Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Câu chuyện có thật về 3 người mua bán ve chai

Sau đây chúng tôi xin trình bày hầu quý bạn 3 câu chuyện có thật về 3 con người, cùng làm nghề mua bán đồ cũ phế liệu (thường gọi là mua bán ve chai), nhưng mỗi người một khác, người tốt người xấu, chẳng ai giống ai. Đây, xin mời quý bạn coi qua cho biết…

Tin tức liên quan: Mua thanh lý nội thất văn phòng , thanh ly ban ghe van phong tại chợ đồ cũ Thưởng Thưởng Lớn Nhất Hà Nội.

I. Mua ve chai, được hơn 5 triệu yên Nhật: Tưởng tiền “âm phủ”

Đúng một năm trước, ngày 22/03/2014, trong căn nhà thuê chật chội nằm sâu trong hẻm 84 đường Trần Văn Quang (P.10, Q.Tân Bình, Sài Gòn), chị Huỳnh Thị Ánh Hồng (35 tuổi, quê Quảng Ngãi) kể lại với các phóng viên câu chuyện:

Đầu năm 2014, trong lúc đi mua do cu ve chai trên đường Trần Văn Quang, chị được một người đàn ông bán cho một chiếc thùng loa cũ gỉ sét, hình vuông, cao khoảng 0,5 mét, bên dưới có 4 bánh xe nhỏ bằng nhựa, với giá 100.000 đồng. Do thời điểm đó giá sắt đang thấp nên chị để dành, khi nào sắt được giá sẽ đập ra lấy sắt bán để kiếm lời.

Khoảng 15 giờ ngày 21/03, chị Hồng và chồng đem chiếc thùng loa ra đầu hẻm đập để lấy sắt (vì nếu đập trong nhà chật chội lại sợ bể nền gạch). Khi thùng loa vỡ ra thì thấy bên trong có một chiếc hộp bằng gỗ đã cũ. Mở hộp gỗ ra, vợ chồng chị ngạc nhiên vì bên trong có những xấp tiền rất lạ mà chị không biết là tiền gì. Chị Hồng nói: “Lúc đó tôi cứ tưởng tiền giả hay tiền âm phủ”. Nhiều người đi qua dừng lại coi và xin chị một vài tờ, chị cũng cho. Có người biết, bảo đó là tiền Nhật.


Câu chuyện vợ chồng chị Hồng bắt được tiền trong thùng loa cũ lan truyền rộng rãi khiến nhiều người ào tới xin xỏ. Đến chiều tối 21/03, có hàng trăm người tập trung trước cửa nhà chị Hồng, một số quá khích đã nhào vô muốn chiếm đoạt, đồng thời đe dọa, đòi vợ chồng chị phải chia số tiền nói trên cho họ. Chị kể: “Thật sự đến lúc đó tôi cũng chỉ nghe nói là tiền Nhật chứ không biết rõ. Thấy nhiều người làm dữ quá nên vợ chồng tôi sợ, bèn đem tiền chạy lên gác rồi gọi điện thoại cho công an phường xuống nhờ can thiệp”.

Công an phường xuống giải tán đám đông, đồng thời mời vợ chồng chị Hồng lên phường làm việc. Tại đây, công an đã lập biên bản tạm giữ số tiền hơn 5 triệu yên từ vợ chồng chị, trong đó có những tờ còn mới và những tờ đã cũ. Chị nói: “Từ hôm qua tới giờ vợ chồng tôi có ăn uống, ngủ nghê gì được đâu. Suốt đêm và cả sáng nay có những người lạ cứ lởn vởn trước cửa nhà khiến tôi và mọi người trong xóm không yên tâm”.

Truy tìm chủ nhân

Nói về số tiền hơn 5 triệu yen (khoảng 50.000 Mỹ kim) tình cờ được phát hiện, chị Hồng tâm sự: “14 năm trong nghề mua đồ cũ bán ve chai tôi mới thấy trường hợp này là một. Nếu mọi người không kéo tới thì tôi cũng đem lên công an phường giao nộp chứ cái gì không phải của mình tôi đâu có tham”.
Chị Hồng kể rằng vợ chồng chị có hai đứa con, để ở quê nhà Quảng Ngãi nhờ bà ngoại trông nom, vào Sài Gòn rong ruổi khắp nơi mua ban do cu ve chai mưu sinh, mỗi tháng cũng gửi về được đôi ba triệu đồng để bà nuôi cháu. Cuộc sống bữa đói bữa no, nhưng nhờ anh Vương chồng chị rất hiền, chịu thương chịu khó, bất cứ ai kêu làm việc gì đều làm đến nơi đến chốn nên cũng sống được. Chị nói: “Khi giao nộp hết số tiền cho công an xong, tui thấy nhẹ nhõm. Tui chỉ mong có sức khỏe, làm ăn nuôi hai con ăn học để sau này bọn nó không khổ như vợ chồng tui là được rồi”.

Chị Hồng có thể hưởng một nửa nếu sau 1 năm không cóai nhận. Luật sư Nguyễn Đức Chánh (thuộc Luật sư đoàn Sài Gòn) cho biết, theo quy định hiện nay, người nhặt được đồ vật hoặc tài sản do người khác đánh rơi hay bỏ quên, mà biết được địa chỉ của người đó thì phải trả lại hoặc giao nộp cho UBND xã, phường, thị trấn hay cơ quan công an gần nhất để thông báo cho chủ sở hữu biết mà đến nhận lại. UBND hoặc công an phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả đã trao trả cho chủ sở hữu. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị bằng khoảng 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của nhà nước hiện nay (tức 3,5 triệu/tháng) thì vật đó thuộc quyền sở hữu của người nhặt được. Nếu giá trị đồ vật hoặc tài sản đó lớn hơn thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được hưởng bằng 10 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định cộng với 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương nói trên, phần còn lại thuộc nhà nước. Như vậy, sau một năm nếu không có ai xuất trình bằng chứng chứng minh mình là sở hữu chủ để nhận lại, chị Hồng sẽ được hưởng khoảng 35 triệu đồng, tức 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của nhà nước, cộng với khoảng một nửa con số hơn 5 triệu yên nói trên.

Khổ vì “kho báu” đồ cũ

Từ khi nhặt được hơn 5 triệu yên Nhật, cuộc sống của vợ chồng chị Hồng đã xảy ra nhiều xáo trộn. Thậm chí, anh Trịnh Minh Vương chồng chị Hiền phải bỏ về quê làm ruộng vì không chịu nổi áp lực của dư luận.

Đầu tháng 9/2014, các phóng viên quay trở lại hẻm 84 đường Trần Văn Quang, nơi nhà trọ của vợ chồng anh Vương và chị Ánh Hồng, thì anh Vương đã trở về quê chăn bò và làm ruộng. Chị Hồng tâm sự: “Từ lúc nhặt được số tiền đó đến nay, cuộc sống của vợ chồng tôi rất bị xáo trộn. Lúc đầu thì chúng tôi phải thay nhau tiếp khách, có người đến hỏi thăm nhưng cũng có người đến xin tiền. Đặc biệt là có những người xâm mình vằn vện trông rất đáng sợ cứ lởn vởn trước nhà. Họ tự nhận họ là chủ của số tiền đó, đến để đòi lại, nếu không trả họ không để yên. Không chỉ vợ chồng tôi mà những người trong xóm đều sợ. Tôi nói tiền đã nộp hết lên công an phường rồi, lên đấy mà đòi chứ chúng tôi không còn đồng nào cả”.

Chị kể tiếp: “Vợ chồng tôi có hai con, cháu lớn học lớp 7, cháu nhỏ học lớp 1. Cuộc sống ở quê khó khăn, chúng tôi phải gửi con lại cho bà ngoại các cháu rồi vô thành phố, tôi đi mua bán ve chai còn anh Vương làm mướn, ai kêu việc gì thì làm việc nấy. Hai vợ chồng tuy có vất vả nhưng cũng có đồng ra đồng vào lo cho hai con ăn học. Từ ngày nhặt được số tiền, người nói ra, người nói vào, chúng tôi lại ít học nên vợ chồng chẳng biết xử sự thế nào cho đúng. Không chịu nổi áp lực, anh Vương đã về quê chăn bò, làm ruộng và chăm sóc hai con, mình tôi ở lại Sài Gòn tiếp tục công việc để có tiền gửi về nuôi mẹ và các con”.

Chị Hồng vẫn nhớ như in khoảnh khắc phát hiện ra “kho báu” trong chiếc thùng loa cũ. Có người nói: “Đem ra Ngân hàng mà đổi lấy tiền Việt, được nhiều lắm đấy”.

Nghe hàng xóm nói, bấy giờ vợ chồng chị Hồng mới biết tiền Nhật có thể đổi ra tiền Việt được. Kể từ đó, tin đồn vợ chồng chị Hồng nhặt được “kho báu” do cu loan truyền, chỉ vài giờ sau nhiều người đã kéo đến đòi chị chia chác và đe dọa khiến chị phải gọi điện thoại lên công an phường nhờ can thiệp giùm…

Hiện số tiền nói trên được gửi tại một ngân hàng lớn trên địa bàn quận. Một năm sau, nếu không có người nhận, tòa án quận sẽ quyết định số tiền đó có thuộc về vợ chồng chị Hồng hay không hoặc vợ chồng chị sẽ được hưởng bao nhiêu phần trăm.

Chị Hồng nói: “Vợ chồng tôi đầu tắt mặt tối, chưa bao giờ dám mơ ước tới một số tiền lớn như vậy. Nếu tìm được chủ thật sự thì trả lại cho họ, chúng tôi không có gì oán thán, còn nếu hết thời hạn không ai đến nhận thì tùy, tòa án quận quyết định cho bao nhiêu chúng tôi hưởng bấy nhiêu, sẽ dùng để nuôi con ăn học và trả ơn những người như ông bà chủ nhà ở đây chẳng hạn đã giúp đỡ chị em “ve chai” chúng tôi với giá thuê nhà rẻ từ bấy đến nay…”

Theo luật sư Nguyễn Văn Trường (thuộc Luật sư đoàn Sài Gòn), vợ chồng chị Hồng được quyền hưởng toàn bộ số tiền hơn 5 triệu yen đó, bởi vì: “Trên thực tế, cho đến nay nhà nước vẫn chưa quy định nếu hơn 10 tháng lương tối thiểu, số tiền bao nhiêu là “lớn”, bao nhiêu là “nhỏ” để sẽ được hưởng toàn bộ hoặc sẽ phải nộp cho nhà nước 50%. Ngoài ra, luật lệ cũng không quy định việc phải đóng thuế khi nhặt được của rơi nên chị Hồng cũng không phải đóng thuế 10% khi nhận số tiền này. Nói tóm lại, sau một năm nếu không có người nhận, chị Hồng sẽ được hưởng toàn bộ số tiền nói trên”.

Cũng cùng ý kiến với luật sư Nguyễn Văn Trường, một ông chánh án tại Sài Gòn nói rằng nếu ông xét xử vụ này, ông sẽ cho vợ chồng chị Hồng được hưởng toàn bộ số tiền mà không phải trừ thuế hoặc chi phí gì cả, nhưng đây thuộc thẩm quyền của TAND quận Tân Bình nên ông không có quyền quyết định.

Việc chị Hồng bắt được hơn 5 triệu yen vào ngày 21/03/2014. Hai ngày sau, tức 23/03/2014, thông báo tìm sở hữu chủ của số tiền được đưa ra. Cho đến nay, đã quá thời hạn một năm rồi, không có ai đến nhận nhưng chưa thấy TAND quận Tân Bình quyết định về việc có trao trả số tiền hơn 5 triệu yen đó cho vợ chồng chị Hồng hay không. Nếu không được nhận hoặc không được giải quyết, chị có thể làm đơn lên TAND thành phố và sẽ gặp ông chánh án “có tình có lý” đã nói bên trên. Từ báo chí cho tới dân chúng, ai cũng mong vợ chồng chị Hồng được nhận toàn bộ số tiền một cách dễ dàng, mau chóng.

II. Cũng một bà mua bán thanh lý đồ cũ ve chai

Gió và mưa rất lớn ào ạt trên mái nhà, tạt nước văng tứ tung khiến người đàn bà đứng trú mưa dưới mái hiên phía sau thấm lạnh, run lên từng chập. Chị với tay sửa tấm ni-lông cũ trùm trên gánh ve chai cho khỏi ướt mớ sách báo ở bên dưới, rồi tò mò nhìn vào trong căn nhà sau của ngôi nhà mình đang đứng nhờ phía ngoài. Cửa hậu không khóa, một chiếc bịch ni-lông màu đen to vứt trên nền nhà. Chiếc bịch có vẻ khá nặng, chắc bên trong đựng nhiều đồ. Chị nhìn quanh quất không thấy ai, bèn rón rén bước vào mở thử xem chiếc túi đó đựng gì. Bỗng, chị choáng váng gần như không tin ở mắt mình: trong chiếc túi này có một bao ni-lông khác, màu trắng cũng khá lớn, đựng những xấp tiền có lẽ tới vài chục triệu đồng, vàng và đô la, nhiều vô số kể… Toàn thân chị bán ve chai run lên. Chị liếc nhìn trộm chung quanh một lần nữa rồi lẳng lặng xách chiếc túi, đi ra ngoài, giấu vội vào đống sách báo phía dưới tấm ni-lông, đoạn gánh quang gánh vội vàng đi ngay, không cần để ý là trời vẫn còn đang mưa…

Sau khi người bán ve chai đã bỏ đi khá lâu, chủ nhà là chị Nguyễn Thị Kim mới biết chiếc túi ni-lông đen chứa 33 cây vàng bốn số 9 (vàng SJC 9999, tức 99,99% nguyên chất.– ĐD), hơn 60 triệu đồng, hai sợi dây chuyền, hàng chục chiếc nhẫn trơn loại 1 đến 2 chỉ và hai bông tai gắn đá quý, lúc nãy chị bỏ trên nền nhà chẳng hiểu sao bây giờ không thấy đâu nữa. Chị hoảng hốt tìm khắp trong nhà, lục lọi cả các góc kẹt nhưng cũng không thấy. Cuối cùng, không biết làm thế nào, chị đành báo công an.

Chị Kim trình bày buổi chiều cùng ngày, vợ chồng chị vừa từ chợ về nhà thì gặp lúc trời mưa lớn nên tiện tay chị bỏ vội bịch tiền, vàng và đôla dưới chân chiếc bàn nhỏ ở nhà sau rồi hối hả đi lau dọn. Vì muốn cho nhà mau khô nên ngoài việc bật quạt, chị còn mở luôn cửa hậu cho thoáng. Lúc này, phía hiên nhà sau có một phụ nữ trung niên, dáng dấp lam lũ với đôi quang gánh hình như mua bán ve chai đang đứng trú mưa.

Phân tích các dữ kiện, công an quận 6 đặt nghi vấn vào người đàn bà mua bán ve chai. Chị Kim cho biết vợ chồng chị buôn bán suốt ngày ngoài chợ, chẳng mấy khi có mặt ở nhà nên người đàn bà mua bán ve chai kia lạ hay quen chị cũng không rõ. Số vàng vợ chồng chị có là toàn bộ tài sản chị đã mua từ khoản tiền đền bù giải tỏa nhà đất.

Tại khu vực gia đình chị Kim sinh sống, có 4 người thường qua lại mua thanh ly do cu ve chai. Trong khi điều tra, công an ghi nhận cả 4 người đàn bà buôn bán ve chai nói trên vẫn hành nghề bình thường, không có dấu hiệu gì tỏ ra họ đã ăn cắp, nên từng bước, họ được loại trừ khỏi sự nghi ngờ.
Tuy nhiên, người chỉ huy phát hiện ra một người đàn bà gánh quang gánh đi mua ve chai có hình dáng giống với lời mô tả của chị Kim, gần một tuần nay không thấy đi mua ve chai nữa. Cũng có người nói “hình như” nhà chị ấy ở quận 11.

Xuống tìm ở các phường quận 11, gia đình bà này đã bán căn nhà từ lâu và chuyển đi đâu không ai biết rõ.

Mở rộng điều tra trong giới buôn bán ve chai ở cả quận 6 lẫn quận 11, họ biết được tin bà Nguyễn Thị Yên, 46 tuổi, làm nghề buôn bán đồ cũ ve chai tại khu vực quận 11 và quận 6, mới trúng số độc đắc nên bà “đổi đời”, bỏ nghề, hiện đã mua đất làm nhà ở xã Tân Kiên huyện Bình Chánh. Xuống Tân Kiên, người dân ở đây cho biết bà Yên không trúng số nhưng không hiểu tại sao tự nhiên bà lại giàu đến thế. Chụp hình bà Yên, đem về khu vực đường Nguyễn Quang Sung, phường 9, quận 6 là nơi chị Kim mất đồ thì dân chúng xác nhận chính người đàn bà này vẫn thường đến mua ve chai nhưng những ngày gần đây không thấy tới nữa.

Được mời đến làm việc, bà Yên một mực nói rằng bà đã may mắn trúng số, nhưng khi hỏi bà trúng mấy tờ, trúng bao nhiêu, trúng hôm nào và vé số là của tỉnh nào thì bà không trả lời được đồng thời tỏ ra rất lúng túng. Cuối cùng, bà thú thật rằng mình đi mua ve chai đã “vô tình nhặt” được một túi vàng!

Khám xét nơi ở của bà Yên, nhà chức trách tìm thấy một túi ni-lông bên trong đựng 3 cây vàng SJC, 63,5 triệu đồng, hai sợi dây chuyền, hai bông tai gắn đá quý, hai chiếc áo mới mua loại “hàng hiệu” còn nguyên chưa bóc nhãn…, tất cả đều là những thứ chị Kim đã bị mất trộm.

Bị căn vặn bà Yên sau cùng phải khai rằng bà đã bán số lớn vàng đó để mua đất làm nhà, phần còn lại đang gửi bên gia đình người chị gái. Biết đó là tài sản phi pháp, người chị đã giao nộp một chiếc hộp thiếc mà bà Yên đã gửi nhờ giữ giùm, bên trong có 2 cây vàng SJC, 5 chiếc nhẫn và hai sợi dây chuyền mặt đá cẩm thạch. Trong chiếc hộp thiếc có một tờ giấy nhỏ gấp tư. Mở ra, đó là tờ giấy ghi nợ, bà Yên cho một người đàn ông mượn 50 triệu đồng. Con nợ này còn khai ra thêm một miếng đất nữa của bà Yên, mua bằng tiền phi pháp. Theo người này, ông vay của bà Yên 50 triệu đồng nhưng do không có tiền trả nên phải cấn nợ bằng miếng đất trị giá 100 triệu đồng. Trừ đi khoản nợ, bà Yên đã trả thêm cho ông 25 triệu đồng và còn nợ lại 25 triệu đồng.

Màn kịch “trúng số độc đắc” của bà Yên đến đây chấm dứt. Bà bị giam giữ và bị khởi tố ra tòa. Tuy nhiên, con số 33 cây vàng SJC chị Kim đã khai báo thì chỉ mới tìm lại được 5 cây. Chị phải chờ tòa phán xét về vụ nhà đất mà bà đã mua rồi bán đi để thu hồi lại nhưng chắc cũng không đủ. Ngoài ra, số tiền mà bà Yên đã phóng tay tiêu xài hoặc cho người nọ người kia thì trong khi bị tù bà cũng không lấy đâu ra mà trả được. Chung quy chị Kim vẫn bị thiệt thòi. Nhiều người cho rằng lỗi đó một phần cũng là tại chị. Chị không giàu có gì cho lắm, số tài sản là do tiền đền bù giải tỏa nhà đất, nhưng chị coi thường, cẩu thả, vứt ngay trên nền nhà trong khi xóm làng vắng vẻ, nên chị bị thiệt thòi và phải lo lắng suốt hai tuần lễ thì cũng là bài học kinh nghiệm: sự hớ hênh của nhà chủ tạo nên kẻ trộm.

III. Bán bánh mì, nhặt ve chai để làm từ thiện

Ở cái tuổi 72, con cái thành đạt, người ta lo an dưỡng tuổi già. Thế nhưng bà Nguyễn Thị Bạch Cúc buổi sáng vẫn bán bánh mì, buổi chiều đi nhặt ve chai, tích cóp lại để làm từ thiện, giúp đỡ những người nghèo khó.

Khi được hỏi về bà Nguyễn Thị Bạch Cúc ở hẻm 60 đường Lý Chính Thắng (P.8, Q.3, Sài Gòn, tức đường Yên Đổ cũ gần đầu cầu Kiệu, thuộc vùng Tân Định) dân chúng sống ở hẻm 60 đều chỉ tay về phía lề đường, nơi một bà lão, trông có vẻ phúc hậu đang ngồi bên chiếc xe bán bánh mì, còn buổi chiều thì bà đi nhặt ve chai..

Trước đây, khi thấy bà bán bánh mì hay đi nhặt ve chai, nhiều người không hiểu việc làm của bà thường bàn tán: “Gia đình bà ấy khá giả vậy mà còn ham tiền”. Trong xóm, nhiều người gọi bà là “bà Cúc ve chai”.

Mặc cho mọi người bàn tán, bà Cúc vẫn âm thầm theo đuổi việc làm từ thiện của mình. Dần dần, dân chúng trong hẻm hiểu ra, rất quý mến và tiếp tay với bà. Anh Đặng Văn Phúc, người con trai út của bà, kể lại: “Hồi đó thấy mẹ cứ đi lượm ve chai chúng tôi khuyên can dữ lắm. Nhưng dần dần thấy mẹ tích góp, giúp đỡ được nhiều người nghèo khó, chúng tôi hết lòng ủng hộ”.

Tiền lời về việc bán bánh mì và nhặt ve chai của bà Cúc không phải là nhỏ. Có tháng bà để dành được tới hơn 8 triệu đồng (tức khoảng 400 Mỹ kim). Không bao giờ bà xài tới số tiền đó mà chỉ để làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, nhất là mua mỗi lần cả mấy tạ gạo, thuê xe chở tới Viện Ung Bướu ở bên Bình Thạnh để tiếp tay với các bà nấu cơm “tình thương” hoàn toàn miễn phí phát cho các bệnh nhân nghèo và thân nhân chăm sóc họ đông như chợ, không có chỗ ở, nằm la liệt cả trên hành lang hoặc những chỗ nào có thể trải chiếu nằm được. Bà nói: “Nếu trưa và chiều không được phát cơm từ thiện thì họ nhịn đói vì không có tiền. Mà, những bà nấu cơm thì cũng giàu có gì đâu, mình phải phụ vô với họ”.

Cảm thấy vui khi giúp đỡ người khác

Đây là câu nói xuất phát từ lòng nhân hậu của bà Cúc. Dù đã ở tuổi 72 nhưng bà vẫn mong muốn được đóng góp công sức, làm việc từ thiện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Khi được hỏi về những kỷ niệm đáng nhớ nhất, bà Cúc kể: “Có hôm, một cháu bé khoảng 7- 8 tuổi được mẹ chở tới mua bánh mì. Khi tôi thối tiền, cháu không lấy mà nói con gởi bà đặng bà mua gạo giúp đỡ người nghèo. Tuy số tiền thối đó chỉ có hai ngàn đồng thôi nhưng tôi thấy rất lớn và rất mát ruột”.

Nhiều trẻ em trong xóm còn để dành sách vở cũ, báo chí cũ hay đồ phế loại, đem đến nhà bà để cứ lâu lâu, tập trung được nhiều bà chở tới vựa để bán, cộng với tiền lời bán bánh mì hằng ngày, đong gạo đưa tới Viện Ung Bướu để các bà từ thiện nấu cơm cho bệnh nhân nghèo, còn thức ăn thì đã có quỹ của các nhà hảo tâm khác đóng góp hằng tháng.

Bà trưởng ban Phụ nữ khu phố nơi bà Bạch Cúc cư trú còn cho biết: “Bà Bạch Cúc là một trong những người có tấm lòng rộng mở. Hằng năm, cứ đến các kỳ thi tuyển vào đại học hoặc cao đẳng, bà còn giúp đỡ các sinh viên ở tỉnh về Sài Gòn đi thi không có chỗ trọ bằng cách nấu cơm cho họ ăn, lo cho họ có chỗ nghỉ ngơi. Sau kỳ thi, gặp những trường hợp quá khó khăn, bà còn giúp cho họ tiền ăn đường cũng như mua vé tàu xe trở về”.

Mua đồ bếp, đồ văn phòng, đồ gia đình giá rẻ tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét