Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Gánh đồng nát càng nhẹ vai càng nặng

Ở tận các ngõ ngách, những người thua mua đồng nát cũng “len” vào cho bằng được. Số lượng người thu mua đồ cũ thanh lý đồng nát có thể nói đông nhất trong các nghề mua, bán “rao” ở Hà Nội.

Hầu hết họ là những phụ nữ, có cả những cô gái trẻ chưa chồng từ các tỉnh lân cận đổ về Hà Nội kiếm sống. Họ lên Hà Nội mong tìm được một công việc nào đó chứ ít người nghĩ mình lại làm nghề này. Nhưng khi không tìm được việc gì khác, họ đành phải đi thu mua đồng nát. Cũng dễ hiểu, chỉ cần quang gánh trên vai, ai “sang” hơn thì có chiếc xe đạp, với vài chục bạc làm vốn họ đã có thể theo nghề.

Chị Hoàng Thị Hạnh, 31 tuổi đến từ Vĩnh Phúc đã theo nghề thu mua đồng nát gần 6 năm, chia sẻ: “Chẳng phải lợi lộc gì đây nhưng chẳng có việc nào khác mình phải làm. Lâu lâu gặp vài người phụ nữ ở các tỉnh về Hà Nội tìm việc, đường cùng không có việc gì lại lại rủ nhau… “Đồng nát đê”.


Cái nghề rao: “Ai đồng nhôm nát, sắt, giấy vụn, bán đê” tưởng đơn giản ai có thì gọi, không thì thôi. Vậy nhưng: “Đây là nghề bán nước bọt kiêm dọn vệ sinh, cực nhọc đủ điều, bị không ít người soi mói với những lời: “Cẩn thận bọn đồng nát, hở cái gì là cuỗm ngay”. Có lần đi qua một nhà ở Mai Dịch (Cầu Giấy), tôi vô tình nghe bà mẹ kêu mất cái gáo múc nước trước nhà, cô con gái nói vọng ra: “Bọn đồng nát chứ ai vào đây”. Thấy nhục lắm, có gì bán người ta xách ra tận cổng, nếu họ không nhờ dọn vệ sinh thì nào có đặt chân qua cổng nhà họ ”, giọng chị Hạnh chua xót.

Đúng như chị Hạnh nói, ít có người nào phải chịu nhiều tủi nhục chỉ vì những thứ người ta đã vứt đi như người theo nghề đống nát.

“Gặp phải người bán ghê gớm, cò kè từng mẩu giấy vụn, kèm theo đó là lời nặng nề, kinh thường, thấy nhục lắm. Còn gặp người thương cánh đồng nát, cho vài ba vỏ lon bia, mừng nhưng cũng thấy tủi thân”, Xuân, đến từ Hà Nam thổ lộ. “Những ngày lễ như ngày 8/3, ngày Tình yêu mình nhặt được những vỏ hộp quà bị vứt mà như nhặt được vàng. Người ta thì như thế, còn mình…”, nói đến đây, Xuân lặng đi. Sự tủi thân đó cũng là điều dễ hiểu với một cô gái mới bước qua tuổi 17 như Xuân.
Hôm nào khi về nặng lưng xem như những người thu mua đồ cũ đồng nát vui trong người. Còn gánh trên vai càng nhẹ từng nào, nỗi lo của họ được nhân lên từng đó.

Sinh năm 1985, Q già hơn tuổi của mình rất nhiều, nhưng lại thấy Q khá trẻ nếu biết cô đã hai con, đứa đầu chuẩn bị bước vào lớp một. Q quê ở Nam Định, cưới chồng lúc 17 tuổi. “Ở quê em, con gái 18 mà chưa cưới bị xem là ế. Vợ chồng cưới nhau khi cả hai không có việc làm. Sinh liền hai con, gửi ông bà nội trông, hai vợ chồng lên Hà Nội kiếm sống. Chồng bốc vác còn em đi mua giấy vụn”, Q kể không một chút ngại ngần.

Dáng người nhỏ, yếu ớt nhưng hôm nào “trúng quả” phải gánh ỳ vai là Q vui lắm. Những lúc ấy, cô mong: “Ước gì mình có chiếc xe đạp để đi được nhiều nơi hơn và cũng đỡ mệt hơn”. Lên Hà Nội kiếm sống đã lâu nhưng bố mẹ, người thân không hề biết Q theo nghề này. “Quả thật nói mình giúp việc cho nhà nào đó vẫn hơn là đi mua đồng nát”.

Hai vợ chồng Q thuê ở chỗ trọ tập thể trên đường Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân), mỗi ngày 4.000 đồng/người chưa kể tiền điện nước. Trước đây, hai vợ chồng mỗi tháng cũng tích cóp cũng được một khoản gửi về cho ông bà nuôi con, nhưng giá cả tăng, gánh nặng trên vai họ càng lớn. “Trước đây, suất cơm bụi chỉ 7.000 đồng, giờ phải 12.000 người ta mới bán chứ chưa nói là để ăn no. Cái gì cũng tăng giá nhưng tiền gửi về nuôi con thì giảm hẳn. Như tháng vừa rồi hai vợ chồng “mất mùa”, nhiều hôm không có tiền phải nhịn đói. Nghĩ đến con lại chảy nước mắt. Con sắp đi học, bao nhiêu thứ cần đến tiền”, Q lo lắng..

Học xong lớp 9, Xuân nghỉ học xuống Hà Nội kiếm tiền cùng bố mẹ nuôi hai em sau ăn học. Hôm nào “đắt hàng” thì Xuân có lãi vài chục nghìn, chi tiêu tằn tiện tháng có vài trăm nghìn gửi về cho bố mẹ. “Trước đây thôi, còn giờ vài chục nghìn một ngày không đủ nuôi sống mình, đó là chưa kể những ngày không mua được thứ gì. Em đang muốn tìm việc gì khác nhưng khó quá”.

“Nhiều người nói dân đồng nát kiếm ăn được lắm. Ngày được vài ba cân giấy, vài tấm bìa lấy gì mà được. Có chăng là những người chủ thu mua, còn những người đi mua từng cân lẻ như mình chỉ mong kiếm đủ sống mà còn không nổi”, chị Hạnh thở dài.

Nói rồi chị Hanh quay đi, cất tiếng rao khàn khàn: “Ai đồng nát, giấy vụn bán đê...”.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội thanh lý bàn ghế văn phòng (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, chậu rửa công nghiệp inox
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, ghế văn phòng thanh lý, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Bức ảnh đồng nát hút 1000 lượt like thu hút cộng đồng mạng

Những bức ảnh chụp cảnh một cặp cô dâu chú rể đang giúp người dân đẩy xe chở đồ cũ thanh lý đồng nát được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút rất nhiều sự quan tâm.

Đang trên đường đi chụp ảnh cưới gặp cảnh xe chở đồng nát đổ kềnh giữa đường, cặp đôi Văn Chiến và Thanh An vội vã xuống giúp đỡ người dân dựng lại chiếc xe và đẩy theo một đoạn đường.

Rất nhiều bình luận của dân mạng khen ngợi hành động giàu lòng nhân ái của cặp đôi trẻ tuổi.
Người chụp những bức ảnh này là nhiếp ảnh Đào Duy Khương. Khương cho hay: “Những bức ảnh này được chụp ngày 5/7 trên quãng đường ekip chụp ảnh cưới đi tới Hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh). Chúng mình đang đi thì gặp một chiếc xe chở đồng nát bị đổ giữa đường.


Vừa thấy sự việc thì cô dâu chú rể đã không nghĩ ngợi gì mà xuống giúp người dân nhặt những mảnh rơi vãi, dựng lại chiếc xe. Sau đó, cả êkip giúp hai bác thu mua đồ cũ ve chai đẩy xe một đoạn. Mình thấy chuyện này rất thú vị nên đã chụp lại để làm kỉ niệm”.

Hành động giúp đỡ người gặp nạn của chú rể Hồ Văn Chiến (sinh năm 1987) và cô dâu Trương Thị Thanh An (SN 1989) được dân mạng ca tụng. Xúc động trước hành động đẹp, những người bạn không quen biết cũng gửi lời chúc mừng hạnh phúc tới cặp đôi này.

Cặp đôi Chiến và An - hai bạn trẻ tốt bụng trong những bức ảnh gây sốt.

Nhân vật chính trong những bức ảnh đang gây sốt cho biết, họ bắt đầu yêu nhau từ ngày 15/09/2014. Do hai bên gia đình quen biết nhau từ trước, tình cờ một lần hai người gặp nhau và nảy sinh tình cảm.
Cô dâu hiện đang làm việc tại dự án Thủy lợi Hà Tĩnh còn chú rể làm việc tại cục Đăng kiểm Hà Tĩnh.

Khi biết hành động giúp đỡ của mình đã được chụp ảnh lại và đăng lên mạng, Chiến và An khá bất ngờ và thể hiện niềm vui vì được ngợi khen.

“Trong khoảnh khắc đó chúng tôi chỉ nghĩ đó là việc mình cần phải làm để giúp đỡ đôi vợ chồng đang gặp sự cố trên đường chứ không nghĩ câu chuyện diễn ra như vậy”, cặp đôi trẻ chia sẻ.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, chậu rửa công nghiệp inox
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, đồ quán cafe, thanh lý đồ bếp nhà hàng, ghế văn phòng thanh lý, thanh lý bếp nhà hàng, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, thanh lý bàn ghế cafe tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Mua nội thất văn phòng cũ thanh lý tại Hà nội

Mua nội thất văn phòng cũ thanh lý giá rẻ tại chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất Hà nội: ghế văn phòng thanh lý, thanh lý ghế văn phòng. Quý khách hàng khi đến chợ đồ cũ thỏa sức mua sắm bàn ghế văn phòng, tủ văn phòng với nhiều kiểu dáng đa dạng phong phú về chủng loại phù hợp với nhiều không gian văn phòng.




Ngoài thanh lý bàn ghế văn phòng cũ tại hà nội với giá rẻ, quý khách hàng có thể tìm dễ dàng các vật dụng cần thiết cho gia đình, quán ăn, các thiết bị bếp công nghiệp. Mọi thông tin chi tiết sản phẩm cũng như giá vui lòng liên hệ:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )chậu rửa inox công nghiệp, cửa sắt giả gỗ, thanh lý bàn ghế văn phòng
Sản phấm bán chạy tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Ý tưởng lạ ra đời khu chợ đồ cũ đặc biệt nhất Hà nội

Nguyễn Văn Thưởng đến với nghề mua bán thanh lý đồ cũ rất tình cờ bởi cơ duyên khởi nghiệp lại bắt nguồn từ dịch vụ “chuyển nhà trọn gói”. Nhìn những mặt hàng có giá trị bị gia chủ “vứt đi” sau mỗi lần chuyển nhà khiến anh nảy sinh ý định... mua lại đồ cũ, đồ bỏ đi để bán lại cho người khác, theo phương châm “cũ người, mới ta”. Và chợ đồ cũ Thưởng Thưởng ra đời từ đó.

Ban đầu chợ đồ cũ này chỉ là nơi gặp nhau giữa cung và cầu, đó có thể là những bộ sofa bọc đệm của khách sạn thanh lý được các văn phòng mua về trưng dụng, những chiếc TV màn hình lớn được thanh lý từ những nhà đại gia hay bộ bàn ghế gỗ quý mà người dân không biết, vô tình được anh thu mua khi người dân dọn nhà.




Anh Thường kể lại: “Tôi mua thanh ly do cu được bộ bàn ghế gỗ sưa quý ấy khi nó được chủ nhân đựng trong một chiếc thùng. Chân đi đằng chân, lưng tựa đi đằng lưng tựa, các chi tiết bị tháo rời tất cả, được chủ nhân của nó bỏ trong nhà kho đến cả chục năm, đến đúng hôm thanh lý toàn bộ đồ cũ, chiếc thùng ấy mới được lôi ra. Tôi mua thêm vài món đồ nữa, tính cả mớ chưa đến 2 triệu đồng. Tha mớ đồ ấy về cũng lo lắng vì nhiều chuyến hàng mua về đã phải đưa đi bãi rác hoặc những khu nấu phế liệu trên Thái Nguyên”.

Nhưng những lo lắng của anh vụt tan khi bộ bàn ghế gỗ sưa dần lộ diện khi anh lắp từng bộ phận với nhau. Đã có khoảng vài chục người khách đến xem, ngỏ ý muốn mua, trả giá cả trăm triệu đồng nhưng anh Thưởng không bán. Anh bảo: “Coi như đây là một điềm may, nói vui thì cũng có thể xem như được tổ nghiệp... đãi nên chắc còn lâu tôi mới bán”. 

Không riêng bộ bàn ghế gỗ sưa, chiếc sập cổ của anh thưởng cũng khiến nhiều người xuýt xoa. Anh Giang, một người chuyên chơi đồ cổ cúi xuống chiếc sập, lấy tay lần theo từng đường hoa văn trên sập, miệng không ngớt xuýt xoa: “Đúng là hiếm thật. Cảm giác như gỗ nguyên khối, các đường nét hoa văn tinh xảo. Cái sập này phải có tuổi đời hàng trăm năm chứ không ít đâu”.

Nói rồi anh Giang lại hì hụi cúi xuống, lấy tay lau vài lớp bụi bám vào từng chi tiết nhỏ, thỏa mãn sự tò mò với chiếc sập, anh Giang quay sang hỏi ông chủ: “Ông quyết bán chiếc sập này bao nhiêu”? Nở  nụ cười hiền, anh Thưởng trả lời: “Đã có khoảng 20 người hỏi mua chiếc sập này rồi, họ đã trả đến 1,6 tỉ rồi nhưng tôi chưa bán. Đố ông tìm thấy chiếc sập thứ hai như thế này”. Nói xong anh Thưởng quay sang, dẫn chúng tôi đi một vòng thăm quan khu chợ, để mặc người khách đang xuýt xoa trước chiếc sập bằng gỗ trắc quý giá.

Được biết chiếc sập cổ bằng gỗ trắc này được anh Thưởng mua từ một chủ nhân trên phố Triệu Việt Vương. Họ phá nhà, xây khách sạn cho Tây thuê nên không cần dùng đến chiếc sập này. Giá định là 300 triệu, anh Thưởng không ngần ngại trả đủ cho chủ nhân của nó và mang về nhà.

Anh Thưởng kể: “Khi tôi đưa chiếc sập lên xe, chủ nhân của nó còn lưu luyến lắm, ông ấy cứ đứng tần ngần cho đến khi chiếc xe đi khuất. Chắc ông quý chiếc sập gỗ nhưng vì hoàn cảnh nên không giữ lại được nó”. Chỉ sau đó một thời gian, vì bí tiền, anh định bán cho người trả giá 700 triệu nhưng lại xoay sở được nên chiếc sập còn ở lại với anh đến tận bây giờ và giá đã đắt gấp đôi “mà tôi còn chưa muốn bán” – anh Thưởng nói. “Hay anh định chờ chủ nhân của nó tìm đến mua” – tôi hỏi đùa. Không ngần ngại, anh trả lời: “Cũng có thể như thế chứ. Ở đây nhiều người đến để tìm, đặt mua những món đồ họ đã bán lắm”.


Kinh doanh, làm ông chủ hay nói nhẹ nhất là bán hàng đều nhằm mang đến mục đích cao nhất là lợi nhuận. Nhưng ông “vua đồng nát” Nguyễn Văn Thưởng lại không nghĩ như vậy. Bởi có những món đồ có thể rất được giá vì nó thuộc vào hàng hiếm, hàng thất lạc tìm lại được, anh có thể mặc sức “hét giá” nhưng anh lại mang tặng lại chủ nhân của nó. 

Ngày ấy, có một đôi vợ chồng già đến thăm khu chợ và đứng rất lâu trước bộ bàn ghế Louis (Pháp). Có vẻ như người vợ rất xúc động khi nhìn thấy bộ bàn ghế này. Tôi lại gần hỏi han thì được biết, vì hoàn cảnh khó khăn họ buộc phải bán một bộ bàn ghế giống hệt như thế cách đây 5 năm, dù bộ bàn ghế đã gắn bó với họ cả 40 năm cùng sống dưới một mái nhà.

Gặp lại bộ bàn ghế này như thể cả một miền ký ức ùa về, họ không giữ được cảm xúc và ngỏ ý muốn mua lại. Nhưng hôm ấy họ không đủ tiền để mua nên phải quay về, gom góp từ con cháu. Chỉ một tuần sau họ đã có mặt để mua lại được bộ bàn ghế đầy kỷ niệm của họ với giá bớt khoảng 30 chục triệu. 

Lại có một cặp vợ chồng khác đến nhất định hỏi mua của anh một chiếc chén màu men hơi là lạ. Khi vừa nhìn thấy chiếc chén, anh Thường đoán có thể nó là chiếc chén của một bộ đồ ấm chén cổ nào đó. Theo như họ nói, họ có một bộ chén cổ giống hệt như thế, bị vỡ mất một chiếc nên đang tìm mua lại.

Ban đầu anh Thưởng không tin, cho rằng người khách này... ba hoa và tin chắc rằng chiếc chén này phải rất quý giá người ta mới thích thú đến vậy. Khi người khách hỏi giá, anh nửa đùa nửa thật bảo: “Vì chỉ có một chiếc nên tôi không bán, tôi để lại trưng bày hoặc chờ cho đến khi nào chiếc chén có cặp, có đôi tôi mới bán”. Trả lời xong anh lại quay lại với mớ đồ hỗn loạn của mình mà không để ý cặp vợ chồng người khách lạ lầm lũi quay đi với bộn bề tâm trạng.

Mấy ngày sau, khi người khách quay lại lần thứ hai, mang theo một chiếc chén y hệt thì anh sững người, đúng là “phải có duyên lắm, người chủ nhân của bộ chén cổ ấy mới gặp được chiếc chén tưởng như không còn có thể tìm thấy được” – anh nói. Vì chữ “duyên” ấy, anh Thưởng đã tặng luôn người khách chiếc chén mà anh nói vui rằng “không ngờ tìm lại được nhà cửa cho nó”. 

Anh tâm sự: “Nói thật, tôi không quá đặt nặng vấn đề kinh doanh ở chợ này bởi cởi bỏ được quan niệm dùng đồ cũ của người Việt Nam mình là cực khó. Thế nên gặp người khách nào tha thiết với đồ cũ, đồ cổ, tôi có thể thoải mái giao dịch, nhiều khi chỉ lấy lãi cho có”.

Chính từ những việc ngẫu nhiên thành duyên này khiến anh suy nghĩ rất nhiều về công việc anh đang làm. Kiếm sống? Hẳn nhiên rồi. Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người khác? Anh vẫn đang làm. Nhưng còn những câu chuyện mà anh đã gặp trong suốt quá trình kinh doanh kia thì sao? Có phải họ là những người đang khao khát tìm về không gian văn hóa của họ, của Hà Nội một thời hay sao? Anh đặt câu hỏi rồi lại tự tìm câu trả lời. “Có thể lắm chứ, chợ của anh sẽ biến thành một không gian văn hóa Hà Nội” và anh bắt đầu ấp ủ mơ ước. 

Người đàn ông có gương mặt hiền lành, trông không giống một ông chủ đang sở hữu khối tài sản lên đến vài trăm tỷ cho biết: “Chợ đồ cũ không đơn thuần là để kinh doanh mà tiến tới sẽ là một chợ du lịch văn hóa, người ta đến đây sẽ được gặp lại văn hóa Hà Nội một thời”./.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Viện bảo tàng đồ cũ đồng nát ở Giao thủy Nam định

Bây giờ một khuôn viên bảo tàng 5.000 m2 sống động với rất nhiều hiện vật đã được dựng lên tại làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thủy, Nam Định), trở thành “địa chỉ” cho học sinh và cho tất cả những ai muốn nghiên cứu về đời sống của người Việt xưa.

Sinh năm 1955 tại huyện Xuân Trường (Nam Định), sau khi tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Ngô Thị Khiếu về công tác tại trường cấp 2 xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy. Chồng cô cũng là một thầy giáo, sau đó lên đường đi bộ đội xây dựng Trường Sa và vùng biên giới. Cô Khiếu theo chồng, lúc miền Nam, miền Trung, rồi đi biên giới hải đảo. Sau bao năm đi khắp nơi, vợ chồng cô trở ra Hà Nội công tác đến tuổi về hưu.

Cô Khiếu chia sẻ, cách đây vài năm, tình cờ trên đường đi chợ bắt gặp mấy chị đồng nát mua thanh ly do cu được rất nhiều đồ đồng thời xưa với giá sắt vụn… Hỏi ra mới biết tất cả đều mua về rồi đập bẹp ra đem đi chế biến ở các lò đồng nát. Nếu cứ đà này thì chẳng mấy chốc những đồ dùng cổ sẽ bị mất đi theo thời gian, và sau này con cháu muốn xem cũng chẳng có. Từ đó cô Khiếu góp đồng lương hưu hàng tháng rồi bắt đầu đi mua thanh lý đồ cũ… đồng nát.


Được sự hậu thuẫn của chồng nên cô dày công đi khắp mọi nơi tìm kiếm. Ban đầu cô cũng chỉ nghĩ sưu tầm đồ vật này rồi cất giữ tại gia đình cho con cháu và bạn bè xem thôi chứ chưa nghĩ đến chuyện sẽ làm bảo tàng để trưng bày đồ vật. Nhưng sau thấy có nhiều đồ nên cô muốn lập một bảo tàng. Nhiều người biết cô sưu tập để làm bảo tàng đã tự nguyện liên lạc mang đồ cũ tới nhà biếu.

Riêng cô Khiếu hễ có người giới thiệu ở đâu có đồ vật là lại lên đường đi mua, có chuyến thuận lợi nhưng cũng không ít chuyến gian nan. Cô Khiếu nhớ lại kỷ niệm một chuyến đi về Thái Bình: “Lần đó được giới thiệu có người ở Thái Bình đang giữ mấy đồ cổ bằng đồng quý hiếm nên tôi tìm đường về tận nơi để hỏi mua. Chuyến đi trúng vào hôm cơn bão đổ bộ vào Thái Bình và Nam Định. Đến bến xe Thái Bình rồi thấy trời mưa to và gió mạnh nhưng vì hăng quá tôi nên vẫn liều thuê xe ôm chở đi. Đói rét, người ngấm nước mưa cả ngày nhưng khổ nỗi tìm về đến địa chỉ đó thì họ lại vừa bán đồ cũ đồ vật cho một anh mua gom đồng nát. Sau chuyến đó tôi bị một trận ốm nặng…”.

Năm 2010, một lần vợ chồng cô Khiếu được chính quyền xã Giao Thịnh mời về dự lễ khai giảng tại trường mầm non. Thấy trường còn thiếu nhiều thứ, các cháu thiếu khu vui chơi giải trí, đồ dùng học tập…, cô Khiếu chợt nảy ý định xây dựng một bảo tàng bao gồm cả thư viện ở chính nơi đây. Cô sẽ mang hết kho sách của vợ chồng sưu tầm bao năm và số “đồng nát” tại gia đình trưng bày thành bảo tàng để giúp đỡ học sinh mai sau có cơ hội học tập tìm hiểu.

Ý tưởng của cô Khiếu được chồng hưởng ứng. Vợ chồng cô tới gặp lãnh đạo xã Giao Thịnh và UBND huyện Giao Thủy. Khi đó có khu đất cạnh trường mầm non rộng 5.000 m2 hoang hóa bạc màu được cô Khiếu chọn thầu với giá đất nông nghiệp là hơn 200 triệu đồng. Ban đầu người ngoài chưa biết cứ tưởng cô thuê làm kinh doanh nên xì xào bàn tán, về sau biết được việc làm của cô ai cũng ủng hộ.

Sau khi thuê đất, cô Khiếu bắt tay ngay vào việc khởi công xây dựng khu bảo tàng vào năm 2011. Cô thiết kế 5 kiểu nhà, tái hiện 5 giai đoạn hình thành và phát triển của đất nước, của quá trình phát triển nông thôn Việt Nam, và đặc biệt là tái hiện đời sống người dân Bắc Bộ. Các hiện vật được trừng bày gồm cày, cuốc, đòn gánh, cối xay, cối giã gạo, chày giã vừng, nơm cá, bếp tro quanh cái kiềng 3 chân… Một ngôi nhà được thiết kế theo mô hình bảo tàng trưng bày hàng nghìn đồ vật liên quan đến văn hóa đồng quê như 200 mâm đồng, nồi đồng hơn 200 cái (2 tấn), đèn đồng các loại hơn 100 cái, ấm đồng hơn 100 bộ, cùng hàng nghìn đồ vật là sành sứ có niên đại hàng trăm năm.



“Có những dụng cụ tuy đơn giản nhưng đến nay gần như trong nhân dân không còn nữa. Ví dụ cái cối xay gạo thời xưa. Để có được những cái này thì phải cất công đi khắp các vùng quê, hỏi thăm nhiều người thì mới sưu tầm đủ bộ”, cô Khiếu nói. Trong ngôi nhà này còn có thư viện trưng bày hơn 2.000 đầu sách ở nhiều lĩnh vực trong đó có những quyển sách thuộc loại quý mà kể cả ở các thư viện lớn đều không có. Đây sẽ là thư viện để học sinh ở làng quê ngày ngày tìm tới học bài, nghiên cứu tài liệu.

Ngoài ra trong khuôn viên bảo tàng còn được thiết kế con kênh nhân tạo uốn lượn chảy quanh, bên cạnh là những “vựa lúa” cùng với hàng trăm loại cây quý, từ cây thuốc nam, cây ăn quả cho đến những loài cây có nguy cơ tuyệt chủng như cây cậy, cây vối… Phía góc sau của bảo tàng còn có những hầm chữ A tái hiện nơi trốn bom đạn của người dân thời chiến tranh… Tất cả chi phí, số vốn đầu tư cho dự án xây dựng bảo tàng của cô Khiếu dự kiến tới vài tỷ đồng và đều do vợ chồng cô bỏ ra.

Điều làm cô Khiếu vui nhất là từ khi dự án của cô được khởi công đến nay, nhiều người tìm về hỏi thăm và tặng thêm các kỷ vật, đồ dùng, sách vở. Hiểu được tấm lòng của cô, một tốp thợ xây nổi tiếng ở vùng quê Nam Định từng tham gia xây dựng Trường Sa năm xưa đã tự nguyện đến làm công không, giúp cô xây dựng bảo tàng.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Nghề mua đồng nát bán tiền vàng ở chợ giời

Dân trong nghề chia sẻ, nghề buôn hàng chợ trời là nghề “mua đồng nát bán tiền vàng”, hên xui may rủi, khi đã bám nghề thì ít ai bỏ được.

Ông Vũ Văn V. (50 tuổi, bán hàng chợ trời tại quận 1, TP.HCM) cho hay, gia đình ông hành nghề này đã nhiều năm nay. Trước đây, cha ông từng buôn bán quần áo tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh). Sau này, công việc làm ăn trì trệ, cha ông đành phải bỏ nghề. Vốn có máu buôn bán, ông cụ chuyển qua nghề buôn bán thanh ly do cu hàng cũ từ các vựa ve chai. Cụ lọc ra những vật dụng còn sử dụng được, đem ra lề đường bán cho dân lao động. Từ đó, gia đình ông bén duyên với nghề bán hàng chợ trời.

Đến khi 2 người con trai trưởng thành, cụ truyền nghề cho các con. Đến đời mình, gia đình ông V. cũng ấm no nhờ nghề buôn bán hàng chợ trời do cha truyền lại. Vợ chồng ông V. còn mua được căn nhà khang trang tại quận 5 (TP.HCM). Hiện tại, cậu con trai của ông cũng đang theo cha đi bán hàng. Mỗi ngày, công việc của cha con ông bắt đầu từ 8h sáng đến 22h đêm.


Suốt ngày ngồi ngoài lề đường nhưng ông V. cho biết, công việc không chiếm hết số thời gian trên. Bởi, thời gian đông khách chỉ tập trung vào buổi chiều và tối. Buổi sáng, bày hàng xong, ông ngồi uống nước trà với bạn hàng, bàn chuyện buôn bán, học hỏi kinh nghiệm.

Các mặt hàng ông V. bày bán chủ yếu là điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ cùng vài món đồ đồng độc, lạ... Sau mỗi ngày làm việc, thấp nhất ông thu về vài trăm nghìn đồng. Vào những ngày gặp khách “sộp”, số tiền có thể lên đến vài triệu đồng.

Theo lời ông V., do hàng hóa, cách kinh doanh đặc trưng của chợ trời, người bán cũng cần có “nghệ thuật”. Vì vậy, các gia đình thường tập trung cùng nhau, buôn bán theo khu vực. Hoặc, mỗi khu chợ đặt một gian hàng riêng để hỗ trợ nhau trong quá trình trao đổi món hàng. Việc này giúp hàng hóa luôn được luân chuyển theo kiểu thay cũ đổi mới, thu hút khách nhiều hơn. Ngoài ra, cần phải có nguồn hàng đa dạng, chất lượng, mới có thể phát triển, mở rộng, thu hút khách.
Chỉ tay vào sạp hàng của mình, ông V. cho biết, ông thường mua lại từ nhiều nguồn, người lượm ve chai, mua của bạn hàng, nhiều khi mua nhầm phải đồ chôm chỉa (trộm cắp-PV). Tùy vào những món hàng, mỗi ông chủ có cách kiểm tra chất lượng bằng kinh nghiệm khác nhau.

Ông bảo, các món đồ được mua từ những vụ làm ăn “phi pháp”, mơ hồ xuất xứ, việc mua – bán, trao đổi diễn ra khá nhanh, bằng những ký hiệu riêng, người bán, kẻ mua chẳng bao giờ nhớ mặt nhau. Tuy nhiên, nhà ông không vì lợi nhuận mà nhắm mắt gì cũng mua, vì như thế là vi phạm pháp luật, “vào khám” như chơi

Kinh doanh siêu lợi nhuận

Để tìm hiểu thêm hoạt động tại chợ trời, chúng tôi ngồi lại gian hàng nhỏ của ông vào buổi tối để theo dõi hoạt động buôn bán xung quanh. Khoảng 19h, một thanh niên đeo khẩu trang đi chiếc xe máy cũ lượn qua lượn lại phía trước gian hàng, cất giọng: “Bố già, dám chơi không? Hàng hiếm đấy bố, cả tháng nay mới săn được”.

Nói xong, gã mở chiếc túi đeo bên hông, đưa cho ông V. một chiếc máy tính bảng hiệu Sony Vaio, một chiếc máy ảnh nhãn hiệu Canon. Xem hàng dưới ánh sáng mờ ảo của đèn đường, ông V. xác nhận hàng còn mới nhưng do không muốn “dây” vào loại hàng này, ông V. giả bộ giơ 3 ngón tay ra hiệu trả giá.

Người bán lập tức đáp lời: “Bố không coi tem, hiệu hả? Không phải đồ Tàu đâu mà tính tiền thanh lý đồ cũ ve chai”. Nói xong, gã thanh niên giơ 3 ngón tay rồi nói: “Gấp đôi nha, cho nhanh”.

Theo tìm hiểu, PV được biết, gã trai định giá 3 triệu đồng/món. Nhìn dáng vẻ lấc láo của gã thanh niên, ông V. lắc đầu nói không đủ tiền. Nhanh như cắt, gã trai lên xe, phóng vèo vào đám đông.


Khi người này lên xe khuất tầm mắt, ông V. nói: “Hai món này là hàng xịn thật, nếu tham lam, mua về tân trang, đóng hộp chờ khách VIP sẽ bán được giá cao. Cái máy ảnh Canon EOS 700D, đời mới có giá hơn 10 triệu đồng. Tôi nhìn qua biết hàng chuẩn nhưng không phải cứ rẻ là mình mua. Buôn bán ở đây phải hết sức tỉnh táo, mấy thằng trộm cắp thường bán tháo, bán chạy nhanh, ai ham, liều thì mua giá ve chai. Gặp khách VIP, bán cao gấp nhiều lần, nhưng tôi dại gì ôm cục lo, vô nhà đá bóc lịch có ngày”.

Ngày hôm sau, chúng tôi đến gian hàng người em họ của ông V. ở ven đường Lý Nam Đế (quận 11, TP.HCM) để tìm hiểu các nguồn hàng. Khoảng 8h sáng, một người phụ nữ đẩy chiếc xe phế liệu 3 bánh xuất hiện. Ngay lập tức, vài ông chủ chợ trời xuất hiện lựa hàng. Mỗi người chọn cho mình vài món đồ rồi gom thành đống trước khi hỏi giá người bán.

Quan sát một lúc, chúng tôi thấy chị bán 4 đống đồ nhưng chỉ thu về 220.000 đồng. Bán xong, chị này đẩy chiếc xe ve chai đựng vài chiếc bao rỗng đến gốc cây ven đường ngồi nghỉ. Nhân cơ hội, chúng tôi tiếp cận và biết chị tên T. (35 tuổi, quê tỉnh Bến Tre).

Hàng ngày khi đi mua phế liệu, chị luôn chọn để riêng các món đồ cũ còn dùng được để bán lại. Theo chị, các ông chủ chợ trời sau khi mua hàng ve chai thường lau chùi qua loa rồi bày bán nhưng có khi thu lời rất cao.

Có lần, chị T. bán cho ông X., một chủ hàng chợ trời 2 cái đồng hồ cũ, dây xỉn màu với giá 30.000 đồng. Ông X. vừa trả tiền xong đã có khách chạy xe tới mua 2 chiếc đồng hồ với giá 1 triệu đồng/cái. Trong chớp nhoáng, ông X. đã lời gần 2 triệu đồng với món đồ đồng nát vừa mua. Sau đó chị T. tìm hiểu thì biết, ông khách là người săn đồ cổ. Phát hiện 2 chiếc đồng hồ vừa rồi từ thời Liên Xô, bây giờ không còn nên quyết định móc hầu bao.

Nói về lợi nhuận của nghề buôn bán chợ trời, chị T., ông V. và ông X. đều cho biết: “Hàng vô giá, lợi nhuận siêu khủng. Tuy nhiên, phải có nhiều kinh nghiệm trong nghề mới duy trì công việc cũng như tránh những phiền phức từ các cuộc mua bán chóng vánh với các thành phần không rõ lai lịch. Hơn nữa, người buôn bán cần có con mắt kiểm định hàng tinh tế, bán hàng uy tín cho mối quen, thu hút khách lạ. Một khi đã lành nghề thì ngồi chơi, ngắm hàng, ngắm người qua lại mỗi ngày cũng đủ ăn. Những ai khéo buôn bán thì dễ dàng mua được hàng đồng nát mà bán ra vàng mười”.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng

Sưu tầm

3 nguyên tắc vàng khi mua đồ cũ đồ cổ

Đây là 3 nguyên tắc vàng khi bạn có ý định mua thanh lý đồ cũ, đồ cổ được tổng hợp và chia sẻ:

Phải thật tỉnh táo

Thường khi gặp một món đồ cũ đồ cổ mà bạn rất thích, xu hướng của mình sẽ rất vui và hạnh phúc biểu lộ ra bên ngoài. Điều này thực không nên vì :

Thứ nhất người bán hàng có thể đẩy giá của món đồ đó lên cao hơn giá định bán đồ cũ


Thứ hai khi bạn quá vui mừng phấn khích thì bạn sẽ không đủ tỉnh táo để phát hiện đồ giả cổ như vậy vừa mất tiền mà còn vừa mất công.

Đừng đi một mình

Một người thì có thể không thấy rõ những lỗ hỏng trên đồ vật cần mua thanh lý đồ cũ nhưng nhiều người thì lại khác. Chẳng ai một mình mà giỏi được, ai cũng có một đến hai vĩnh vực thuộc ưu thế của mình. Hãy tìm những người bạn có chung niềm sở thích đam mê đồ cổ lập thành một nhóm hoặc có thể học tập từ đàn anh đi trước. Chắc hẳn vốn kiến thức của bạn sẽ ngày càng tăng lên. Vậy nên, khi sưu tầm đồ cổ cần nên dẫn theo bạn bè hoặc thầy cô để tránh mua phải đồ giả cổ.

Muốn chơi an toàn thì hãy mua thanh ly do cu ở những địa chỉ rõ ràng và uy tín

Hiện nay tình trạng giả cổ phát triển rất nhanh chóng. Họ làm ra những món đồ cổ rất tinh vi giống đến 70%-80%. Những người mới bắt đầu chơi đồ cổ khó phân biệt thật giả. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên mua đồ cổ của các nhà buôn uy tín và địa chỉ rõ ràng. Vì họ vốn đã yêu đồ cổ, bán hàng tạo được uy tín bao lâu nay. Họ không vì một món lợi trước mắt mà đánh mất danh tiếng mà trước xưa giờ vẫn gây dựng.

Kiểm tra thật kĩ

Đối với đồ sứ, cần đem ra ngoài nắng để nhìn. Còn đồ gỗ nên đem một cây đèn pin để soi kĩ lớp ten thời gian, chú ý phần mặt dưới. Từng ngóc ngách phải được kiểm tra nghiêm ngặt tránh hiện tượng “trời ơi đất hỡi” sau này. Kiểm tra bằng tay là một cách khá thông dụng hiện nay. Khi sờ vào nhiều món, đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra sự khác biệt đáng có của từng đồ vật. Tục ngữ có câu:” Trăm hay không bằng tay quen” vì thế hãy cứ sờ nhiều vào, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình trong công cuộc sưu tầm đồ cổ.


Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


May mắn có tài sản khổng lồ khi mua thanh lý đồ cũ

Người đàn ông được nhắc đến trong câu chuyện may mắn có tài sản khổng lồ khi mua thanh lý đồ cũ này là ông Phil LeClerc đến từ bang Massachusetts, Mỹ.

Vào một ngày trong năm 2014, với việc đấu giá 40 USD, ông Phil LeClerc đã trở thành chủ nhân mới của một chiếc bàn cũ hoàn toàn làm bằng gỗ từ nhà đấu giá Kelley Auctions. Ông dự định sẽ mang nó về nhà sữa chữa lại cho đẹp rồi mới sử dụng.

Được biết đây là chiếc bàn làm việc của thống đốc Winthrop, cao khoảng 1.9m, được chia làm hai phần, không gian ở giữa được thiết kế rất nhiều khe nhỏ bí mật.

Phần đỉnh của chiếc bàn được chạm khắc theo phong cách châu Âu với mục đích chính là trang trí cho đẹp mắt, một nửa bên dưới là tủ sách, nửa còn lại gồm nhiều ngăn kéo, bên trên úp một mặt phẳng, hình thành nên chiếc tủ nhỏ có thể tận dụng làm mặt bàn.


Lúc mua thanh ly do cu chiếc bàn này, Phil LeClerc thấy một linh kiện nhỏ rơi khỏi tủ sách. Ông đã cho rằng chiếc bàn này dường như thiếu một cái gì đó nhưng không thể nghĩ ra ngay.

Mang chiếc bàn về đến nhà, ông Phil LeClerc nhanh chóng kiểm tra các ngăn kéo, các khe bí mật… trong chiếc bàn. Và ông tìm được thêm những linh kiện bị thiếu của tủ sách trong ngăn kéo. Tiếp tục vỗ, đập nhẹ vào bàn, Phil LeClerc tiếp tục thấy thêm nhiều linh kiện rơi ra.

Điều khiến ông lấy làm lạ hơn nữa là, một chiếc phong bì màu trắng bất ngờ rơi từ một trong những ngăn kéo nào đó xuống đất. Từ âm thanh va chạm với mặt đất, có thể đoán trong phong bì này có không ít đồ.

"Tôi nghiên chiếc bàn sang một bên rồi vỗ, một cái tay cầm rơi xuống trước, một chiếc phong bì rơi xuống sau", ông Phil LeClerc nhớ lại.

Tài sản khổng lồ

Mở chiếc phong bì, ông LeClerc không khỏi sửng sốt kinh ngạc. Những hình ảnh đập vào mắt ông đầu tiên là một xấp trái phiếu có mệnh giá 500 USD và sau đó là  một xấp trái phiếu có mệnh giá 100 USD.

Nhưng chưa hết, nhưng thứ còn chưa được lấy khiến người đàn ông càng bất ngờ.

"Tôi nhìn thấy những tờ trái phiếu mệnh giá 50, 100, 200, 500 USD. Cuối cùng, chúng tôi còn tìm thấy 6 tờ cổ phiếu mệnh giá 10.000 USD" – ông LeClerc chia sẻ, tổng số trái phiếu có giá trị lên đến 127.000 USD (tương đương gần 2,8 tỉ đồng).

Từ cảm xúc bất ngờ ban đầu, ông LeClerc nhanh chóng chuyển sang trạng thái đăm chiêu, suy nghĩ. 127.000 USD với người đàn ông này không đơn giản là một món hời mà là một gánh nặng, một trách nhiệm.



Ông bắt dầu lo lắng không biết chủ cũ của chiếc bàn có biết mình mất nhiều tài sản đến thế.

Từ trung tâm bán đấu giá, ông LeClerc tìm hiểu và được biết người bán đồ cũ chiếc bàn này là con trai một ông cụ đã 94 tuổi. Ông cụ bệnh nặng cần phải điều trị nên người con trai đã bán bớt một số đồ cũ trong nhà, gom tiền chữa bệnh cho bố cũng như lo liệu sinh hoạt phí hằng ngày.

Lựa chọn của ông LeClerc

Sau khi phát hiện ra chiếc phong bì màu trắng, không hề do dự, người đàn ông này quyết định sẽ đem toàn bộ những gì có trong đó trả lại cho chủ nhân thực sự của nó. Suy nghĩ của ông cũng được cả gia đình ủng hộ.

Trung tâm đấu giá Kelley Auctions cũng tham gia cùng ông LeClerc vào việc này.

"Gia đình đó đã tìm kiếm chiếc phong bì đã rất nhiều năm", Marg – E Kelley, nhân viên trung tâm đấu giá cho hay. "Sau khi nhận lại được chiếc phong bì, ông cụ và người con trai đã vô cùng hạnh phúc".

Cũng theo lời người này thì con trai ông cụ đang bị bệnh là một người rất tốt bụng, việc họ nhận lại được số tiền từ tay ông LeClerc là kết quả hợp với đạo lý thiện hữu thiện báo.

Nắng hạn gặp trận mưa rào

Nhờ có khối tài sản bất ngờ được tìm thấy nói trên, cuộc sống của cả gia đình ông cụ vốn là chủ nhân cũ của chiếc bàn cũ cũng được thay đổi tích cực hơn.

"Đây một phát hiện kịp thời và tuyệt vời", ông LeClecr nói. "Tôi nghe nói họ đang gặp khó khăn và phát hiện của tôi đã giúp họ kịp thời giải quyết được khó khăn đó".

Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Phiên chợ đồ cũ ở tỉnh Thanh hóa

Chợ đồ cũ ra đời khoảng 10 năm trước, từ khi bắt đầu có Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long. Trước đây, do không gian của Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long còn hạn chế nên chưa thu hút được đông khách nhưng vài năm trở lại đây và nhất là từ khi Bảo tàng được di dời ra khu nhà trưng bày mới tại phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa thì chợ phiên đồ cũ, đồ xưa có rất đông du khách tìm đến. Chợ trở thành nơi để những người yêu đồ cổ chia sẻ, mua bán, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sở thích về đồ xưa, đồ cũ.

Người đến với phiên chợ này, không hẳn để bán đồ cũ, để mua mà có khi chỉ là để được chiêm ngưỡng, nhìn ngắm, được tận tay sờ vào từng món đồ mang trong mình nhiều giá trị của thời gian. Đến chợ, khách được thỏa thuê ngắm nhìn những đồ vật cũ có tuổi đời hàng chục, hàng trăm năm như đồ trang sức, đá quý, tiền cổ, đồng hồ, đồ gốm sứ cổ, đồ đá, đồ đồng...


Khách đến chợ vẫn nói vui với nhau, mua bán thanh lý đồ cũ, đồ xưa giống như "mua của người chán, bán cho người cần". Mỗi phiên chợ có khoảng 20 gian hàng lớn nhỏ được thiết kế trong không gian mở, theo hình thức chợ quê. Dù chỉ họp 2 phiên vào ngày thứ 7, chủ nhật nhưng chợ đồ cũ, đồ xưa vẫn thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài tỉnh.

Anh Nguyễn Đức Sâm (thành phố Thanh Hóa), chủ một quầy hàng tại chợ phiên đồ cũ, đồ xưa cho biết: Đáp ứng nhu cầu của khách, quầy hàng của tôi bán rất nhiều đồ như đồ gốm, đồ sứ, đồ đồng, chậu cây cảnh, đá quý... Tất cả các mặt hàng đều là đồ cũ, đồ xưa, có giá trị từ vài trăm đến vài chục triệu đồng.

Đến với phiên chợ, cả người bán và người mua đều không đặt nặng vấn đề mua hay bán mà chủ yếu là đến để gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ với nhau về đam mê đồ xưa, đồ cũ hay thậm chí chỉ là được “khoe” bộ sưu tập của mình và được trò chuyện với những người có cùng đam mê.

Chợ là nơi để cả người bán và người mua thanh ly do cu tìm về với những giá trị xưa.

Ông Nguyễn Công Cẩn (thành phố Thanh Hóa) là một trong những khách hàng thường xuyên của chợ. Hầu như phiên chợ nào cũng có mặt ông. Trong phiên chợ này ông Cẩn mua được 5 món đồ ưng ý là đôn gỗ, chậu cảnh, nậm đựng rượu, hộp đồng, nai đời Lý (đồ để đựng rượu). Đặc biệt trong đó có chiếc nai đời Lý bị sứt miệng, ông mua với giá 300.000 đồng, đem đi bọc đồng chỗ bị sứt hết thêm 200.000 đồng nữa. Vừa bọc xong ông đem "khoe" với những người bạn chuyên sưu tập đồ cổ có người đã trả lên 2 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Cẩn cho biết: Ban đầu, tôi sưu tầm đồ cổ vì tò mò, thích thú, dần dần trở thành đam mê. Trước đây chưa có chợ phiên, việc trao đổi, mua - bán, chia sẻ thông tin về đồ cũ, đồ cổ chỉ giới hạn trong một nhóm người nhưng từ khi có chợ, chúng tôi được giao lưu rộng rãi hơn, chợ phiên đồ cũ, đồ xưa tại Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long trở thành địa chỉ tin cậy để trao đổi, giao lưu văn hóa, một nơi để tìm về với những giá trị xưa.

Không chỉ có khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều người mê đồ cổ, đồ cũ ở Hà Nội, Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng... cũng tìm đến phiên chợ đồ xưa xứ Thanh với mong muốn kiếm được món hàng ưa thích và giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sưu tầm, lưu giữ.

Là khách hàng ngoại tỉnh nhưng anh Đào Vĩnh Hà (quê Hải Phòng) rất thích thú với chợ phiên đồ cũ, đồ xưa ở xứ Thanh. Là một người vừa sưu tầm, vừa buôn bán đồ đá quý và đồ cổ, anh Hà cho biết đã đi khắp các địa phương trong cả nước nhưng chưa thấy nơi nào thú vị và khiến anh hàng tuần đều muốn quay trở lại như phiên chợ đồ cũ đồ xưa ở Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long.

                       

Theo anh Hà, chợ phiên này bày bán rất đa dạng các mặt hàng; bên cạnh đó, ở Thanh Hóa có rất nhiều người yêu đồ xưa cũ nên đến đây anh được giao lưu, được tranh luận, được "làm giàu" thêm kiến thức về các loại đồ cổ.

Ông Hoàng Văn Thông - Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long cho biết: Với mong muốn có một không gian riêng cho những người yêu đồ cổ, đồ xưa, tôi đã nung nấu ý tưởng đứng ra tổ chức chợ đồ xưa và mãi đến năm 2003 ý tưởng này mới trở thành hiện thực.

Trên thế giới, có nhiều thành phố lớn trưng bày, giới thiệu và mua bán các loại đồ cũ như một nét văn hóa nhằm thu hút khách du lịch. Giá trị của phiên chợ đồ cũ, đồ xưa ở Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long không chỉ đơn thuần là hoạt động mua - bán mà qua đó nâng cao ý thức của mỗi người trong việc giữ gìn các giá trị về văn hóa, lịch sử của dân tộc thông qua việc lưu giữ, trân trọng và bảo tồn đối với các hiện vật xưa.

Tương lai không xa, chợ đồ cũ, đồ xưa xứ Thanh sẽ là điểm đến hấp dẫn du khách mỗi khi đến với Thanh Hóa.

Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Lên tiên khi yêu và lấy anh đồng nát

Có lúc tự giận mình tại sao lại bỏ qua nhiều cơ hội tốt, nhưng cuộc sống vốn là vậy. Mình chưa thích lấy chồng thì không ai ép được mình.

Nhiều lúc buồn tủi nhớ lại thời thanh xuân, lại thấy tủi phận. Không phải cô gái xấu xí không có nhan sắc, không phải người không có đàn ông theo đuổi. Chỉ là, cái thời còn mộng mơ, tôi chưa từng nghĩ sẽ lấy ai, yêu ai, chẳng muốn ràng buộc. Tính tình thích bay nhảy, tự do, đã khiến tôi từ chối rất nhiều người đàn ông bên cạnh mình.

Cứ chơi, cứ vui, cứ đi du lịch với bạn bè, rồi đi ăn cưới bao nhiêu người. Đến lúc nhận ra thì mình cũng đã già, 31 tuổi, bạn bè có gia đình hết, những người theo đuổi mình cũng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi.

Bố mẹ lo lắng, họ hàng mối lái. Người ta cũng giới thiệu cho tôi hết người này tới người nọ, nhưng, tôi sợ cái cảm giác vồ vập trong tình yêu. Sợ ai đến cũng hỏi tôi em làm lương bao nhiêu. Sợ những cái nhìn dò xét, soi mới và những câu hỏi vào vấn đề luôn như kiểu ‘nếu em thấy ưng anh thì chúng mình cưới nhau luôn, đỡ mất thời gian tán tỉnh’.

Tôi nhiều tuổi thật nhưng cũng không phải gặp cái là muốn lấy ngay chứ. Hôn nhân là chuyện cả đời, người ta có thích tôi cũng nên dành chút thời gian để tìm hiểu, để tán tỉnh, để chăm sóc và lãng mạn với tôi. Đằng này, vừa gặp đã nói chuyện lấy nhau, làm như tôi là gái ế bỏ đi không bằng. Cảm giác bị tổn thương, xúc phạm nghiêm trọng. Vài lần như thế, tôi đâm chán, chẳng còn muốn nghĩ tới chuyện mai mối chồng con nữa. Cũng mặc kệ, đến đâu thì đến ai, nói sao thì nói, bao giờ có người hợp thì lấy cũng xong.


Ảnh minh họa

Tôi thật không ngờ cuộc đời mình lại đưa đẩy tôi gặp một người đàn ông bán thanh lý đồ cũ đồng nát như ngày hôm nay. Những ngày đi qua chỗ anh làm việc, tôi mang ít sách vở, đồ không dùng tới bán cho anh. Được vài đồng để đưa cho bố mẹ, cũng là dọn dẹp nhà cửa chứ tiền nong cũng chẳng thực sự quan trọng.

Qua lại nhiều, gặp anh, anh hay trêu lại nói chuyện rất khôi hài làm tôi cảm thấy rất vui. Mỗi tuần, như thông lệ, có gì tôi cũng mang qua nhà anh trước rồi mới đi làm. Lâu dần thành quen, có hôm không có gì mang tới, anh lại gọi hỏi tôi. Biết tôi ốm, anh tới tận nhà thăm nom, chăm sóc ân cần, chu đáo. Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi lại cảm mến anh. Sự ân cần của anh làm tôi xúc động. Có lẽ, người con gái chưa từng được người yêu chăm sóc như tôi dễ bị xúc động bởi những giây phút ấy.

Tôi đã thích anh và đem lòng mến mộ anh, chẳng quan tâm anh chỉ là một người bán thanh ly do cu đồng nát. Và thật bất ngờ khi chính tôi là người thổ lộ tình cảm với anh,  làm anh vui sướng tột độ. Ngay hôm tôi nói thích anh, anh đã nhảy lên vì hạnh phúc và lao vội tới nhà tôi, hồ hởi đón tôi đi chơi. Từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.

Ban đầu bố mẹ tôi  buồn lắm, thương con cái học hành đàng hoàng lại lấy anh bán đồ cũ đồng nát nhưng tôi kiên quyết, vả lại con gái cũng không còn trẻ trung gì nên bố mẹ cũng phải gật đầu đồng ý cho chúng tôi.

Thật bất ngờ, ngày anh đưa tôi về gặp bố mẹ anh, nhà anh khá là giàu. Nhà anh so với nhà tôi điều kiện gấp trăm lần. Chỉ là anh thuê chỗ trọ nhỏ bán đồ đồng nát mà thôi, chứ bố mẹ anh cũng buôn bán, giàu có lắm. Họ hồ hởi, tiếp đón tôi nhiệt tình và liên tục cảm ơn tôi đã đồng ý con trai họ, vì anh chẳng chịu lấy vợ sinh con cho ông bà.

Thấy bố mẹ anh như vậy, tôi cũng yên tâm trong lòng. Càng trân trọng tôi, anh càng yêu chiều tôi. Anh cũng bỏ nghề, về kinh doanh cùng bố. Gia đình anh có nhà hàng, có khách sạn lớn, nhưng anh không thích theo nghiệp của gia đình, đi làm nghề thu gom sách báo, đồ vứt đi, vì anh bảo, đó là thứ quý giá. Anh muốn biến những thứ con người ta không cần tới thành thứ giá trị. Giờ có người yêu rồi, anh muốn làm theo lời bố, để sau này có kinh tế vững vàng hơn.

Anh chiều chuộng, quan tâm tôi, mua đồ đẹp cho tôi, đưa tôi đi du lịch, nhà hàng, tới cả những nơi sang trọng và nơi vỉa hè. Được bên anh, tôi thấy đời mình tươi mới, hạnh phúc. Chỉ còn vài tháng nữa là chúng tôi cưới nhau. Mẹ anh đã mua cho chúng tôi một căn hộ rộng 100m, chỉ để cho hai vợ chồng tôi ở đó.

Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Câu chuyện gia đình đồng nát lấy con gái có mẹ làm giáo sư

– Bố mẹ anh ấy buôn bán đồng nát nhưng họ có nghèo đâu. Cũng có đất trên này mà mẹ, chẳng qua họ chưa xây to chỉ cất nhà tạm để làm kho chưa đồ. Với lại anh ấy cũng công việc tử tế, lại yêu chiều con hết mực.

– Mày có bị điên không mà lấy cái thằng có bố mẹ buôn bán đồ cũ đồng nát hả con. Mày 3 bằng đại học, mẹ mày có bằng Giáo sư hẳn hoi, tao làm sao mà ngồi ngang hàng với bọn đồng nát được. Dẹp, không yêu đương gì hết.

– Tao đã bảo không là không. Đời này không bao giờ tao thông gia với cái lũ đồng nát sắt vụn vô học ấy được.

Mẹ Huệ kiên quyết không cho Huệ yêu Kiên, nhưng rồi vì quá yêu cái vẻ ngoài đẹp mã của anh nên Huệ quyết phải lấy Kiên bằng được. Cuối cùng trời không chịu đất, đất phải chịu trời, mẹ Huệ đành chấp nhận cho con làm đám cưới. Nhưng ngày cưới bà chẳng mời bạn bè gì chỉ có vài người họ hàng và đặc biệt cũng không cho con hồi môn gì cả dù Huệ là con 1.

– Tao không trao hồi môn cho mày đâu, nhà thằng chồng mày thấy thì sau nó lợi dụng nó lấy hết của mày. Cứ về đấy sống vài tháng đến 1 năm đi rồi bố mẹ mua nhà cho, bắt Thằng kiên về đấy ở. Sau này đẻ con cái tao còn qua lại chứ tao không chui vào cái nhà toàn là đồng nát sắt vụn ấy thăm mày đâu.

– Vâng, mẹ muốn tính sao thì tính.

Mẹ Huệ muối mặt gả con gái cho nhà thanh ly do cu đồng nát sắt vụn cả ngày cưới bà không nở nụ cười nào trong khi nhà trai tay bắt mặt mừng. Bà biết nhà họ sướng quá đi rồi, nghiễm nhiên có đứa con dâu quý như vàng, lại được thông gia với gia đình học thức cao như nhà bà. Cả đời này đúng là bà không thể ngờ lại làm thông gia với nhà ấy, không biết có phải con gái bà đã bị bỏ bùa hay không.



Ảnh minh họa

Thậm chí bà còn dự định sau đám cưới sẽ mời thầy về xem, nếu đúng là bị bỏ bùa thì bà sẽ làm cho cái nhà ấy tanh bành, không còn đất làm ăn ở Hà Nội này nữa. Đêm con gái về nhà chồng, bà trằn trọc không ngủ nổi vì nhớ con. Sáng hôm sau tỉnh giấc vừa xuống tầng 1 bà đã thấy ô sin chạy vội vào nhà.

– Bà ơi con thấy cô Huệ đứng ngoài cổng khóc bà ạ, trước đó thấy chồng cô ấy dắt cô ấy về bỏ đó rồi đi luôn.

– Trời ơi, đưa ngay cô vào đây. Sao lại có chuyện đó được.
– Mẹ ơi… con bị nhà chồng đuổi rồi.
– Làm sao? Cái ngữ mua thanh lý đồ cũ đồng nát đó mà dám đuổi con ư. Được rồi đi với mẹ, sang bên ấy mẹ cho nhà nó 1 trận. Lấy được con bà là lấy được cục vàng rồi mà chúng nó lại còn dám thế sao.

Mẹ Huệ cay cú chở luôn con gái sang nhà thông gia làm ầm lên:

– Cái nhà đồ cũ đồng nát thất học kia, tại sao các người dám dắt con gái tôi đuổi về hả.

– Bà thông gia bình tĩnh, bà vào đây uống nước đã. Không phải con tôi dắt cháu trả về mà không có lý do đâu. Để tôi nói với bà thế này nhé…

Rồi mẹ Kiên chậm rãi: “Đúng là phúc đức cho nhà tôi khi lấy được cô con dâu có 3 bằng đại học và làm thông gia với gia đình có học thức cao như nhà bà. Nhưng chẳng hiểu bà dạy dỗ con gái thế nào mà con dâu tôi ăn xong không biết rửa bát, tắm xong để quần áo cho mẹ chồng giặt. Và đặc biệt… mất trinh rồi nhưng lại dùng trinh giả để lừa con trai tôi.

Chắc bà cũng phải dạy con gái rằng dù mắc lỗi nhưng thật thà nhận lỗi thì người khác sẽ bỏ qua cho chứ. Đằng này mắc lỗi mà còn bày kế thoát tội thì khi bị người ta phát hiện ra thì tội nặng gấp nghìn lần. Đấy là còn chưa kể con trai tôi đã phát hiện ra ngay clip nóng của vợ nó và gã khác trong điện thoại của con gái bà. Thế nên nhờ bà mang cháu về dạy lại giúp gia đình tôi với. Khi nào cháu ngoan lại và biết lỗi, gia đình tôi sẽ vẫn dang tay đón cháu về”.

Mẹ Huệ điếng người, miệng bà như có gì mắc vào đau cứng không nói được nửa lời. Bà ngậm ngùi đưa đứa con gái duy nhất về nhà: “Sao mày lại bôi tro trát trấu vào mặt thế hả con ơi là con”.

Câu chuyện được chia sẻ ở trên là một câu chuyện được chia sẻ trên mạng chúng ta khoan hãy nói về đúng sai nhưng chắc chắn nó sẽ để lại về một bài học sâu sắc “ không nhìn bề ngoài để đánh giá về cách sống con người”.

Quý khách hàng có nhu cầu Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Cảm động tâm thư của cô sinh viên buôn bán đồng nát

Trong bức thư gửi mẹ nữ sinh Nguyễn Thị Cúc (quê Thanh Hóa, sinh viên năm thứ 4 Đại học Công nghiệp Hà Nội) viết:

“Gửi mẹ yêu.

Mẹ à! Mẹ chắc sẽ rất bất ngờ khi nhận được thư này của con. Lời đầu tiên con muốn nói với mẹ đó là con xin lỗi mẹ.

Con xin lỗi mẹ thật nhiều, con biết mẹ không nói ra nhưng mẹ đã chịu rất nhiều cực khổ. Nếu sau này con có thể kiếm được nhiều tiền, con chắc chắn sẽ mua cho bố mẹ lại một con trâu như ngày trước. Vì con mà bố mẹ đã phải bán con trâu gia tài của mình”.

4 năm học đại học cũng là 4 năm Cúc gắn liền với nghề buôn bán thanh lý đồ cũ đồng nát.

Lá thư của Cúc xuất phát từ việc, mới đây, bởi thành tích học tập xuất sắc và tấm gương nghị lực vượt khó Cúc được chọn là một trong những gương mặt tiêu biểu tham gia chương trình “Trao đổi sinh viên văn hóa” giữa Việt Nam - Trung Quốc trong vòng 1 năm. Mong con tham gia khóa học ý nghĩa tại nước ngoài, bố mẹ Cúc đã bán đi con trâu - “đầu cơ nghiệp”. Biết ơn cha mẹ, nhưng Cúc luôn day dứt cảm giác có lỗi.




Nghị lực vượt lên số phận của Cúc khiến ê kíp thực hiện chương trình “Lời xin lỗi” của Đài truyền hình Việt Nam cảm phục. Chương trình quyết định thực hiện phóng sự về “cô gái đồng nát”. Qua đó, giúp nữ sinh gửi lời xin lỗi và những tâm sự rớt nước mắt tới người mẹ. Sau khi phát sóng, lời xin lỗi của Cúc gây xúc động cộng đồng, trên nhiều trang mạng xã hội liên tiếp lan truyền chuyện của Cúc và mẹ.

Cúc chia sẻ về việc học.

Anh Nguyễn Hoài Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Xem xong chương trình anh đã khóc Cúc ơi. Em và mẹ em thật tuyệt vời, nhỏ bé nhưng em làm mọi người khâm phục bởi nghị lực vượt lên gian khó cuộc sống. Anh đã thấy nụ cười trên môi và đôi mắt sáng ngời khi những giọt nước mắt lăn trên má em. Mạnh mẽ lên cô gái, chúc em và gia đình thân yêu lời chúc sức khỏe, ngày thành công không xa”.

Câu chuyện đặc biệt của mẹ con “cô gái đồng nát” thực sự khiến người ta rơi lệ. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, cô gái nhỏ” đã nỗ lực học tập thi đỗ vào khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với mong ước trở thành một phiên dịch viên.

Dù cuộc sống vất vả, nhưng Cúc luôn có thành tích học tập đáng nể.

Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ đã chọn vất vả, “hy sinh” để Cúc được theo đuổi ước mơ. Hôm Cúc nhập học, cũng là ngày mẹ từ quê lên Hà thành tìm kiếm công việc mưu sinh, nuôi con ăn học. Cái nghề bà Nguyễn Thị Tâm (mẹ của Cúc) chọn đó là nghề mà không ít người coi là thấp hèn, dè bỉu: “nghề buôn thanh ly do cu đồng nát”.

Vậy mà, đã 4 năm người mẹ nghèo khổ tất tả, rong ruổi khắp Hà thành gom nhặt, mua bán từng mảnh bìa các tông cho con xây dựng tương lai. Cũng ngần ấy năm, Cúc cùng mẹ đi buôn bán đồ cũ đồng nát kiếm tiền trang trải cuộc sống, bám trụ học tập ở mảnh đất phồn hoa đắt đỏ.

Cúc và mẹ hàng ngày rong ruổi khắp ngõ ngách Hà Nội thu lượm đồng nát.

Ngay từ năm học thứ nhất, thương mẹ bệnh tật, vất vả Cúc đã tranh thủ ngoài giờ học cùng mẹ buôn bán đồng nát. Cô tâm sự: “Mẹ em bị huyết áp thấp, mẹ lại không rành đường xá Hà Nội, để mẹ đi một mình em không yên tâm. Có nhiều việc để làm thêm, em đã chọn buôn đồng nát cùng mẹ cũng là để chăm sóc mẹ”.

Với Cúc, mẹ luôn là thần tượng, là động lực để em vượt lên gian khó.

Nói về mẹ, Cúc khóc nghẹn ngào. Cô gái nhỏ chia sẻ rằng, mẹ là thần tượng, là động lực để em vượt lên gian khó. Trên con đường mà mẹ con Cúc đang đi, đã có những giọt nước mắt, mồ hôi thấm đấm. Hành trình gian nan ấy, có xa xăm ánh mắt âu lo của người cha nơi quê nhà, những bữa cơm đạm bạc, thỉnh thoảng có ít thức ăn mẹ nhường con, con lại nhường mẹ…

Tuy vất vả, nhưng cô gái trẻ luôn biết ơn nghề đồng nát đã cho cô tiếp tục theo đuổi con đường học tập. Cúc biết rằng, mẹ đã hy sinh cả cuộc đời vì các con, cô luôn lấy đó là động lực phấn đấu về ngày mai tươi sáng…/.

Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ,
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm