Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Con đường đồ cổ ở Huế

Không gian thoáng đãng, người bán thân thiện, và đặc biệt là giá cả không quá đắt đỏ của những quầy hàng đồ cũ đồ cổ được bày bán dọc đường Trần Hưng Đạo là những điều mà du khách khó tìm thấy ở những nơi khác. Trên đường Trần Hưng Đạo – thành phố Huế, hiện có 06 quầy hàng bán đồ cổ với những món đồ cổ có niên đại hàng trăm năm, được bày ngay trên vỉa hè. Những món đồ cổ được bày bán thanh lý đồ cũ ở đây là do họ trục vớt được từ dưới dòng sông Hương hay khai quật từ các ngôi mộ cổ. Tại đây, du khách có thể tha hồ lựa chọn những món đồ cổ hoặc giả cổ mà mình thích, từ những dụng cụ bằng đá sơ khai, đến những bình, đĩa của các triều đại phong kiến ở Huế, hay những kỷ vật từ thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ như huy chương, bình uống nước, máy bật lửa, mũ, đèn pin, ba lô…Đặc biệt, sự góp mặt của một số lớn đồng tiền cổ từ thời vua Tự Đức, Hàm Nghi… khiến du khách vô cùng thích thú. Khi đến đây, người xem và du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên về sự đa dạng của các loại đồ cổ, các loại tiền đồng cổ có khắc tên bằng chữ Hán như: Ba loại tiền Tự Đức Thông Bảo; Hàm Nghi Thông Bảo (mặt lưng có hai chữ “Lục Văn”) hay tiền Tự Đức Bảo Sao (mặt lưng có bốn chữ “Chuẩn Tứ Thập Văn”). Các mặt hàng cổ được sắp đặt khiêm tốn, có phần lọt thỏm giữa không khí náo nhiệt của thành phố, nhưng lại có sức cuốn hút kỳ lạ với những du khách, tạo nên một nét nhỏ nhưng hấp dẫn của văn hóa Huế. Đồ bày bán thanh ly do cu ở đây đa số là do những người dân vạn đò phát hiện và trục vớt ở sông Hương. Trên đoạn đường ngắn có tới 06 gian hàng bày bán đồ cổ gần nhau. Họ thu mua đồ cũ đồ cổ từ dân vạn đò, đồ quý hiếm sẽ giữ lại chơi hoặc đem chào bán cho những tay chơi chuyên nghiệp, còn lại thì bán vỉa hè cho phần lớn người mua là khách du lịch. Người bán dường như ngồi đây không chỉ để bán, bởi họ sẵn sàng bỏ ra cả giờ đồng hồ hầu chuyện một du khách thừa thời gian lẫn sự tò mò về đồ cổ. Khách gật gù, chủ cứ thế thao thao, chẳng giấu giếm gì, cứ như thể được tâm sự về nghề với du khách cũng là niềm vui.


Giữ hồn văn hóa Việt

Có lẽ, du khách tìm đến đồ cổ để tìm về với văn hóa Việt cổ, để mục thị, để chất vấn, để thẩm định, để đối thoại với những giá trị văn hóa tưởng chừng như đã ngủ quên. Còn khách du lịch nước ngoài tìm đến đồ cổ cũng là cơ hội để các chủ hàng đồ cổ quảng bá văn hóa Việt ra với bạn bè quốc tế. Từ những câu chuyện nhỏ thôi, du khách sẽ biết đến Việt Nam, biết đến Huế nhiều hơn. Theo tâm sự của anh Thanh – một người bán đồ cũ đồ cổ thì việc phân biệt đồ cổ thật với đồ cổ giả cũng từ kinh nghiệm chơi và buôn bán mà có. Nếu người sưu tập chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý… để tích lũy kiến thức, thì hiểu biết về cổ vật sẽ thêm sâu sắc và niềm vui cảm nhận sẽ càng lớn lao. Anh Thanh khẳng định: “không cần phải là tỷ phú hay những bậc đại gia mới có thể chơi đồ cổ và thật ra có những tỷ phú tuy sở hữu nhiều đồ cổ nhưng vẫn không phải là người chơi đồ cổ thật sự. Với những người say mê đồ cổ ít tiền, có thể chọn cho mình một loại nào đó phù hợp với sở thích và túi tiền của mình, chẳng hạn có người chuyên sưu tầm các đồng xu, hay bình vôi ăn trầu, hoặc chung uống trà cổ. Qua thơ, họa khắc trên các bình trà, bề dày văn hóa của nhiều thời đại quá khứ sẽ tái hiện và cho người ngắm những trải nghiệm thú vị. Xuất phát từ nghề thu mua phế liệu, anh Tùng ở Chi Lăng đến với đồ cổ từ 15 năm nay. Trước đây, anh cũng đam mê nhiều thứ lắm, từ Tây, Tàu, đến Chăm, Việt… Nhưng càng chơi, anh càng nhận ra mình thích gần gũi những gì gắn với hồn người Việt, thích những gì hiền hậu và giản đơn. Anh mê những bình gốm Quảng Đức, đồ đồng Thanh Hóa, bình vôi Bình Định và cả những bát, bình méo mó, bởi đó là sản phẩm làm bằng tay của người Việt xưa.


Lưu giữ những sản phẩm thuần Việt, sưu tập đầy đủ các đồ cổ thuần Việt qua các triều đại là cách giữ hồn văn hóa Việt của người chơi đồ cổ như anh Tùng và những người yêu thích sưu tầm đồ cổ tại Huế. Nghề chơi nào cũng lắm công phu, nhưng thú chơi đồ cổ lại càng nghiêm ngặt hơn. Để phân biệt thật – giả, người sưu tập phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý… để tích lũy một ít kiến thức nhất định, bởi mỗi món cổ vật đều có chứa đựng những tiêu chí đó. Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao, càng thấy được nét đẹp của văn hóa Việt vẫn lưu giữ mãi theo thời gian.

Quý khách hàng có thú vui sưu tầm đồ cổ hoặc có nhu cầu mua bán đồ cũ đã qua sử dụng vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét