Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Chơi đồ cũ đồ cổ đôi nét chấm phá

Trải bao biến thiên, vật đổi sao dời, những đồ gốm sứ còn lại đến nay đã trở thành một phần di sản vật thể của từng đất nước, qua đó giúp cho người đời sau nghiên cứu từ lịch sử, thơ văn, nghệ thuật đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các thế hệ cha ông. Và chính những yếu tố đó đã cuốn hút bao nhiêu người đến với việc sưu tầm đồ cổ.

Ở miền Nam, nói đến thú chơi đồ cũ đồ cổ thì không thể không nhắc đến cụ Vương Hồng Sển (1902-1993) người từng tự nhận mình ham thích đồ xưa còn hơn khách hào hoa mê gái đẹp và hơn người đánh bạc mê trò đỏ đen. Vào năm 90 tuổi, đoán rằng sắp đến lúc phải từ giã vĩnh viễn những cổ vật thân thương của mình, cụ Vương có thảo một di ngôn chép thành 5 bản. Ngoài một bản do cụ giữ thì các bản còn lại được ân cần trao cho bốn người bạn mà cụ xem là tri âm tri kỷ. Nay thì hai người trong số ấy cũng đã qua đời, người thứ ba - ông Lâm Võ Hoàng, một chuyên viên kinh tế - vì nhiều lý do đã gác tay rửa kiếm.

Người thứ tư, cho đến nay vẫn còn đeo đẳng cuộc chơi, chính là anh Trần Đình Sơn, tuy sinh sau cụ Vương gần nửa thế kỷ mà lại vinh dự được cụ xem là người bạn vong niên thân thiết. Điều gây ấn tượng hơn cả là cụ Vương đã ghi trong sổ nhật ký của mình - hiện do người cháu gái của cụ cất giữ - lời nhận xét anh bạn vong niên như sau: ''Một người chơi đồ cổ, nếu tôi còn sống, sẽ là thầy tôi”.

mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Đôi bạn vong niên

Xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc - cụ cố giữ chức Thượng thư Bộ Hình qua hai triều vua Duy Tân và Khải Định - có truyền thống yêu chuộng do cu cổ vật, ngay từ nhỏ anh Trần Đình Sơn đã được đắm mình trong một không gian cổ kính và sống trong môi trường đầy cổ vật, lại được ông nội - vốn là một vị thâm nho - dạy học chữ Hán từ bé để có thể chiêm nghiệm hết cái hay nét đẹp trong những câu thơ ghi lại trên đồ sứ.

Đến năm 1968, khi vào Sài Gòn tiếp tục theo bậc đại học, người đầu tiên anh mong muốn được diện kiến chính là cụ Vương Hồng Sển, vốn đã nổi danh qua các bài viết về khảo cổ rất nhẹ nhàng, dí dỏm mà sâu sắc đăng trên các báo thời bấy giờ.

Anh Trần Đình Sơn bồi hồi nhớ lại:

- Khi đó cụ Vương đã 66 tuổi còn tôi chưa đầy 20. Chuẩn bi đi gặp vị tiền bối trong ''nghề'', tôi hỏi mượn ông nội hai cái tô gia bảo-một vào đời vua Lê và một vào đời Minh bên Trung Hoa - để có cớ đến gặp cụ Vương. Rất may ông đồng ý tiếp. Tôi rụt rè trình bày gia đình mình có hai cái tô cổ mà không hiệu rõ giá trị, nên đến xin lĩnh hội cao kiến. Không ngờ ông chỉ ngắm nghía sơ qua hai cái tô rồi quay sang nói gọn lỏn: ''Em định bán đồ cũ giá bao nhiêu?''. Tôi còn đang chưng hửng, chưa biết trả lời sao thì cụ Vương lặp lại câu hỏi. Đến khi tôi ấp úng nói rằng mình không có ý định bán, ông bèn đứng dậy nói dứt khoát: “Em muốn bán bao nhiêu cứ nói, liệu được thì qua mua đồ cũ, chớ qua không có thời giờ để giải thích dông dài''. Lúc ấy tôi vừa ngỡ ngàng vừa buồn giận, không ngờ người mà mình vẫn ngưỡng mộ lại có cách xử sự lạ kỳ như thế. Trước khi ra về, bầu máu nóng thanh niên bốc lên xui tôi quay lại nói thêm một câu cho... đã nư: ''Thưa cụ, cháu vẫn nể danh cụ là người có mắt ngọc để nhìn cổ vật. Giờ đây cháu biết thêm là cụ chỉ ưa nhìn cổ vật mà không nhìn được người''. Nói xong tôi quày quả bỏ đi. Nhưng vừa ra tới cổng thì cụ Vương đã kịp theo để gọi tôi trở lại và ân cần mời vào nhà. Chừng đó tôi mới biết sở dĩ cụ có thái độ như thế chẳng qua là vì sau chiến sự Tết Mậu Thân, khá nhiều người miền Trung tản cư vào Sài Gòn đã liên tiếp mang đồ cổ đến gạ bán cho ông. Chính vì vậy mà cụ lầm tưởng tôi đến cũng không ngoài mục đích ấy. Rồi cụ sốt sắng bảo tôi đưa cho xem lại hai cái tô và giải thích cặn kẽ lai lịch của chúng. Từ đó tôi được cái may lui tới thăm viếng, đàm đạo thường xuyên cùng cụ, nhờ vậy mà có mối quan hệ ngày càng gắn bó với một bậc tiền bối uyên thâm".



Vốn là người theo Tây học và không biết chữ hán, cụ Vương chỉ chuyên nghiên cứu các tài liệu khảo cổ bằng tiếng Pháp. Nay quen biết anh Sơn có được vốn liếng Hán văn, có thể bổ túc cho cụ trong việc dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán Nôm, hầu có thể xác định rõ hơn gốc gác hay giá trị những món đồ cổ nên cụ cũng vui. Đổi lại, cụ hướng dẫn anh sinh viên trẻ mới nhập môn phân biệt các nước men, màu sắc, niên hiệu của từng món đồ. Hai người trở thành đôi bạn vong niên từ đó.

Những đồ sứ cổ thông dụng hiện nay tại miền Nam đa phân là do người Việt xưa đặt làm bên Trung Hoa và gồm hai loại. Một là của triều đình đặt làm đồ ngự dụng gọi là đồ ''Ký Kiểu". Những đồ sứ này có các họa tiết, thơ văn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm xuất phát từ ý tưởng của vua chúa Việt Nam, hầu hết có màu lam đặc trưng và có ghi rõ niên đại (như Tự Đức niên chế, Minh Mạng niên chế).

Hai là những đồ sứ do các gia đình trâm anh thế phiệt tự vẽ kiểu rồi đặt hàng với những thương nhân Trung Hoa có mở cửa hiệu buôn Hán tại Việt Nam thường xuyên qua lại giữa hai nước để làm ăn. Ngoài ra còn có những mặt hàng do các Hoa kiều đặt làm từ nước họ, theo đúng thị hiếu và sở thích của người Việt, rồi mang sang bán cho dân ta. Nói chung, tuy hầu hết những đồ sứ cổ trên đây đều do người Tàu chế ra nhưng đều mang đậm phong cách Việt Nam.

Sang đến thời Pháp thuộc, từ đời các vua Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, thì triều đình lại đặt đồ sứ làm bên Pháp sử dụng trong cung đình.

Tại Sài Gòn, ngay từ thời Pháp thuộc đã có những nhà buôn đồ cổ rất quy mô, nhất là trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi). Và đặc biệt từ sau năm 1963, đồ cổ bước vào thời hoàng kim tại miền Nam. Đó là giai đoạn chế độ Ngô Đình Diệm vừa bị lật đổ và quân đội Hoa Kỳ tham gia trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trưởng giả mới gồm các thương gia, viên chức, sĩ quan ít nhiều có liên hệ với người Mỹ. Phú quý sinh lễ nghĩa, các nhà giàu mới đua nhau mua sắm đồ cổ để trưng bày, thế là giá cổ vật tăng vọt và ngày càng cao vì cung không đủ cầu. Để cung cấp cho thị trường Sài Gòn, giới buôn đồ cổ phải sang tận Hồng Kông tìm mua thanh ly do cu đồ cổ Trung Quốc hay sang Pháp mua cổ vật Âu châu mang về. Đồng thời các món giả cổ cũng xuất hiện ngày càng nhiều,vàng thau lẫn lộn, để bán cho những người thích chơi đồ cổ mà không đủ khả năng, hoặc để lừa những người mới tập tễnh bước vào thú chơi này.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu, riêng thú chơi cổ ngoạn lại càng... đa đoan hơn. Để phân biệt thật giả, người sưu tập phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý... để tích lũy một ít kiến thức nhất định, bởi mỗi món cổ vật đều có chứa đựng những tiêu chí đó. Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.

Cổ thi Ấn Độ viết rằng: ''Những gì kích thích lòng ham muốn thì không bao giờ thỏa mãn lòng ham muốn", do đó kẻ sưu tập nào cũng có lòng tham không đáy cứ ráng tìm mua thêm mãi, lại thêm máu bá quyền cố theo kịp người, rồi ráng... hơn người. Tiếp theo phải tìm bạn tri âm, hễ có được rồi nhiều khi khắng khít với nhau còn hơn vợ kèo con cột.

Truân chuyên cổ vật

Trong mười năm - từ 1975 đến 1985 - kể từ sau ngày đất nước thống nhất, đây có thể coi là thời kỳ chảy máu cổ vật ở miền Nam. Một số gia đình tại chỗ lâm vào hoàn cảnh túng thiếu phải bán đi những vật gia bảo để sống qua ngày. Mặt khác, một suy nghĩ nặng phần thành kiến lúc bấy giờ cho rằng toàn bộ những gì thuộc về vua chúa đều là tàn dư phong kiến khiến nhiều người hoang mang ngần ngại, người có đồ cổ lo đem cất giấu, người chưa có thì không muốn mua sắm mang về e rước họa vào thân.

Thời kỳ đó, những tay máu mê sưu tập như cụ Vương, anh Sơn thường rủ rê nhau ngày ngày dạo vòng quanh các chợ trời, thôi thì tha hồ mà ngắm, hầu như nơi nào cũng có ít nhiều đồ cổ bày bán với giá chưa đến một nửa trước đây. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn chung lúc bấy giờ, ai nấy cũng đành thở dài và bấm bụng... đi không rồi lại về không.

Trong một chuyến dạo chợ như thế, anh Sơn thình lình gặp lại một ống đựng tranh hiệu Ất Dậu Niên chế, vốn là vật gia bảo của nhà Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn mà anh đã mê mẩn hồi trước năm 1975 nhưng không tài nào rớ đến nổi, vì nhà bán thanh lý đồ cũ đồ cổ hét giá lên đến khoảng 20 lượng vàng, bằng l5 tháng lương của anh lúc ấy. Nhưng nay ống tranh này được bày bán với giá thấp đến không ngờ. Thế nhưng, so với cố nhân đang lăn lóc ở chợ trời thì bản thân anh bấy giờ cũng đang trôi nổi giữa chợ đời, nào có khác chi nhau! Tương lai người còn chưa biết ra sao, hơi đâu mà thương hoa tiếc... ống, thế là anh đành ngậm ngùi quay đi. Tuy vậy, từ hôm đó anh cứ thẫn thờ, tiếc nuối, đêm đêm trằn trọc thao thức, ngày ngày buồn bã vấn vương. Ngó tới ngó lui, trong nhà còn mỗi chiếc xe Honda, anh sáng mắt tự nhủ: thôi thì đem bán quách để mua ống tranh, từ nay đi xe đạp lại càng... hợp thời hơn!

Nhưng trường hợp trên thuộc loại hiếm, còn thì hầu hết các cổ vật đã lần lượt vào tay những người nước ngoài gồm du khách, nhân viên các sứ quán, lãnh sự... thoải mái mang ra khỏi nước, vì lúc bấy giờ Chính phủ chưa có quy đinh hay chính sách đối với cổ vật.

Từ sau thời kỳ đổi mới vào năm 1986, đời sống ngày càng được cải thiện, xã hội dần dà có thêm một số doanh nhân, cán bộ, viên chức có cuộc sống sung túc, xây dựng nhà cửa đồ sộ nguy nga, nhu cầu mua sắm đồ cổ bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt đến năm 2004 thì có đột biến về giá cả đồ cổ và hiện đã vượt cao gấp đôi so với trước ngày giải phóng.

Hiện nay, đường Lê Công Kiều tại TPHCM vẫn còn giữ truyền thống phố đồ cổ từ xưa của mình. Tại các quán cà phê ven đường này, mỗi sáng chủ nhật các tay "nghiện" trong nghề vẫn tụ họp trao đổi, bàn luận và mua bán. Ngoài ra trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), Mạc Thị Bưởi (quận 1) cũng là nơi có các cửa hàng đồ cổ.

Bài học đáng ghi nhớ

Liệu thú chơi đồ cổ có tính... kế thừa cha truyền con nối hay không. Vừa nghe câu hỏi, một tia sáng hiện ra trong ánh mắt làm gương mặt điềm đạm rạng rỡ hơn lên, anh Sơn bày tỏ niềm hạnh phúc khi hai cậu con trai của mình đều say mê đồ cổ giống cha. Bởi theo anh, không kể đến giá trị vật chất ngày càng tăng với thời gian, các bộ sưu tập được trao lại cho các con sau này còn mang giá trị tinh thần lớn hơn nhiều, với công sức mấy mươi năm chắt chiu góp nhặt, bởi ý thức gắn giữ những bảo vật mang giá trị văn hóa của dân tộc. Anh tâm sự: “Tôi rút được bài học từ kinh nghiệm đáng buồn của người đi trước. Tôi vốn lớn hơn con trai của cụ Vương - anh Vương Hồng Bảo - chỉ một tuổi mà thôi. Hồi đó, mỗi khi tôi đến nhà đều được cụ thân mật tiếp trong thư phòng, trong khi cậu con trai lại rất hiếm khi bước vào đây. Về sau mới biết hóa ra do trong thư phòng chứa toàn đồ cổ quý giá nên ngay từ khi con còn nhỏ, cụ đã cấm ngặt không được léo hánh vào nơi cha làm việc.

Điều này đã khiến cha con dần dà xa cách với nhau. Cho đến khi thấy mình già yếu, cụ nghĩ đến việc trao lại tất cả cho con trai thì anh tỏ ra hoàn toàn hờ hững. Hình như anh có mối hận lòng đối với cổ vật, bởi vì nó mà cha con đã không được gần gũi nhau''.

Rút kinh nghiệm đau lòng đó, anh Sơn đã sớm tạo cho các con cơ hội tiếp xúc với không gian cổ, mỗi dịp hè cho con về quê, đưa đi thăm lăng tẩm, các viện bảo tàng, truyền cho các con lòng yêu văn hóa, thi ca dân tộc và quan trọng hơn cả là cha con có nhiều dịp gắn bó, thân mật với nhau hơn.

Cứ theo những gì vừa nghe thì quả thú chơi đồ cổ mang lại nhiều niềm vui lẫn lợi ích, trước mắt cũng như lâu dài. Thế nhưng hình như nó lại không dành cho những người có thu nhập khiêm tốn, như công nhân - viên chức chẳng hạn?

Qua kinh nghiệm bản thân, anh Sơn khẳng định, không cần phải là... tỉ phú mới có thể chơi đồ cổ (anh cho rằng thật ra có những tỉ phú tuy sở hữu nhiều đồ cổ nhưng vẫn không phải là người chơi đồ cổ thật sự, mà nói cho chính xác hơn thì việc mua sắm cổ vật cũng chỉ là một cách đầu tư đồng tiền của họ để sinh lợi về sau mà thôi).

Theo anh, một sinh vien, một viên chức, dù với thu nhập khiêm tốn vẫn có thể đeo đuổi trò chơi này, với điều kiện là có niềm say mê và sự kiên nhẫn tích lũy về dài. Ngoài ra cũng nên chọn cho mình một loại nào phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính, chẳng hạn có người chuyên sưu tầm các đồng xu, hay bình vôi ăn trầu, hoặc chung uống trà cổ...

Hiện nay, một chung trà cổ có giá khoảng hai ba trăm ngàn đồng một cái, như thế người mới bắt đầu chơi đồ cổ có thể tiết kiệm tiền để mỗi tháng mua một chiếc. Rồi cứ hàng tuần, hàng tháng lại ra công sục sạo, năm này sang năm nọ tìm tòi mua thêm từng chiếc một để bổ sung dần. Sau đôi ba chục năm sẽ hình thành được một bộ sưu tập vô cùng giá trị, xứng đáng với công khó bỏ ra, mà trong suốt thời gian đó lại còn được hưởng niềm vui vô tận của việc chiêm nghiệm những câu thơ sâu sắc, ngắm phong cảnh nên thơ khắc họa trên các chung trà, qua đó cả một bề dày văn hóa của nhiều thời đại quá khứ hiển hiện lại trước mắt người đời nay.

Ở Việt nam, Quý khách hàng có thể sưu tầm đồ cổ mua bán đồ cũ đã qua sử dụng tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Thiên đường đồ cổ ở Hải hậu Nam định

Huyện ven biển, thuần nông này đang nổi như cồn hai thú chơi hết sức quý tộc là cây cảnh và đồ cổ. Cây cảnh rộ khoảng dăm bảy năm nay, hiện là cách “làm giàu không khó” của cả ngàn nông dân xứ biển, còn thú chơi đồ cũ đồ cổ từ hồi mồ ma giặc Pháp đã thịnh rồi.

Ông Lưu Chính Nghĩa, Chủ tịch Hội Cổ vật Hải Hậu, bấm đốt ngón tay thống kê huyện nhà có cỡ 50 người buôn bán cổ vật chuyên nghiệp, hàng trăm, hàng ngàn người chơi nghiệp dư.

Dưới những mái nhà cấp ba, cấp bốn bình dị, khuất lấp sau những bức tường quét vôi, quét ve dân dã là cơ man quý vật, báu vật. Nào bộ tam khẩu bình của anh Trần Văn Lưu xã Hải Phong, giá sơ sơ trên 1 tỉ. Nào bộ ghế khánh của anh Trần Văn Sơn xã Hải Phong 1 tỉ đừng hòng mong bứng về. Vượt trội lên tất cả là cái đĩa Huế tích "Khánh xuân thị tả" của anh Kim ở Hải Minh được giới chơi định giá tới 1,8 tỉ.

Tích dòng đĩa này rất độc. Theo nhà biên khảo Bùi Ngọc Tuấn thời chúa Trịnh Sâm có đặt người Tàu làm nhiều đồ sứ dưới đáy có ghi rõ từng kiểu nội phủ thị trung, nội phủ thị bắc, nội phủ thị tả, nội phủ thị hữu, nội phủ thị đoài, khánh xuân thị tả.... Từ màu men đến hoa văn đều xứng là đồ ngự dụng. Khi uy quyền lên tột đỉnh, Trịnh Sâm không hài lòng với chức chúa, mà muốn soán ngôi nhà Lê nên dệt ước mơ đó lên những hình vẽ trên đĩa như rồng có năm móng, biểu tượng độc quyền của đế vương.
Tôi được chính ông Hội trưởng kể một chuyện bán đồ cũ đồ cổ…hớ đã thành huyền thoại rằng lão Vũ Duy Xán ở xã Hải Ninh nhiều năm trước bán chiếc bình cũ với giá 1 chỉ vàng. Cũng chiếc bình ấy, người mua sang tay cho thợ buôn ở Hà Nội giá 350 cây vàng khiến cả huyện bàng hoàng tiếc.

mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Lão Xán năm nay ngoài tám mươi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn khi họa lại cho tôi hình cái bình nổi tiếng năm xưa của mình: “Trước tôi là trưởng phòng muối của huyện Hải Hậu. Một bận đến nhà anh Quân kế toán HTX Tiến Thắng ở xã Hải Chính chơi thấy cái bình đựng muối để trong bếp trông hay hay. Hỏi mới biết anh mang nó về từ Thái Nguyên, đi tàu xe xóc vỡ mất cả nắp. Tôi gạ mua, anh ấy nể nhưng chẳng biết giá bao nhiêu nên bảo bác cho em hai cân thịt mông sấn, tức tương đương 20.000 đồng thời ấy.

Mua đồ cũ về tôi cũng có biết là đồ cổ gì đâu mà chỉ cất trong tủ để đựng đường. Một ngày nọ có bốn người đàn ông vào nhà tôi hỏi mua chiếc tủ nhưng cứ xăm xoi cái bình rồi ra về. Ngày hôm sau, một anh tự xưng tên Bỉnh con ông Bang ở xã Hải Phúc đến hỏi mua bình tôi cũng không bán. Người này về nhà thuyết phục bố vốn là bạn thân của tôi viết một lá thư tay, đại ý: “Chú để cho anh cái bình trong tủ. Anh có mấy thằng con, một thằng mới được vào biên chế, muốn cảm ơn cấp trên mà họ chỉ thích chơi bình cổ mà thôi”. Nể người bạn già, tôi mới để lại chiếc bình với giá 1 chỉ vàng”.

Không ngờ, Bỉnh là “quân xanh” của bốn người đàn ông lạ mặt vốn là thợ săn đồ cổ chính hiệu ở Nam Định và bán lại cho họ với giá 6 chỉ vàng. Lên đến đất Hà Nội, giá chiếc bình quý đã vọt lên tới 13,7 cây vàng chứ không phải 350 cây vàng như dân đồn. Giao dịch mua bán đồ cũ đang diễn ra cả nhóm bị công an sờ gáy. Lúc mấy anh công an mặc thường phục, túi cộm máy ghi âm đến nhà ông Xán điều tra nguồn gốc chiếc bình rồi bật mí về giá trị thực của nó. Hỏi ông có tiếc không, ông chỉ thủng thẳng: “Tôi mua giá có hai cân thịt nên để lại một chỉ vàng đã lãi rồi, có gì mà tiếc?”.

Săn đồ cổ phải có cơ duyên. Anh Đỗ Văn Thiện, Chi hội phó Hội cổ vật Hải Minh kể hàng loạt sự tình cờ trời định. Như chuyến đi Tiền Hải (Thái Bình) săn đồ không được, anh vào một nhà dân xin nước uống, bỗng thấy chiếc bát Thiệu Trị niên chế (chế tác thời vua Thiệu Trị) đang đựng… cá kho. Hỏi mua, bà lão bâng quơ bảo 1 chỉ vàng. Anh trả tiền rồi ôm luôn mà chạy, về nhà có khách gạ mua ngay với giá 1,2 cây.

Như cái đồng hồ đá ngọc của một cha xứ đất Thanh - Nghệ hỏi mua do cu giá nào cũng không bán mà chỉ nhận đổi ba bộ bàn ghế gỗ trắc. Thấy cơ hội hiếm có, anh liền đánh cả ô tô ghế từ Nam Định vào để rước đồng hồ về. Hiện nó vẫn được nâng niu như một báu vật trong buồng ngủ.

Trung tâm của mọi trung tâm đồ cổ là xã Hải Minh. Ở đây, đồ cổ là một nghề mà nhiều người trưởng thành nên thầy, nên thợ từ nghiệp… đồng nát. Đồng nát Hải Minh là đồng nát xuyên quốc gia, dọc ngang khắp Bắc - Trung - Nam với những “bang hội” đông đảo, mạnh nhất là hội của dân xóm 9 với hàng trăm người. Khác với đồng nát “lông gà, lông vịt”, họ là đồng nát cao cấp, đồng nát quý tộc với con mắt tinh tường, chuyên tăm tia đồ cổ. Chuyện một đồng nát xóm 9 mua một đầu tượng Chăm cổ giá vài triệu, không ngờ nó bằng vàng nên về bán được 180 triệu đã là một thứ thuốc kích thích cực mạnh thôi thúc nhiều con em Hải Minh quang gánh lên đường.

Ngoài đồng nát, Hải Minh còn nổi tiếng với nghề làm đồ gỗ giả cổ và buôn đồ cổ. Sập gụ, tủ chè, đồng hồ côn...những thứ tưởng đã lỗi thời nhưng coi chừng, đụng vào sẽ “bỏng tay” vì giá. Đến ngay cả ngà voi xịn, có gân, có thớ (nhân tự) với giá bán xô từ 35-40 triệu/kg cũng được dân bản xứ lùng mua ngay về nếu có đơn hàng. Thợ Hải Minh chia làm hai chiếu. “Thợ chạy” mua đuổi, bán đuổi, ăn lãi mỏng ngồi chiếu dưới. Thợ “tay to” chuyên ôm găm hàng, đoàng hoàng khoanh chân ở chiếu trên.
Đến nhà ai trên đất Hải Minh cũng có thể vấp vào đồ cổ từ sập gụ, tủ chè đến hoành phi, câu đối, cuốn thư… Những chiếc tủ chè tiền tỉ, khảm ốc già, ngả xanh hoa lý hay vàng chanh khi có ánh sáng chiếu. Những chiếc sập gụ đen thẫm, bóng loáng quang dầu bao thế hệ. Những câu đối, cuốn thư lóng lánh sắc vàng mười, các sắc phong còn nguyên dấu triện. Những đồng hồ lên giây cót ODO 36/10 hay đồng hồ tủ cao to lừng lững gần chạm mái...

Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Bảo tàng đồ cổ quý vật tìm quý nhân ở nghệ an

Để thực hiện ấp ủ này, ông Đặng Xuân Hoàng đã về lại Hưng Mỹ (Hưng Nguyên) nơi quê cha đất tổ, nơi mà bao nhiêu năm trước vì mưu sinh, vì cuộc sống phải rời xa. Cũng ít ai biết, để có một không gian vừa hết sức thuần Việt, lại vừa tinh tế ông đã phải chuẩn bị ròng rã gần 10 năm liền. Trong thời gian đó, vì kinh phí eo hẹp, có năm ông chỉ làm được cánh cửa, có năm thì chỉ mua được một vài cái cột nhà, có năm chỉ chăm chút tìm cho ra được bộ ngói vảy cũ... Có một khoảng thời gian dài, người chủ nhà bỏ hết những chuyến đi xa, những cuộc gặp gỡ để tẩn mẩn, tỉ mỉ ngồi thiết kế ngôi nhà của mình. Ngôi nhà của một người ngoại đạo về thiết kế nhưng lại thừa cảm xúc, thừa tâm huyết nên đẹp, chất phác đến không ngờ. Càng ngạc nhiên hơn khi những đường khắc chạm trổ tinh vi, những bức tranh gỗ cầu kỳ đẹp mắt, những đường cong, đường mè... lại được làm từ bàn tay lành nghề của những người thợ mộc ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) chứ không phải một người thợ Bắc Kỳ nào khác...


Toàn bộ khuôn viên chỉ gói gọn trong khoảng 1.000m2, không có sự khuếch trương, không “tòa ngang dãy dọc” nhưng vẫn tạo được ấn tượng bởi sự chu đáo trong từng chi tiết. Nhà được làm bằng gỗ theo lối cổ với 3 gian 2 chái. Trong và ngoài nhà có nhiều cột bằng gỗ lớn theo đúng kiến trúc nhà cổ Việt Nam. Mái được lợp bằng gói vẩy uốn cong, trên các mái có trang trí  hình con rồng đang bay. Toàn bộ sàn nhà được lát bằng gạch nung, tạo không khí vừa ấm cúng vừa dân dã.  Trong nhà có nhiều bức hoành phi cổ, khắc nhiều câu đối có ý nghĩa, mang dụng ý, mong muốn của chủ nhà. Giữa các khoảng trống của các chữ, người chủ cũng khéo léo trưng bày những bức tranh cổ theo chủ đề với lối sắp xếp “thiên-địa-nhân”, trên cùng thường là bốn bức tranh về con rồng, giữa là những bức tranh với bốn chủ đề “xuân, hạ, thu, đông”, dưới cùng là hình của các cậu bé, cô bé theo điển tích cũ. Đến trước một bức hoành phi cũ, đọc cho tôi nghe câu đối: “Trung hiếu trì gia viễn/Đức nhân sử thế trường”, chủ nhà Đặng Xuân Hoàng giải thích: Câu này có ngụ ý là “Lấy trung hiếu trì gia bền vững/Dùng đức nhân xử thế lâu dài”. Trong gia đình, nếu muốn vững, muốn bền thì phải lấy chữ trung hiếu, chữ đức làm đầu. Thời đại nào cũng yêu cầu con người phải trung, hiếu, nghĩa, trí, tín…

mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Là một người chơi đồ cũ đồ cổ lâu năm, nên quan điểm của chủ nhà ảnh hưởng quan điểm của Nho giáo, Phật giáo. Đó cũng là lý do vì sao khi về xây nhà mới ông không chọn Thành phố Vinh hay thị xã, thị trấn nhộn nhịp mà lại chọn Hưng Mỹ để “an cư”, dù hiện tại bốn người con của ông đều đang công tác tại các thành phố lớn. Hỏi ông điều này, ông cười: “Lúc xây nhà tôi chỉ quan điểm muốn xây một tổ ấm cho các thành viên trong gia đình, để những ngày cuối tuần mọi người có dịp sum họp vui đùa. Còn vì sao lại xây theo lối cổ, trước tiên là bởi tôi thích nhà theo phong cách dân dã. Về lâu dài, đây sẽ là nhà thờ tự của gia đình, của chi họ... Anh em trong gia đình đã đóng góp công sức vào đây rất nhiều”.

Tuy không nói ra nhưng một trong những lý do quan trọng khiến ông xây ngôi nhà này là để trưng bày bộ sưu tập đồ cổ mà ông đã mày mò tìm kiếm, lưu giữ nhiều năm nay. Hiện trong nhà ông có hàng trăm món do cu đồ cổ mà ai nhìn vào cũng không khỏi thán phục bởi sự đa dạng, độc đáo và độ quý hiếm. Sự trân trọng của ông với những món đồ còn được thể hiện qua sự sắp đặt, trưng bày, thứ thì theo chủ đề, thứ thì theo các đời, thứ thì theo từng nguyên liệu. Đặng Xuân Hoàng đặc biệt thích đồ cổ của người Việt, thế nên rất nhiều món đồ ông sưu tầm được là các sản phẩm được sản xuất dưới triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, nhiều nhất là gốm sứ đồ Vạn Ninh. Bên cạnh đó là những chiếc bình hoa, những chiếc đĩa, chiếc thố được làm dưới thời Lê Trịnh. Với giới chơi cổ vật sành sỏi, đồ cổ đời Lê Trịnh luôn được xem là vật báu bởi đó đa phần đều là đồ “nội phủ”, thường được đặt riêng cho vua chúa dùng, thế nên từ hoa văn, kiểu dáng tất cả đều độc đáo và được vẽ thủ công, có những đồ thuộc dạng “độc nhất vô nhị”.



Mỗi đồ vật là một câu chuyện đi cùng rất thú vị. Một trong những món đồ đi theo gia đình ông lâu nhất và ông xem như là một phần “mệnh” gắn vào gia đình mình đó là bộ lư hương bằng đồng có chín con lân bám vào thân lư. Ba mặt của chiếc lư là ba chữ “phúc”, mỗi chữ “phúc” được bốn con dơi ngậm vào với ngụ ý “bốn chữ phúc bay vào trong nhà”. Hiện giá trị của chiếc lư hương này không hề nhỏ và cũng không dễ tìm được cái tương tự. Đã có rất nhiều khách hỏi mua thanh ly do cu nhưng chưa bao giờ ông có ý định bán, bộ lư hương được đặt trang trọng ngay trước bàn thờ gia tiên. “Chơi đồ cổ có những thứ mình phải rất khó khăn mới mua được, lại có những thứ như có duyên với mình, họ gọi là “quý vật tìm cố nhân”, chiếc lư hương này là một trong những thứ như thế. Tôi mua đồ cũ nó của vợ chồng nghèo ở xã Quỳnh Châu từ ngày mới sưu tầm. Từ ngày có nó mọi thứ trong gia đình tôi đều thuận lợi” - ông Hoàng chia sẻ.

Ông Hoàng cũng đặc biệt giới thiệu với tôi chiếc đèn được thắp bằng dầu lạc mà ông mới sưu tầm được cách đây không lâu. Về độ hiếm, chắc chắn đây không phải là hiếm vì tuổi đời của nó cũng chỉ vài chục năm. Còn nếu nói là giá trị thì hẳn cũng không phải, bởi nó chỉ là một đồ sinh hoạt bình thường, ngày trước hầu như gia đình nào cũng có. Đèn chỉ có hai bộ phận đơn giản: đĩa đèn để đựng dầu và một sợi dây bông gòn xe săng làm tim đèn nhưng ông nói đó là “tuổi thơ của ông”. Mỗi lần thắp đèn lên ông lại thấy hình bóng của mẹ lọ mọ dưới ánh đèn, lúc thì vá áo cho anh em ông, lúc lại lục cục dậy sớm nấu cơm, quét dọn; ngọn đèn cũng từng soi cho mâm cơm cả nhà trong những đêm giá rét. Đặng Xuân Hoàng cũng là một người hoài cổ và thích sự cầu kỳ, thế nên để đi kèm với một ngôi nhà “kiểu cổ”, mọi vật dụng trong nhà để trang trí ông cũng cố gắng tìm những thứ cổ, có tuổi đời nhiều năm như bộ tràng kỷ, bộ mâm đồng, chiếc sập, chiếc tủ… Chủ nhà cố gắng tạo ra một không gian của gia đình người Việt xưa với những chiếc đèn dầu, những chiếc mâm gỗ mục, những chiếc thạp để áo quần bằng gỗ đỏ... chân chất vô cùng.


Nhìn cách ông Hoàng chơi đồ cổ cũng không thể tin rằng trước đây ông là một người đã tốt nghiệp trường an ninh và có 15 năm công tác trong ngành, con cái ông có hai người tiếp tục theo nghiệp bố. Ông nhớ lại, lúc đó phải bỏ nghề tôi tiếc lắm, nhưng nuôi bốn đứa con vất vả quá, làm hơn chục năm chắt chiu mãi chẳng mua được chiếc xe đạp. Duyên phận đến với đồ cổ của ông cũng bắt đầu từ lúc này. Khi đó, do khó khăn nên nhiều người đem đồ cũ của gia đình đi bán đồ cũ. Bác của ông một lần từ Hà Nội về thấy tiếc nên bảo: “Mua đi, không thì sau này mất hết đó”. Nhưng với hai bàn tay trắng, ông cũng không biết bắt đầu từ đâu và mua cái gì. Thời gian đầu, những thứ “mua qua bán lại” hết sức cỏn con. Rất may thời đó đồ cổ rẻ, trao đổi vài lần ông cũng đã tích lũy được số vốn kha khá, rồi từ đó gắn vào đồ cổ như là “duyên nghiệp” của mình.

Đi nhiều, cọ xát nhiều, ngẫm lại quãng thời gian dài chơi đồ cổ cũng đã đem lại cho ông nhiều kinh nghiệm sống, triết lý sống. Ví như trước đây, khi còn khó khăn ông từng xem đây là một nghề mà nếu “mua đi bán lại” thì cũng có thể kiếm ra tiền, có thể làm giàu. Nhưng sau khi đã chứng kiến rất nhiều cổ vật vì một chút “tư lợi”, vì một chút khó khăn mà phải bán đi ông lại thấy hối tiếc. Chính vì thế, khi đến tuổi không còn phải nặng gánh quá nhiều về con cái, không còn phải lo “cơm áo gạo tiền”, ông ý thức được rằng những gì tinh túy thì phải giữ gìn, không phải cho mình, cho con cháu mà còn vì nền văn hóa của dân tộc. Cũng bởi suy nghĩ đó, nên sau này ông không chỉ sưu tầm những thứ cổ, có giá trị mà ông còn sưu tầm những thứ cũ, đã mất đi và khó có thể tìm lại được.

Thế nên mới hiểu tại sao trong không gian trưng bày của gia đình ông, ngoài những thứ tiền triệu, tiền trăm triệu được giữ gìn cẩn thận trong tủ kính còn có những thứ hết sức dân dã, bình dị cũng được lưu giữ ở nơi đặc biệt trang trọng. Đó là chiếc cối đạp giã gạo bằng đá ông mua được trong một chuyến lên Con Cuông, chiếc cối xay lúa bằng tre ông tìm thấy ở một gia đình tại xã Quỳnh Thanh hay là một chiếc xe đạp pheralit cũ còn nguyên biển số ông mua lại được ở một gia đình trước đây vốn  giàu nhất xã Hưng Mỹ. Ông còn có bộ sưu tập hàng chục chiếc đèn măng sông cũ nay được ông cách điệu treo dọc các hiên nhà, bộ sưu tập sách cổ, bộ sưu tập tiền đồng, tiền giấy… Ông cũng không ngại đi hàng trăm cây số, đến tất cả các tỉnh thành  miễn là nghe nơi ấy đang còn một món đồ giá trị và bỏ một số tiền lớn ra mua bởi ông quan niệm “ngọc nát hơn ngói lành”. Những thứ ông đang lưu giữ trong căn nhà hiện nay sẽ không bao giờ ban do cu đi, bởi theo ông mục đích chính là để bảo tồn văn hóa của dân tộc. Ngôi nhà cổ ông dựng lên, với tham vọng là nơi trưng bày, là nơi để những người mê đồ cổ tìm đến giao lưu, chia sẻ...

Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep
Sưu tầm

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Càn quét trung tâm mua bán đồ cổ của thái tử phi thái lan

Tờ Dailymail của Anh ngày 04/10 đưa tin, Thái tử phi Srirasmi của hoàng gia Thái Lan cùng với đoàn tùy tùng 15 xe hộ tống đã “càn quét” trung tâm mua bán đồ cũ đồ cổ và thủ công mỹ nghệ Essex ở Battlesbridge, Anh trong suốt 8 giờ đồng hồ để lùng mua các chén đĩa, ly tách và đồ trang trí bằng sứ.

Sau khi bước vào khu mua sắm, vị Thái tử phi 40 tuổi này ngay lập tức bắt tay vào lựa chọn các món đồ, và một đội quân trợ lý dán nhãn đánh dấu các món đồ được chọn và cho vào thùng.

Nhà buôn đồ cũ đồ cổ Jim Gallie ước tính Thái tử phi đã tiêu ít nhất 20.000 bảng cho các quầy hàng khác nhau. Ông thốt lên: “Cô ấy hầu như chỉ tìm đồ sứ. Cô ấy không mua món đắt tiền nhất định nào mà là mua cả mớ. Một nhà buôn đã bán được hết sạch tượng Lladro.”




mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Một nhà buôn khác tên là Helen Smythe nói rằng Thái tử phi đã mua thanh ly do cu hơn 100 món đồ chỉ trong cửa hàng của bà. Trong số các món này có các bộ đồ uống trà bằng bạc và bằng sứ, đồ sứ Royal Worcester và Tupton Ware, tượng Royal Doulton và hơn 30 chiếc đèn dầu.



Khu buôn bán đồ cũ đồ cổ Essex ở Anh

Sau chuyến mua sắm này của Thái tử phi, nhiều kệ hàng đã bị vét sạch, còn các chủ cửa hàng thì chuẩn bị tiệc tối ăn mừng, dù rằng nhiều người trong số họ sẽ lại phải tiếp tục lùng sục khắp nơi để tìm nguồn hàng thay thế những món mà vị Thái tử phi này đã mua.

Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Thú chơi đồ cổ lạ của các đại gia Hà nội

Đại gia T., nhà ở khu đô thị ven hồ đẹp nhất Hà Nội vốn nổi tiếng với các thú ăn chơi kiểu “địa chủ”: nhà gỗ 3 gian cổ xưa bê từ tận quê lên dựng giữa Hà Nội, lợn rừng đem từ Sơn La mang về cho chạy tung tăng trong vườn nhà. Có vợ cả, vợ hai, nhưng đến lúc buồn thì cưới thêm cô vợ ba gặp trong lần đi chơi cùng đám bạn già…

Thế nhưng, có một điều đại gia T. vẫn hằng mong mỏi là làm sao để... nổi hẳn lên so với đám khác, khỏi bị đánh đồng là “trọc phú”, “có tiền mà không có não”.

Suy nghĩ mãi, đại gia T. nhận ra một thú chơi không phải ai cũng có thể theo được, ấy là thú chơi đồ cũ cổ cổ vật. Ông nổi lên trong giới chơi cổ vật với phong cách: mua những món đồ nổi tiếng nhất, đắt nhất mà nhiều người ham mê cổ vật khác không dám mua do cu. Để tiện cho việc chơi, đại gia nhờ Lam – một người trong giới buôn bán, giới thiệu cổ vật, giỏi nghề để tư vấn và mua đồ, trả lương cao, mua được đồ “xịn” có tiền thưởng riêng.

Vậy là hàng ngày, ngoài việc điều hành kinh doanh, cho người thân cận kiểm tra tài chính của hệ thống khách sạn mình làm chủ, đại gia T. chỉ đi ngao du khắp nơi xem cổ vật, chơi cổ vật.

Lâu dần, ông thành ra đam mê cái thú này. Khách sạn nào do ông làm chủ cũng bày đủ các loại cổ vật. Hoành tráng hơn, ông còn mở riêng một nhà hàng để trưng bày các loại đồ mà ông cất công sưu tầm được.

Địa chỉ mua đồ cũ Hà Nội: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Đại gia T. tâm sự, sở dĩ phải thuê thêm người trung gian đi xem đồ, tìm đồ giúp là rút kinh nghiệm của một số người đi trước, vì giấu dốt, tham rẻ nên nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhờ thế mà sưu tập chỉ mới 2 năm nhưng ông đã mua được nhiều đồ quý có ”danh” từ những gia đình chơi cổ vật lâu năm, tưởng không bao giờ bán đồ cũ.


Đại gia T còn “trội” hẳn lên trong giới cổ vật vì sở hữu những đồ đắt tiền vượt giá thị trường mà dân chơi cổ vật lâu năm còn phải e dè.

Thời gian sắp tới, ông T đang ấp ủ kế hoạch tuyển một loạt mẫu chân dài đứng cạnh các cổ vật của mình để chụp một bộ ảnh “để đời”. Tuy nhiên, kế hoạch này đang bị nhiều bạn bè cho là “nhố nhăng” vì sợ những đồ quý giá ấy bị... hỏng hoặc vỡ. Tâm linh hơn, có người còn cho rằng, cho... gái chạm vào là “đen”, là hỏng đồ.

Không thuê giúp việc vì lo cho cổ vật

Người viết đã có lần đến nhà một đại gia cổ vật ở khu vực Cầu Giấy. Người này nổi tiếng trong giới về nghề chơi cổ vật Bát Tràng. Khoảng 20 năm trước, khi loại cổ vật này chưa được chuộng, giới chơi đồ vẫn còn quan tâm đến đồ đồng, gốm men cổ, đá cổ, gốm kí kiểu của Trung Quốc thì vị đại gia này đã cặm cụi đi thu mua đồ cũ gom những cổ vật của làng gốm Bát Tràng.

Khi ấy, cổ vật Bát Tràng được bán với giá rất rẻ. Đại gia này cho biết, có khi, may mắn, ông còn xin được chứ không cần mua đồ cũ.

Thú chơi lạ của đại gia đồ cổ

Những bình gốm cổ trông bề ngoài thì vẫn nguyên vẹn nhưng một số đã được phục chế lại các vết rạn nứt. Vì thế, nếu không biết giữ đúng cách sẽ rất dễ bị vỡ

Thế nhưng, bây giờ làng chơi cổ vật đang phát ghen với vị đại gia này về lượng đồ cổ lên đến hàng nghìn. Kèm với khối lượng giá trị tài sản quá khổng lồ, đại gia cũng phải nâng cấp hệ thống an ninh, xây cổng nhà kín đáo như lô cốt để đề phòng kẻ xấu.

Ở trong nhà vị đại gia này, từ chiếc quạt chạy hàng ngày cũng là cổ vật. Vì thế, mặc dù gia đình rất khá giả nhưng tuyệt nhiên ông không cho vợ con thuê người giúp việc vì sợ những người lạ vào nhà sẽ lỡ tay làm rơi vỡ món đồ nào đó, rẻ nhất cũng tiền vài chục triệu ra đi.

Một đại gia cổ vật khác có dinh thự tại Hồ Tây chơi đồ cổ vật Trung Hoa cũng phải huy động vợ nghỉ làm ở nhà để chăm lo cho cổ vật cùng người cháu đã được huấn luyện kĩ, hàng ngày chỉ ngồi lau dọn đống đồ sao cho không bị thời tiết làm hư hỏng.

Một vị họa sĩ có tiếng trong giới lại chọn cách bảo vệ đồ cổ của mình bằng cách xây một dinh thự thật to ở gần sông Hồng, nuôi chục chú chó bẹc giê trông coi và chỉ có vị này mới có chìa khóa để vào dinh thự.

Hàng ngày, vị họa sĩ đi lại, kiểm tra hệ thống camera an ninh và dặn dò người làm trông nhà cho kĩ. Còn đồ cổ thì tất nhiên, chỉ có một mình ông được sờ vào…

Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Giá trị đồ cổ được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào

Những chiếc chảo làm bếp cũ, những chiếc thìa cà phê, những tách trà, những bộ huân chương, những bức ảnh của Marilyn Monroe… không thể kiếm được ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành những mẫu vật cổ có giá trị, ít ra là với riêng chủ nhân của nó. Các bộ sưu tập của những loại đồ vật khác nhau thường không phân biệt kiểu dáng, mẫu loại, kích cỡ. Tuy nhiên, vẫn có những quy tắc bất di dịch để phân loại đồ cổ và để định dạng loại nào quý hiếm và có giá trị hơn loại nào. Hãy tìm gặp và đặt câu hỏi với những nhà sưu tập đồ cổ để hiểu rằng tại sao trong ngôi nhà của họ lại có nhiều những áp phích của những diễn viên, chính trị gia… nổi tiếng đến thế, hoặc tại sao họ chỉ sưu tầm các loại xe buýt cổ từ mô hình nhỏ cho tới các kích cỡ khổng lồ…? Điều gì đã truyền cảm hứng cho họ? Và biết đâu, những nhà sưu tập đồ cổ kia sẽ kể cho bạn nghe một số câu chuyện khá kỳ quặc nhưng đầy hấp dẫn về những bộ sưu tập cá nhân của riêng mình.

Địa chỉ mua đồ cũ Hà Nội: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Cho dù bộ sưu tập của họ là gì đi chăng nữa, nhưng một điều mà bạn có thể chắc chắn được là chủ nhân của những bộ sưu tập này thường rất tự hào về các món đồ cũ của mình và những món đồ ấy quả thực phải rất đặc biệt. Nhà sưu tập đồ cổ chuyên nghiệp thường rất thận trọng trong vấn đề mua bán đồ cũ và tìm chọn cho mình những món đồ mong muốn trước khi trả tiền. Bản thân họ muốn thực sự biết rằng những món đồ mà họ định mua phải luôn ở trong tình trạng tốt nhất, hoặc nếu buộc phải được phục chế, món đồ cần làm lại ở một tiêu chuẩn cao, chứ không phải là sự “sửa chữa” hời hợt, qua quýt. Những người sưu tập đồ cổ đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn “hiếm” của đồ vật. Ngoài ra, họ còn muốn biết về nguồn gốc, lịch sử của sản phẩm ấy nữa. Sau đó, giá tiền sẽ được thỏa thuận để phù hợp với cả người bán lẫn người mua.

Định nghĩa về sự quý hiếm

Hầu hết các nhà sưu tập đều có những “báu vật” trong bộ sưu tập của họ. Một trong số những “báu vật” ấy mang giá trị tình cảm với chủ nhân hoặc có bề dày lịch sử phong phú, trong khi số khác lại được đánh giá cao bởi độ hiếm của chúng. Nếu một món đồ nào đó là vật hoàn toàn độc đáo, khó tìm kiếm thì chắc chắn, giá trị của bản thân nó sẽ cao hơn rất nhiều lần so với những vật tương tự nhưng được sản xuất hàng loạt sau này.

Những loại đồ thủ công được làm bằng tay thường có giá cao hơn các sản phẩm khác bởi rất khó có được những sản phẩm tương tự giống hệt nhau như hai giọt nước từ kiểu làm bằng tay này. Một số mặt hàng sản xuất đồng loạt cũng có vài thứ mang giá trị “hiếm”. Một loạt đồng tiền xu vẫn có thể phát hành với những lỗi mà ban đầu người ta chưa phát hiện ra, chẳng hạn như đồng 20 Pence của Anh không ghi ngày tháng phát hành trong khoảng thời gian không xa hiện tại là mấy, hoặc là những chiếc tem thư được in ra nhưng thiếu mất đường răng cưa và màu của nó lại tối thui hoặc bị biến dạng. Thông thường, những sản phẩm bị lỗi này sẽ được thu hồi, nhưng những nhà sưu tập nhanh chân vẫn có thể tìm mua thanh ly do cu được với giá cao cho sự “không hoàn hảo” của những sản phẩm tưởng là có khiếm khuyết ấy.


Làm sao để biết được những món đồ nào thực sự có giá trị cổ? Chỉ bằng cách tìm hiểu và nghiên cứu mới có thể giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Nếu bạn có món đồ định mang bán đồ cũ thanh lý, bạn nên mang ra các nhà đấu giá để định giá và thu thập thêm nhiều gợi ý về món đồ. Thông thường, dịch vụ ban đầu này không phải tính giá, họ chỉ tính tiền của bạn khi món đồ được lên danh sách trong các mặt hàng được đem ra bán hoặc đấu giá. Bạn cần nhận thức được vấn đề là các nhà đấu giá hoạt động trên cơ sở nhận phần trăm hoa hồng của số tiền mà bạn bán được. Nhưng trong trường hợp bạn vẫn không thể bán mặt hàng của mình qua các phiên mua bán, đấu giá, bạn vẫn phải mất một khoản dịch vụ cho trung tâm môi giới, bán hàng.

Bạn có thể tìm giá các mặt hàng tương tự món đồ của bạn trong các cuốn sách hướng dẫn hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng về món đồ của mình. Các cuốn sách thường phân thành nhiều chuyên mục với những chủ đề riêng biệt. Bạn nên tìm tập trung vào những mục mình đang quan tâm. Thông tin có thể còn được tìm kiếm ở trang Amazon từ Internet hoặc các loại sách trong thư viện.

Bạn cũng có thể tham khảo trên các catalogue online của các công ty đấu giá lớn hơn. Nếu bạn nhìn thấy mục có món đồ tương tự của bạn, hãy ghi lại số phân lô bán đấu giá trong danh mục, sau đó có thể kiểm tra lại qua các phiên đấu giá đã được thực hiện.

Xác định giá trị món đồ từ các nhà buôn bán đồ cổ. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được là những người buôn bán này không phải là những người có kiến thức tuyệt đối trong việc định giá từng món đồ, bởi vậy bạn cũng cần tham khảo ý kiến của nhiều người bán khác nhau hoặc của các chuyên gia đồ cổ nữa. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu bạn định bán món đồ thông qua những người buôn bán đồ cổ, họ cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên khách quan, tốt nhất cho bạn nếu có thể, nhưng bản thân họ cũng vẫn có những “mánh” để “làm lời” cho mình Vì thế, việc tổng hợp tất cả mọi dữ liệu trước khi ra giá bán đồ là lời khuyên thực tế nhất dành cho bạn..

Tại sao có một số món đồ lại được khẳng định là có “chất lượng cao” hơn hẳn những món đồ khác?

Tất cả các mặt hàng sản xuất, từ việc làm bằng tay hoặc sản xuất máy móc hàng loạt đều được thực hiện theo một tiêu chuẩn cụ thể. Một loại sản phẩm được cho là “có chất lượng cao” thường là thứ sản phẩm tốt nhất trong một loạt món đồ được sản xuất cùng thời điểm, hoặc được định ra một tiêu chuẩn cao hơn so với loại hình thông thường của nó.

Nếu bạn có một món đồ trang sức được làm từ vàng hoặc bạch kim, sau đó kết hợp thêm với đá quý (kim cương, hồng ngọc, ngọc bích…), rất có thể bạn đang sở hữu một món đồ có giá trị. Nhưng nếu vẫn là món trang sức ấy được làm từ bạc hoặc các kim loại ít giá trị hơn, kết hợp với mã não, thạch anh…, món đồ ấy chắc chắn không thể giá trị bằng món đồ trang sức được làm từ vàng hoặc bạch kim nói trên. Đồ trang sức bằng bạc thường ít có giá trị trừ khi được thiết kế, chế tác bởi những nhà thiết kế nổi tiếng hoặc có mặt trong những buổi trình diễn, các bộ sưu tập danh tiếng, hoặc là nó đã rất cổ, có chiều dài lịch sử phong phú gắn liền với món đồ trang sức ấy.

Các nhà sưu tập đồ cổ thường ca tụng về những món đồ mà rất ít người đánh giá cao, ví dụ điển hình là những đồ gốm sứ của nước Ý thời cổ đại. (Ý đại lợi, majolica). Đồ sứ Ý đại lợi đã từng bị đánh giá là thô và không hấp dẫn về mặt hình thức đối với những người không quan tâm tới đồ cổ. Nhưng trong trường hợp này, tiêu chí “chất lượng tốt” của đồ sứ Ý đại lợi được đặt lên trên hết so với vẻ bề ngoài của nó. Đồ sành sứ của Ý đại lợi thường khá chắc chắn và bền. Họa tiết trang trí đơn giản chỉ là những mảng màu sắc bắt mắt. Một số vết rạn, nứt bên vành những món đồ gốm không phải là điều đáng ngại với những người sưu tập đồ cổ. Tuy nhiên, những vết nứt lớn hơn sẽ trở thành “vấn đề” lớn, ảnh hưởng đến giá trị của món đồ.

“Tình trạng tốt” của những món đồ cổ được miêu tả như thế nào?

Các món đồ cổ sẽ được bán với giá hời và được đánh giá cao hơn nếu nó đang ở trong “tình trạng tốt”. Điều này không có nghĩa là nó cần phải “mới”, nhưng nếu bị hư hỏng (dù chỉ là chút ít), món đồ sẽ được đánh giá thấp hơn.

Nếu bạn có ý định đưa món đồ ra đấu giá, bạn cần chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để làm hài lòng người mua:

Các loại đồ gốm, sứ nên được làm sạch nhẹ nhàng. Một số món đồ trang trí nhưng họa tiết và kiểu dáng tinh tế, thanh mảnh không nên đưa ra cọ rửa trong nước. Bạn có thể dùng một miếng vài mềm, ẩm để lau sạch bụi hoặc các vết bẩn. Bông ngoáy tay loại que có mút ở hai đầu có thể dùng để lau những vị trí khó làm sạch như các khe nhỏ, các đường rãnh… Trong trường hợp món đồ không may bị sứt, đứt, gẫy…, bạn không nên cố gắng hàn lại hoặc tự sửa chữa nếu không có chuyên môn.

Các món đồ bằng vàng, bạc cũng nên được làm sạch. Bạn có thể sử dụng nước ấm có pha loãng xà phòng để cọ rửa những món đồ trên, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Một chiếc bàn chải đánh răng trẻ em hoặc chiếc bông ngoáy tai là dụng cụ giúp bạn làm sạch một số vị trí khó rửa.

Nếu bạn định bán một bức tranh, hãy chắc chắn rằng khung tranh làm bằng kính cần phải sạch sẽ. Trong trường hợp đó là bức tranh sơn dầu, hãy nhẹ nhàng làm sạch bề mặt bức tranh ấy, chú ý đừng làm bật lớp nước sơn trên tranh.

Hầu hết các nhà sưu tập đều muốn tìm kiếm những món đồ cổ đang ở trong tình trạng tốt nhất so với thời gian tồn tại của nó. Sự hao mòn, bong tróc là điều khó tránh khỏi của mỗi cổ vật, nhưng nếu hình ảnh của nó càng “đẹp” bao nhiêu, người mua càng tìm đến nó nhiều bấy nhiêu và muốn trả giá cao hơn cho món đồ.

Thế nào là xuất xứ, nguồn gốc của món đồ cổ?

Một cách đơn giản, đó là “lịch sử” của từng món đồ. Nếu bạn được sở hữu một món đồ cổ được truyền lại từ nhiều thế hệ trong gia đình với các giai thoại quanh món đồ ấy, đó chính là nguồn gốc của món đồ, là cơ sở để bạn nói lên được giá trị của món đồ cổ mà gia đình đang sở hữu với những ai muốn quan tâm.

Nguồn gốc của mỗi món đồ là yếu tố qua trọng để xác định các mặt hàng chính hãng trong trường hợp có sự giả mạo. Nếu bạn đang cân nhắc bán đi một món đồ có nguồn gốc đặc biệt (như đã từng của một người nổi tiếng chẳng hạn), bạn phải làm sao chứng minh được câu chuyện của mình và sau đó khẳng định, đảm bảo với người đấu giá về điều này cùng với việc cung cấp những bằng chứng liên quan đến món đồ nhiều nhất trong khả năng có thể.

Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Trường phái “cổ đồ” và trường phái sưu tập tại Việt Nam

Nhìn chung ở Việt Nam hiện nay có hai trường phải chơi đồ cổ chính: trường phái “cổ đồ” và trường phái sưu tập. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Trường phái “cổ đồ”

Nhiều người nghĩ rằng “cổ đồ” có nghĩa là chơi đồ cổ đồ cũ, nhưng thật ra “cổ đồ” chính là dùng đồ cổ để bày theo đúng quy cách mỹ thuật cổ điển. Những người thuộc trường phái “cổ đồ” đa phần đều thấm nhuần tư tưởng triết học cũng như am hiểu quan niệm thẩm mỹ phương Đông cổ. Đa phần những người theo trường phái này là những người giàu có, hoặc chí ít cũng phải có điều kiện về kinh tế.

Trường phái “cổ đồ” ở Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Trung Hoa và phổ biến ở miền Bắc, nó toát lên vẻ tao nhã, triết lý sâu xa. Trong trường phái này, không đòi hỏi phải có thật nhiều hiện vật mà chỉ cần một vài thứ đồ cổ do cu hội đủ ba điều kiện ”cổ, quý, kỳ”, đồ càng xưa và càng hiếm thì càng quý, nhiều người còn thích sưu tập những món đồ cổ “độc nhất vô nhị”, tức là không có cái thứ hai giống như thế. Bên cạnh đó, mỗi món đồ được chọn phải toàn bích, men màu, kích thước, hình dáng phải hoàn hảo, nhìn ngắm kỹ đều không thể chê điểm nào được.

Nghệ thuật trưng bày đồ cổ để thưởng ngoạn đòi hỏi một không gian thoáng đãng, sáng sủa nhưng phải hài hòa, tinh tế và có vật cảnh tạo nền hợp lý để làm nổi bật những món đồ cổ quý giá. Thông thường, người ta tạo nền bằng các món đồ gỗ cổ được tạo tác khéo léo và tinh xảo. Quan trọng nhất là người chơi “cổ đồ” phải thông hiểu những bài bản, quy tắc trong nghệ thuật trang trí cổ xưa; có những kiến thức cần thiết về đồ cổ nói chung, hay ít ra cũng phải am tường loại đồ cổ mà mình sưu tầm.

Người chơi ”cổ đồ” thường chỉ đem những món quý giá trong bộ sưu tập của mình ra bày vào dịp lễ Tết hay những dịp quan trọng để giới thiệu với người thân, bạn bè tri âm tri kỷ hoặc khách quý. Trong buổi thưởng ngoạn, chủ nhân thường cho đốt đỉnh xông trầm hương, tự tay pha ấm trà mời khách rồi chủ khách cùng nhau thưởng thức đồ cổ, săm soi phẩm bình, xướng họa, tận hưởng cái thú tiêu dao đầy thi vị như tao nhân mặc khách xưa.

Địa chỉ mua đồ cũ Hà Nội: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

2. Trường phái sưu tập

Ở Việt Nam, bên cạnh trường phái “cổ đồ” thì trường phái sưu tập cũng là một khuynh hướng phổ biến của giới chơi đồ cổ. Trong trường phái này, người chơi phải sẽ tự chọn và quyết định sưu tập hiện vật theo một đề tài mà mình ưa thích trong số rất nhiều những đề tài phong phú. Ví dụ như đề tài gốm Lý, Trần (theo triều đại lớn), bình vôi, ấm trà hoặc gốm men ngọc, gốm hoa lam (theo loại hình), khắc gỗ, khắc đá, tượng gỗ (chất liệu – loại hình), v.v…

Người chơi đồ cổ theo trường phái sưu tập không đòi hỏi phải có điều kiện kinh tế quá cao, cũng không nhất thiết phải có kiến thức sâu sắc về mỹ thuật cổ xưa, mà điều cần thiết nhất là phải kiên trì và có nhiều thời giờ. Bởi vì muốn sưu tập được những món cổ vật giá trị thì chắc chắn phải mất thời gian tìm kiếm đi nhiều nơi, giao thiệp rộng để tìm kiếm những thứ quý giá, hiếm hoi và nhặt nhạnh ngày qua ngày. Có những hiện vật xưa tưởng chừng không mấy giá trị, rất dễ kiếm, thậm chí có thể xin được như các loại bình vôi, nhưng khi được tập hợp lại thành bộ, chúng lại trở nên vô giá!

Trường phái sưu tập đã có một thời cực thịnh ở miền Nam nước ta, nó chịu ảnh hưởng một phần của châu Âu – Mỹ. Những người sáng lập ra trường phái này là nhà sưu tập Vương Hồng Sến, và bên cạnh đó còn có giáo sư Dương Minh Thới, kỹ sư Tăng Văn Khuê, họa sĩ Nguyễn Văn Rô, nhà văn Ngọc Sơn,… Chính họ đã là những người đã có công gìn giữ cho Sài Gòn nói riêng và cho nước nhà nói chung những bộ sưu tập đồ cổ tuyệt kỹ.


Thú chơi đồ cổ cũng có thể xem như một thú chơi mang tính văn hóa: nó không những giúp mỗi cá nhân thỏa đam mê với những món cổ vật, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho xã hội khi không ít bộ sưu tập cá nhân, gia đình đã trở thành nguồn bổ sung cổ vật cho các bảo tàng Nhà nước.

Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Học cách sử dụng đồ cũ của bà mẹ 2 con

Chị Hiền, 32 tuổi, đang một mình nuôi hai con nhỏ 8 tuổi và 6 tuổi ở Hà Nội. Mỗi tháng chị có thu nhập 12 -15 triệu đồng. Số tiền không nhiều, nhưng cũng không phải ít so với nhiều người có thu nhập thấp. Song nhờ giỏi thu vén, chị Hiền và các con có cuộc sống tạm ổn, có tiền tiết kiệm, bảo hiểm, đi du lịch mỗi năm. Dưới đây là chia sẻ của chị:

Tôi luôn chủ trương tiết kiệm trước, xong mới tiêu. Vì thế, tôi sẽ trích 10% - 20% cố định hàng tháng cho mục đích tích lũy. Đây là món bắt buộc. Tính ra trung bình mỗi tháng tôi tích lũy 2 triệu đồng.
Còn 80-90% thì dành 40%-45% cho chi phí cố định bắt buộc và bắt buộc có điều chỉnh.

Trong đó, các khoản cố định bắt buộc là chi phí học cho con, sản phẩm sức khỏe, dinh dưỡng. Từ cách đây gần chục năm, dân tình kỳ thị những sản phẩm bổ sung vi chất thì tôi đã sử dụng nó. Với tôi, đó là sản phẩm bắt buộc để khỏe mạnh, không tốn kém vào khoản đau ốm, đi viện. Trộm vía 2 bé nhà tôi dùng nên tới nay con chưa bao giờ phải vào bệnh viện.

Khi nhận lương tôi cũng mua đồ ăn thêm (sữa tươi, công thức, váng sữa, sữa chua, caramen) đủ cho con dùng cả tháng. Dù có hết tiền cũng không lo con bị thiếu đồ ăn.

Đối với khoản cố định có điều chỉnh, tức là những khoản có thể tiết kiệm được, ví như điện nước, hoa quả, học thêm của con. Tôi luôn hẹn giờ dậy giữa đêm mùa hè để tắt điều hoà, chỉ bật bình nóng lạnh trước 10 phút khi sử dụng. Hoa quả luôn ưu tiên theo mùa cho rẻ. Tận dụng thời gian dạy con trong giai đoạn này.

Địa chỉ mua đồ cũ Hà Nội: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

40% - 45% số tiền còn lại tôi sử dụng cho chi phí phát sinh. Thường thì tôi sẽ tiết kiệm ở khoản này. Tôi vẫn tiếp tục chia nhỏ khoản chi (chia làm 3 phần: phần chung, phần của con, phần bản thân).

Phần chung là đồ sinh hoạt. Tôi sẽ gom thành một khối như khoản một (kem đánh răng/bàn chải đánh răng/khăn mặt), khoản 2 (xà phòng/nước xả vải/giấy vệ sinh), khoản 3 (sữa tắm/dầu gội đầu/nước rửa bát hoặc vệ sinh)... để mua quay vòng. Thường theo chu kỳ thì 3-6 tháng sau mới phải mua tiếp, để tránh trường hợp không phải mua mọi thứ cùng lúc.



Nếu sử dụng tiết kiệm được thì sẽ dư ở khoản này tôi nhét lợn, hoặc sử dụng vào mục đích khác như bảo dưỡng các thiết bị khi hỏng hóc, mua đồ thay thế… Một số siêu thị rất hay khuyến mãi vào các dịp lễ hoặc cuối tuần. Tôi đã nắm được các ngày giờ khuyến mãi và khi có nhu cầu thì đi vào những ngày giờ đó.

Cùng một chiếc áo sơ mi, chị Hiền kết hợp thành vài kiểu khác nhau để đi chơi, đi làm.

Đối với con, tôi thường đưa con đi mua đồ và hướng con theo một cái gu thẩm mỹ nhất định. Trong một năm tôi chỉ mua đồ mới vào các dịp quan trọng (như sinh nhật, Tết) và thường chỉ mất khoảng 1-1,5 triệu đồng. Đồ của các con gói gọn trong phạm vi 2-3 bộ đi học chưa tính đồng phục, 2-3 bộ ở nhà, 2-3 bộ đi chơi /năm. Giày dép cũng thế: một đôi xăng đan, một đôi giầy, một đôi dép lê mỗi năm. Tôi còn tiết kiệm khoản này bằng cách sử dụng đồ cũ hoặc trao đổi đồ từ những người quen xung quanh hoặc trên mạng.

Đồ dùng học tập, tôi luôn quán triệt với con rằng chỉ chi cho con ngần này thôi. Ví dụ: một học kỳ chỉ một bộ sách giao khoa, hai cái bút mực, một bút chì... để con tự có trách nhiệm bảo quản và giữ đồ. Nếu giữ đồ tốt, con sẽ có khoản dư ra mua bút vẽ con thích. Rất may 2 bé nhà tôi rất ý thức điều này.

Về chi tiêu bản thân, tôi luôn ưu tiên giao lưu bạn bè, ăn uống, xăng xe, điện thoại, sau đó mới đến nhu cầu hình thức. Tuy không chạy theo quần áo nhưng tôi thường được khen mặc đẹp, trẻ trung. Nhiều người bạn còn tưởng tôi có đồ mới, nhưng thực ra đó đều là đồ cũ thanh lý, chỉ mới trong cách phối hợp.

Một năm tôi sẽ mua khoảng 1-2 chiếc váy hãng và vào dịp sale, giá từ 500-700 nghìn. Đa phần tôi chọn các loại màu trung tính như trắng, đen, ghi, nude… để mặc bao năm cũng không bị lỗi mốt, cũ.
Giày dép, phụ kiện cũng vậy. Tôi ưu tiên dùng ít mà sang. Thường với giày tôi sẽ đi đến hỏng mới mua đôi mới.

Trong quy tắc dùng đồ, tôi luôn quán triệt quy tắc 1:1, tức là mua một món đồ mới phải bỏ một món đồ không dùng nữa đi. Như chiếc váy tôi mua sale 380 nghìn đồng, sau vài lần mặc tôi thanh lý được 250 nghìn đồng. Khi bán đồ cũ được, cầm chắc chắc tiền trong tay thì mới phụ thêm đi mua đồ mới.
Nhiều món đồ mặc đi làm thì tôi thường mua hàng cũ, giá chỉ khoảng 100-150 nghìn đồng. Sau một thời gian mặc, lại thanh lý rồi mới "nhập" thêm đợt đồ mới. Nguyên tắc này cũng áp dụng cả với các con.

Dù khó khăn, tôi vẫn lên kế hoạch đi du lịch cho bản thân. Quyết tâm một một năm du lịch nước ngoài một lần. Còn du lịch trong nước tôi và các con thường đi 2-3 lần/năm cùng cơ quan hoặc đi thiện nguyện với chi phí ít.

Để thỉnh thoảng có thêm đồng ra đồng vào, tôi thường xin làm cộng tác viên cho các hãng. Nếu tìm được mẫu chất lượng tốt, giá hợp lý, tôi sẽ đăng bán. Nhiều lần như bán bơ, sữa, quần áo, thậm chí khoai lang, hạt dẻ... tôi cũng bán lấy công làm lãi.

Thời gian gần đây, để đạt được mục tiêu đề ra tôi hạn chế mua sắm những thứ không cần thiết nâng mức tiết kiệm lên 3 triệu mỗi tháng. Số tiền tiết kiệm được tôi dành để mua bảo hiểm (khoảng 22 triệu đồng mỗi năm). Số tiền dư từ các khoản sinh hoạt hàng tháng và buôn bán được, tôi dành để đi du lịch.

Chỉ với những cách như trên, cuộc sống ba mẹ con tôi vẫn đầy đủ về tinh thần, vật chất. Cách đây 3 tháng, tôi gom được 35 triệu đồng và đầu tư được một chiếc xe mới, thay cho chiếc xe đạp điện đi nhiều năm.

Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ gia đình với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Bộ sưu tập đồ cũ đồ cổ có một không hai ở Việt Nam

Sinh ra trong một gia đình khá vương giả: cụ thân sinh là ông Lê Văn Hỡi - từng thêu áo hoàng bào cho vua Khải Định, ông ngoại là Tham tri Bộ Lễ Nguyễn Văn Giáo dưới triều Nguyễn lại có sở thích sưu tầm những đồ vật quý, sau khi cha và ông mất, nghệ nhân Lê Văn Kinh (85 tuổi, trú tại số nhà 82, đường Phan Đăng Lưu, TP Huế) được thừa hưởng nhiều cổ vật "vô giá".

Đặc sắc nhất trong bộ sưu tập của nghệ nhân Kinh phải kể tới những bộ ấm chén dùng để uống trà (ông ngoại để lại).

Địa chỉ mua đồ cũ Hà Nội: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Đó là chiếc ấm trà Tuyên Đức có từ thời nhà Minh (1368 - 1644) Trung Quốc. Bề ngoài, chiếc ấm nhỏ bằng quả quýt, được làm bằng đất với kỹ thuật nung điêu luyện. Quai ấm được làm bằng đồng hun, gắn với thân liền mạch nhau, nước bên trong không thấm ra được (trong khi độ nung của đất và đồng chênh nhau đến 1000 độ C).

Nhìn qua, chiếc ấm rất bóng và mịn, khi dội nước sôi lên ngay lập tức ấm khô ngay và sạch như vừa lau chùi. Dưới đáy ấm có dòng chữ Hán “Tuyên Đức Đường” được khắc bằng đường sắc sảo.

Trải qua thời gian, chất keo của trà đã đọng lại tạo thành một lớp dày sần sùi trong lòng ấm. Đây chính là cái quý nhất của ấm trà cổ.

Trong khi những chiếc ấm thông thường thì phần quai và phần vòi thường cao hơn miệng ấm còn với ấm trà Tuyên Đức khi để úp trên bàn thì quai, miệng với vòi ấm cùng nằm trên một mặt phẳng cũng là một điểm đặc biệt của chiếc ấm.

Ngoài ấm Tuyên Đức, nghệ nhân Kinh còn có chiếc ấm tên Mạnh Thần, tuổi đời không dưới 500 năm, dùng để pha trà sen, có màu nâu đỏ, hình chum nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay.

Chiếc ấm này từng xuất hiện trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, có nói về “Tam đại lão gia” đồ pha trà nổi tiếng xưa: “Thứ nhất Thế Đức gan gà/ Thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”.

Đi kèm với hai chiếc ấm kể trên là bộ chén “Nhất tống tứ quân” (một chén lớn - 4 chén nhỏ) nằm trên một chiếc khay gỗ mun được chạm trổ tinh xảo. Bộ trà cụ còn có một cây đũa ngà voi dài, một hũ đựng trà bằng gỗ, một độc lư xông trầm, một bếp hỏa lò có phần ruột đựng than để giữ nhiệt nước sôi, một chiếc chậu bằng đồng thau để rửa tay trước khi pha trà.



Tất cả những thứ đó đã hợp thành một bộ đồ thưởng trà đầy đủ theo phong cách của người Huế xưa.
Tâm nguyện của nghệ nhân "già"

Trong bộ sưu tập của ông Kinh còn có cả cây “Kim chi ngọc diệp” (cành vàng lá ngọc - tượng trưng cho sự giàu sang, quý phái), với lá và hoa làm bằng mã não, ngọc bích, cẩm thạch và vàng ròng.
Ấm Tuyên Đức và bộ chén “Nhất tống tứ quân”

Đây là bảo vật này do vua Khải Định ban tặng. Theo các nhà nghiên cứu, tác phẩm "Cành vàng lá ngọc" ở Huế hiện nay chỉ còn 3 bộ: 2 bộ được cất giữ ở bảo tàng và bộ còn lại do ông Kinh lưu giữ.
Tất cả những cổ vật mà ông Lê Văn Kinh có trong bộ sưu tập, được giới mê đồ cổ "thèm khát" mua thanh ly do cu. Đã có rất nhiều người sẵn sàng trả giá cao để được sở hữu nhưng ông không đồng ý.
Chẳng hạn như chiếc nghiên mực “Lưỡng long tranh châu” bằng đá đen, cùng một thỏi mực tàu cổ đựng trong khay gỗ mun hay chiếc đĩa đựng thức ăn mà vua chúa thường dùng. Hoặc hai bình rượu nhỏ dưới thời vua Thiệu Trị, ngày xưa vua quan dùng để uống rượu vào mùa lạnh; chiếc khay đựng trầu cau khảm xà cừ…


Trao đổi với PV, ông Kinh chia sẻ, khi ông mất đi, ông sẽ để lại những cổ vật "vô giá" này cho con trai.

"Đây là đồ gia bảo truyền qua nhiều đời, nên sau này tôi sẽ để lại cho con trai. Tuy nhiên, nếu các nhà nghiên cứu hay dân đam mê do cu đồ cổ đến tìm hiểu, chiêm ngưỡng tôi sẵn sàng tiếp đón và giúp họ hiểu hơn về nguồn gốc, giá trị những cổ vật", ông Kinh tâm sự.


Bạn có thể đến chợ đồ cũ thưởng thưởng để mua đồ cũ với giá thanh lý đồ cũ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm