiện đã mở thêm hai chi nhánh ở TP.HCM và một ở Hà Nội.


Dĩ nhiên, việc ký gửi những món đồ không dùng nữa đã tạo thêm một khoản thu nhập cho người ký gửi. Sau khi biết có dịch vụ này, Hương Trà (29 tuổi, ở Q.Phú Nhuận) đã ký gửi chừng 10 món đồ để thử xem tiệm có bán được không. Sau đó cô tiếp tục và lần gần nhất đã ký gửi hơn 30 món đồ, từ quần áo, giày dép, vòng đeo tay... Trà chia sẻ: “Mỗi món mình để giá chừng 50.000-100.000 đồng, sau 30 ngày tiệm sẽ thông báo đã bán được những món nào. Mình cũng nhẹ người bởi đã tống khứ được đồ thừa”.

Theo Trà, việc ký gửi hầu như không có gì rắc rối vì giữa khách và chủ tiệm đã đưa ra những quy định cụ thể về chất lượng đồ, giá tiền, mức phí dịch vụ. Người ký gửi cũng không lo đồ đạc thất lạc bởi nhân viên tiệm đã đánh số, tạo mã (code) cho sản phẩm.

Trọng Danh (32 tuổi, chủ một shop thời trang đã thanh lý ở Q.Bình Thạnh) cho biết thay vì bán đổ bán tháo quần áo trong tiệm, Danh đã đem ký gửi và nơi ký gửi đã bán thanh lý đồ cũ được hơn 70% các món đồ. Danh nói: “Mô hình này đã giải quyết được câu chuyện xử lý đồ cũ và còn sinh lời. Tôi nghĩ nó sẽ còn phát triển trong thời gian tới”.

Tiềm năng và rủi ro

Thị trường TP.HCM tạo nhiều thuận lợi cho người kinh doanh hàng ký gửi với ưu điểm: số lượng lớn người trẻ thường xuyên mua sắm, giá rẻ, tìm mặt bằng không quá khó, có thể tận dụng mạng xã hội để bán trực tuyến và quảng bá hàng hóa... Tuy nhiên, theo các chủ tiệm, việc kinh doanh hàng ký gửi tưởng chừng đơn giản nhưng nếu thiếu kiên nhẫn và sự đầu tư về thời gian, công sức thì khó có thể phát triển.

Kinh doanh hàng mới đã khó, kinh doanh hàng ký gửi càng khó hơn vì chủ tiệm giống như trung gian giữa người ký gửi và người mua nhưng cũng phải bảo đảm có lời cho mình. Tiền lời này từ phí dịch vụ nếu bán được sản phẩm, từ 10.000-30.000 đồng đối với sản phẩm dưới 150.000 đồng, 20% nếu sản phẩm cao hơn 150.000 đồng... Cũng có “nhà kho” tính theo thời hạn bán được sản phẩm, sản phẩm càng để lâu phí sẽ cao hơn do tiệm phải tốn công sức bảo quản, lưu kho.

Bích Tuyền (23 tuổi, phụ trách chi nhánh Give Away) cho biết cô cùng các nhân viên phải kiêm luôn vai trò “người mẫu” quảng cáo cho sản phẩm trên mạng xã hội. “Khi nhận hàng, tụi mình phải kiểm tra thật kỹ mẫu mã, tình trạng sản phẩm. Khách đưa ra giá quá cao thì tụi mình tư vấn để có mức giá hợp lý” - Tuyền nói.

Ngoài những yếu tố chiều lòng cả người ký gửi lẫn người, chủ tiệm còn nghĩ ra nhiều “chiêu” thu hút khách. Từ khi mới mở, Give Away đã tổ chức mỗi tháng một lần “Ngày hội từ thiện” để tiêu thụ những món đồ khách ký gửi quá hạn nhưng không nhận lại, đồng thời thu hút khách mua những sản phẩm khác. Số tiền bán được sẽ đưa vào quỹ từ thiện hoặc mua quà cho trẻ mồ côi. Các “nhà kho” còn đến tận nhà khách ở xa trung tâm để nhận đồ ký gửi, chấp nhận chỉ tính phí trên những món đồ đã bán được...

Trong hàng chục điểm bán hàng ký gửi cũng có vài điểm phải ngưng hẳn hoặc tạm ngưng hoạt động. Lý giải về việc “phá sản”, một số chủ tiệm cho biết do không lường được những khó khăn khi kinh doanh mặt hàng này. Mở tiệm Ooldew năm 2014 và ngưng bán cách đây vài tháng, Minh Thuận (27 tuổi, Q.Tân Bình) cho biết ban đầu rất hứng thú với mô hình nhà kho ký gửi. Sau một thời gian, Thuận nhận thấy đồ cũ khó tiêu thụ. “Bây giờ bỏ mấy chục ngàn đồng là người ta có thể mua được cái áo mới, vì vậy nếu bán đồ cũ phải biết chọn hàng độc lạ mới hút khách” - Thuận nói.

                      

Tương tự, Thanh Tùng (26 tuổi, chủ tiệm Born 1989 ở Q.3) cũng ngưng bán gần một năm nay. Tùng cho biết: “Tuy lợi nhuận từ việc bán hàng ký gửi cũng ổn nhưng người bán tốn rất nhiều thời gian cho sản phẩm, chưa kể chất lượng không đồng đều giữa các mặt hàng... nên rủi ro cao hơn bán sản phẩm mới”. Còn Yến Phi (26 tuổi, chủ trang mạng Old Word New Thing) vừa ngưng bán cho rằng nếu người bán không dành hết tâm trí để làm mới trong tiếp thị thì rất dễ... dẹp tiệm.

Mô hình ký gửi trên thế giới

Mô hình ký gửi tồn tại ở các nước phương Tây dưới hình thức ký gửi trực tiếp lẫn trực tuyến. Để ký gửi, khách có thể mang những món đồ của mình đến cửa hàng hoặc nhân viên sẽ đến tận nhà lấy. Hình thức trực tuyến được phát triển nhằm giúp người có nhu cầu có thể ký gửi thuận tiện hơn. Họ chỉ cần vào trang web của cửa hàng, tạo tài khoản, danh sách các mặt hàng và đăng hình ảnh lên trang web. Nếu hàng không thích hợp để bán, cửa hàng sẽ quyên góp cho các tổ chức từ thiện.

Khác với Việt Nam, cửa hàng ký gửi phương Tây có thể là nơi nhận và trưng bày mặt hàng cho khách đến chọn lựa hoặc đơn giản là nơi trung gian giới thiệu mặt hàng, người ký gửi sẽ tự giao hàng đến khách khi có người mua. Giá cả do cửa hàng đặt ra. Người ký gửi có thể nhận tiền khi hàng hóa của họ đã có người mua, hoặc cũng có thể nhận tiền ngay khi ký gửi. Các sản phẩm ký gửi khá đa dạng: từ đồ nội thất đến quần áo, đồ cổ, những món độc lạ…

Những cửa hàng ký gửi nổi tiếng có thể kể đến như: Second Time Around (chuyên nhận ký gửi thời trang, ra đời hơn 35 năm, có hơn 40 cửa hàng trên 12 bang của Hoa Kỳ), Once Upon A Child (chuỗi cửa hàng ký gửi quần áo, vật dụng, đồ chơi trẻ em, có hơn 300 cửa hàng ở Mỹ và Canada), Consignista.com (trang web ký gửi, ra đời năm 2012, cho phép ký gửi mọi vật dụng thời trang người lớn và trẻ em)...

“Nhà kho” ký gửi ở Việt Nam cũng được học hỏi từ các mô hình trên. Tuy mới phát triển nhưng mặt hàng ký gửi rất đa dạng: quần áo, phụ kiện, mỹ phẩm, đồ nội thất, gia dụng, đồ chơi trẻ em… Hà Nội được xem là địa phương đầu tiên phát triển mô hình “nhà kho” ký gửi, sau đó là TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Khách hàng có nhu cầu mua đồ thiết bị gia dụng gia đinh, đồ bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, đồ văn phòng vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm














Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Quản lý chi tiêu khi có con nhờ giải pháp cũ người mới ta



Việc quản lý chi tiêu khi vợ chồng có con nhờ giải pháp mua đồ cũ sẽ là một việc quan trọng trong việc cải thiện “sức khỏe” tài chính của bạn. Với 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối mỗi ngày để ghi chép, lên kế hoạch mua sắm và cắt giảm chi tiêu, các ông bố bà mẹ trẻ sẽ có được “quyền kiểm soát” đối với ngân sách của mình. Cứ kiên trì và nhẫn nại như vậy, chắc chắn việc tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu sẽ thành công. Lúc đó, dù thu nhập thấp, khoảng 4-5 triệu/tháng, thì bạn vẫn sống thanh thản, không phải bận tâm đến chuyện tiền bạc.

Không nhất thiết phải mua mới mọi thứ. Bạn có thể tìm đến những địa chỉ chuyên bán hàng dùng rồi hoặc hỏi xin bạn bè những vật dụng họ không còn cần nữa. Nhiều món hàng còn mới đến 99- 100% vì không được dùng đến. Hãy học tập kinh nghiệm này để tránh mua quá tay những thứ không cần thiết. Ngoài ra, tạo được thiện cảm tốt với người bán hàng sẽ giúp bạn được mua với giá ưu đãi hơn.
Cuộc sống trước hôn nhân và sau khi kết hôn, có con hoàn toàn khác nhau, nhất là trong vấn đề tài chính. Dưới đây là những cách giúp bạn chi tiêu, quản lý tài chính hợp lí khi nuôi con để không lo "thiếu trước hụt sau"...

                             

Giải pháp “cũ người mới ta”

Không chỉ mua đồ cũ, bạn còn có thể bán thanh lý đồ cũ đồ dùng rồi. Lưu ý giữ lại bao bì, hướng dẫn sử dụng, hoá đơn mua hàng… vì chúng sẽ giúp món hàng của bạn trở nên có giá trị hơn. Hàng cần thanh lý nên được “xả” càng sớm càng tốt, để hàng hoá ở tình trạng còn mới, công năng sử dụng còn nguyên vẹn, hoặc còn “hạn sử dụng”. Hãy chắc chắn quanh mình có một số bà mẹ, bạn mới,… với con cái cùng tuổi con mình để “lưu thông hàng hoá” dễ dàng hơn.

Mua ít và chỉ mua đồ tốt

Để tránh việc ham mua, cái gì cũng mua và làm chính mình ngạc nhiên “ủa mình có món này à”, có một kinh nghiệm tiêu dùng mà ít người để ý. Đó là mua ít, chỉ mua đồ tốt. Mẹo này mới nghe thì có vẻ ngược, nhưng thử làm vài lần, các bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
Ví dụ về quần áo hoặc giày dép thì rõ rệt nhất. Một đôi giày tốt sẽ bền đẹp, dùng được một thời gian vẫn còn đẹp và an toàn, so sánh với những đôi giày kiểu “đẹp mã” thì rất “đau tim” khi đi vì có thể hỏng bất kỳ lúc nào. Áo quần cũng vậy. Những mặt hàng tốt thì mặc được rất lâu mà mình vải vẫn còn mới đẹp, còn các món ít tiền hơn chỉ cần giặt vài lần là xuống nước ngay. Ít đồ đạc còn giúp nhà cửa đẹp đẽ gọn gàng và ít tốn công chăm sóc.

Đúng nhu cầu, đúng đối tượng
Có người thích con mặc đồ mới liên tục, còn người khác chỉ muốn có một số món thật đẹp mặc được nhiều lần. Bạn cứ mua theo nhu cầu và sở thích của mình, nhưng cần cân nhắc khi mua và biết phối hợp đồ tốt – xấu.

Đặc biệt, khi mua sắm cho con, bạn nên chọn lựa kỹ để đáp ứng mục đích sử dụng khác nhau. Chẳng hạn, áo quần cho trẻ con nên sắm những đồ ít tốn kém vì trẻ rất mau lớn, nhưng vẫn cần có vài món ‘sang chảnh’ để trẻ cảm nhận được tốt/ xấu của chất liệu và kiểu dáng, chi tiết, đường nét. Hơn nữa, trẻ được mặc đồ tốt thì cả cha mẹ lẫn con cái đều cảm thấy hãnh diện, vui sướng.

Đồ chơi cũng vậy. Đồ chơi cho trẻ không cần thiết mua nhiều món, tuyệt đối phải chọn loại tốt và phù hợp độ tuổi. Cha mẹ nên cùng chơi với con, dạy con nhiều cách sử dụng đồ chơi thì một món có thể chơi được rất nhiều kiểu cách khác nhau, kể cả nằm ngoài hướng dẫn của nhà sản xuất. Trao đổi đồ chơi với các bạn của trẻ cũng là ý hay. Khi đi mua đồ chơi cho trẻ có thể dẫn bé theo để mua được món đúng với sở thích của bé, thì cha mẹ sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trẻ vài tháng tuổi đã có thể bộc lộ sự yêu/ ghét rất rõ rệt.

Việc nuôi con thường không lấp lánh màu hồng như những tưởng tượng của bạn lúc còn mang thai. Để không lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị ngân sách một cách kỹ lưỡng.

                       

Với 5 phút buổi sáng và 5 phút buổi tối mỗi ngày để ghi chép, lên kế hoạch mua sắm và cắt giảm chi tiêu, các ông bố bà mẹ trẻ sẽ có được “quyền kiểm soát” đối với ngân sách của mình.

Đầu tư vào những khoản nên chi

Có rất nhiều khoản chi mà thoạt nhiên bạn cảm thấy nhiều, nhưng về lâu dài lại là món lợi, ví dụ các khoản bảo hiểm. Khi “hữu sự” mới thấy những khoản chi dùng này tiết kiệm cho chủ nhân biết bao. Hiện nay có rất nhiều loại bảo hiểm sức khoẻ cho mẹ đi sinh, cho bé, kể cả bảo hiểm nhân thọ cho trẻ vừa ra đời. Hãy lập một kế hoạch tài chính dài hơi (15-18 năm) cho con trẻ. Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giúp các bạn “bỏ ống” kha khá tiền cho tương lai. Hãy tìm những mặt hàng thuộc nhóm “chi dùng để tiết kiệm”, ví dụ các khoá học dành cho mẹ, các gói chăm sóc sức khoẻ định kỳ dành cho cả gia đình,… song song với việc nâng cao hiểu biết của mình để chống lãng phí.

Cuối cùng, một nguyên tắc ngắn gọn nhưng không kém phần quan trọng là luôn định ra ngân sách và danh mục đồ cần mua thanh ly do cu. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát “cơn ghiền” mua sắm và để dành được kha khá tiền. Khi đó, bạn có thể rút bớt một phần số tiền mình đã tiết kiệm được để “xả láng” (có kiểm soát) vì cuộc sống luôn cần những giây phút có cảm giác cân bằng.

Tích lũy cho tương lai

Khác với cuộc sống khi còn trẻ, bây giờ bạn đã có gia đình riêng, có con, với một hàng dài danh sách các thứ cần phải chi tiêu. Chính vì vậy, bạn cần có một ý thức tích lũy tài sản cho tương lai. Đó chính là chỗ dựa của bạn trong tương lai nếu chẳng may có những điều bất ngờ như công việc không được thuận lợi, đau ốm,… Rất đơn giản, hàng tháng đều đặn, bạn chỉ cần trích ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm ở một ngân hàng uy tín. Cho dù lãi suất vẫn còn thấp nhưng quan trọng là nó ổn định, giúp bạn tích lũy được cho tương lai, bên cạnh đó, hàng tháng bạn cũng có thêm một chút từ tiền lãi để trang trải thêm cho cuộc sống gia đình.

Đầu tư thông minh

Việc đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai là điều cần thiết, bạn cứ nghĩ, chỉ trông chờ vào lương hằng tháng rồi lỡ may, cả tháng không đi làm, hoặc đau ốm gì không đi làm được, hoặc rủi ro thất nghiệp, thì thu nhập của gia đình bạn sẽ từ đâu ra. Vì vậy việc kiếm thêm các nguồn thu nhập khác từ đầu tư là hoàn toàn cần thiết. Đây sẽ là nguồn sinh lợi trong tương lai mà bạn không phải bỏ công sức lao động, nó cũng sẽ làm gia đình bạn an tâm hơn về tài chính của mình.

Đầu tư là điều cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, dễ có được thì càng dễ mất, trong đầu tư sẽ có không ít rủi ro, vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định một vấn đề nào đó. Có câu :” Đừng để tất cả số trứng mà bạn có vào chung một cái rổ”, điều đó khuyên ta nếu có đầu tư thì đừng nên đổ dồn hết tất cả số tiền mà bạn có vào một lĩnh vực nào đó. Hãy đầu tư dàn trải, có ý thức và đặc biệt không đụng tới khoản tiền “tích lũy tương lai”.

Website: http://docu24h.com - http://thanhlydocu.vn
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ thanh lý ( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng,  thanh lý ghế văn phòng
Sưu tầm