Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

docu24h.com là 1 trong 6 website uy tín nhất mua bán đồ cũ

Xin chia sẻ với các bạn 6 website mua bán đồ cũ online được nhiều người tiêu dùng bình chọn uy tín, nhanh chóng, hiệu quả, rẻ và tiết kiệm hơn rất nhiều so với mua mới. Ở đó, khách hàng có thể mua bán đồ cũ một cách dễ dàng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các trang web đó là gì nhé:

Docu24h.com

Đây là chợ đồ cũ lớn nhất miền Bắc và là địa chỉ mua đồ cũ không những hoạt động online mà còn có địa điểm kinh doanh offline. Chợ đồ cũ này có quy mô gần 50.000m2 chỉ chuyên chứa đồ cũ, đồ thanh lý, đồ cổ, đồ giả cổ… tại khu vực Chợ đầu mối Bắc Thăng Long, Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. Đây là một trong những điểm đến rất hấp dẫn cho khách hàng mong muốn tìm kiếm được một món đồ giá tốt ưng ý.



Lĩnh vực hoạt động của chợ bao gồm: mua bán thanh lý, trao đổi đồ cũ, đồ mới tại nhà; nhận ký gửi đồ mới, đồ cũ; dịch vụ chuyển nhà, văn phòng trọn gói; cắt phá bê tông, tháo rỡ công trình một cách chuyên nghiệp; thiết kế trang trí nội thất; buôn bán lẻ đồ điện tử, điện lạnh…

Chodocu.com

Chodocu.com có mục tiêu là trở thành kênh thông tin mua bán đồ cũ online hàng đầu tại Việt Nam trong hầu hết tất cả các lĩnh vực nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán trong trao đổi, giao dịch.





Chodocu.com là một địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm hàng hóa đã qua sử dụng và không sử dụng nữa nhưng chất lượng còn tốt. Là trang thông tin hữu ích dành cho những người còn hạn chế về mặt tài chính. Đơn giản hơn, Chodocu.com giúp bạn tìm kiếm những món đồ độc, món đồ lạ, đồ cổ có giá tốt nhất.

Rao3s.com

Rao3s.com là một trong những website đồ cũ online uy tín nhất Việt Nam hiện nay. Bạn có thể thanh lý đồ cũ hay tìm mua do cu trên trang chợ đồ cũ Rao3s.com này. Đây là nơi bạn có thể tìm thấy cho mình những món hàng cũ từ quần áo giày dép đến những đồ công nghệ, xe, ô tô, thậm chí là kinh doanh đất đai…




Trên website này, bạn có thể rao bán hay tìm mua bất kì món hàng nào bạn muốn dù chưa sử dụng hay đã sử dụng rồi một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo về chất lượng với giá vô cùng mềm.

Thanhlydocu.net.vn

Tại Thanhlydocu.net.vn, bạn có thể tìm thấy mọi thứ bạn cần như: mua bán đồ cũ từ cốc, chậu, ghế cho tới những thứ đắt tiền như tivi, tủ lạnh, máy giặt, bàn ghế; thanh lý nhà hàng, thanh lý đồ điện máy, chuyển nhà trọn gói, thu mua phế liệu... Trang mua bán đồ cũ này vô cùng đa dạng và phong phú các lĩnh vực kinh doanh phải không nào?




Ngoài ra, giá mỗi món do cu  được bán lại khá rẻ, thường chỉ bằng một nửa giá, thậm chí chỉ bằng 1/5 giá mua ban đầu. Chính vì vậy mà đây là địa chỉ mua sắm đồ cũ online rất được yêu thích.

Thanhlyhangcu.vn

Thanhlyhangcu.vn một trong những địa chỉ mua bán thanh lý hàng cũ cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, đồng thời kết hợp với cả dịch vụ chuyển nhà và chuyển văn phòng trọn gói. Thanhlyhangcu.vn có mục tiêu là tạo ra một kênh thông tin mua bán đồ cũ online đa dạng và phong phú, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng với nhiều lĩnh vực hoạt động như: thanh lý nhà hàng, khách sạn, quán ăn; thanh lý đồ dùng trong gia đình; thanh lý sắt thép cơ khí; thu mua phế liệu, mua bán ô tô...




Thanhlyhangcu.vn luôn không ngừng nỗ lực phát triển với mong muốn hàng đầu là trở thành nơi trao đổi mua bán các sản phẩm thanh lý hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm được cung cấp trong Thanhlyhangcu.vn giúp mang lại tiết kiệm nhưng không kém về chất lượng.

Sieuthihangcu.net

Sứ mệnh của sieuthihangcu.net là đem lại cho người tiêu dùng cơ hội mua sắm hàng cũ với chất lượng đảm bảo, thỏa mãn khách hàng với mức giá thấp nhất. Những sản phẩm tại đây, dù đã qua sử dụng nhưng vẫn giữ được vẻ ngoài nguyên vẹn tới 99% cùng chất lượng không hề kém hàng mới quá nhiều.


Tại đây, có lượng hàng hóa vô cùng đa dạng nên thật dễ dàng tìm được bất kỳ sản phẩm ưng ý; dịch vụ chuyên nghiệp bởi bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu để lựa chọn sản phẩm phù hợp; giá cả hợp lý chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Sieuthihangcu.net là một trong những địa chỉ đáng tin cậy của hàng ngàn khách hàng với những món đồ chất lượng mà giá cả vô cùng tốt.

Ở Hà Nội, khách hàng có xem trực tiếp sản phẩm Sập gỗ trắc tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng chuyên mua ban do cu. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Mua quần áo tại chợ đồ cũ cần lắm sự tỉnh táo

Chợ “second-hand” hay chợ hàng thùng, chợ “sida” là những chợ quần áo được bán trong những thùng hàng la liệt trên đường. Đây đa phần đều là những quần áo cũ, đã qua sử dụng, không rõ xuất xứ, với rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của đủ mọi lứa tuổi, giới tính, sở thích.

Quần áo ở chợ đồ cũ có giá thành rẻ, lại nhiều kiểu dáng màu sắc

Bên cạnh giá thành rẻ mạt, số lượng nhiều, chợ second - hand còn thu hút sự quan tâm của người mua hàng vì nếu là những người săn hàng sida chuyên nghiệp, họ có thể lùng được những món đồ độc, lạ với giá rất rẻ so với giá trị thật của nó. Các chị em yêu thích những đôi giày, túi xách, đầm, quần áo hàng hiệu đã qua sử dụng đều tìm đến những khu chợ đồ cũ vì giá cả chỉ bằng ½, 1/3 giá trị thực, cánh mày râu thì lùng những thắt lưng, quần bò, ví hay mũ hàng hiệu mà bên ngoài không có đủ kinh tế để mua. Còn với các bạn sinh viên, chợ hàng cũ thu hút họ bởi vừa túi tiền, nhiều hàng độc, sản phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú…




Loanh quanh khu vực Cầu Giấy, ta có thể gặp những chợ second-hand ở đằng sau chợ Xanh, mạn đường Trần Quốc Hoàn. Đi lên một đoạn phía sau Chùa Bộc, chợ hàng thùng được bày biện la liệt khắp các vỉa hè. Vào chập choạng tối hay những ngày cuối tuần, những khu chợ này trở nên khá “sầm uất” và “nhộn nhịp” với đủ các thành phần người tiêu dùng.

Tuy nhiên, “của rẻ là của ôi”, đằng sau những chiếc áo, váy 30 - 50 nghìn đồng, những chiếc quần jean trên 200 nghìn gắn mác của những hàng nổi tiếng là cả một “hành trình” chế biến, “luộc đồ” và ẩn chứa nhiều mầm bệnh khó lường.

Người tiêu dùng được lời hay đang tiêu thụ “rác thải”?

Người tiêu dùng khi đi chợ second-hand thường có tâm lí mua do cu được nhiều đồ giá rẻ nhưng thực chất, khi biết được quá trình tái chế đồ của người bán hàng và qua thời gian ngắn sử dụng, họ mới biết suy nghĩ trước kia chỉ là ngộ nhận.

Mỗi kiện quần áo hàng thùng không rõ xuất xứ thường có giá dao động từ 2 đến 5 triệu với hàng trăm bộ quần áo, giày dép, túi xách… mỗi sản phẩm người bán hàng chỉ cần treo giá trung bình là 40 nghìn cũng đã đủ thu lại một khoản lời khá lớn. Sau khi tiến hành phân loại đồ, người bán hàng sẽ “nâng cấp” sản phẩm của mình bằng cách là ủi phẳng phiu, xếp ngay ngắn, xịt nước khử mùi thơm phức. Sau đó họ sẽ tiến hành gắn mác, đóng gói và trưng bày vào chỗ trang trọng nhất của quán.
Với tâm lí “lùng” nhiều hàng và ngại thử đồ, nhiều người tiêu dùng chỉ kịp nhìn giá và mẫu mã sản phẩm. Chỉ khi được đem về sử dụng, họ mới thấy những sản phẩm được lời của họ nhanh rách, mục do bị sử dụng những chất tẩy rửa quá mạnh, thêm nữa những vết rách, mốc hay ố vàng cũng làm những chiếc quần áo hàng hiệu trở thành những chiếc giẻ lau nhà không hơn không kém. Thêm nữa, do không rõ xuất xứ của các thùng “hàng hiệu” này nên các bộ quần áo mua về tiềm ẩn rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh ngoài da, vi nấm từ những người chủ cũ. Khi đó tiền thuốc men chữa bệnh còn quá tiền mua một bộ quần áo mới.

Tâm lí “cũ người mới ta” không sai, những người không có điều kiện kinh tế, những người săn đồ độc, đồ lạ ở chợ second-hand không sai nhưng trước những thủ đoạn, mánh khóe moi tiền của người bán hàng và vì sức khỏe của chính mình, thiết nghĩ mỗi người mua hàng cần phải tỉnh táo, thông minh, cân nhắc kĩ để không “ném tiền ra cửa sổ”.

Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng chuyên mua ban do cu nhà hàng, khách sạn, quán ăn, gia đình. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Đồ cổ có giá trị tiền tỷ của đại gia việt

Có không ít đại gia việt sẵn sàng chi nhiều tỷ đồng để mua do cu đồ cổ có niên đại lâu năm. Có lẽ chính niềm đam mê cũng như hiểu được giá trị của những cổ vật đó đã giúp họ không ngại bỏ ra một số tiền lớn để chỉ sở hữu chúng, vậy những món đồ đó là gì và ai là người đã sở hữu nó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhé:

Giường "công chúa" của đại gia Kinh Bắc

Một đại gia xứ Kinh Bắc, cũng là dân sưu tầm đồ cũ đồ cổ lâu năm cho biết, gần chục năm trước, anh mua được chiếc giường công chúa cổ được đóng bằng gỗ trắc.

Sau đó, anh đã nhượng cho một đại gia khác.
Mới đây, đại gia này vừa nhập từ Sài Gòn về một chiếc giường công chúa khác, có giá trên chục ngàn USD.


Chiếc giường này được đóng theo lối giả cổ, nhưng hình dáng, kiến trúc hoa văn không khác so với chiếc giường công chúa cổ mà anh này trước đó đã “sang tên” cho người khác.

Bộ phản gỗ quý hiếm trị nhức mỏi được săn lùng

Giữa năm 2014 vừa qua, nhiều du khách đến Khu du lịch Vạn Hương Mai (ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, Châu Phú, An Giang) để tận mắt chiêm ngưỡng bộ ván ngựa bằng gỗ gõ bông lau, được trưng bày trong không gian nhà cổ của khu du lịch.

Miếng ván ngang 2,2 m, dài 4 m, bề dày 24 cm. Loại gỗ này nằm rất mát lưng, có thể trị nhức mỏi, cảm thông thường.


Loại gỗ quý hiếm này luôn được giới “sành gỗ” trên thế giới săn lùng.

Ngoài giá trị quý hiếm, loại gỗ này còn được bài trí trong không gian phòng khách, phòng khánh tiết với ý nghĩa mang lại nhiều may mắn.

Sập gỗ trắc bạc tỷ của “vua đồng nát” Hà Thành

Tin tức trên tờ Vietnamnet cho hay, ông Nguyễn Văn Thưởng (Đông Anh, Hà Nội) là ông chủ của một khu chợ đồ cũ rộng gần 10.000m2 thường được mọi người gọi vui với cái tên "vua đồng nát Hà Thành".

Trong số hàng nghìn do cu của ông Thưởng, đáng chú ý nhất là chiếc sập gỗ trắc cổ xưa được định giá lên tới 1,5 tỷ đồng.



Chiếc sập này có chiều dài 2,4m, rộng 2m và cao chừng 80 phân được ông Thưởng mua lại của một gia đình Hà Nội gốc trên phố Triệu Việt Vương.

Song về niên đại, nguồn gốc của chiếc sập thì ngay cả thành viên trong gia đình này cũng không nắm được mà chỉ biết nó có từ rất lâu đời.

Đại gia Lê Ân mua siêu giường 6 tỷ

Cuối năm 2013 vừa qua, giới truyền thông đã được một phen “rúng động” khi thông tin về đại gia Lê Ân - chủ khu du lịch Chí Linh (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mạnh tay chi gần 6 tỷ đồng để mua một chiếc giường thuộc loại đắt nhất thế giới.

Điều đặc biệt của quyết định này là, chiếc “siêu giường” mà đại gia Lê Ân mua không nhằm mục đích nghỉ ngơi mà chỉ để khẳng định sự giàu có của mình bằng cách chỉ để... ngắm.


Chia sẻ trên tờ Một thế giới, đại gia Lê Ân cho hay, mặc dù chiếc siêu giường có giá đắt đỏ, nhưng đại gia nước khác mua được thì người Việt Nam cũng mua được.

Hiện, ông đã xây một căn nhà mới khá bề thế để đặt chiếc giường đắt đỏ này và người dân có thể đến chiêm ngưỡng miễn phí.

Theo đại gia Lê Ân, giá gốc của chiếc giường cộng chi phí đóng gói, vận chuyển trên 184.000 USD, chưa tính thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu hàng đặc biệt.

Khi đưa giường về đến Vũng Tàu, nhà sản xuất cử nghệ nhân từ Vương quốc Anh sang Việt Nam ráp 2 ngày, thời gian bảo hành 25 năm.

Chiếc giường ông Lê Ân tìm mua được tạo ra dựa trên thiết kế cho Hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740.

Sản phẩm được sản xuất trong hơn 3 tháng và vận chuyển bằng đường hàng không về Việt Nam.

"Siêu giường" 7 tỷ của công tử Bạc Liêu

Ông Nguyễn Minh Hùng (58 tuổi, ngụ TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đang sở hữu khoảng 3.000 cổ vật với tổng trị giá hơn 100 tỷ đồng.

Trong đó có 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ có tuổi thọ khoảng 300 năm mà hơn phân nửa trước đây thuộc gia đình Công tử Bạc Liêu.

Mỗi chiếc giường có chiều dài 2,5m, rộng 2m, được đóng bằng gỗ sưa.



Toàn bộ mặt trước, mặt sau, từ trên xuống dưới chỗ nào cũng được chạm khắc cẩn xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo.

Đặc biệt, mặt chiếc giường được lót bằng nhiều viên đá cẩm thạch Vân Nam (Trung Quốc) nên khi nằm lên có cảm giác mát lạnh.

Theo nhiều nghệ nhân, trên mỗi chiếc giường cổ này cần đến 30kg ốc xà cừ (giá thị trườnghiện khoảng 200 triệu đồng/kg), như vậy riêng tiền ốc đã lên đến 6 tỷ đồng.

Ông Hùng cho biết nhiều nhà sưu tầm cổ vật và đại diện các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp trong cả nước đã “chết mê chết mệt” khi được xem qua.

Có người hỏi mua một chiếc giường với giá 7 tỉ đồng, người khác ra giá 300.000 USD… nhưng ông nhất quyết không bán.

Ông Hùng ước tính giá trị của 5 chiếc giường và 5 bộ trường kỷ mà ông đang sở hữu lên đến khoảng 70 tỉ đồng.

Bộ sập gỗ bạc tỷ của "tỷ phú chơi ngông"

Chủ nhân của chiếc sập bạc tỷ này là anh Trần Đức Thuấn (một đại gia trong làng sản xuất gỗ Hà thành).

Anh vẫn được bạn bè hài hước gọi bằng biệt danh "tỷ phú chơi ngông", bởi những đam mê sáng tạo những tác phẩm gỗ lạ và độc.

Để sở hữu chiếc sập có giá lên tới 2 tỷ đồng, anh phải mất hơn 2 năm để đi khắp Bắc - Nam sưu tầm gỗ quý và thêm ròng rã mấy tháng trời để hoàn thiện.

Chiếc sập dài 2m, cao 80cm, không cầu kỳ, kiểu cách nhưng lại toát lên vẻ sang trọng với màu vàng óng đẹp mắt.


Điều hút mắt người xem nhất đó chính là vô vàn những họa tiết đan xen ngay trên một mặt cắt nhỏ.
Ở Hà Nội, khách hàng có xem trực tiếp sản phẩm Sập gỗ trắc tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng chuyên mua ban do cu. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )

Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.

Cửa hàng với triết lý kinh doanh cũ người mới ta ở Hải Phòng

Trần Trọng Đông (27 tuổi, quê Phú Thọ) mở cửa hàng chuyên bán đồ cũ từ năm 2014. Hàng hóa ở đây khá đa dạng, từ tủ quần áo, bán ghế gỗ, kệ tivi cho tới đồ làm tóc, đồ điện lạnh… Hàng nhiều tới mức trưng bày kín cửa hàng và để cả khu nhà phía sau, tràn cả ra sân. Gọi là đồ cũ, nhưng chất lượng nhiều mặt hàng ở đây được khách đánh giá khá tốt.





Chợ đồ cũ này đã trở thành điểm đến của nhiều người dân Hải Phòng mỗi khi cần mua do cu những vật dụng thiết yếu. Ông Lê Hữu Hòa (ở khu 11, phường Đằng Hải, quận Hải An) tìm đến mua bộ bàn ghế cũ. Ông cho biết nhà chỉ có 2 vợ chồng già sống với nhau, không có lương hưu, công việc bấp bênh nên không có nhiều tiền mua đồ mới. “Con gái tôi xem ở trên mạng thấy quảng cáo về chợ đồ cũ này nên tìm đến chọn được mặt hàng ưng ý. Tôi thấy nhiều mặt hàng trưng bày tại đây tuy chỉ bị xây xước bên ngoài, nhưng giá rẻ hơn thị trường. Mình không có tiền nên cứ dùng đồ nồi đồng cối đá, không cần đẹp mã”, ông Hòa nói.

Trong những ngày cuối năm, cửa hàng đồ cũ này tấp nập người tìm đến mua. Đông cho biết đã bán được khoảng 70% số hàng trong đợt xả hàng cuối năm. Khách mua chủ yếu là người lao động phổ thông, kinh tế còn eo hẹp. Hàng hóa ở đây được lấy từ các nhà dân, văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ hoặc các cửa hàng nội thất bị vỡ nợ, lỗi mốt. Giá bán khá “mềm”, có mặt hàng rẻ hơn tới gần một nửa so với đồ mới.




Đông cho biết: “Đồ cũ vẫn còn chắc chắn thì chỉ cần mất công sang sửa lại chút còn tốt hơn đồ mới bây giờ, hàng Trung Quốc là chủ yếu. Tiết kiệm được chi phí đầu vào thì mình sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ giá rẻ hơn”. Trước khi quyết định mở cửa hàng buôn bán đồ cũ, Đông đã có thời gian làm môi giới nhà đất, tìm nhà trọ nên có nhiều mối thanh lý đồ cũ




“Mỗi lần có món do cu thì mình lại chụp ảnh rao bán trên Facebook, có rất nhiều người thích và liên hệ mua. Mình thấy nhu cầu dùng đồ cũ của người dân rất lớn nên mình chuyển hướng làm ăn”, Đông nói và cho biết công việc này rất có tiềm năng ở địa bàn Hải Phòng vì có rất ít người kinh doanh đồ cũ trong khi nhu cầu của người dân khá cao. Với triết lý kinh doanh “cũ người mới ta”, Đông mong muốn mọi người biết tận dụng mọi đồ đạc để tránh lãng phí, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Với triết lý kinh doanh “cũ người mới ta”, Đông muốn mọi người biết tận dụng mọi đồ đạc để tránh lãng phí

Ở Hà Nội, khách hàng có thể đến xem trực tiếp và mua bán đồ cũ với giá rẻ tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Chợ đà lạt thiên đường đồ cũ

Do Đà Lạt có không khí lạnh mát quanh năm nên khá nhiều du khách khi đến đây thường quên mang theo quần áo ấm. Có lẽ vì vậy mà khu chợ đồ cũ Đà Lạt ra đời, để “cứu cánh khẩn cấp” cho những du khách không có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng, khu chợ đồ cũ Đà Lạt ngày càng được mở rộng. Trước đây, nó chỉ là vài gian hàng nhỏ nằm gần lối cầu thang lên xuống chợ nhưng nay khu chợ đồ cũ đã được chuyển vào trung tâm với số lượng cửa hàng tăng lên đáng kể. Đồ cũ trước đó chủ yếu là quần áo nhưng nay chợ Đà Lạt đã có thêm rất nhiều gian hàng bán giày dép, túi xách cũ có chất lượng tốt.



Nếu bạn là một tín đồ yêu thích thời trang, ham hàng độc thì chợ Đà Lạt chính là thiên đường dành cho bạn. Mặc dù là đồ cũ nhưng những mặt hàng ở đây rất đẹp, khá nhiều nhãn hiệu nước ngoài nổi tiếng được bày bán trong chợ với giá cả khiến bạn giật mình. Chỉ từ 30.000 – 200.000 đ bạn sẽ có được những món đồ ưng ý.

Quần áo cũ vừa đẹp, vừa rẻ, vừa độc đáo

Chợ Đà Lạt về đêm vẫn không ngừng tấp nập, khách du lịch nườm nượp săn tìm những món hàng có một không hai với “giá bèo”. Những chủ hàng ở đây rất nhàn hạ, họ chẳng phải mất công giới thiệu chào mời, khách cứ việc lao vào bới tìm và mê mẩn trong vô vàn món hàng độc lạ.

Ưu nhược điểm của việc tậu quần áo cũ

Mua quần áo cũ không hẳn là vì vấn đề giá cả. Nhiều tín đồ thời trang đam mê với việc chọn mua quần áo cũ vì sự độc đáo, lạ mắt mà những món hàng này mang lại. Ưu điểm lớn nhất của việc mua do cu đó là bạn hoàn toàn có thể sở hữu một món hàng hiệu đắt tiền với giá cực kỳ mềm. Các món đồ này cũng được chủ nhân đầu tiên sử dụng chưa nhiều. Nếu chịu khó tìm kiếm bạn hoàn toàn có thể tậu được những món mới đến 90% mà giá thì còn bằng 1/5 so với trước đó.




Đôi khi bạn bè của bạn sẽ phải trầm trồ với bộ quần áo hay chiếc váy bạn mới mua bởi nó thực sự quá độc, khó lòng kiếm được món thứ 2. Đó chính là ưu điểm của hàng cũ.

Rất nhiều quần áo, phụ kiện của nước ngoài được tìm thấy tại chợ Đà Lạt. Bạn có đi tìm khắp các trung tâm thương mại hay cửa hàng tại Việt Nam cũng không thể mua được món đồ này hoặc có may mắn bắt gặp thì giá cũng khá cao.

Với những người đi theo phong cách vintage thì chợ do cu chính là địa điểm mua sắm đồ cũ cho bạn thỏa đam mê. Những chiếc váy hoa nhí, dáng dài, rộng thùng thình… được tìm thấy rất nhiều tại khu bán đồ cũ. Bạn chỉ việc bỏ thời gian chọn lựa và mang về nhà những món hàng lung linh.

Tuy nhiên, đồ cũ cũng có rất nhiều nhược điểm. Nếu không cẩn thận bạn sẽ mang về nhà cả tá giẻ lau với giá thành cao. Đồ cũ có thể sẽ hút bạn bởi tính độc đáo, mới lạ nhưng chúng đã là đồ đã được sử dụng nên đôi khi dễ rách, sờn vải, dễ mục vì ngâm nhiều thuốc tẩy. Thêm một điều nữa là đồ cũ thường chỉ có một chiếc nên sẽ không có nhiều size cho bạn chọn. Bạn sẽ phải mất thêm tiền để chỉnh sửa những bộ quần áo này sao cho vừa người.

Kinh nghiệm chọn mua đồ cũ ở chợ Đà Lạt

Để có thể mua được món đồ cũ ưng ý nhất bạn cần phải có vài mánh sau bỏ túi
:
Đồ cũ không dành cho người thiếu kiên trì, đó là điều chắc chắn. Để chọn được một món đồ tốt bạn phải bỏ nhiều thời gian. Lựa chọn một món đồ giữa cả tá quần áo lớn nhỏ đủ màu sẽ khiến bạn phát mệt và nhanh chán. Chính vì vậy hãy để mắt thư giãn, lượn quanh một vòng chợ Đà Lạt về đêm để có lại tinh thần và chiến đấu tiếp. Nhìn ngắm nhiều quá sẽ dễ khiến bạn hoa mắt và dễ chọn nhầm. Hơn nữa, sau khi lựa chọn được rồi, bạn lại cần kiên trì ngắm nghía từng đường kim mũi chỉ, chiếc cúc, dải khóa trên áo quần. Điều này là cần thiết, nó giúp bạn không mua phải hàng rách, mất cúc, hỏng khóa. Thêm nữa, hãy dùng tay kiểm tra vải thật kỹ, kéo co vải vài lần xem chất vải có nhão không, có bị mục không, tính đàn hồi ra sao?

Nếu bạn muốn mua đồ hiệu ở chợ đồ cũ Đà Lạt thì bạn nên tìm hiểu qua về các nhãn hiệu thời trang. Các nhãn hàng thường có đặc điểm nhận dạng riêng. Vì đồ cũ có xuất xứ từ rất nhiều nơi nên không tránh được hàng nhái.

Vấn đề giá cả là vấn đề “sống còn” khi mua đồ cũ. Thật sung sướng khi mua được đồ ưng ý với giá siêu siêu rẻ. Tuy nhiên, các chủ hàng đồ cũ thường hay hét giá gấp đôi, gấp ba lần giá bán. Vì chúng là đồ cũ nên giá rất rẻ, chớ vội nghĩ rằng giá chủ buôn đưa ra đã là mức giá phải chăng. Lời khuyên dành cho bạn là hãy trả giá bằng 1/3 hay 1/2 giá chủ cửa hàng đưa ra khi chọn mua đồ cũ tại Đà Lạt nhé.


Để mua được những bộ quần áo ưng ý nhất khi đi Đà Lạt bạn cần phải xác định được phong cách và vóc dáng của bản thân. Thông thường ở những khu bán đồ cũ tại Đà Lạt không có chỗ thay đồ nên bạn không thể thử. Một cách khác là hãy mặc đồ thật bó và gọn gàng khi lượn lờ mua sắm tại đây. Bạn sẽ dễ dàng hơn khi lồng thử đồ muốn mua ra ngoài quần áo đang mặc và ngắm xem có phù hợp hay không. Cầu kỳ hơn chút thì hãy mang thước dây cuộn khi đi mua đồ bạn nhé. Chỉ cần mang thước ra đo là bạn sẽ biết ngay đồ này có vừa hay không.

Vì những gian hàng đồ cũ ở Đà Lạt giờ đây được đẩy vào khu trung tâm chợ nên điều kiện ánh sáng trở nên hạn chế, nhất là khi đi chợ vào buổi tối. Hãy nhìn đồ định mua dưới ánh điện sáng trắng hoặc nơi có ánh sáng ban ngày để chắc chắn màu sắc của đồ cần mua.

Đừng bỏ qua chi tiết nhỏ – đó là lời khuyên dành cho bạn. Các chi tiết nhỏ ở đây chính là nách áo, tay áo, đường may và vết ố. Hãy xem kỹ những bộ phận này để tránh áo có nách ố vàng khó tẩy, đường may bung chỉ khó may lại được hay những vết ố trên thân áo. Những vết ố bạn nhìn thấy thường không xóa bỏ được. Vì vậy đừng tin những lời chủ hàng nói, hãy xem xét kỹ vết ố trước khi quyết định mua.

Với một vài kinh nghiệm trên, hi vọng bạn sẽ chọn mua được những món đồ tuyệt vời tại chợ Đà Lạt và có những phút thư giãn với việc mua sắm thú vị này!

Ở Hà Nội, Quý khách hàng có thể xem trực tiếp và mua các sản phẩm đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn, văn phòng trên website mua bán đồ cũ thưởng thưởng:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Chợ đồ cũ Baza ở Nhật

Bạn có thể ngạc nhiên khi thấy nhiều sản phẩm đã sử dụng ở Nhật, từ điện máy tới quần áo thời trang có thương hiệu…được bán với giá rẻ đôi khi chỉ bằng 1/10 giá trị thực của chúng, trong khi nhìn chúng gần như mới hoặc đời sản xuất mới từ năm trước năm kia mà thôi. Điều này dường như là rất khác biệt với Việt Nam. 

    Hàng hóa ở Nhật Bản có xu hướng là hàng cao cấp và chất lượng cao, và thường có giá cao hơn các mặt hàng tương tự ở những nơi khác trên thế giới. Trong văn hóa sử dụng đồ vật hàng ngày, nhờ sự tỉ mỉ, thận trọng và chỉn chu mà người Nhật có xu hướng giữ gìn và chăm sóc tốt các tài sản của họ, nên khi chúng được đem bán lại, phần nhiều chúng vấn còn khá mới. Tuy nhiên với người Nhật, quan điểm đồ đã sử dụng luôn là đồ cũ và chỉ được phép bán với mức giá thấp.Vì thế người nước ngoài thường gợi ý nhau, nếu muốn mua đồ ở Nhật, hãy tìm xem anh có thể mua được món đồ đó đã qua sử dụng hay không.

    Bạn có thể thắc mắc tại sao giá hàng cũ ở Nhật lại rẻ như vậy. Điều đầu tiên đó là hệ quả của một xã hội sản xuất mà hàng hóa luôn thừa mứa. Người Nhật có thể là một dân tộc tiết kiệm, tuy nhiên trong tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng hàng nội địa thì họ có xu hướng rất hào phóng và luôn thích cập nhật những cái mới. Ngày hôm nay một sản phẩm mới này ra đời thì ngày mai sẽ có ngay những sản phẩm khác cạnh tranh với những đặc tính ưu việt hơn. Mà sự cải tiến ko chỉ nằm trong công nghệ sản xuất, bao bì mà còn nằm ở giá cả, sản phẩm luôn có xu hướng giảm giá để cạnh tranh. Một sản phẩm hôm nay là hot thì chỉ một tháng sau nó đã được sale liên tục để nhường chỗ cho các sản phẩm khác. Chính vì hàng hóa mới còn nhanh chóng trở nên lỗi thời nên hàng hóa cũ chỉ càng bị mất giá hơn.


   Một lý do khác để lý giải tại sao hàng used lại được bán rẻ như vậy đó là việc bạn phải mất một chi phí kha khá để “bỏ rác” những đồ điện tử và gia dụng không dùng nhằm góp phần bảo vệ môi trường. Ở Nhật có câu, “ba lần chuyển nhà bằng một lần cháy nhà”, phí vận chuyển đồ đạc ở Nhật rất cao, nên nếu phải chuyển nhà người ta thường thà bán quách đồ đạc cũ và mua mới còn tiết kiệm hơn là thuê dịch vụ vận chuyển tới bốc chúng đi. Việc phải trả tiền bỏ rác cũng là lý do mà ở Nhật hay có các sayonara market nơi người nước ngoài khi về nước tặng hoặc bán lại vật dùng của mình cho người khác để không phải chịu khoản phí bỏ rác.

    Điểm sung sướng nhất của việc mua do cu ở chợ trời là việc đồ đạc được giữ rất sạch sẽ và mới do người chủ cũ tỉ mẩn và kỹ lưỡng khi sử dụng. Sự tôn trọng của người sử dụng đối với đồ đạc của mình sẽ khiến các bạn thực sự ngạc nhiên. Ở khắp các gian hàng, người bán hàng luôn bày biện hàng hóa một cách gọn gàng, ngăn nắp, quần áo xếp lại chỉn chu đẹp mắt cho dù chúng chỉ là những món đồ cũ (chứ ko hề có chuyện chất đống lộn xộn bạc đãi chúng đâu). Đôi khi các bạn sẽ gặp những gia đình đi bán hàng mà vui như mở hội. Họ bán mà như đi giao lưu và cảm thấy vui vì đồ đạc của mình có được chủ mới.

Ở việt nam, khách hàng có thể đến xem trực tiếp và mua bán đồ cũ với giá rẻ tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Chợ nhật tảo chuyên mua bán đồ cũ điện tử TP HCM

Khi người chở đồ cũ điện tử cũ đến, những người phụ nữ ngồi ở lề đường chợ Nhật Tảo phân loại linh kiện, lau chùi đèn hình và bảng mạch bám đầy bụi. Cạnh đó, một vài người thợ cặm cụi lắp những màn hình vào khung TV. Đều đều vào một giờ nhất định trong ngày, những chuyến xe lại đến và chở những chiếc TV này đi…

Khung cảnh này quá quen thuộc với những người dân sống xung quanh chợ Nhật Tảo. Bên cạnh việc bán đồ cũ, một số cửa hàng ở đây chuyên tái chế màn hình máy tính cũ thành thiết bị thu sóng truyền hình và bán ra thị trường với mức chưa tới 200.000 đồng.

Theo một người thợ tên Phong, so với cách đây 2 - 3 năm, số tụ điểm làm TV từ màn hình máy tính cũ đã giảm nhiều do người dân đã có điều kiện mua TV mới nhiều hơn. Tuy nhiên, nhu cầu về một chiếc TV cơ bản vẫn còn cao, nhất là ở những khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, nơi phần lớn người dân chưa có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Đấy cũng là khách hàng chủ yếu của các cơ sở này.

Người thợ này tiết lộ, chợ Nhật Tảo có trên dưới 20 khu vực tái chế rác thải điện tử, nhưng số cơ sở lớn thì ít. Các "xưởng" tái chế chủ yếu hoạt động trên vỉa hè, các bãi đất trống hoặc một góc của bãi gửi xe... Những khu vực này tập trung đồ điện tử cũ từ những người chuyên gom ve chai, trong đó có màn hình CRT. "Vì người dân Sài Gòn đã chuyển qua dùng máy tính màn hình tinh thể lỏng (LCD), nên giá của màn hình CRT cũ rất rẻ" - anh kể - "chỉ vài chục nghìn đồng một cái, thậm chí có nhà còn cho luôn vì để trong nhà cũng chật chội mà không có tác dụng gì".

Với màn hình cũ, thợ sẽ tiến hành phá bỏ hộp đựng ngoài, sau đó phân loại thành từng thành phần cho mục đích riêng, gồm vỏ nhựa, linh kiện điện tử… Bộ phận quan trọng nhất là bóng đèn hình sẽ để riêng.

Các bóng đèn hình sau khi tách sẽ được lau chùi sạch sẽ, kiểm tra xem còn sử dụng được hay không. Các mẫu hỏng sẽ được vận chuyển đến các lò nấu thủy tinh, những mẫu còn lại sẽ được tân trang tùy vào tình trạng hư hại. Nếu trầy xước, chúng sẽ được đánh bóng trước khi lắp ráp.

Tùy theo kích thước màn hình, người thợ sẽ lựa chọn bộ khung nhựa phù hợp cho nó, sau đó gắn bảng mạch. Khung nhựa được mua tại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên địa bàn, trong khi các bảng mạch TV chủ yếu nhập từ Trung Quốc, có kèm theo điều khiển từ xa với giá chỉ vài chục nghìn đồng. Cũng có trường hợp, thợ tận dụng bảng mạch của TV cũ, nhưng không nhiều, do tỷ lệ hỏng của bảng mạch TV thường khá cao.

"Nếu chỉ tính thời gian lắp đặt, mỗi giờ, một người thợ lành nghề có thể cho ra 3 đến 4 chiếc TV", anh Phong tiết lộ.



Bên cạnh màn CRT, một số cơ sở tại chợ Nhật Tảo còn tạo ra những chiếc TV giá rẻ từ màn hình máy tính LCD cũ. Tuy nhiên, theo bà Hồng, một chủ cửa hàng kinh doanh TV và màn hình máy tính cũ trên đường Nhật Tảo, dạng này không được thợ sửa chữa mặn mà cho lắm, bởi việc tích hợp bảng mạch khó khăn hơn, giá bán thành phẩm cũng cao hơn, từ 700.000 đến 1,5 triệu đồng, nên kén người mua do cu.

Bà Hồng cho biết, những chiếc TV cũ sau khi lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được vận chuyển chủ yếu đi các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên để bán đồ cũ. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều nhà hảo tâm mua số lượng lớn phục vụ cho mục đích từ thiện. Người dân ở vùng ven Sài Gòn, chủ yếu là lao động nghèo, ngư dân..., cũng tới hỏi mua.

Về cơ bản, những sản phẩm tái chế này đáp ứng được phần nào nhu cầu xem truyền hình. Tuy nhiên, chúng là rác thải điện tử và chất lượng không thể được kiểm chứng bởi cơ quan chức năng nên người mua cũng cần thận trọng trước mặt hàng này nhằm tránh "tiền mất, tật mang".

Ở khu vực Hà Nội, Quý khách hàng có thể xem trực tiếp và mua đồ điện tử cũ trên website mua bán đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bep cong nghiep tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Đậm nét cổ điển quán cafe dùng toàn đồ cũ

Có thể kể ra nhiều quán cà phê mang phong cách cổ điển như: Cà phê 1975, Field, Góc Phú Yên, Waiting… (TP Tuy Hòa). Đến đây, khách có thể cảm nhận được sự mới lạ so với những quán khác bởi cách trang trí đậm nét xưa.

Chỉ với diện tích khoảng 100m2, quán cà phê 1975 (đường Lý Thái Tổ) được thiết kế khá đơn giản nhưng tạo ấn tượng cho khách bởi gam màu nâu sẫm của bức tường cũ hay cách trang trí bằng những vật dụng cũ. Đó là những chiếc máy cassette, ti vi, máy ảnh, máy đánh chữ, điện thoại quay số, máy hát đĩa hình loa kèn, đèn pin, bàn, ghế, xe đạp hay chiếc máy quạt hiệu Marelli nổi tiếng, và cả những chiếc đèn dầu cũ kỹ. Lọ hoa, bình nước, đĩa đựng hạt dưa, phiếu tính tiền… cũng là những món đồ không còn mới. Những bức tranh thời kỳ trước 1975 cũng được trưng bày khá nhiều. Mỗi bức tranh gắn với một sản phẩm, thương hiệu lớn, tên tuổi của những hoa khôi, danh ca một thời… Chị Hồ Ngọc Bích, chủ quán cà phê 1975, cho biết: “Từ nhỏ, tôi đã thích những món đồ cổ. Đến khi theo học ngành thiết kế nội thất của Trường đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, niềm đam mê ấy càng được tôi gìn giữ. Tôi sưu tầm đồ cũ tại các “chợ ve chai” ở các tỉnh phía Nam và cất cẩn thận. Sau khi tốt nghiệp, tôi cùng một người bạn về Phú Yên mở quán cà phê 1975. Quán do chúng tôi tự thiết kế, trang trí và đưa ra cách kinh doanh phù hợp với phong cách xưa, tạo không gian riêng cho quán. Việc xây dựng quán cà phê mang dáng dấp xưa không chỉ giúp tôi thỏa mãn sở thích riêng mà còn có thể phục vụ nhiều khách hàng cùng “gu” thẩm mỹ với mình”.


Cùng ý tưởng, anh Đinh Phú Vĩnh, chủ quán cà phê Waitting (đường Trần Quý Cáp) đã gợi lại những hoài niệm cũ cho khách từ phong cách trang trí quán bằng những bản nhạc xưa đã in dấu trong lòng người của các nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… Waitting cà phê không khác gì một căn nhà cũ nhỏ hẹp, nhưng chất chứa đầy thân thương. Nơi đây không có máy lạnh, không đèn điện sáng choang, chỉ có mấy cái bình cũ, chiếc bóng đèn bằng dây tóc, máy đánh chữ, những mảng tường vôi cùng tiếng quạt máy khe khẽ. Anh Vĩnh chia sẻ: “Ngoài việc thực hiện niềm yêu thích của mình là mỹ thuật, thiết kế xưa, tôi còn muốn xây dựng một điểm kinh doanh khác biệt. Trước khi làm quán, tôi nghĩ rằng cách thiết kế quán cà phê xưa, đơn giản là mô hình mới, chưa xuất hiện nhiều ở Phú Yên. Do đó, tôi tận dụng những đồ dùng cũ của người quen, gia đình và tìm thêm một số vật dụng thời chiến tranh ở các điểm bán đồ cũ để trang trí. Tuy quán nhỏ nhưng được nhiều người quan tâm”.

Ngoài những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, “độc”, lạ, giúp khách đến đây tìm về chút hoài niệm xưa, một số quán còn kết hợp trưng bày những hình ảnh đặc trưng về con người, quê hương Phú Yên. Anh Nguyễn Lê Tấn, chủ quán cà phê Góc Phú Yên (đường Bà Triệu), cho hay: Lúc đầu, chúng tôi thiết kế quán theo phong cách xưa là chính, nhưng sau một thời gian hoạt động, tôi thấy khách hàng đến quán không chỉ là người Phú Yên mà còn có khách du lịch đến từ các tỉnh, khách nước ngoài. Biết nhiều khách hàng muốn đi tham quan phong cảnh của Phú Yên, nên tôi chọn những bức ảnh về cảnh đẹp của Phú Yên trên nền những gam màu trầm, kết hợp khung hình bằng gỗ mộc mạc. Thông qua những bức tranh này, chúng tôi giới thiệu cho khách các điểm đến lý tưởng.

Điểm hẹn thú vị

Tuy mới mở nhưng những quán cà phê phong cách xưa tại TP Tuy Hòa thu hút khá đông khách. Nguyễn Thị Hằng, sinh viên Trường đại học Xây dựng Miền Trung, cho biết: “Tôi và một số bạn khác thường tìm đến những quán cà phê có lối thiết kế theo phong cách xưa. Ở đây, chúng tôi có thể biết thêm một số nếp sinh hoạt hay nét văn hóa độc đáo trước đây thông qua các vật dụng, đồ uống và các loại bánh truyền thống, những bản tình ca bolero...”.

Ông Nguyễn Văn Quang, Việt kiều Mỹ gốc Phú Yên, cho hay: “Tôi đã đến nhiều quán cà phê ở Tuy Hòa nhưng ấn tượng nhất với tôi là những quán mang phong cách xưa. Đó là những nơi giúp tôi nhớ về một thời đã qua. Những vật dụng cũ kỹ hay hình ảnh về các nghệ sĩ thời trước đã chạm vào ký ức tôi cũng như những người từng trải qua giai đoạn này. Về Việt Nam, tôi được uống cà phê, thưởng thức không gian xưa là một điều hết sức thú vị. Vì trong thời buổi hiện đại, những người xa quê như được tìm về với ký ức của mình. Những quán cà phê xưa tại Tuy Hòa càng làm tôi thấy yêu quê hương mình hơn”.

Trong tiếng nhạc văng vẳng những bài hát trữ tình trong không gian trầm lắng, nhẹ nhàng của các quán cà phê xưa ở TP Tuy Hòa, du khách như tìm lại được những hoài niệm và sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Vậy nên đây cũng được xem là những điểm hẹn, gặp gỡ thú vị của bạn bè.

Quý khách hàng có thể xem trực tiếp sản phẩm cũng như thông số trên website mua bán đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu mua do cu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bep cong nghiep tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm





Kinh doanh quần áo cũ đem lại giá trị cao kinh tế

Ông Adam Baruchowitz, sáng lập viên của công ty đồ cũ Wearable Collections ở thành phố New York, chuyên thu thập quần áo qua sử dụng và bán cho các công ty phân loại. Các công ty này sau đó sẽ phân quần áo thành các loại để tái chế hay để xuất khẩu. Baruchowitz nói phần giá trị nhất của việc kinh doanh của công ty là việc bán quần áo cũ còn tốt. Nhưng nếu chất lượng không bảo đảm thì ngày sẽ càng có nhiều quần áo cũ đi đến bãi rác hơn là đến những thị trường đồ cũ. “Văn hóa thời trang “ăn liền” ảnh hưởng xấu tới môi trường, và nó cũng ảnh hưởng đến thị trường quần áo cũ bởi những quần áo này sẽ không được tiếp tục sử dụng nữa. Chẳng hạn hàng H&M đã qua sử dụng sẽ ít được ưa chuộng hơn một sản phẩm có chất lượng tốt hơn». Một số cửa hàng đồ cũ thậm chí còn từ chối những sản phẩm của dây chuyền cửa hàng thời trang Forever 21, H&M, Zara và Topshop... bởi chất lượng kém và giá trị bán lại thấp.

Vòng quay của thời trang chưa bao giờ nhanh hơn thế. Những nhãn hiệu thời trang lớn như Zara, Gap, Adidas đưa ra mẫu mã mới thường xuyên, một xu hướng được gọi là thời trang “ăn liền”. Công nghiệp thời trang thiết kế liên tục thay đổi theo mùa nhưng thời trang “ăn liền” có thể thay đổi hàng tuần. “Đã từng chỉ có bốn mùa trong một năm, giờ có thể có 11-15 mùa hoặc hơn nữa”, bà Tasha Lewis, giáo sư khoa Thiết kế trang phục và khoa học vải sợi tại Trường đại học Cornell (Mỹ) nói.


Quần áo được sản xuất hàng loạt ngày càng trở nên rẻ hơn, và cập nhật xu hướng mới liên tục vì thế hấp dẫn khách hàng mua nhiều hơn. H&M của Thụy Điển là nhà bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới với 4.000 gian hàng khắp thế giới và đạt doanh số 25 tỷ USD năm 2015. Theo Công ty cổ phần tài chính CIT ở New York, những nhà bán lẻ thời trang bình dân hàng đầu tăng trưởng 9,7 % một năm trong vòng năm năm qua, vượt xa mức tăng trưởng 6,8 % của các công ty thời trang truyền thống. Một báo cáo nói rằng công nghiệp thời trang toàn cầu ước đạt 1,2 nghìn tỷ USD, với 250 tỷ USD chỉ riêng ở Mỹ. Trong năm 2014, trung bình các hộ chi tiêu 1.786 USD vào quần áo và các dịch vụ liên quan.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Mc Kinsey từ năm 2000 tới 2014, sản xuất quần áo toàn cầu tăng gấp đôi. Sự bùng nổ này tiếp tục ở tầng lớp trung lưu ở những nền kinh tế đang phát triển đông dân, nơi họ chi tiêu ngày càng nhiều vào trang phục. Ở năm nước lớn đang phát triển là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico và Nga, việc bán quần áo tăng nhanh hơn tám lần so với Canada, Đức, Anh và Mỹ... Con số quần áo trung bình mua bán hằng năm tăng tới 60 % từ năm 2000 đến 2014, và mọi người chỉ giữ quần áo khoảng nửa thời gian so với 15 năm trước.

Nhiều phong cách, mẫu mã hơn nghĩa là mua bán và vứt bỏ cũng nhiều hơn, điều đó dẫn đến lãng phí. Nhà báo Elizabeth Cline viết trong cuốn sách “Giá thành cao ngất của thời trang rẻ tiền” rằng quần áo mặc một hai lần rồi bỏ đi đang hủy hoại môi trường và nền kinh tế. Chúng ta có xu hướng bỏ đi những trang phục thời trang sản xuất hàng loạt và rẻ tiền hơn những thứ có giá trị. Vấn đề lớn là không có đủ chỗ chứa những đồ vứt đi đó. Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, 84 % quần áo thải ra năm 2012 đi tới bãi rác hoặc lò đốt rác. Một cách mà các nước phát triển thoát khỏi những quần áo thừa thãi là đem cho các nước đang phát triển. Theo Liên hợp quốc, Mỹ là nhà xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng lớn nhất và những nơi nhập khẩu chủ yếu là Nam Mỹ, Đông Âu, châu Phi, Trung Quốc và Ấn Độ... Nhưng với đồng đô-la mạnh và quần áo rẻ tiền có sẵn từ châu Á, nhiều người đang lo ngại rằng nhu cầu mua quần áo đã qua sử dụng sẽ giảm xuống, điều đó buộc các nước phát triển phải tìm cách khác giải quyết vấn đề này.

Chúng ta có thể làm gì?

Một số nhà bán lẻ có chương trình hỗ trợ thu thập quần áo cũ từ khách hàng để tái chế hoặc bán đồ cũ lại. H&M cho phép khách hàng mang những quần áo không còn dùng nữa đến cửa hàng, “H&M sẽ tái chế chúng và tạo ra sợi mới, và bạn sẽ được lấy voucher giảm giá tại H&M, mọi người cùng thắng”. Mục đích của công ty là “không có quần áo nào đi tới bãi rác”. Công ty thời trang Patagonia cũng tái chế và bán các sản phẩm đã qua sử dụng trong các gian hàng của họ. Bà Lewis cho rằng đây là một chiến lược kinh doanh khôn ngoan, bởi khách hàng sẽ quay lại cửa hàng, và cửa hàng sẽ có thêm một cơ hội để bán được đồ mới giá rẻ. Mặt khác, nếu những nhà sản xuất phải nghĩ về việc làm sao để tận dụng được nhiều nhất sản phẩm sau khi sử dụng, nó có thể khuyến khích họ thiết kế các sản phẩm có chất lượng tốt hơn hoặc có thể tự phân hủy để giảm gánh nặng cho môi trường.

Về phía khách hàng, cũng có nhiều trào lưu nhằm làm mới tủ quần áo mà không cần mua thêm đồ mới. Nhiều phụ nữ mê shopping giờ đưa lên mạng những video, ảnh, thông tin để bán hoặc trao đổi quần áo với mọi người. “Đây là thời của cách mạng thời trang và tôi quyết định tham gia vào trào lưu này bằng cách làm một video trên Youtube để trao đổi quần áo - Cutie PieMarza từ England nói. Cô đã trao đổi quần áo với một YouTuber từ Texas. Trào lưu này khá thịnh hành ở UK. Trước đây trong những video truyền thống, mọi người hầu hết chỉ đưa lên mạng chủ yếu để khoe những món hàng mới.

Nằm trong trào lưu cách mạng thời trang bắt đầu ở UK nhằm mục đích tăng cường nhận thức về nguồn gốc trang phục của chúng ta cũng như sự lãng phí gây ra do thói quen tiêu dùng. “Đây là một sự thay thế. Nhìn vào cách mọi người có thể làm nên những khác biệt, cách mọi người làm mới tủ quần áo mà không phải mua thêm sản phẩm mới”, Carry Somer, đồng sáng lập trào lưu này nói. Nó khuyến khích mọi người nhận thức hơn khi mua hàng. Thay vì liên tục mua quần áo mới, trào lưu này gợi ý mọi người mua từ cửa hàng quần áo cũ, tạo nên những bộ cánh mới từ quần áo cũ hay trao đổi chúng. Một số công ty đang thử nghiệm những ý tưởng mới này. Chẳng hạn cho thuê quần áo có thương hiệu cho khách hàng trả phí tháng. Những người quan tâm tới môi trường có thể đầu tư vào quần áo có giá trị cao và chất lượng tốt có thể sử dụng lâu hơn thay vì chỉ mua sản phẩm rẻ tiền.

Quý khách hàng có thể xem trực tiếp sản phẩm cũng như thông số trên website mua bán đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chuyên thu mua do cu giá cao( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bep cong nghiep tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm




Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Cửa hàng bán đồ cũ chỉ 1 giá 2000đ ở Sài Gòn

Bạn dừng xe ở ngã tư, một tờ 2.000 đồng vô chủ nằm lăn lóc trên mặt đất, trước mặt bạn và cả tá người đang dừng đèn đỏ, nhưng chẳng ai mảy may cúi xuống nhặt. Đơn giản vì bạn nghĩ, giá trị của tờ 2.000 đồng không đáng để mình mất công nhặt lên.

2.000 đồng, ở thành phố bây giờ, có lẽ không đủ cho một lượt gửi xe gắn máy, cũng chẳng thể mua được một cái bánh hay một que kem. Thế nhưng với những người lao động nghèo ở Sài Gòn, 2.000 đồng thật sự mang một giá trị rất lớn, vì với số tiền đó họ có thể mua được một tấm áo, hay một chiếc quần thật đẹp.

Một gian hàng chuyên bán đồ cũ cho người lao động nghèo ở Sài Gòn với giá 2.000 đồng/sản phẩm, tại đây, tờ 2.000 đồng không chỉ mua được một chiếc áo hay một cuốn sách, mà còn mua được niềm hạnh phúc.

Gian hàng 2k - Nơi người trẻ san sẻ với người nghèo

Thành lập từ tháng 10/2015, đến nay nhóm bạn trẻ của dự án Sunbox đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm san sẻ khó khăn với người lao động nghèo ở TP. HCM. Thấu hiểu những thiếu thốn của những người lao động, nhóm Sunbox đã nhen nhóm ý tưởng về một cửa hàng bán những vật phẩm cũ với giá thấp để hỗ trợ người dân, và thế là "gian hàng 2k" đã ra đời.

"Gian hàng 2k" được nhen nhóm ý tưởng từ cuối năm 2015, nhưng mãi đến tháng 3/2016 mới thành hiện thực.

Với tiền đề là mô hình quyên góp đồ cũ thông qua những chiếc hộp mặt trời - Sunbox, nhóm đã thu gom được khá nhiều quần áo và sách vở cũ từ các mạnh thường quân, nhờ đó mà đầu vào của "gian hàng 2k" trở nên dồi dào hơn. Để có thể thực hiện "gian hàng 2k" trên thực tế, ngoài "hàng hóa", còn cần rất nhiều yếu tố, như công tác tổ chức, địa điểm...

Các tình nguyện viên của Sunbox sẽ thu gom và phân loại các vật phẩm được mọi người quyên góp, sau đó gửi đến những người thật sự cần chúng.




Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ quán cơm "Nụ cười 3", ngày 28/3, "gian hàng 2k" đầu tiên đã được diễn ra. Vì là lần đầu tổ chức nên vẫn còn nhiều thiếu sót, thế nhưng ai nấy cũng cảm thấy rất hạnh phúc. "Nhìn những nụ cười thật tươi của người lao động, chúng tôi vui và tự hào về công việc của mình. Và điều đó càng thôi thúc chúng tôi hoàn thiện gian hàng trong những lần sắp tới" - anh Linh (một thành viên nhóm Sunbox) chia sẻ.

Khi 2.000 đồng trở nên... vô giá

"Tại sao không tặng mà lại bán?", chúng tôi thắc mắc. Các thành viên nhóm Sunbox tươi cười trả lời: "Vì chúng tôi không muốn chiều hư người lao động".

Người lao động nghèo mặc dù rất khó khăn trong kinh tế, nhưng dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn giữ trong mình một sự tự trọng riêng. Nếu hành động giúp đỡ của xã hội không khéo léo, sẽ rất dễ khiến họ tổn thương. Thế nên, thay vì đem tặng đại trà, thì các bạn trẻ của Sunbox lại đem bán với mức giá thấp, để người mua cảm nhận rằng họ có được những vật phẩm đó bằng chính đồng tiền mà mình làm ra, chứ không phải nhận đồ từ thiện từ trên trời rơi xuống.

Mọi người tỉ mỉ xem từng món đồ.

Bên cạnh đó, việc từ thiện luôn ẩn chứa những mặt trái mà ta khó lường trước được. Nếu cứ thoải mái tặng quà, cho tiền mà thiếu kiểm soát thì chính lòng tốt của chúng ta sẽ biến người nhận thành những người xấu. Ý nghĩ nghèo thì có người giúp đỡ sẽ ăn sâu vào tiềm thức, khiến người nghèo trở nên thụ động, lười lao động. Chính vì thế, để mọi người không ỷ lại vào đồ từ thiện, "gian hàng 2k" chỉ được mở bán vào đúng một ngày duy nhất trong tuần và mỗi người chỉ được mua 2 món đồ trong một ngày.

Chính vì những quy định được thống nhất rõ ràng ngay từ ban đầu nên ở "gian hàng 2k" người dân mua hàng rất trật tự và văn minh, không xảy ra cảnh chen lấn hay giành giật. "Đó là buổi sáng ngày thứ sáu, có một cô tìm đến gian hàng để gửi lại 1.000 đồng cô đưa thiếu hôm trước, kèm câu nói mà tụi mình nhớ mãi: "Nghèo thì nghèo chứ thiếu một đồng cũng phải trả"" - anh Linh kể.


Ở "gian hàng 2k" những cô bán vé số, chú lượm ve chai, em gái học sinh luôn tự giác tìm đến người thu tiền để gửi đúng số tiền tương ứng với số đồ mà họ đã chọn, mà không hề gian lận một đồng. Nhìn cách mọi người đắn đo lựa chọn từng món đồ, cách mọi người bảo vệ cuộn tiền tẻ trong hai ba lớp bao ni-lông, rồi cả cái cách họ cẩn thận rút tờ tiền 2.000 đồng ra trả, bạn sẽ cảm rõ ở "gian hàng 2k" tiền mang một giá trị hoàn toàn đặc biệt.

Toàn bộ số tiền thu được từ "gian hàng 2k" sẽ được gửi vào quỹ hoạt động của quán cơm "Nụ cười 3". Vậy là, tiền của người nghèo lại quay trở lại phục vụ cho người nghèo, giúp họ có những bữa cơm ngon. Nhìn nụ cười hạnh phúc của những con người khắc khổ, tôi bất chợt nhìn xuống những tờ 2.000 đồng đang nằm ngổn ngang trong túi áo, chưa bao giờ tôi thấy chúng có giá trị lớn đến như thế!
Ở Hà Nội, quý khách hàng có thể mua do cu đồ nội thất gia đình, nhà hàng, nội thất văn phòng tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:

ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long )
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm






Kinh doanh đồ cũ tại nhật lên đến hàng tỷ USD

Hôm nay cô Aiko Takahashi người Nhật đến cửa hàng đồ cũ để mua đồ cho con trai năm nay 5 tuổi. Khi cháu còn nhỏ, chủ yếu cô mua đồ mới cho cháu, nhưng đến khi ngoài 2 tuổi thì quần áo mua từ cửa hàng đồ cũ là một lựa chọn tốt và rẻ.

Ví như cuối buổi mua sắm ngày hôm nay, cô mua được cho con trai 7 chiếc áo phông rất đẹp đủ cho cháu mặc cả mùa hè với giá chỉ 400 yên, tức khoảng 90 nghìn đồng Việt Nam.

Cô Aiko đã là khách hàng quen của chuỗi cửa hàng Hard Off này nhiều năm nay. Đến cửa hàng, cô không chỉ mua quần áo mà thậm chí còn sắm sửa được tất cả những gì cần thiết cho con trai và bản thân, ví như quần áo, giầy dép, đồ chơi.

Ran Matsumoto cũng là một khách hàng quen của cửa hàng đồ cũ. Khi anh cần mua đồ, dù đó là đĩa DVD hay gậy đánh golf, điện thoại di động, anh sẽ đến tìm ở cửa hàng đồ cũ trước, nếu không được món đồ nào ưng ý anh mới suy nghĩ đến việc mua hàng mới.

Ran cho biết trong quá khứ anh từng không tin vào chất lượng của đồ cũ, nhưng nay anh đã thay đổi quan niệm của mình. Anh nhận ra rằng có nhiều món đồ cũ mà còn quá mới, dường như người chủ cũ chưa bao giờ dùng đến nó vậy.

Từ bát đĩa, cốc chén, tivi, tủ lạnh, lò vi sóng và tất cả những đồ gia dụng, nội thất anh đều mua ở hàng đồ cũ. Dù mức lương không thấp so với mặt bằng chung ở Nhật nhưng Ran quan niệm tiết kiệm được chút nào vẫn tốt hơn.

Hàng triệu người tiêu dùng Nhật như Aiko hay Ran đã giúp cho một ngành kinh doanh đồ cũ ở Nhật phát triển mạnh, bất chấp việc kinh tế Nhật tăng trưởng yếu trong thời gian gần đây. Còn theo nhiều chuyên gia thị trường, người Nhật giờ thậm chí còn chán cả đồ mới mà thích dùng đồ cũ.

Sẽ không hề là nói quá nếu khẳng định rằng các chuỗi cửa hàng đồ cũ ở Nhật chăm lo đủ cho nhu cầu của con người từ khi họ sinh ra cho đến khi chết đi. Bất kỳ thứ gì cần cho cuộc sống của con người đều có thể tìm thấy ở cửa hàng mua bán đồ cũ.

Nếu khi còn nhỏ, người ta đến cửa hàng đồ cũ để mua quần áo đồ chơi thì đến khi lớn lên, họ có thể đến mua nội thất, đồ gia dụng bát đũa cho ngôi nhà của mình. Họ thậm chí có thể mua cả váy cưới, trang sức cưới, hàng hiệu Louis Vuitton, Cartier, đồng hồ Thụy Sỹ hoặc bất kỳ thứ gì họ có thể nghĩ đến được trên đời.

Năm 2010, chuỗi cửa hàng đồ cũ Book Off lớn nhất tại Nhật công bố doanh số nửa sau của năm cao hơn 22% so với năm 2009. Và mức tăng trưởng doanh số đó vẫn tiếp tục được duy trì. Hệ thống các cửa hàng đồ cũ của Book Off tồn tại khắp các đô thị lớn cũng như cả vùng nông thôn Nhật.

Còn theo Rakuten, công ty hiện đang sở hữu hệ thống bán lẻ trực tuyến lớn tại Nhật cũng như nhiều nước khác, doanh số bán đồ cũ của hãng cũng tăng gấp đôi trong năm qua.

Trước đây tại Nhật, người ta từng có quan niệm rằng cửa hàng đồ cũ chỉ là nơi viếng thăm của những người thích sưu tập đồ cổ hay vài bạn trẻ đến mua váy giá rẻ. Nhưng theo chuyên gia quảng cáo cao cấp tại Viện nghiên cứu Hakuhodo, quan niệm đó đã thay đổi rồi.



Thế giới của những người ưa sưu tập đồ vẫn còn, thế nhưng ngày nay người ta chuộng quần áo, đồ nội thất và bát đĩa.

Các hãng bán lẻ Nhật đã nhanh chóng đón đầu xu thế trên. Bookoff liên tiếp khai trương nhiều cửa hàng mới với quy mô mỗi cửa hàng lên đến 1 nghìn mét vuông, bán đủ loại sản phẩm như áo phông, quần jeans, mũ và kính râm.

Giám đốc điều hành của Bookoff, ông Nobuhiko Hanzawa, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ trở thành nhà kinh doanh quần áo cũ hàng đầu của Nhật bằng việc lựa chọn và bán ra thật nhiều mẫu quần áo giá cả phải chăng và rất thời trang.”

Trong một lần khai trương cửa hàng mới đây, 2.772 khách hàng đã đến cửa hàng Bookoff, nhiều người thậm chí xếp hàng từ 6-7 h sáng.

Cô Akiko Nagano, một người dân Tokyo 47 tuổi, cho biết đối với cô việc mua hàng ở đây không chỉ có ý nghĩa là mua hàng giá rẻ, mà là cảm giác chinh phục khi tìm được thật nhiều món đồ ưng ý ở mức giá rẻ bất ngờ.

Cô đã mua được cho con gái vài chiếc váy, mỗi chiếc giá chỉ khoảng 300 - 400 yên trong khi giá mới tại cửa hàng mà cô xem cách đó vài tháng cao hơn gấp 10 lần. Và đặc biệt váy còn rất mới, chính cô còn không hiểu tại sao người chủ cũ của nó có thể bỏ nó đi trong khi còn tốt như vậy.

Đối với những công ty đã sở hữu các trang mạng bán lẻ nổi tiếng từ trước đó, họ nhanh chóng tận dụng nó để bán cả đồ cũ. Nổi bật nhất phải kể đến Rakuten.



Từ trang chủ hiện tại của Rakuten, khách hàng có thể nhanh chóng chuyển sang trang kinh doanh đồ cũ với khoảng 5000 loại hàng hóa thường trực. Doanh số bán hàng chỉ riêng trong 1 tháng có thể lên đến 1,8 triệu sản phẩm bán ra.

Ban đầu, Rakuten bán thử nghiệm với 5 mặt hàng bao gồm máy ảnh, dụng cụ chơi nhạc, thiết bị gia dụng, trò chơi và sách. Sau đó khi doanh thu tăng trưởng quá nhanh, hãng đã mở rộng ra thêm nhiều chủng loại mặt hàng khác.

Ước tính, tổng quy mô của ngành kinh doanh đồ cũ tại Nhật lên đến hàng tỷ USD và mang đến việc làm cho hàng chục nghìn người Nhật và cả người nước ngoài tại Nhật.

Ở Việt Nam, quý khách hàng có thể mua do cu đồ nội thất gia đình, nhà hàng, nội thất văn phòng tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:

ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227  
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội( ngay chân cầu thăng long )
Xem thêm các mẫu sản phẩm chậu rửa bếp công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế xoay văn phòng, bếp công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội.
Sưu tầm