Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Chợ chổi cùn rế rách Hà Nội đồ cũ gì cũng có

"Chợ chổi cùn rế rách" là cái tên người dân đặt cho khu chợ đồ cũ ở bắc Thăng Long - Hà Nội. Tại đây, bán rất nhiều vật dụng từ cao cấp như TV, bộ bàn ghế Đồng Kỵ đến những vật dụng bình dân như bộ cốc chén, bát ăn cơm… với giá cả dao động chỉ bằng 1/2 hoặc thấp hơn giá trị ban đầu.
thanh lý đồ cũ: chợ mua đồ cũ lớn nhất Hà Nội bán thanh lý chậu rửa bát công nghiệp dùng cho nhà hàng, chau rua bat cong nghiep quán ăn, nội thất văn phòng giá rẻ thanh lý nội thất văn phòng, bán giá rẻ thanh ly noi that van phong

Cần gì cũng có

Chợ đồ cũ mang tên Thưởng Thưởng, là tên của anh Nguyễn Văn Thưởng, người gây dựng lên khu chợ này. Anh được mệnh danh là "ông vua đồ cũ". Xuất phát từ công việc chuyển nhà trọn gói, bằng sự táo bạo của mình , ông vua đồ cũ" đã dựng nên một cơ ngơi chợ đồ cũ rộng lớn và đáng nể tại chợ đầu mối Bắc Thăng Long - Hà Nội.

Bắt đầu bằng số vốn hạn hẹp và 300m2 diện tích mặt bằng để kinh doanh, chỉ sau 5 năm, "ông vua đồ cũ" đã gây dựng lên khu chợ đồ cũ và nhà xưởng với diện tích lên đến gần 20.000 m2.





Anh Thưởng, chủ nhân của khu chợ đồ cũ Thưởng Thưởng cho biết, phần lớn các mặt hàng ở đây chủ yếu được mua do cu lại từ những khu vực giải phóng mặt bằng, những DN phá sản cần thanh lý, các gia đình chuyển đến nhà mới bỏ lại những vật dụng không cần thiết hay thậm chí từ các chủ nợ xiết từ con nợ bán lại…

"Những vật dụng còn dùng được thì để bán lại cho người tiêu dùng còn những thứ đã cũ nát không dùng được thì chuyển đến xưởng tái chế; các loại ống nhựa, sắt, kẽm, dây điện, cáp… còn dùng tốt thì bán theo cân. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm cho người dân mà còn làm giảm áp lực cho ngành rác thải công nghiệp", anh Thưởng chia sẻ.

Đến với "Chợ chổi cùn rế rách", người tiêu dùng thỏa sức mua sắm từ những chiếc loa đài cổ cho đến những chiếc TV hiện đại, bộ bàn ghế Đồng Kỵ, chiếc ghế salon…, ngoài ra còn hàng loạt đồ dùng trang trí, đồ văn phòng như bàn, ghế, kệ, tủ…, những vật dụng gia đình như điều hòa, máy giặt, quạt máy, đèn điện, xoong, nồi, bát đĩa… Giá cả dao động chỉ bằng 1/2, hoặc thậm chí rất thấp so với giá trị ban đầu.

Ông Phạm Minh Thành (Hoàng Mai, Hà Nội), chủ một cửa hàng phở sắp khai trương cho biết, hàng ở chợ cũ rất phong phú, từ cao cấp đến bình dân, giá cả rất phù hợp. "Tôi vừa chọn mua do cu 5 chiếc quạt treo tường vẫn còn khá mới với giá chỉ 150.000 đồng/chiếc, ngoài ra còn mua thêm vài bộ bàn ghế để trang bị cho hàng phở sắp mở. Nghe người quen mách nên tôi tìm đến đây, đúng là ở đây cái gì cũng có", ông Thành chia sẻ.

Không đến đây để mua thanh ly do cu quạt hay bàn ghế, Phùng Văn Hà, sinh viên trường Đai học Mỏ - Địa chất đến "Chợ chổi cùn rế rách", để mua bộ loa máy vi tính và một vài đồ dùng cần thiết cho công việc học tập. Hà cho biết: "Mình là sinh viên, không có nhiều tiền để mua sắm nên mỗi khi cần mua đồ dùng là mình đến cho do cu. Tháng trước mình cũng đến đây mua bộ bàn học và giá sách. Ở đây đồ gì cũng có tùy ý lựa chọn và cái chính là phù hợp với túi tiền sinh viên".

Thời đồ cũ "lên ngôi"

Anh Nam, nhân viên bán hàng ở đây cho biết, khi mới thành lập chợ đồ cũ rất ít người biết đến, nhưng bây giờ lượng khách đến mua hàng rất đông. Kinh tế khó khăn nhiều người lựa chọn mua đồ cũ để tiết kiệm chi phí, nói là đồ cũ nhưng nhiều đồ ở đây còn mới đến 80%, giá cả rất bình dân.

Chợ đồ cũ với nhiều loại mặt hàng.

"Khách đến mua đồ vì nhiều lý do, có người yêu thích săn lùng đồ cổ, có người đến mua thanh lý đồ cũ để trang bị cho ngôi nhà mới, sinh viên đến mua đồ dùng học tập, sinh hoạt thiết yếu...", anh Nam nói.

Theo thống kê của chợ đồ cũ Thưởng Thưởng, từ khi khai trương chợ đến nay, có hàng triệu vật dụng được mua bán giao dịch. Khách hàng đến đây ai cũng có đồ mang về từ bàn, ghế, TV đến cái đĩa cũ chứ ít ai về không bao giờ.

Anh Thưởng chia sẻ: "Buôn bán đồ cũ không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, điều mà tôi mong muốn nhất là làm thay đổi suy nghĩ của người dân. Từ trước đến nay, tâm lí người Việt vẫn ngại dùng lại đồ cũ, bởi lẽ nhiều người cho rằng khi chuyển đến nhà mới, thành lập văn phòng, công ty mới dùng đồ cũ sẽ không may mắn. Vì thế tôi thành lập chợ đồ cũ này với mong muốn người dân mình có suy nghĩ khác về do cu và tiết kiệm hơn trong mua bán".

Trong khi nhiều người bỏ vốn ra để đầu tư sản xuất, làm giàu từ các mặt hàng mới thì anh Thưởng lại muốn đi theo hướng ngược lại là không chỉ có hàng mới mà hàng cũ, tái chế cũng đem lại giá trị kinh tế không kém, lại đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn phải thắt chặt chi tiêu./.

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ mua đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét