Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Sưu tập đồ cổ thấy mình yêu quê hương, đất nước, tổ tiên hơn

“Đồ cổ là vô giá và khó xác định giá. Khoái thì mua thanh ly do cu, giá bao nhiêu cũng chịu, miễn sao đúng sở thích và tìm lại được ký ức một thời của người mua. Nhưng, nếu không phải trong nghề, người mua khó nhận biết đâu là thật, giả, bởi hiện nay có nhiều nơi dùng xảo thuật biến thành giả cổ. Vàng thau lẫn lộn” - ông Gần chia sẻ.


Căn nhà chừng 40m2 khiêm tốn nằm trong một con hẻm (tổ 15, ấp Tây Khánh 3, phường Mỹ Hòa, TPLX) nhưng hàng ngày vẫn có người tìm đến với chủ nhân, nay ngót nghét tuổi bảy mươi. Bước vào, một thế giới xa xưa hiện ra từ các món đồ cũ đồ cổ có niên đại hàng trăm năm như: Chum, chóe, bật lửa, máy hát đĩa, đèn các loại, chén, dĩa, vật dụng, tiền từ thời Đông Dương thuộc Pháp… đủ chất liệu bằng đồng, thau, gốm, sứ, gỗ, giấy được chất đầy trong 3 tủ và treo lủng lẳng trong nhà. Ông “hai đồ cổ”- tên bà con đặt cho, bộc bạch: “Tôi mê đồ cổ từ lâu, nhưng chơi và “sống” với nó chỉ mười mấy năm. Thấy cái gì cổ là tôi mua thanh lý đồ cũ hết. Tiền làm được đồng nào, bán kiểng được bao nhiêu tôi đổ hết vào nó. Từ đam mê, tôi bỏ nghề buôn bán, đi giao lưu học hỏi, tìm hiểu, trao đổi với giới  đồ cổ nhiều nơi để tự trang bị kiến thức, vốn là vô cùng tận với mặt hàng có từ thời ông nội, ông cố mình. Nghề này, hiện có nhiều người lấy nó làm nghề chính. Với tôi, chơi là để lưu giữ ký ức một thời, bảo tồn nó, đồng thời cũng là để mưu sinh. Nghề này thấy vậy chớ không “dễ ăn”. Có người thấy mua bán đồ cũ có lời cũng nhảy ra mua, nhưng nếu không biết coi đồ thì bị… “gãy cổ” như chơi”.


Ông Gần giới thiệu các món đồ cổ.


Khi hỏi làm thế nào để xác định được giá trị của mỗi cổ vật, ông Gần say mê: “Tôi chỉ qua kinh nghiệm để “phán” món đồ, nhưng dựa trên cơ sở 4 tiêu chí trong nghề là “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”. Dáng và da nhằm đánh giá yếu tố đẹp của món cổ vật, trình độ tay nghề qua trang trí, tạo hình, bố cục... Toàn là tình trạng món đồ còn nguyên vẹn hay sứt mẻ và tuổi là để thẩm định mặt hàng ra đời từ thời kỳ nào, bao nhiêu tuổi. Ngoài ra, tiêu chí “minh văn, hiệu đế” (chữ được vẽ, chạm, khắc trên cổ vật) là rất quan trọng, giúp xác định xuất xứ và nguồn gốc món đồ”. Hiện số cổ vật nhà ông hai Gần lên đến hàng ngàn loại, rất nhiều món có giá trị vài chục triệu đồng, nhưng một số cổ vật dù mua bao nhiêu chủ nhân cũng không ban do cu. Đó là các tờ giấy bạc 100 đồng Đông Dương, tiền đồng thời vua Bảo Đại, loại nón dành cho ông Hội đồng thời Pháp, chiếc khai hộp, chén hình rồng có niên đại hàng trăm năm….  “Như có một quy luật bất thành văn, hễ nói đến chơi đồ cổ, người ta khu biệt ngay cho giới người giàu, nhưng với tôi hơn hết phải là sự đam mê và dĩ nhiên phải có tiền mới chơi sành điệu”. Anh Lê Văn Hồng, người chơi đồ cổ lâu năm ở Long Xuyên cho biết, đầu tư cho đồ cổ với nhiều người là để thưởng ngoạn, nhưng với ông hai Gần là nghề chờ thời. Ông cho biết: “Dù là vậy, nhưng chỉ một lần “gặp mai” là đủ để phất lên khấm khá. Sống và gắn bó với nghề này mình thấy yêu quê hương, đất nước, tổ tiên mình hơn và xa lánh được thói hư tật xấu”. Với chiếc xe máy, hàng ngày bình quân ông Gần kiếm được vài trăm ngàn đồng. Khi được mối, thu nhập hàng chục triệu đồng. Mua, bán đồ cũ thanh lý đồ xưa, cũ thông qua nhiều con đường nhưng qua giới thiệu, điềm chỉ nhau, đi “lùng sục” là chủ yếu. Trong đó, các “đại lý ve chai” là các đầu mối quan trọng, dễ mua được hàng độc, hàng hiếm nhưng giá “bèo” nhất. Chẳng hạn, chiếc bàn ủi “Con gà” từ thời Pháp, đèn măng- sông… mua chỉ vài chục ngàn đồng. Và những hàng độc này khi  “đại gia” bắt mắt thì bao nhiêu cũng đòi mua lại.

Quý khách hàng có thú vui sưu tầm đồ cổ hoặc có nhu cầu mua đồ cũ đã qua sử dụng vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét