Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Chợ phiên dấu xưa tại bảo tàng hà nội chủ nhật hàng tuần

Từ tháng 11 năm 2013 trở đi, những người yêu thích đồ cổ có thể tới giao lưu mua bán đồ cũ tại “Chợ phiên dấu xưa” được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội vào Chủ nhật hàng tuần. Tại đây hiện hữu 40 gian hàng được thiết kế trong không gian mở, theo hình thức chợ quê thường thấy ở đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ những chủ cửa hàng đồ cũ đồ cổ ở Hà Nội đem hàng đến đây bán, mà có cả các gian hàng của những người chuyên sưu tầm cổ vật ở Ninh Bình, Nam Định, Bắc Ninh...

Đi một vòng phiên chợ đồ cũ, chúng ta được thỏa thuê ngắm nhìn những loại đồ vật đã qua sử dụng: đồ trang sức, tiền cổ, đồng hồ, những bức ảnh cổ, vô vàn những đồ gốm sứ cổ đua chen cùng đồ giả cổ. Đặc biệt, có rất nhiều pháp khí Phật giáo và tượng Phật kích thước nhỏ đã phủ màu thời gian, màu sơn son thếp vàng đã bong tróc. Nhiều cổ vật đẹp đến độ “buốt mắt”, mang theo thông điệp từ quá khứ xa xưa, chúng không chỉ phản ánh tay nghề của người thợ xưa mà còn cho thấy trình độ kỹ thuật, mỹ thuật của thời đại đã sản sinh ra chúng.



Níu hồn người viết là bộ sưu tập những pho tượng Phật cổ của một gian hàng đến từ Hà Nội, trong đó có pho Phật mẫu Man Nương và 2 pho A Di Đà, kích thước mỗi pho chỉ cao 25-30cm, nhưng được chào giá tới 7 triệu đồng mỗi pho. Anh Nguyễn Anh Tuấn, người bán hàng thanh lý đồ cũ cho biết, đây là loại tượng được thờ trên bàn thờ Phật tại các gia đình.

Nếu như các chùa bài trí tượng Phật cỡ lớn, cao từ 40cm đến 3-4m, thì tượng Phật thờ tại tư gia thường có kích thước nhỏ nhắn phù hợp với không gian gia đình. Nhiều gia đình bề thế xưa kia trải qua những thăng trầm trong cơn biến thiên lịch sử của đất nước qua 2 cuộc kháng chiến, khi phải chạy loạn, hay chỉ đơn giản là gia đình gặp cảnh sa sút ly tán, họ nhượng lại tượng Phật cho những người sưu tầm đồ cổ. Suốt nhiều năm qua, anh Tuấn đã sưu tầm được hàng trăm pho tượng Phật cổ từ các gia đình. Những cổ vật mang theo ký ức trải qua bao thăng trầm, vùi giập của tháng năm, để rồi trôi nổi đến đây.

Ngắm nhìn lớp màu thời gian của những món đồ tại chợ phiên dấu xưa, chúng ta không chỉ nhìn thấy quá khứ đất nước qua nhiều thời đại, mà còn nghe kể về số phận, những câu chuyện gắn liền với cổ vật  thanh ly do cu đó và cả những người sở hữu chúng.

Ở một gian khác, người viết ngỡ ngàng chiêm ngưỡng những chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, thời gian ngót ngàn năm khoác lên mặt gốm lớp men bóng và xỉn. Hình dáng những chiếc gốm này khá đơn giản, trang trí 2 vòng cánh sen phía trên và phía dưới.

Ông Nguyễn Đức Thắng, chủ của những chiếc thạp này phân tích cho tôi biết cách nhận biết gốm thời Lý, thời Trần. Từ thời Lý trở về trước, người thợ đã biết làm gốm men ngọc, gốm hoa nâu, gốm trắng; đã biết nung đến độ lửa cao của sành sứ, cũng như biết làm men màu nhẹ lửa.

Nổi bật nhất trong thời Lý là gốm hoa nâu và gốm men ngọc đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao; nhiều thạp, liễn gốm hoa nâu, với nét khắc rất thoáng, lối tô màu nâu dưới men, hoặc tô men nâu bên cạnh men trắng ngà; với những mảng hoa văn thô, khỏe trên dáng dày bụ bẫm tạo nên vẻ đẹp chất phác và khoáng đạt, đậm màu dân tộc.

Gốm men ngọc thời Lý thường trang trí hoa văn khắc nổi, hoặc in nổi dày đặc bên trong lòng bát đĩa, đôi khi có hình người bíu giữa các cành hoa. Sang thời Trần, gốm có nhiều tiến bộ về công nghệ chế tác, kỹ thuật “ve, lừa” thay thế cho kỹ thuật “lòng dong”, đồng thời xuất hiện loại men chứa nhiều hàm lượng sắt và đồng lẫn lộn. Kỹ thuật làm “đứng men” với gốm hoa lam ra đời vào thế kỷ XIV là một bước đột phá của gốm thời Trần.

Gốm hoa lam phải chịu lửa cao hơn so với gốm hoa nâu, vậy mà khi men chảy bóng như gương, men vẫn phải “đứng y nguyên” tại chỗ thì nét vẽ màu lam mới không bị chảy nhòe theo men. Với men nâu cũng có cách thể hiện khác trước, cách thức vẽ nét to cũng với nét nhỏ bay bướm chứ không chỉ khắc và tô những mảng to. Nghệ thuật gốm thời Trần chắc khỏe phóng khoáng, gần cuộc sống, gần hiện thực hơn so với gốm thời Lý.

Đến thời Lê - Mạc, gốm sứ đạt tới đỉnh cao, với vô vàn kiểu dáng sinh động, kỹ nghệ điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt là đồ thờ tự, kỹ thuật chế tác điêu luyện kết tinh vào lư hương và chân đèn gốm Chu Đậu chiếm lĩnh thị trường Trung Á, châu Âu… Thế kỷ XVIII và XIX, đồ gốm Việt Nam càng phát triển rực rỡ, lừng danh: gốm Vạn Ninh ở Móng Cái, gốm ông Thiều ở Hà Tây (cũ), gốm Pháp Lam ở Huế…


"Thông điệp quá khứ xa xưa" từ một gian hàng

Ông Đào Phan Long - Chủ tịch Hội Cổ vật Thăng Long, đại diện Ban Tổ chức cho biết, nhiều thành phố lớn trên thế giới có địa điểm trưng bày, giới thiệu và mua bán đồ cũ các loại đồ cũ như một nét văn hóa nhằm thu hút khách du lịch. Hà Nội cũng có một số nơi bán các loại đồ đã qua sử dụng tại các phố Hoàng Hoa Thám, Xuân Diệu… nhưng hoạt động theo kiểu đơn lẻ. Đây là lần đầu tiên, có một phiên chợ đồ cũ để mọi người cùng đến mua đồ cũ, bán và giao lưu, gặp gỡ.

Theo ông Long, trên thị trường hiện nay, ngoài cổ vật thứ thiệt, còn có hai loại khác là đồ giả cổ và đồ cổ giả. Đồ giả cổ cũng là sản phẩm hợp pháp, do các lò sản xuất phục chế dựa theo nguyên mẫu và kỹ thuật cổ, nhằm phục vụ cho những người yêu thích đồ cổ, nhưng không có tiền chơi đồ cổ xịn.


Điều đáng nói là nhiều người kinh doanh đồ cổ, vì lợi nhuận, đã đem đồ giả cổ lừa khách hàng, bán chúng với tư cách là một đồ cổ, đây là hành vi lừa đảo, cần được ngăn chặn. Nghề chơi đồ cổ đòi hỏi phải am tường về cổ vật, nếu không rất dễ nhầm lẫn, dẫn đến thua thiệt. Để xác định giá trị của một món đồ, ngoài kiến thức, hiểu biết còn phải dựa vào kinh nghiệm, có thế mới phân biệt được nước men của kỹ xảo tinh vi thời hiện đại với nước men phủ bóng bởi thời gian hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm.

Phiên chợ đồ cũ Hà Nội mang tính văn hóa cao nên 2 đơn vị tổ chức là Hội Cổ vật Thăng Long và Bảo tàng Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ hàng hóa, ngăn ngừa tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng cấm, đồng thời sẽ hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng. Nếu ai đó chưa biết hoặc chưa yên tâm về món đồ mình mua, hoặc muốn mua do cu được với giá hợp lý có thể tìm gặp và thuê tư vấn độc lập do Ban quản lý thu xếp.

Thúc đẩy mua bán công khai nhằm lành mạnh hóa thị trường cổ vật là biện pháp hữu hiệu để hạn chế chảy máu cổ vật, ngăn chặn nạn ăn cắp cổ vật trong các di tích lịch sử, đồng thời biến nguồn cổ vật khổng lồ trong các sưu tập tư nhân thành tiềm năng văn hóa phục vụ xã hội.

Thú vui sưu tầm đồ cổ đồ xưa cũng như quý khách hàng có nhu cầu mua bán đồ cũ đã qua sử dụng vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán cua sat gia go (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep, cua sat gia van go

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét