Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Mua đồ gỗ second hand trên đường bùi thị xuân quận tân bình

Dân Sài Gòn không lạ gì tiếng rao mỗi ngày khắp các ngả đường : “Mua bàn cây, tủ cây, giường cây…”, đó là nguồn đồ cũ được thu mua và mang về khu chợ để được “giải phẫu thẩm mỹ” trước khi được đem ra bày bán. Nghe đâu nguồn hàng đầu vào còn được mở rộng ra các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long... Đồ gỗ xưa luôn được tìm mua do cu với giá cao,  có nhiều bộ thuộc dạng quý và hiếm mà các loại gỗ ngày nay khó có thể bì được.


Khi biết tôi có ý định đi sắm một vài thứ cho căn nhà trong dịp lễ tết với giá cả “phải chăng”, nhưng không kém phần “sang trọng”..., một bạn đồng nghiệp chỉ tôi ghé qua khu vực “đồ gỗ... xi-cân-hen” nằm trên đường Bùi Thị Xuân, quận Tân Bình.

Khu “chợ đồ cổ” có trên 50 gia đình làm nghề... kinh doanh  đồ cũ đồ gỗ gia dụng đã qua sử dụng. Theo bác Dung, một người kỳ cựu trong việc buôn bán đồ gỗ ở đây cho biết : “Sau năm 1975, cuộc sống trở nên khó khăn, nhiều gia đình phải cầm cố và bán tháo những chiếc tủ, cái bàn… trong nhà để trang trải cuộc sống. Chúng tôi thu mua đồ cũ, rồi để dành bán lại cho người khá hơn. Mua qua bán lại, cảm thấy “sống được” nên giữ nghề luôn”. Một người làm rồi năm bảy người làm, riết cả “làng” cùng làm nghề mua ban do cu, biến khu phố này thành chợ, thành nơi giao dịch, trao đổi mặt hàng gỗ, bất kể tốt, xấu, đẹp. Từ chiếc tủ cổ làm bằng gõ mật, cẩm lai... đến chiếc sạp giường cũ kỹ... được người trong khu chợ tìm mua. Sau đó, các tay thợ ở đây “điêu luyện” sửa sang, tân trang như  “thuở ban đầu”.

Dạo qua khu chợ có thể tìm thấy một bộ bàn ghế với giá “mềm” cho đến những chiếc phản với giá chỉ có dân sưu tầm mới dám đụng vào. Tủ trà, bàn ghế, đi- văng... đều được bày bán đồ cũ khá nhiều trong chợ. Khách đến đây thuộc đủ mọi tầng lớp, từ anh thợ hồ, kỹ sư cho đến những tay sành sỏi trong giới sưu tầm đồ cổ...

Thợ mộc… “giải phẫu thẩm mỹ”

Hai thanh niên hì hục dùng giấy nhám và nước chà đều tay trên bề mặt chiếc tủ đã ngả màu và có nhiều vết rạn nứt. Anh Phước, một thợ mộc thâm niên 20 năm cho biết : “Đây là bước đầu tiên để “giải phẫu thẩm mỹ” đồ gỗ cũ. Nếu công đoạn chà nhám không sạch và nhẵn màu cũ của gỗ thì quá trình “mông má” coi như công không”. Sau khi chà nhám bằng nước, mặt phẳng của chiếc tủ phẳng lỳ không tỳ vết, màu cũ cũng không còn nữa, nhưng những vết nứt lộ rõ. Lúc này, họ tỉ mỉ dùng mạt cưa (loại mịn nhất) trám vào những vết nứt rồi nhỏ từng giọt keo 502 vào. Đợi keo khô, họ tiếp tục chà nhám bằng nước để làm nhẵn bề mặt vừa trét kín.


Khi chiếc tủ được phơi khô, người thợ dùng vẹc-ni đánh một lớp mỏng thật đều trên khắp bề mặt tủ. Anh Phước cho biết thêm: “Quá trình làm “áo” cho sản phẩm không quan trọng. Quan trọng nhất là pha vẹc-ni cho phù hợp với màu gỗ”. Nói rồi anh Phước lúi cúi pha màu cho vẹc-ni. Anh dùng một nhúm bông gòn khá to thấm vẹc-ni sau đó chậm vào bột đá và đánh thật đều lên bề mặt tủ. Cứ như thế, anh kéo qua kéo lại nhiều lần tại một vùng nhất định, dần dần cho đến hết. Nước vẹc-ni đi đến đâu, màu gỗ nguyên bản của chiếc tủ được phục hồi đến đó.

Sau khi đánh vẹc-ni phải phơi khô từ bốn đến tám tiếng để màu gỗ được phục hồi. Đôi khi việc “mông má” trở nên vô cùng phức tạp khi cái bàn, cái tủ... thiếu đi một chân hay mất hẳn một cánh cửa... Việc tìm loại gỗ phù hợp để thay thế trở nên khó khăn. Lắm lúc tìm không ra, họ phải thay thế một loại gỗ có tính năng và vân gỗ tương tự để sản phẩm giữ nguyên giá trị.

Không chỉ “biến” do cu thành mới, họ sẵn sàng cẩn vỏ ốc, vỏ trai vào gỗ theo nhu cầu của khách. Những chiếc tủ thờ, hay bộ bàn ghế được làm từ các loại gỗ tốt như cẩm lai, gõ mật, đinh hương, vàng tâm..., sau khi cẩn sẽ trở nên sang trọng và giá trị.

Cũng là một… làng nghề thanh ly do cu!

Dẫu biết rằng ở đây chuyên bán đồ được “độ” lại từ những món đồ cũ nhưng người mua vẫn tin dùng. Bác Thành, một người sành đồ gỗ cho biết: “Hầu hết gỗ ngày xưa đều được phơi nắng một cách kỹ lưỡng nên độ bền rất lâu, mặc khác phần lớn được làm từ loại gỗ quý hiếm nên không ngại mối mọt và thời gian. Bàn ghế ngày nay đa số làm bằng ván ép và gỗ dán nên độ bền thấp, chưa kể khi gặp nước rất dễ bong tróc”. Còn muốn mua hàng gỗ tốt thì lại tốn bộn tiền. Chính vì thế, các chủ tiệm vẫn sống được và không làm mất lòng một khách hàng nào mua sản phẩm của mình.


Đôi khi họ còn mua được những món hàng giá trị từ những người không sành về gỗ, để bán lại cho dân sưu tầm với món tiền lớn. Nhưng cũng lắm khi chẩn đoán sai tình trạng và chất liệu của bàn ghế, tủ giường, vậy là... lỗ to. Anh Phước cười nói : “Hai mươi năm trong nghề như tui cũng có lần mua phải cái tủ bị mọt ở trong, mang về chưa kịp ban do cu đã “sụm bà chè.”

Công việc buôn bán thường nhộn nhịp vào cuối năm. Nhưng theo một vài người buôn bán ở đây nhận định, mặt hàng đồ gỗ năm nay bán chậm không bằng những năm trước. Theo lý giải của những người buôn đồ cũ, “tình hình kinh tế năm nay không ổn định, đời sống khó khăn hơn cho những gia đình có thu nhập thấp nên khu chợ vắng như “chùa bà đanh” cũng là lẽ phải…”. Như  tiệm bác Dung mấy ngày cuối năm mới bán được bộ bàn ghế với giá bình dân.

Người giàu thích thay đổi đồ dùng trong nhà để rồi bán những thứ mình đang dùng mua cái mới. Những món hàng cũ kỹ qua bàn tay người thợ bỗng chốc biến thành một sản phẩm tiện ích, sang trọng nhưng phù hợp túi tiền người tiêu dùng. Đó là cái chu trình của làng nghề này giữa lòng Sài Thành : Làng-bán-đồ-gỗ-xi-cần-hen. Không những vậy, nó còn góp phần giữ lại nét truyền thống của ông cha ta qua những chiếc tủ trà được cẩn xà cừ cẩn thận, những bộ bàn ghế hột xoài được trạm trổ tinh vi thường thấy ở các nhà phú hộ miệt vườn ngày xưa.

Website http://docu24h.com chuyên mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn.
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( chợ đồ cũ chân cầu thăng long )
Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét