Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Giá trị lịch sử và giá trị thương mại lâu dài qua thú sưu tầm đồ cổ

Được người quen giới thiệu “có chỗ này sưu tầm được nhiều máy ảnh phim”, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Dương Tiến Dũng ở số 42/6 đường Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận. Nhìn bên ngoài, căn nhà 3 tầng trông cũng bình thường như bao căn nhà 2-3 tầng khác ở nội đô nhưng ít ai biết bên trong nó đang chứa cả một thế giới đồ cổ. Tầng trệt là chỗ trưng bày đồ gỗ chạm trổ, cẩn ốc tinh xảo như: tủ chè, tủ thờ, sập, gụ, bàn ghế… đi cùng là vô số đồ sành sứ mang đậm nét giao lưu giữa 2 nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Tầng 1 trưng bày tranh ảnh, đồ đồng, tượng ngọc, tượng Phật bằng đồng chạm khắc cầu kỳ với niên đại hàng trăm năm. Tầng 2 trưng bày đèn dầu, đồng hồ, máy ảnh, điện thoại, máy hát. Tầng 3 trưng bày la liệt tem xưa, tiền cổ, bút viết, hộp quẹt, tranh, tượng đá (Pháp, Ý, Chăm), dụng cụ phục vụ cho lễ nghi thờ cúng, đồ phong thủy và nhiều món đồ lạ mắt còn sử dụng tốt. Căn nhà có được thiết kế như biệt thự trở nên chật chội bởi hàng ngàn món đồ cổ. Chủ nhân cho biết: “Gia đình tôi mang những đồ cũ này từ Huế vào cách nay độ hơn 10 năm, toàn bộ là đồ sưu tầm qua mấy đời từ ông cao đến ông già làm thầy thuốc, chữa bệnh cho người ta được họ tặng, biếu và có sưu tầm thêm”.



Đập vào mắt chúng tôi là bộ sưu tập máy ảnh phim với khoảng 40 cái được trưng bày ngay vách cầu thang tầng 1, đặt trong những ô kính. Tất cả đều nhuốm màu thời gian. Cái cổ nhất theo người nhà nói có tên AIGLON Reflex, 75-f/1:4.5 - một máy ảnh của Pháp. Ngoài ra còn có các hiệu máy Kowa, Kodak, Canon, Petri (loại Rangfinder) và Leica ký hiệu M1, M2. Mỗi máy đều được đánh số, có giá bán kèm theo. Rẻ cũng khoảng 2-3 triệu đồng, một số tầm 5-7 triệu đồng. Quan sát kỹ thì lô máy ảnh này đa phần đã quá cũ, nhiều cái không còn sử dụng được nên chỉ có giá trị trưng bày là chính. 

Nhưng độc đáo và đắt giá nhất là chiếc máy chụp ảnh “trùm đầu” có kiểu dáng khá là cồng kềnh. Đây là loại máy được cho là “ông tổ” của máy ảnh hiện đại, được phát minh từ thời kỳ nhiếp ảnh mới ra đời. Tuổi đời của “cụ máy ảnh” này ước tính hơn 100 năm với  trị giá ngoài trăm triệu đồng.


Anh bạn đi cùng sực nhớ trước đây gia đình có bộ loa xuất xứ từ Mỹ (niên đại cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) mệnh danh là “Vua loa cổ điển” hơn 100 năm tuổi đã được chia lại cho một người đam mê sưu tầm loa cổ với mức giá 75 triệu đồng/chiếc. Và trong số các món đồ xưa niên đại cổ và cận đại không thể không nói đến những món đồ sứ và đồ gỗ khảm xà cừ được chế tác rất tinh xảo. Đó là những bộ ấm chén, bình hoa, tranh sứ, thống, đôn, chóe, ghè, tranh liễn… nhìn hoa cả mắt. Trong đó có cái ấm trà có tên gọi “Vua tủ trà”, trị giá gần 100 triệu đồng, to hơn một tay người ôm, cao gần 70cm đời nhà Minh, có hình dáng một gốc rễ cây. Anh Dũng hồ hởi cho biết chiếc bình “vua” này được vớt lên từ một con tàu đắm hồi thập niên 40 thế kỷ trước ở phía ngoài cửa biển Đà Nẵng do ông nội anh để lại, vẫn còn nguyên dấu tích loài hàu biển bám xung quanh nhìn rất hầm hố



Trên tầng 2, món độc đáo phải kể đến là cái sập gỗ cẩn xà cừ 5 mặt có chủ đề “Bông hoa phú quý, cát tường như ý, bách điểu chầu phượng hoàng” được cẩn ngũ sắc, mỗi khi có ánh sáng chiều vào, các đường nét tách ốc tinh xảo hiện lên rực rỡ thể hiện bàn tay chạm khắc tinh xảo của người xưa. Cái sập gỗ này được định giá 480 triệu đồng. “Đây là món đồ gỗ gần như có một không hai. Nếu ở đâu có cái sập thứ 2 tương tự và giá rẻ hơn tôi xin đền 10 lần giá trị”- anh Dũng quả quyết. Ở đây còn có một pho tượng nữ thần tình yêu của Pháp, bằng đồng cao khoảng 60cm được trưng bày trên chiếc đồng hồ cổ chạy hoàn toàn bằng cơ, không cần lên giây có giá bán đồ cũ 180 triệu đồng. Ngôi nhà này còn lưu giữ khoảng 300 quyển sách viết về đồ cổ xưa của các nước, của Huế và Nam bộ xưa



Tự nhận mình chưa phải là chuyên gia đồ cổ nếu so với ông cụ thân sinh đã khuất, anh Dũng chia sẻ lúc cha mình còn sinh thời, anh thường nấu nước pha trà cho cha đàm đạo với một số thân hữu và giới nghiên cứu đồ cổ và chính điều này nên cũng giúp anh dần tích lũy kiến thức về cổ vật và thú chơi đồ cổ. Để tìm hiểu về đồ cổ “trước tiên là đọc tài liệu ghi chép, quan sát kiểu dáng màu sắc, với đồ sánh sứ là nước men, dưới đáy thường có chữ và dấu mộc rồi sau đó là trao đổi với các học giả, nhà nghiên cứu để có lời bình chính xác để lại cho người đi sau học hỏi tiếp”… Tựu trung, có 2 dòng tiêu chí khác nhau: đối với những người đam mê thú sưu tầm đồ cổ đó là “nhất cổ, nhì kỳ, tam men, tứ dáng”, ngược lại, dân chơi tài tử lại chú trọng "nhất dáng, nhì men, tam kỳ, tứ cổ". Điều quý giá nhất với người chơi cổ vật chính là cái tâm và chữ nhẫn chứ không phải là những món đồ họ có. Cũng chính vì có đức kiên nhẫn nên gia đình anh mới lưu giữ được những món đồ quý hiếm lưu truyền nhiều thế hệ. Và trên hết với các món đồ cổ chính là văn hóa, chính họ là những người giữ gìn di sản văn hóa vật thể mà mỗi ngày được chiêm ngưỡng nó là một hạnh phúc lớn lao của cuộc đời. Nâng cốc nhấp ngụm trà nóng khói bốc ngào ngạt, chủ nhà chậm rãi tiếp tục câu chuyện. Đối với gia đình anh Dũng, qua hàng chục năm dài, thú chơi cổ vật đã trở thành nếp nhà theo thể thức cha truyền con nối suốt 3-4 thế hệ. Vậy nhưng từ khi người cha qua đời đến nay, cộng với việc người mẹ đã bước sang tuổi 98, sau khi bàn bạc thống nhất, gia đình anh quyết định chia sẻ lại số cổ vật với người đời. Do vậy ai có nhu cầu mua do cu, ít nhiều thì gia đình cũng để lại với mức giá hết sức linh hoạt và hấp dẫn cho những ai yêu thích.


Khép lại câu chuyện kỳ thú về cổ vật, người đàn ông gần như đã gắn bó hơn nửa đời người với công việc chăm chút, giữ gìn những giá trị văn hóa xưa chân tình bày tỏ: Trước nay nhiều người cứ có quan niệm rằng thú chơi đồ cổ là xa xỉ, mắc mỏ chỉ dành cho giới đại gia, tầng lớp trung lưu khá giả, nhưng thực tế không phải vậy. Có những món đồ cổ chỉ cần bỏ ra từ vài trăm ngàn, một vài triệu thì người chơi đã có thể bén duyên và rước đứa con tinh thần của mình về. Tùy theo thú chơi, cung cách, nhu cầu khác nhau mà người chơi có thể sở hữu được món đồ mà mình ưng ý. Gia đình tôi luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giới mộ điệu, người chơi tài tử không những mãn nhãn với từng món đồ mà mình lựa chọn mà còn thực sự xứng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra. Chơi đồ cổ không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn góp phần gìn giữ giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc cho đời sau. Một đặc điểm đặc trưng của thú sưu tầm đồ cổ là giá trị thương mại lâu dài so với các thú chơi khác.
Quý khách hàng có thể tìm các món đồ cổ, trao đổi mua bán thanh ly do cu tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ bán chau rua cong nghiep đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét