Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Vượt định kiến làm giàu từ nghề mua đồ cũ phế liệu

Vượt qua định kiến, khó khăn, vất vả và bằng sự năng động, nhiều người đã giàu từ nghề mua đồ cũ phế liệu này.

Phế liệu - nguồn thu lớn

Tiếp chúng tôi trong căn nhà 3 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại, ngay trước sân là chiếc ô tô tiền tỷ, anh Nguyễn Văn Chín, thôn Kiểu, xã Bích Sơn (Việt Yên), mở đầu câu chuyện làm giàu của mình bằng việc nhớ lại tiếng rao quen thuộc ngày mới vào nghề: "Ai nhôm đồng sắt vụn đổi, bán đây”.

Anh kể, sau khi xuất ngũ về địa phương, anh cùng vợ làm ruộng rồi đi phụ hồ khắp nơi. Trong những năm lăn lộn kiếm sống, anh từng đến các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Ninh và quyết định khởi nghiệp thu gom phế liệu.

Ban đầu, chưa biết phân biệt đâu là nhựa mềm, nhựa cứng hay nhôm dẻo…nên nhiều khi anh bị lỗ vì trả cho khách giá cao. Dần dà công việc thuận lợi hơn, hiện nay mỗi tháng vợ chồng anh thu mua do cu khoảng 300 tấn phế liệu các loại. Ngoài đặt điểm cân tại nhà, anh đi khắp các huyện gom hàng.
Gần chục năm làm nghề, vốn tích lũy được giúp anh mua 2 xe ô tô tải chở hàng giao cho các nhà máy, cơ sở tái chế. Bình quân mỗi năm, cơ sở của anh thu gom và bán thanh ly do cu 4.000 tấn phế liệu các loại, doanh thu 25 tỷ đồng”, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng.

Tin liên quan: mua thanh ly ban ghe nha hang với giá rẻ tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng

Góp phần bảo vệ môi trường

Anh Dương Ngô Hùng, thôn Giá, xã Nội Hoàng (Yên Dũng) cũng đổi đời từ nghề thu mua, sơ chế nhựa phế liệu. Năm 1990, anh xuất ngũ rồi xây dựng gia đình. Năm 2002, được người thân giới thiệu ở tỉnh Hưng Yên có nhiều cơ sở tái chế nhựa, anh vay tiền anh em, bạn bè mua xe ô tô để chở phế liệu thuê.

Trong những năm làm nghề, anh đã học hỏi được một số kỹ thuật tái chế nhựa. Năm 2005, trong một lần về quê, thấy rác thải, nhất là chai nhựa phế thải vứt bỏ trên đường, vừa mất mỹ quan, vừa ô nhiễm môi trường, anh quyết định thành lập cơ sở thu mua ban do cu phế liệu. Để chủ động được nguồn nguyên liệu, anh liên hệ với nhiều cơ sở thu mua phế liệu ở khắp các tỉnh miền Bắc; đầu tư hơn 400 triệu đồng mua máy xay, ép nhựa và xây dựng kho chứa, đồng thời lắp đặt hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng đúng quy định, bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường.

Hiện nay, bình quân mỗi năm cơ sở của anh thu gom sơ chế khoảng 500 tấn nhựa phế liệu, tạo việc làm ổn định cho hơn 10 lao động địa phương, thu nhập bình quân 3-4 triệu đồng/người/tháng. Cơ sở của anh không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần thu gom, sử dụng hiệu quả hàng trăm tấn phế liệu mỗi năm.

Cũng làm chủ một cơ sở thu gom thanh lý đồ cũ phế liệu, chị Trần Thị Lan, thôn Tân Sơn 2, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, tăng thu nhập. Năm nay, mới gần 30 tuổi nhưng vợ chồng chị đã xây dựng được ngôi nhà 3 tầng khang trang.



Chị Lan tâm sự: "Trước đây, tôi từng đi bán bảo hiểm, tốn nhiều thời gian đi khắp nơi tiếp thị tìm khách hàng, con còn nhỏ mà không có thời gian chăm sóc. Loay hoay mãi, tôi nhận thấy xung quanh nhiều hộ thường vứt bỏ chai lọ thuỷ tinh, nhựa hỏng, vỏ bao xi măng ra bãi rác vừa lãng phí vừa gây khó khăn cho việc thu gom, ảnh hưởng đến môi trường nên tôi chuyển sang thu mua bán đồ cũ phế liệu”.

Trên mảnh vườn của gia đình, vợ chồng chị xây tường bao xung quanh, bên trên lợp mái tôn để làm kho chứa hàng. Hiện nay, bình quân mỗi ngày chị thu mua 3-4 tấn phế liệu các loại để bán lại cho các cơ sở trong và ngoài tỉnh, thu lãi vài trăm triệu đồng mỗi năm.

Bà Đàm Thị Hương Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường) nói: "Các hộ thu gom phế liệu không chỉ làm giàu cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương mà còn góp phần tích cực trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các hộ thu phế liệu đều khó khăn về điểm tập kết do diện tích hẹp vì vậy rất cần được tạo điều kiện về mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Về phía các hộ cần chủ động các biện pháp phòng chống cháy nổ, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động để bảo vệ sức khoẻ”.

Quý khách hàng có nhu cầu mua đồ cũ tại chợ đồ cũ lớn nhất hà nội rộng đến 50,000 m2 với các sản phẩm: chậu rửa công nghiệp hay chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý bàn ghế nhà hàng.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ tại đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét