Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Chợ đồ cũ online phương châm cũ người mới ta trên Facebook

Rao bán trên mạng hoàn toàn miễn phí, lại dễ dàng tiếp cận với khách hàng nên được nhiều người tận dụng. Điều này đã tạo làn sóng lớn, kéo đồ cũ "lên sàn" trên các mạng xã hội. Những chợ đồ cũ online hình thành nhanh chóng với đủ tên gọi: Dọn nhà cho đỡ chật, Chợ đồ cũ online, Mua bán đồ cũ thanh lý… Các chợ ra đời giúp nhiều người bán đi những món đồ đã qua sử dụng nhưng còn mới, gỡ gạc chút tiền. Trong khi đó, người mua thì hào hứng vì tốn ít tiền mà đã sở hữu được món đồ "ngon lành", thậm chí còn mới 70-90%.

Chợ đồ cũ không thiếu một mặt hàng nào từ sản phẩm công nghệ cao như máy ảnh, điện thoại, laptop cho đến đồ gia dụng, thời trang như quần áo, giày dép, tủ quần áo... Lý do thanh lý đồ cũ thì muôn hình vạn trạng do thừa, do muốn đổi đời, do được tặng không hợp, muốn thu hồi vốn... Tùy theo đồ vật và chất lượng mà người bán đưa ra các mức giá khác nhau.

Bạn Oanh sau khi tốt nghiệp đại học, do xin được việc ở quê nên có nhu cầu thanh lý đồ cũ toàn bộ đồ tại phòng trọ như bàn học, bếp ga, tủ, kệ sách, tủ lạnh, thậm chí bát đũa, cốc, thau chậu, rổ rá… Oanh cho biết những sản phẩm đăng bán đều còn sử dụng tốt, nhưng không thể vận chuyển hết về quê nên phải thanh lý với giá rẻ một nửa hoặc 1/4. Chỉ trong 2 ngày, hầu hết mọi thứ đã được bán nhanh gọn. Khách mua hàng chủ yếu là sinh viên mới, trực tiếp đến xem và lấy ngay.

Để thuyết phục nhiều người mua do cu, người bán luôn đưa ra những lý do riêng, đồng thời "khuyến mãi" thêm hình ảnh, mô tả chất lượng, tình trạng, giá cả của sản phẩm và địa chỉ liên hệ. Thúy Hạnh, một thành viên tích cực của nhóm Dọn nhà cho đỡ chật Hà Nội chia sẻ: "Với một số món đồ còn mới nhưng không thích dùng nữa, mình vẫn bán được giá khá cao, khoảng 50-70% giá ban đầu".


Bên cạnh việc thanh lý, nhiều bạn còn đăng ảnh sản phẩm ngỏ ý đổi đồ. Với phương châm "cũ người mới ta", ý tưởng này được nhiều bạn hưởng ứng và trở nên quen thuộc trong các group facebook.

Tuy vậy, vẫn có một số rắc rối xảy ra đối với những người mua đồ cũ online. Chị Thanh Thủy ở Giải Phóng, Hà Nội có nhu cầu mua điện thoại Nokia đen trắng giá rẻ nên đã lên một số chợ đồ cũ để tìm. Chị vui mừng khi thấy một thành viên rao bán với giá 140.000 đồng lại miễn phí ship, trong khi sản phẩm mới các cửa hàng bán khoảng 300.000-350.000 đồng. Hí hửng đặt hàng ngay, đến lúc dùng thử thì chị phát hiện điện thoại liên tục tự tắt nguồn sau 15-20 phút. Lúc này, chị đành bó tay vì chẳng thể thay đổi hay khiếu nại với người bán. Từ đó, chị kiên quyết "cạch mặt" với hàng thanh lý online.

Giá của đồ cũ thường rất rẻ nên người mua bán đồ cũ không mấy khi so đo như khi mua đồ mới. Cũng chính vì giữa người thanh lý và người mua không có sự ràng buộc nào nên đôi khi xảy ra những điều không mong muốn và người mua thường bị thiệt nhiều hơn. Minh Anh, quản trị viên một trang bán đồ cũ online cho biết, ban đầu các thành viên nhóm hoạt động khá nghiêm túc, tuy nhiên, sau khi thấy bán hàng cũ có lời nên nhiều bạn dùng mánh khóe trực lợi. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những người bán uy tín cùng các phương thức giao dịch an toàn như đến tận nơi xem hàng hoặc nhận hàng, kiểm tra rồi mới thanh toán.

Quý khách có nhu cầu mua đồ thiết bị bếp công nghiệp cho nhà hàng, quán ăn, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ vui lòng liên hệ tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa inox công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm











Chợ đồ cổ đồ xưa ở Hà Đông Hà Nội

Gần đây đã có những phiên chợ mua bán đồ cũ, đồ xưa hình thành mang tính chuyên nghiệp, tạo nên bức tranh thị trường được tô màu mới cho dân kẻ chợ của phố thị Hà thành ngàn năm...



Chợ phiên thứ bảy

Đây là phiên chợ đồ cũ, đồ xưa được tổ chức cách đây 3 năm được coi là sớm nhất ở Hà Nội trong một diện tích khiêm tốn chừng 400m2, ở ngõ 456, đường Hoàng Hoa Thám. Có thể nói đây là một cuộc chơi ngẫu hứng của một cá nhân mà nên. Đó là câu chuyện thuộc về anh Kiều Quốc Khánh, một tay chơi thư pháp có hạng. Đất của anh. Nhà hàng giải khát của anh. Trong một ý tưởng thăng hoa khi mùa xuân đến, anh mời mọi người đến bày hàng giao lưu, trao đổi. Mảnh đất thụt hẳn dưới chân đê cũ của gia đình anh trở thành một chợ phiên quả là một phát kiến thông minh. Nó cũng là một yêu cầu tự thân do chính những người chơi đồ cũ, đồ cổ chung tay dựng nên. Không mất một đồng đóng phí. Không những quy ước ngặt nghèo, miễn là thành viên có kiến thức và vốn liếng chủ yếu là đồ cũ hay đồ xưa độc đáo có thể thu hút khách hàng.

Chợ đồ xưa ở Hà Đông, Hà Nội.

Những người đến đây không bao giờ ồn ào mà chỉ dồn tâm trí vào những câu chuyện và những ký ức của đồ vật đem lại cho sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Xem hàng và ngắm nghía đánh giá chúng, giống hệt như một chuyến đi du lịch trở về quá khứ của khách hàng vậy. Khi đến đây tôi gặp không ít các nhà toán học, giáo viên và các nhà văn, nhà báo. Còn doanh nhân ư? Hẳn nhiên rồi, nhưng cũng phải là những tay chơi đồ cổ thứ thiệt, nếu không sành sỏi thì cũng rất đam mê. Tôi cũng như một số bạn quen thân, thỉnh thoảng lại đến đảo qua chừng gần 40 quầy hàng, chứ không hẳn mua được gì. Thường chơi nghiệp dư chỉ tìm vài thứ mình thích, như tiền cổ hay đồng hồ cũ, hoặc chiếc túi da Liên Xô thời thập kỷ 60 thế kỷ trước. Đồ sành đồ sứ cổ khá nhiều, không thua kém các mặt hàng đồng như chân đèn lư hương hoặc bàn đèn đốt trầm...

Có điều thú vị ở đây là ông chủ hàng không “quát” giá bao giờ. Một chiếc quạt nhôm thời Liên Xô cũ, chất lượng, còn “din” dù rất cũ đáng giá 300 ngàn. Nếu khách trả 200 ngàn cũng bán chứ không nài nỉ. Cái họ trao gửi lại cuối cùng là nụ cười và ánh mắt lấp lánh niềm vui. Hẹn gặp lại. Tôi còn nhớ có lần, ông Nguyễn Huy Khánh, một giám đốc công ty bảo đảm hàng hải từ TP. Hồ Chí Minh ra. Ông tìm đến gian hàng tem cũ để lục xem có những con tem in hình cây đèn biển không. Chả là công ty ông quản lý các đèn biển ở nước ta. Ông lại có thú chơi những bộ tem đèn biển, đã 15 năm nay. Riêng bộ tem đèn biển ở Việt Nam, ông còn thiếu chiếc tem đèn biển ở đảo Long Châu, Hải Phòng. Tìm khắp nơi, có người mách lên chợ đồ cũ đồ xưa ở Hoàng Hoa Thám, thế là mỗi khi có dịp ra Hà Nội ông lại đi phiên chợ vào thứ Bảy hàng tuần. Nếu không tìm được con tem mình cần là thể nào ông cũng mua một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho một chuyến đi. Ông Khánh có dịp đi công tác nhiều nước nên có cảm giác chợ phiên đồ cũ đồ xưa ở đây còn độc đáo hơn mấy phiên chợ ở nước Pháp, vì ít chủng loại hàng hơn và chủ yếu là thanh lý đồ cũ không dùng nữa đem bán, chứ chẳng thể nào có những chiếc lược được chế tạo bằng vỏ cánh máy bay, hay chiếc gương được gắn vào vỏ đạn để cho các cô gái thanh niên xung phong chải tóc bên suối, dưới một bầu trời đỏ lửa vì súng đạn...

Chợ phiên chủ nhật

Đây là một phiên chợ được tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần, tại Bảo tàng Hà Nội được mang cái tên khá văn chương: “Chợ phiên dấu xưa”. Có nghĩa là không có đồ cũ mà chủ yếu là đồ cổ chính hiệu. Phải nói ở đây toàn là hàng có giá tiền triệu. Mó vào một chiếc ấm trà cổ, bằng sứ hay đất nung cũng ít nhất phải có giá từ 3 triệu trở lên. “Chợ phiên dấu xưa” được hình thành vào tháng 11/2013, do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức. Với diện tích khá rộng, nhưng với sự chuyên chủng loại đổ cổ bày bán, nên cũng chỉ có khoảng 50 quầy hàng tập trung ở phía sảnh ngoài của bảo tàng hoạt động.

Tuy nhiên ở một vị trí hơi xa trung tâm thành phố nên chỉ những người chơi cổ vật mới thường xuyên đến trao đổi, mua bán. Dần dần, thời gian gần đây không ít khách hàng yêu thích cổ vật cũng tìm đến, mong mua được một vật gì đó ưng ý và có giá trị nhất định. Nhưng cũng chính vì có những người không hiểu biết mấy về cổ vật nên thường dễ bị choáng khi nghe các ông chủ phát giá. Đó là điều khác biệt về mức độ kinh doanh ở đây so với chợ đồ cũ đồ xưa ở ngõ phố Hoàng Hoa Thám. Tất nhiên, cũng có người vì ham thích mua mặt hàng nào đó cũng bị “thổi giá” mà không biết. Ở phiên chợ này có câu truyền miệng rằng: “Không biết, chết. Biết cũng chết” để nhắc nhở cho những người mua thanh ly do cu. Chết ở đây là không biết sẽ bị mua hớ. Nếu biết vì say máu cũng quăng tiền ra mua.

Có một anh bạn tên Long, ở phường Văn Chương, Đống Đa Hà Nội, người rất say mê sưu tầm ấm trà cổ đã kể với tôi đã từng bị “vấp ngã” ở đây. Anh kể mình thích một chiếc ấm trà nhỏ bằng ngón tay cái, có hình dạng mẫu ấm “Tây Thi” quai ngược, tại một gian hàng ở bảo tàng. Ông chủ hét 1.200.000 đồng. Đây không phải là chiếc ấm cổ mà chỉ là một chiếc ấm lạ được làm bằng đất Tử Sa (Trung Quốc). Hơn nữa chiếc ấm này có được làm bằng đất Tử Sa không cũng khó xác định. Nhưng vì chiếc ấm là một mẫu đẹp nên anh Long rất thích thú. Quyết mua nhưng vẫn chờn vì không biết trả giá thế nào. Lượn hai vòng. Long quay lại thử trả giá 900 ngàn đồng. Không ngờ ông chủ quyết định bán rẻ lấy may. Nhưng vì thích chiếc ấm, nên Long không hề tiếc tiền, với triết lý mua là được. Nhưng ai dè tình cờ khi đến cửa hiệu “Huy trà” ở phố Hàng Bông, thấy họ chỉ bày bán 150 ngàn đồng, mà còn có thể mặc cả. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cũng may số tiền bị mua hớ chỉ 750 ngàn đồng không đến nỗi “nhảy lầu”, nhưng lại là “học phí” cho sự “ngu” của mình. Long tự an ủi mình. Biết sao được. Vậy mới nói đi chợ đồ cổ cũng phải là người chơi chuyên nghiệp. “Chợ phiên dấu xưa” mang một không khí bí ẩn thực sự. Vì người bán luôn luôn ngắm khách mà ra giá. Còn người mua chỉ thầm lặng gật gù rồi bỏ đi. Có quay lại vài lần rồi cũng lại quay mặt. Suy tính lắm mới trả giá. Chợ không hề có tiếng ồn là vì thế.

Chợ 6 phiên trong tháng

Khác hẳn với chợ đồ cổ ở Bảo tàng Hà Nội, vào sáng chủ nhật, chợ đồ cũ đồ xưa ở Vạn Phúc, Hà Đông lại như ong vỡ tổ. Cứ 6 phiên mở hàng, cách nhau 5 ngày, bắt đầu từ mùng 5 âm lịch hàng tháng. Thực ra chợ phiên này ăn theo lịch chợ cây, được hình thành theo các phiên chợ Hà Đông từ xa xưa. Khu chợ tạm này được mang tên “Trung tâm Giao lưu Sinh vật cảnh - Đồ cổ - Đồ xưa”. Sự tấp nập ở đây với hàng trăm người khắp nơi đổ về mua bán. Các nhánh chợ ngày mỗi phình rộng trên các ngả đường thuộc khu phân lô của đô thị Vạn Phúc. Hàng nhiều chủng loại hơn các phiên chợ khác. Cây cổ. Đồ cũ. Đồ mới. Đồ xưa. Đồ cổ. Trăm thứ không gì thiếu. Nhất là hàng đồng, hàng sứ gốm cổ và đặc biệt là các kiểu dáng điện thoại cũ bày la liệt. Người rao hàng, người trả giá, người tranh mua hết sức ồn ào. Cùng với đó là cặp loa của hàng bán đĩa hát phát nhạc ầm ĩ.

Và tất nhiên, giá phát cũng phong phú đến kỳ lạ. Bởi cũng một chiếc đèn cũ, dáng khá độc có chao đèn thủy tinh với công tắc điều chỉnh được phát giá chỉ 50 ngàn. Có người bớt 10 ngàn là bán. Khi đến một cửa hàng kính. Một chiếc kính có gọng, ông chủ nói là được mạ vàng, với dáng cổ có gọng mềm ôm hết vành tai và phát giá 4 triệu đồng. Ông khách hàng nom dáng sang trọng đeo thử rồi trả một nửa tiền cũng không thể mua nổi. Lại có một cô nàng yểu điệu mặc chiếc áo màu vàng sáng choang trong nắng sớm làm mọi người lóa cả mắt. Tôi tò mò khi thấy cô ta sà vào hàng bán đĩa CD. Thì ra cô ta đang tìm một CD giọng hát Giao Linh được thu trước năm 1975. Đặc biệt cô rất muốn nghe bài “Lòng mẹ” mà Giao Linh đã từng thu trong “Sơn ca 6”. Người bán đĩa nhạc ở giữa chợ cố tìm những đĩa có giọng hát Giao Linh xen kẽ, nhưng không có. Chủ hàng hẹn, sẽ tìm sau nhưng phải đặt tiền mới đi sưu tầm về, bởi đó là hàng cũ hiếm, hàng độc. Cô nàng áo vàng đặt luôn 200 ngàn đồng rồi bỏ đi, chẳng cần nhận giấy viết tay chứng nhận của chủ hàng.

Lại nữa, một người khệ nệ ôm chậu cây cảnh với thế trực “Nhất trụ kinh thiên”, vừa đi xuyên chợ, vừa hét mọi người dẹp sang một bên tránh đường. Hỏi ra mới hay, ông ta mới bỏ ra 10 triệu để mua cây sanh đó về chơi Tết. Chưa hết. Một bà già đi chiếc xe tay ga cũng bóp còi ầm ĩ để mọi người né xa khỏi đụng vào chiếc đồng hồ cũ treo tường mà bà ta buộc dây dằng chặt sau lưng mình. Vậy đó, một phiên chợ vào đúng ngày chủ nhật lại càng rộn rã với những ngày cận Tết Bính Thân. Dân đi chợ phiên mỗi lúc dồn về một đông. Phía ngoài ven chợ người bán hoa và cây cảnh cũng tụ về xôn xao một vùng. Họ dự định bán cả đêm cho trọn một phiên chợ đúng 24 giờ không hơn không kém.

Vĩ Thanh

Tôi len mãi mới ra khỏi khu chợ phiên Vạn Phúc. Đúng là tôi đã nghiện chợ phiên. Bởi đâu cũng có mặt. Cho dù sáng chủ nhật vừa ở Chợ phiên Bảo tàng Hà Nội  thì trưa đã có mặt ở Hà Đông. Có một anh bạn dạy toán ở trường đại học cũng giống tôi, chúng tôi thường đụng mặt nhau mấy lần trong một phiên. Nhìn thấy là ngó lơ. Có lần một người bán một bát tiền xu đồng cổ nói với khách sai về niên đại và không biết gì về chúng, thế là anh liền sà vào trò chuyện. Không ngờ tất cả há hốc mồm, tròn mắt nghe anh kể những câu chuyện về tiền cổ. Mọi người vây quanh vì thấy anh nói hay và nhiều điều mới lạ. Ông chủ hàng ớ người. Vì ông có biết đâu, tay giáo viên dạy toán này đã từng chơi và học về tiền cổ gần 30 năm nay. Thế đấy, đó là một chuyện tôi chẳng bao giờ quên mỗi khi đến một phiên chợ đồ cũ đồ xưa nào. Bởi ở đó tôi đã học được những điều bất ngờ nhất về cuộc sống và con người.

Ở khu vực Hải Bối Đông Anh Ngay chân cầu Thăng Long, có một khu Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng. Khách hàng có thể mua do cu các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ Đồ Cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm




Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

"Săn" hàng secondhand, thói quen nguy hiểm của chị em


Trên thị trường không khó để tìm thấy các hàng mua bán đồ cũ, hàng secondhand từ đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho tới quần áo, mỹ phẩm của chị em. Nhiều người lâu nay vẫn có thói quen dùng hàng thùng, giá rẻ mà chất liệu, mẫu mã lại ưng ý. Thế nhưng, đằng sau những mớ hàng thùng đó lại là đầy rẫy những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Ham đồ cũ giá rẻ, mang họa vào thân

Thấy con gái nhỏ hay ho hắng, ốm sốt, anh Tuấn Anh (Từ Liêm – Hà Nội) quyết định tìm mua bộ lọc không khí để giúp con gái có một bầu không khí trong lành, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp non nớt của con. Tuy nhiên, để tiết kiệm tiền, thay vì tìm mua một bộ lọc không khí mới của các hãng uy tín, anh lại tìm đến hàng bán đồ cũ để mua. Với anh, đồ cũ nhưng mới sử dụng thì cũng không có vấn đề gì. “Tôi vẫn hay dùng hàng đã qua sử dụng nên cũng định tìm xem có cửa hàng nào bán bộ lọc cũ không. Nếu chọn được một cái ưng ý, còn mới thì còn gì bằng, vừa rẻ lại vừa chất lượng”. – Đó là lời tâm sự của ông bố 1 con.

Theo lời người bán hàng, bộ lọc đó vừa mới sử dụng được thời gian ngắn, nhưng do gia đình họ chuyển đi xa không muốn mang theo nên bán thanh lý. Anh Tuấn Anh tin tưởng nên mua về để giúp không khí trong nhà trong sạch hơn, con gái ít ốm đau, ho hắng hơn. Vậy mà qua 1 tháng sử dụng, con gái vẫn ốm thường xuyên, những cơn ho kéo dài không dứt, thi thoảng còn kèm hiện tượng khó thở.



                           

Đến bệnh viện bác sĩ mới kết luận bé bị hen suyễn do môi trường không khí nhiều bụi bẩn.Thắc mắc lắm với kết luận này, anh Tuấn về kiểm tra thì tá hỏa nhận ra, bộ lọc không khí được coi là mới ấy đã chứa đầy bụi bẩn. Như vậy, món đồ anh mua về chỉ khiến nhà thêm ô nhiễm chứ không hề lọc sạch không khí. Trên thực tế, bộ lọc không khí tích tụ được khoảng 18kg bụi một năm, vì thế ngôi nhà bạn trở thành nơi vô cùng ô nhiễm, bẩn thỉu nếu không thay mới bộ lọc thường xuyên. Ở trong môi trường không đảm bảo như thế, con người sẽ rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn, dị ứng…

Lưu ý:

Thay bộ lọc không khí 1 lần/tháng hoặc nếu không bạn có thể chọn bộ lọc không khí có khả năng diệt trừ được nấm mốc và bụi ra khỏi ngôi nhà mà bạn đang sinh sống.

Cũng là thói quen dùng hàng thùng, mà bạn Bảo Châm (sinh viên đại học Ngoại Ngữ - Hà Nội) bị mắc các bệnh ngoài da. Vừa phải khốn khổ trải qua 1 thời gian dài để chữa bệnh ghẻ, Châm tâm sự: “Sinh viên thì lúc nào cũng kẹt tiền, nhưng em vẫn mê đi sắm đồ lắm. Kinh tế eo hẹp mà vẫn muốn nhu cầu bản thân được đáp ứng. Vậy chỉ còn cách lang thang ở hàng thùng để mua đồ thôi.”

Với sở thích mua sắm hàng thùng của mình, Châm đã phải trả giá khi tốn thêm nhiều tiền và thời gian để đến bệnh viện da liễu sau khi bị dị ứng toàn thân. Ban đầu, Châm chỉ thấy vài nốt xuất hiện, xong càng ngày càng nhiều, không thể tự chữa bằng cách bôi thuốc được nữa. Lúc này, cô gái trẻ mới đi khám thì bác sĩ kết luận bị ghẻ. Nghe thông tin ấy, Châm thấy hối hận vô cùng vì tham rẻ để rồi lây bệnh của người khác.

Quần áo, đồ lót cũ, đồ bơi, gối cũ… tưởng chừng cứ tiệt trùng, giặt sạch sẽ là có thể dùng được. Nhưng sự thật không phải vậy. Với những ký sinh trùng như con ghẻ mà Châm mắc phải, nó có thể sống được 5 ngày ở môi trường ngoài cơ thể. Vì thế nếu thời gian vận chuyển hàng hóa này về cho chúng ta sử dụng dưới 5 ngày thì nguy cơ bệnh ghẻ vẫn có thể lan truyền rất cao. Ngoài ra, bệnh nấm có thể trú ngụ trên quần áo hàng thùng cả năm trời nên việc dùng hàng thùng thanh ly do cu là vô cùng nguy hiểm.

Lưu ý:

Bạn nên hạn chế mua đồ quần áo hàng thùng để không bị gặp rắc rối những vấn đề về bệnh ngoài da.
Mỹ phẩm hết date - "kẻ thù" của làn da
Trường hợp không sử dụng đồ mỹ phẩm hết ngày này qua tháng khác cũng gây nhiều hậu quả khôn lường. Là nhân viên chăm sóc khách hàng qua điện thoại nên chị Bích Hạnh (Thái Thịnh – Hà Nội) rất ít trang điểm. Chị tâm sự: “Ít dùng  mỹ phẩm nhưng đã là con gái thì luôn cần có một bộ trang điểm để khi cần là có ngay. Nhưng do cả tháng tôi mới dùng tới bộ trang điểm 1 lần, nên có khi 2 năm chẳng phải thay một hộp phấn, một thỏi son hoặc mascara nào.”

Chị Hạnh chỉ đơn giản nghĩ, khi nào đồ hết thì thay chứ không hề biết việc mascara quá cũ, miếng xốp để đánh phấn lâu ngày sẽ là nơi tích tụ vi khuẩn làm ảnh hưởng đến bản thân. Lần gần đây, chị Hạnh đi dự đám cưới người bạn nên cũng muốn mình rạng rỡ hơn. Chị trang điểm rất kỹ và kết quả là về nhà chị bị dị ứng nặng do kích ứng da sau khi dùng đồ mỹ phẩm quá date mà không biết. Sự chủ quan, thiếu cẩn thận đã khiến chị phải đi chữa da liễu hàng tháng trời mới khỏi.

Lưu ý:

6 tháng là thời điểm bạn cần thay thế các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của mình một lần. Trong thời gian sử dụng bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trang điểm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn tích tụ lâu ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng đồ cũ

Đối với quần áo secondhand:

Khi đi mua, bạn không nên thử đồ ngay tại hàng vì khi đó quần áo còn chưa được xử lý kỹ, có khả năng lây bệnh từ những người mặc trước, thử trước đó.

Khi mua về, bạn nên giặt lại thật sạch, phơi ngoài nắng to. Khi khô rồi bạn cũng không nên mặc ngay mà nên để vài ngày sau mới dùng. Khi mặc cũng cần chú ý là thật kỹ mặt trong mặt ngoài để đảm bảo vi khuẩn còn sót lại trên quần áo bị tiêu diệt.

Tuyệt đối không mua đồ cũ đồ bơi, đồ lót là sản phẩm của hàng thùng để tránh mắc các bệnh phụ khoa, viêm nhiễm.

Đối với đồ dùng trong gia đình:

Bạn cần tìm hiểu kỹ sản phẩm, nếu sản phẩm đã quá cũ thì không nên mua nữa kể cả hàng hãng, hàng xịn. Đồ dùng cá nhân, đồ trang điểm bạn cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng và chú ý để thời gian sử dụng của nó để thay thế kịp thời trước khi hết hạn sử dụng.

Ở khu vực Hải Bối Đông Anh Ngay chân cầu Thăng Long, có một khu Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng. Khách hàng có thể các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ chuyên mua bán thanh ly do cu này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Quý khách có nhu cầu mua đồ thiết bị bếp công nghiệp cho nhà hàng, quán ăn, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ vui lòng liên hệ tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa inox công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Làm giàu biến nội thất mới thành cũ


Vốn là người có đam mê kinh doanh, chàng trai sinh năm 1990 Chu Tuấn Tùng không ngại bươn chải qua nhiều công việc như bảo vệ, buôn quần áo …suốt thời sinh viên. Kinh doanh sớm vừa là để thỏa mãn đam mê, vừa để Tùng học hỏi thêm kinh nghiệm thương trường.

Ổng chủ 9X Chu Tuấn Tùng

Năm 2013, khi đang học năm cuối trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Tùng chấm dứt việc buôn quần áo và bắt đầu mở xưởng chế tác nội thất ngay tại Trường Chinh (Đống Đa – Hà Nội).


Số vốn khởi điểm của Tùng lúc đó chỉ vẻn vẹn 10 triệu đồng. Đây là tiền anh chàng tích cóp trong thời gian làm thêm của mình.

Cơ duyên khiến chàng trai này chọn kinh doanh trong lĩnh vực nội thất bởi những lần sang Trung Quốc lấy hàng buôn quần áo, Tùng được tham quan rất nhiều mặt hàng này và bị thu hút ngay lập tức.

Tùng còn nhớ như in những sản phẩm được làm từ ống nước rất tinh tế, sang trọng, lại nhỏ gọn. Cảm thấy hấp dẫn, Tùng nuôi ý định mở xưởng chế tác ngay tại Hà Nội.

Khi mới mở ra, xưởng của Tùng chỉ có 2 người và 2 máy móc hỗ trợ chính: một máy cắt và một máy hàn. Thời điểm đó, Tùng chỉ sản xuất nội thất qua các đơn đặt hàng là chính.

                         

Nhận thấy việc chế tác nội thất còn thừa rất nhiều mảnh gỗ, mảnh ống nước lãng phí nên ý tưởng làm đồ nội thất hoài cổ nảy sinh và Tùng đã chú ý tới hướng đi này.

Tùng cho hay, những sản phẩm này được làm từ nguyên liệu mới hoàn toàn, người thợ dùng mọi cách, cả trí tưởng tượng lẫn tay nghề để chế tác sao cho trông càng cũ kĩ, càng mang dấu ấn thời gian càng tốt. Tuy nhiên, điều cốt yếu là loại sản phẩm này vừa cổ về hình thức nhưng lại bền bỉ về chất lượng.

“Mình phải chế tác làm sao để khi khách hàng sờ vào sản phẩm sẽ có cảm giác như đang chạm, đang ngửi những đồ vật cũ. Như vậy, nếu không luôn luôn sáng tạo và có trí tưởng tượng phong phú cùng tay nghề khéo léo thì sẽ rất nhàm chán và không có được sự đa dạng sản phẩm” – Tùng cho hay.

Cơ sở của Tùng sản xuất khá đa dạng, từ  bàn, ghế, giường để sử dụng cho đến các đồ nội thất hoài cổ để trang trí khác như đồng hồ, giá sách, đèn ngủ, kệ để đồ...

                                   

Theo Tùng, khi xử lý đồ mới thành đồ cũ, thợ của anh phải xử lý bằng nhiều thủ pháp như làm mòn, làm nứt, tạo bề mặt xù xì… để đồ vật trông có vẻ cũ kĩ. Những sản phẩm này phải chi tiết nên giá bán cũng không hề rẻ và không có giá cố định.

Mỗi tháng, xưởng sản xuất mang lại cho Tùng khoản thu nhập 500 - 600 triệu đồng. Từ một người thợ ban đầu, hiện nay Tùng đã tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động. Những sản phẩm của chàng trai trẻ này ngày càng được tìm mua nhiều hơn.

Quý khách có nhu cầu mua thanh lý đồ cũ thiết bị bếp công nghiệp cho nhà hàng, quán ăn, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ vui lòng liên hệ tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng:

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa inox công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Sản xuất máy nông nghiệp nhờ tận dụng đồ cũ bỏ đi


Tốt nghiệp THPT, không qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào nhưng với đam mê sáng chế và mong muốn giúp người nông dân đỡ vất vả trên đồng ruộng, Tạ Đình Huy (sinh năm 1982), ở thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã chế tạo thành công chiếc máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1 tiện lợi, hiệu quả và sáng tạo từ những động cơ xe máy bỏ đi.

THÀNH CÔNG TỪ NHỮNG LỜI DÈM PHA

Bố mất sớm để lại ba mẹ con trong sự nghèo khó, là con trai cả nên học hết lớp 12, Huy đành gác lại giấc mơ bước vào giảng đường đại học để lo kiếm việc làm phụ mẹ, nuôi em. Để có việc làm ổn định, Huy chọn học nghề sửa chữa xe máy. Đây cũng là lĩnh vực mà anh yêu thích và đam mê từ nhỏ.
Chàng trai sinh năm 1982 cho biết, từ nhỏ, anh đã tự mày mó nghiên cứu tháo, lắp và làm những món đồ chơi động cơ đơn giản.

Xuất thân từ gia đình làm nông, lớn lên cùng với ruộng đồng, hơn ai hết, Huy hiểu rõ nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ và những người nông dân. Đau đáu trong mình để giúp những người nông dân cơ cực, anh lúc nào cũng nghĩ đến một chiếc máy có thể cùng lúc tích hợp nhiều chức năng trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động.

Cuối năm 2004, khi thấy nhà hàng xóm bán chiếc động cơ xe máy cũ cho người mua sắt vụn, trong đầu anh nảy ra biết bao suy nghĩ.

"Hiện giờ nhà nào cũng có xe máy cũ, họ muốn lên đời xe mới hơn. Thế nhưng xe cũ bán thì chẳng ai mua, để đó thì lãnh phí.... Tại sao không tận dụng mua đồ cũ động cơ để làm chiếc máy nào đó có ích, tránh lãng phí? Biết đâu có thể chế thành chiếc xe mới tiết kiệm điện năng, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân?", Huy kể.

Nghĩ là làm, anh Huy miệt mài với ý tưởng của mình. Anh tìm mua những chiếc xe máy cũ hỏng về nghiên cứu. Ngày sửa xe, đêm anh Huy hì hụi, tỉ mẩn tháo lắp từng bộ phận rồi lại gò hàn... lắp ráp theo ý tưởng có sẵn trong đầu. Anh Huy chưa từng được học qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào nên mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu.

"Thời gian đầu, nhiều đêm phải thức trắng để mày mò, học hỏi vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết máy. Khó khăn nhất là phải tính toán công năng, thông số kỹ thuật và lên bộ khung máy sao cho hợp lý. Thế rồi, cái nhiệt huyết trong người cứ hừng hực khiến tôi chẳng khi nào cảm thấy mệt mỏi", anh chia sẻ.

Thấy anh suốt ngày cặm cụi bên những đống sắt vụn ngổn ngang, chẳng mấy khi ra khỏi xưởng, nhiều người xung quanh bàn tán anh vô công rỗi nghề. Thậm chí, có người bảo anh bị "hâm".

Không chỉ hàng xóm mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng ngăn cản khi gần như phần lớn kinh tế gia đình đều đã được anh dùng cho đứa con tinh thần của mình. Chị Cao Thị Minh (vợ anh Huy) cho biết, anh Huy là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, nên khi anh mua do cu rất nhiều xe hỏng về với ước mơ chế tạo máy thì ai cũng phiền lòng.

Bỏ ngoài tai những lời dị nghị và than phiền của mẹ và vợ, anh Huy lao vào làm với quyết tâm thực hiện ý tưởng đang nung nấu.

"Thế nhưng, nghèo khó cũng chẳng ngăn được niềm đam mê của anh ấy. Những hôm thấy anh miệt mài cặm cụi đến 2-3h sáng, chúng tôi cũng thương anh lắm", chị Minh tâm sự.

ĐỨA CON TINH THẦN RA ĐỜI

Thế rồi, ông trời cũng không phụ lòng người. Sau hai tháng miệt mài cuối cùng anh cũng cho ra đời chiếc máy nông nghiệp đầu tiên với chức năng phun thuốc sâu và bơm nước. Khi chiếc máy được đem ứng dụng thực tế trên ngay cánh đồng quê hướng, gia đình và bà con hàng xóm mới vỡ lẽ, đổ tới chúc mừng và động viên anh.

Được tiếp thêm sức mạnh, lại là người có bản tính cầu toàn, anh Huy lại lao đầu vào nghiên cứu để hoàn thiện chiếc máy hơn với nhiều tính năng hơn và hoàn thiện thiết kế cho nhỏ gọn, linh hoạt hơn.
Từ chiếc máy đầu tiên đưa vào ứng dụng thành công, chàng trai trẻ càng hăng say nghiên cứu. Từ những phụ tùng hoàn toàn được tận dụng từ bộ phận của xe máy cũ tưởng chừng bỏ đi, qua bàn tay khéo léo và trí sáng tạo của anh Huy đã trở thành "cánh tay phải" của bà con trong canh tác nông nghiệp.

Chiếc máy nông nghiệp đa năng phục vụ hầu hết các công đoạn từ đơn giản đến phức tạp trong sản xuất nông nghiệp. Sau nhiều lần cải tiến, chiếc máy nông nghiệp được tích hợp thêm tính năng như làm luống, gieo hạt, thiết kế nhỏ gọn và có bậc thang lên xuống tránh phải lội bùn.

Đến năm 2013, sau nhiều lần tháo lên lắp xuống, chiếc máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1 của anh Huy chính thức được hoàn thiện.

                         

Tiếng lành đồn xa, tiếng anh Huy "hâm" chế tạo máy nông nghiệp đã lan khắp các vùng. Nhiều người cất công hàng trăm cây số để đến gặp anh học hỏi kinh nghiệm và mua chiếc máy về ứng dụng cho gia đình.

Nhờ tận dụng được những đồ cũ, phế thải nên giá thành chiếc máy khi hoàn thiện được giảm đi rất nhiều. Hiện tại, một chiếc máy có chức năng phun nước, phụ thuốc sâu và kéo tời đất có giá dao động 1,6-2 triệu đồng. Loại tịch hợp nhiều chức năng có giá 7-10 triệu đồng. Riêng loiaj nhỏ gọn, tích hợp 8 trong 1 (cả quá trình canh tác) dao động từ 10-20 triệu đồng.

Hiện nay, anh Huy đã có 2 cơ sở sản xuất máy nông nghiệp với khoảng 20 nhân công (thời điểm đông nhất) làm việc 8 tiếng/ngày. Trong năm vừa qua, trừ các khoản chi phí, anh Huy thu về 700-800 triệu đồng.

Ngoài Hà Nội, bà con ở các tỉnh lân cận như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, thậm chí tận những tỉnh khu vực phía Nam như Tây Ninh, Dak Nông, Gia Lai, Bạc Liêu... cũng đặt mua chiếc máy đa năng của anh Huy để ứng dụng cho nông nghiệp.

Chiếc máy nông nghiệp đa năng “8 trong 1” của Tạ Đình Huy đã đạt giải Nhất chương trình “Nhà sáng chế” (số 30) phát trên kênh VTV2 và giành giải Khán giả bình chọn nhiều nhất. Anh cũng được chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng bằng khen Gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015.


Tự nhận mình là một nhà sáng chế nông dân, anh Huy hết sức tự hào với đứa con tinh thần của mình khi được đông đảo bà con nhà nông sử dụng. Anh Huy cho biết, thời gian tới anh sẽ tiếp tục nghiên cứu tích hợp thêm tính năng hơn chứ bản thân anh không muốn chỉ dừng lại ở 8 trong 1.

Ở khu vực Hải Bối Đông Anh Ngay chân cầu Thăng Long, có một khu Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng. Khách hàng có thể các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ thu mua đồ cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm






Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Chợ đồ cổ đồ xưa ở Hà Đông Hà Nội

Gần đây đã có những phiên chợ mua bán đồ cũ, đồ xưa hình thành mang tính chuyên nghiệp, tạo nên bức tranh thị trường được tô màu mới cho dân kẻ chợ của phố thị Hà thành ngàn năm...
Chợ phiên thứ bảy
Đây là phiên chợ đồ cũ, đồ xưa được tổ chức cách đây 3 năm được coi là sớm nhất ở Hà Nội trong một diện tích khiêm tốn chừng 400m2, ở ngõ 456, đường Hoàng Hoa Thám. Có thể nói đây là một cuộc chơi ngẫu hứng của một cá nhân mà nên. Đó là câu chuyện thuộc về anh Kiều Quốc Khánh, một tay chơi thư pháp có hạng. Đất của anh. Nhà hàng giải khát của anh. Trong một ý tưởng thăng hoa khi mùa xuân đến, anh mời mọi người đến bày hàng giao lưu, trao đổi. Mảnh đất thụt hẳn dưới chân đê cũ của gia đình anh trở thành một chợ phiên quả là một phát kiến thông minh. Nó cũng là một yêu cầu tự thân do chính những người chơi đồ cũ, đồ cổ chung tay dựng nên. Không mất một đồng đóng phí. Không những quy ước ngặt nghèo, miễn là thành viên có kiến thức và vốn liếng chủ yếu là đồ cũ hay đồ xưa độc đáo có thể thu hút khách hàng.
Chợ đồ xưa ở Hà Đông, Hà Nội.
Những người đến đây không bao giờ ồn ào mà chỉ dồn tâm trí vào những câu chuyện và những ký ức của đồ vật đem lại cho sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Xem hàng và ngắm nghía đánh giá chúng, giống hệt như một chuyến đi du lịch trở về quá khứ của khách hàng vậy. Khi đến đây tôi gặp không ít các nhà toán học, giáo viên và các nhà văn, nhà báo. Còn doanh nhân ư? Hẳn nhiên rồi, nhưng cũng phải là những tay chơi đồ cổ thứ thiệt, nếu không sành sỏi thì cũng rất đam mê. Tôi cũng như một số bạn quen thân, thỉnh thoảng lại đến đảo qua chừng gần 40 quầy hàng, chứ không hẳn mua được gì. Thường chơi nghiệp dư chỉ tìm vài thứ mình thích, như tiền cổ hay đồng hồ cũ, hoặc chiếc túi da Liên Xô thời thập kỷ 60 thế kỷ trước. Đồ sành đồ sứ cổ khá nhiều, không thua kém các mặt hàng đồng như chân đèn lư hương hoặc bàn đèn đốt trầm...





Có điều thú vị ở đây là ông chủ hàng không “quát” giá bao giờ. Một chiếc quạt nhôm thời Liên Xô cũ, chất lượng, còn “din” dù rất cũ đáng giá 300 ngàn. Nếu khách trả 200 ngàn cũng bán chứ không nài nỉ. Cái họ trao gửi lại cuối cùng là nụ cười và ánh mắt lấp lánh niềm vui. Hẹn gặp lại. Tôi còn nhớ có lần, ông Nguyễn Huy Khánh, một giám đốc công ty bảo đảm hàng hải từ TP. Hồ Chí Minh ra. Ông tìm đến gian hàng tem cũ để lục xem có những con tem in hình cây đèn biển không. Chả là công ty ông quản lý các đèn biển ở nước ta. Ông lại có thú chơi những bộ tem đèn biển, đã 15 năm nay. Riêng bộ tem đèn biển ở Việt Nam, ông còn thiếu chiếc tem đèn biển ở đảo Long Châu, Hải Phòng. Tìm khắp nơi, có người mách lên chợ đồ cũ đồ xưa ở Hoàng Hoa Thám, thế là mỗi khi có dịp ra Hà Nội ông lại đi phiên chợ vào thứ Bảy hàng tuần. Nếu không tìm được con tem mình cần là thể nào ông cũng mua một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho một chuyến đi. Ông Khánh có dịp đi công tác nhiều nước nên có cảm giác chợ phiên đồ cũ đồ xưa ở đây còn độc đáo hơn mấy phiên chợ ở nước Pháp, vì ít chủng loại hàng hơn và chủ yếu là thanh lý đồ cũ không dùng nữa đem bán, chứ chẳng thể nào có những chiếc lược được chế tạo bằng vỏ cánh máy bay, hay chiếc gương được gắn vào vỏ đạn để cho các cô gái thanh niên xung phong chải tóc bên suối, dưới một bầu trời đỏ lửa vì súng đạn...
Chợ phiên chủ nhật
Đây là một phiên chợ được tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần, tại Bảo tàng Hà Nội được mang cái tên khá văn chương: “Chợ phiên dấu xưa”. Có nghĩa là không có đồ cũ mà chủ yếu là đồ cổ chính hiệu. Phải nói ở đây toàn là hàng có giá tiền triệu. Mó vào một chiếc ấm trà cổ, bằng sứ hay đất nung cũng ít nhất phải có giá từ 3 triệu trở lên. “Chợ phiên dấu xưa” được hình thành vào tháng 11/2013, do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức. Với diện tích khá rộng, nhưng với sự chuyên chủng loại đổ cổ bày bán, nên cũng chỉ có khoảng 50 quầy hàng tập trung ở phía sảnh ngoài của bảo tàng hoạt động.
Tuy nhiên ở một vị trí hơi xa trung tâm thành phố nên chỉ những người chơi cổ vật mới thường xuyên đến trao đổi, mua bán. Dần dần, thời gian gần đây không ít khách hàng yêu thích cổ vật cũng tìm đến, mong mua được một vật gì đó ưng ý và có giá trị nhất định. Nhưng cũng chính vì có những người không hiểu biết mấy về cổ vật nên thường dễ bị choáng khi nghe các ông chủ phát giá. Đó là điều khác biệt về mức độ kinh doanh ở đây so với chợ đồ cũ đồ xưa ở ngõ phố Hoàng Hoa Thám. Tất nhiên, cũng có người vì ham thích mua mặt hàng nào đó cũng bị “thổi giá” mà không biết. Ở phiên chợ này có câu truyền miệng rằng: “Không biết, chết. Biết cũng chết” để nhắc nhở cho những người mua thanh ly do cu. Chết ở đây là không biết sẽ bị mua hớ. Nếu biết vì say máu cũng quăng tiền ra mua.
Có một anh bạn tên Long, ở phường Văn Chương, Đống Đa Hà Nội, người rất say mê sưu tầm ấm trà cổ đã kể với tôi đã từng bị “vấp ngã” ở đây. Anh kể mình thích một chiếc ấm trà nhỏ bằng ngón tay cái, có hình dạng mẫu ấm “Tây Thi” quai ngược, tại một gian hàng ở bảo tàng. Ông chủ hét 1.200.000 đồng. Đây không phải là chiếc ấm cổ mà chỉ là một chiếc ấm lạ được làm bằng đất Tử Sa (Trung Quốc). Hơn nữa chiếc ấm này có được làm bằng đất Tử Sa không cũng khó xác định. Nhưng vì chiếc ấm là một mẫu đẹp nên anh Long rất thích thú. Quyết mua nhưng vẫn chờn vì không biết trả giá thế nào. Lượn hai vòng. Long quay lại thử trả giá 900 ngàn đồng. Không ngờ ông chủ quyết định bán rẻ lấy may. Nhưng vì thích chiếc ấm, nên Long không hề tiếc tiền, với triết lý mua là được. Nhưng ai dè tình cờ khi đến cửa hiệu “Huy trà” ở phố Hàng Bông, thấy họ chỉ bày bán 150 ngàn đồng, mà còn có thể mặc cả. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cũng may số tiền bị mua hớ chỉ 750 ngàn đồng không đến nỗi “nhảy lầu”, nhưng lại là “học phí” cho sự “ngu” của mình. Long tự an ủi mình. Biết sao được. Vậy mới nói đi chợ đồ cổ cũng phải là người chơi chuyên nghiệp. “Chợ phiên dấu xưa” mang một không khí bí ẩn thực sự. Vì người bán luôn luôn ngắm khách mà ra giá. Còn người mua chỉ thầm lặng gật gù rồi bỏ đi. Có quay lại vài lần rồi cũng lại quay mặt. Suy tính lắm mới trả giá. Chợ không hề có tiếng ồn là vì thế.
Chợ 6 phiên trong tháng
Khác hẳn với chợ đồ cổ ở Bảo tàng Hà Nội, vào sáng chủ nhật, chợ đồ cũ đồ xưa ở Vạn Phúc, Hà Đông lại như ong vỡ tổ. Cứ 6 phiên mở hàng, cách nhau 5 ngày, bắt đầu từ mùng 5 âm lịch hàng tháng. Thực ra chợ phiên này ăn theo lịch chợ cây, được hình thành theo các phiên chợ Hà Đông từ xa xưa. Khu chợ tạm này được mang tên “Trung tâm Giao lưu Sinh vật cảnh - Đồ cổ - Đồ xưa”. Sự tấp nập ở đây với hàng trăm người khắp nơi đổ về mua bán. Các nhánh chợ ngày mỗi phình rộng trên các ngả đường thuộc khu phân lô của đô thị Vạn Phúc. Hàng nhiều chủng loại hơn các phiên chợ khác. Cây cổ. Đồ cũ. Đồ mới. Đồ xưa. Đồ cổ. Trăm thứ không gì thiếu. Nhất là hàng đồng, hàng sứ gốm cổ và đặc biệt là các kiểu dáng điện thoại cũ bày la liệt. Người rao hàng, người trả giá, người tranh mua hết sức ồn ào. Cùng với đó là cặp loa của hàng bán đĩa hát phát nhạc ầm ĩ.
Và tất nhiên, giá phát cũng phong phú đến kỳ lạ. Bởi cũng một chiếc đèn cũ, dáng khá độc có chao đèn thủy tinh với công tắc điều chỉnh được phát giá chỉ 50 ngàn. Có người bớt 10 ngàn là bán. Khi đến một cửa hàng kính. Một chiếc kính có gọng, ông chủ nói là được mạ vàng, với dáng cổ có gọng mềm ôm hết vành tai và phát giá 4 triệu đồng. Ông khách hàng nom dáng sang trọng đeo thử rồi trả một nửa tiền cũng không thể mua nổi. Lại có một cô nàng yểu điệu mặc chiếc áo màu vàng sáng choang trong nắng sớm làm mọi người lóa cả mắt. Tôi tò mò khi thấy cô ta sà vào hàng bán đĩa CD. Thì ra cô ta đang tìm một CD giọng hát Giao Linh được thu trước năm 1975. Đặc biệt cô rất muốn nghe bài “Lòng mẹ” mà Giao Linh đã từng thu trong “Sơn ca 6”. Người bán đĩa nhạc ở giữa chợ cố tìm những đĩa có giọng hát Giao Linh xen kẽ, nhưng không có. Chủ hàng hẹn, sẽ tìm sau nhưng phải đặt tiền mới đi sưu tầm về, bởi đó là hàng cũ hiếm, hàng độc. Cô nàng áo vàng đặt luôn 200 ngàn đồng rồi bỏ đi, chẳng cần nhận giấy viết tay chứng nhận của chủ hàng.
Lại nữa, một người khệ nệ ôm chậu cây cảnh với thế trực “Nhất trụ kinh thiên”, vừa đi xuyên chợ, vừa hét mọi người dẹp sang một bên tránh đường. Hỏi ra mới hay, ông ta mới bỏ ra 10 triệu để mua cây sanh đó về chơi Tết. Chưa hết. Một bà già đi chiếc xe tay ga cũng bóp còi ầm ĩ để mọi người né xa khỏi đụng vào chiếc đồng hồ cũ treo tường mà bà ta buộc dây dằng chặt sau lưng mình. Vậy đó, một phiên chợ vào đúng ngày chủ nhật lại càng rộn rã với những ngày cận Tết Bính Thân. Dân đi chợ phiên mỗi lúc dồn về một đông. Phía ngoài ven chợ người bán hoa và cây cảnh cũng tụ về xôn xao một vùng. Họ dự định bán cả đêm cho trọn một phiên chợ đúng 24 giờ không hơn không kém.
Vĩ Thanh
Tôi len mãi mới ra khỏi khu chợ phiên Vạn Phúc. Đúng là tôi đã nghiện chợ phiên. Bởi đâu cũng có mặt. Cho dù sáng chủ nhật vừa ở Chợ phiên Bảo tàng Hà Nội  thì trưa đã có mặt ở Hà Đông. Có một anh bạn dạy toán ở trường đại học cũng giống tôi, chúng tôi thường đụng mặt nhau mấy lần trong một phiên. Nhìn thấy là ngó lơ. Có lần một người bán một bát tiền xu đồng cổ nói với khách sai về niên đại và không biết gì về chúng, thế là anh liền sà vào trò chuyện. Không ngờ tất cả há hốc mồm, tròn mắt nghe anh kể những câu chuyện về tiền cổ. Mọi người vây quanh vì thấy anh nói hay và nhiều điều mới lạ. Ông chủ hàng ớ người. Vì ông có biết đâu, tay giáo viên dạy toán này đã từng chơi và học về tiền cổ gần 30 năm nay. Thế đấy, đó là một chuyện tôi chẳng bao giờ quên mỗi khi đến một phiên chợ đồ cũ đồ xưa nào. Bởi ở đó tôi đã học được những điều bất ngờ nhất về cuộc sống và con người.
Ở khu vực Hải Bối Đông Anh Ngay chân cầu Thăng Long, có một khu Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng. Khách hàng có thể mua do cu các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ Đồ Cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm


Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017

Tập trung phân phối đồ cũ trên facebook nhờ vậy mà sống khỏe


Hoạt động phân phối đồ cũ không chỉ hoạt động mạnh trên các hội nhóm. Một số nick cá nhân facebook với số lượng bạn bè lớn với lời rao bán quen thuộc về thanh lý đồ cũ:  “Thất nghiệp, ‘chà đồ nhôm chôm đồ nhà’ đi bán. Bà con cô bác nào có nhu cầu, em biếu công hái ạ!”, lời rao trên Facebook của T. Hồng, một người hoạt động truyền thông, ngụ Hóc Môn, TP HCM, đã thành quen thuộc với bạn bè từ ít nhất sáu tháng qua.

Đồ nhà lên mạng

Sở dĩ T. Hồng dùng cụm từ “chà đồ nhôm, chôm đồ nhà” là vì nhà T.Hồng có sẵn vườn rau sạch.
Ban đầu, trồng ăn không hết, đem biếu bạn bè. Biếu hoài bạn bè ngại, một hai đòi mua. Người này chỉ người kia, rồi bạn bè than phiền “giới thiệu cho số mày mệt quá”, sao không bán trên “phây”, đỡ mất công giới thiệu.

                     

Từ đó trang Facebook của T. Hồng ngoài cập nhật thông tin bạn bè, gia đình còn có thêm phần giới thiệu rau sạch.

“Không ngờ việc bán nông sản sạch thu hút được nhiều người mua đến thế. Mới rao sáng, chiều đã đầy đơn đặt hàng. Nhờ vậy có tiền phụ vào chi tiêu gia đình” - T. Hồng chia sẻ.

Cũng “chà đồ nhôm” đem bán trên mạng, chị L. Anh gần như chuyên nghiệp. Tiếc cả tủ đồ thời con gái nên chị chụp hình post lên “phây” để bạn bè nào thấy hợp thì cứ tự ý vào xin.

Và bất ngờ đã xảy ra, bạn bè ở lứa tuổi U của chị cũng như chị ngày càng phát tướng nên đâu có ai bận vừa mà xin.

Thay vào đó, toàn là những lời khen của các teen “chị ơi đồ đẹp quá, thay vì cho thì bán rẻ em đi”.
“Chỉ trong chưa đầy hai tuần, một tủ quần áo cũ thời con gái gần 300 cái bay vèo, số tiền thu vô không nhỏ” - chị L.Anh nói.

Thấy tường “phây” của mình thành “điểm mua bán” tấp nập, L. Anh đã quyết định dùng nó để thanh lý bớt đống đồ của hai nhóc nhỏ (một trai, một gái). Và số hàng đó nhanh chóng sang tay cho các mẹ khác.

Riết rồi “phây” của L. Anh trở thành nơi tập trung, phân phối đồ cũ. Thu nhập bình quân của chị khoảng 8 triệu một tháng. Cộng vào mức lương văn phòng thành 12 triệu. L. Anh nói: “Nhờ vậy sống khoẻ”.

Chỉ cần lên Google gõ từ khoá “hải sản online”, gần 4 triệu kết quả hiển hiện. Ở những trang đầu tiên, hầu hết là website bán hải sản online xôm tụ không kém những chợ cá.

“Vậy mà những người ‘bán quê’ trên phây dù không rầm rộ nhưng lại sống khoẻ, ít biến động” - anh Nguyễn Hữu Danh, một tay kinh doanh hải sản có tiếng ở khu vực quận Bình Tân, cho biết.

Danh gốc Kiên Giang, nhà ở khu vực cầu số 1, Rạch Giá, chuyên nghề ghe cào. Lên Sài Gòn lập nghiệp suốt mười năm với nghề lái xe chuyến.

Khó vẫn hoàn khó. Để rồi, khi trên những chuyến xe từ Rạch Giá lên Sài Gòn do anh lái, khách nào cũng than lên Sài Gòn sợ nhất là ăn đồ bẩn từ rau củ cho đến thịt thà, hải sản.

Nghe riết, anh chợt nảy ra ý định “sao mình không lấy hàng hải sản từ quê lên cho khách quê”.

Nghĩ là làm.

Lên kế hoạch tiếp tục làm nghề lái xe thêm một tháng để “rải” số điện thoại hẹn ngày khai trương hải sản sạch Kiên Giang, để nhờ anh em đồng nghiệp, đồng hương “ráng” chuyển hàng giúp khi cần; để nhờ đứa em dâu chuyên nghề chạy chợ khi hải sản về tìm giúp nguồn hàng.

Mọi thứ xong xuôi, anh Danh thành lập cửa hàng bán hải sản tươi sống Kiên Giang và lập trang “phây” để giới thiệu.

Đó là năm 2012. Giờ, năm 2016, từ một người ở trọ, Danh mua được miếng đất gần 100m2 ở Bình Hưng Hoà, dựng cái nhà một trệt, một lầu cho năm con người ra vào thoải mái.

Còn chị Thuỷ không bán hải sản mà bán gà, măng Ninh Thuận trên “phây”. Là một người chuyên viết lách, nhưng cuộc sống luôn chật vật, Thuỷ chuyển qua bán hàng quê trên mạng lại sống khoẻ, khỏi nghĩ ngợi.

“Vốn ít, tiền về thật, không trả giá, không mích lòng. Vậy hỏi sao không khoẻ”, chị Thủy tâm sự.

Muốn phất thì phải đàng hoàng

Danh kể, nói dễ nhưng làm không dễ, bởi việc buôn bán “hàng sạch”, hải sản tươi sống đòi hỏi uy tín rất cao. Để có nguồn hàng chuẩn, em dâu anh Danh phải săn hàng rất sớm, rất kỹ từ nhà ghe, chợ cá dưới quê.

“Khi bán phải kiên quyết cam kết chất lượng, nếu hàng không ngon mình sẵn sàng đổi hoặc trả lại tiền cho khách” - anh Danh cho hay.

Còn chị T. Hồng thì luôn đảm bảo, hàng nông sản của mình được trồng theo quy trình sạch, không thuốc trừ sâu.

“Hàng khan thì bán giá cao xíu, ai cũng thông cảm nhưng xài thuốc này nọ thì khó có thể thông cảm được. Như vậy là bất nhân với bạn bè, người quen” - chị Hồng khẳng định phương châm kinh doanh.

“Thà mắc mà sạch còn hơn rẻ mà dơ”.

Thời buổi có quá nhiều người trồng rau, kẻ giết mổ, tắm tưới hải sản bằng hoá chất theo kiểu “tham tiền hơn mạng sống” thì anh Danh, chị Hồng đã dần thắng thế.

Tại Hà Nội, Khách hàng có thể đến Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng để mua sắm đầy đủ thiết bị nội thất cho văn phòng, gia đình, nhà hàng, quán ăn với giá thanh lý đồ cũ chỉ bằng 50% so với giá bán thị trường. Một địa chỉ mua sắm đồ cũ chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách khi đến đây. Mọi thông tin chi tiết sản phẩm cũng như giá vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ thanh lý ( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, 
Sưu tầm