Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Chợ đồng nát Văn Lâm Hưng Yên

Ngay tại vùng đồng chiêm quê lúa này lại hình thành hẳn một cái "chợ" cho người xứ khác. Đó là chuyện của làng Khoai, thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm (Hưng Yên), nơi mỗi sáng có 500 - 600 người từ nơi khác tìm đến chờ "bán mình".

Làng quê cũng có... "chợ người"

Trang bị bảo hộ lao động của lao động cũng như người làm thuê ở làng tái chế nhựa Minh Khai gần như là con số không. Họ không được đeo bao tay, giầy dép, nhiều người còn không dùng khẩu trang. Vài năm lại đây, dân trong làng, quanh vùng nhất là người lao động ở đây thường mắc các bệnh về mắt, mũi, hô hấp (ho mạn tính), các bệnh ngoài da (nấm chân, tay),…     

6h20 phút ngày 10/9, khi chúng tôi có mặt tại cầu mương đầu làng Khoai thì "chợ" đã đông nghịt. Đủ mọi thành phần góp mặt ở đây, từ những nữ sinh đang khoác đồng phục nhà trường đến lão nông 60 tuổi. Mỗi khi có người đến thuê lao động, tiếng hò hét, tranh giành nhau ầm ĩ một góc làng.

Chị Nguyễn Thị Nga, chủ một xưởng tái chế nhựa cho biết: "Minh Khai có 700 hộ dân thì nhà nào cũng làm nghề đồng nát. Nhà có điều kiện mua máy, mở xưởng sản xuất. nhà không có xưởng thì đi thu mua do cu đồng nát các nơi về bán lại. 500/700 gia đình trong làng có máy sản xuất, tái chế đồ nhựa đã qua sử dụng. Sản phẩm của làng Khoai làm ra chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như bàn ghế nhựa, rổ rá, túi nilon... theo các công đoạn thủ công. Chính vì thế, nhu cầu thuê nhân công của làng rất lớn".

"Chợ người" này đã xuất hiện gần chục năm nay, từ khi người làng Khoai đua nhau mở xưởng tái chế đồ cũ nhựa. Thời gian đầu, lao động chủ yếu là người quanh vùng tranh thủ lúc nông nhàn. Lâu dần, lao động từ các tỉnh xa như Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương... nghe tiếng cũng kéo về kiếm việc




Bà Nguyễn Thị Thoa, một chủ xưởng cho biết: "Trước lao động chưa tập trung ở đây, kiếm người làm công ngày khó lắm, toàn phải nhờ người quen giới thiệu! Giờ chỉ cần ra chợ sớm, tha hồ chọn người làm, trả công hợp lý".

Sáng sớm mỗi ngày, 500 - 600 người quanh vùng đạp xe hàng chục cây số đến tập trung. Lao động tại "chợ người" này chủ yếu làm công nhật, theo thời vụ, làm ngày nào lấy "lương" ngày đó với mức từ 50.000 - 150.000 đồng. Người nào nhận được công khoán theo lô hàng thì khá hơn, tính ra có khi còn kiếm được 200.000 - 250.000 đồng/ngày.

Chợ bắt đầu họp từ 5h30 đến 8h30, qua thời gian này, ai không được thuê coi như ế việc một ngày. Anh Lê Văn Đức (35 tuổi) quê ở Khoái Châu (Hưng Yên) hoạt động ở “chợ người” này từ những ngày đầu tâm sự: "Tôi kiếm sống ở đây đã mấy năm nay, việc nhiều nên thu nhập ổn định lắm!".

"Đắng" thân mẹ, "chát" phận bà

Cắm chốt "kiếm ăn" lâu năm, nhiều người từ xa còn kéo cả gia đình về đây "lập nghiệp". Họ thuê phòng trọ rẻ tiền, mang con nhỏ đi gửi nhà trẻ, quanh năm bám vào đồng nát kiếm ăn. Bà Lưu Thị Loan, 61 tuổi ở Lập Tường, (Vĩnh Phúc) không gia đình, sống cùng khu trọ với công nhân các khu công nghiệp trên thị trấn Như Quỳnh. Những năm trước, bà theo người làng đi gom rác bán đồ cũ lại cho các xưởng tái chế.

Gần đây, do tuổi cao không đủ sức đạp xe đi khắp nơi mua đồ cũ phế thải nữa, bà đầu quân vào chợ cửu vạn kiếm sống. Việc bà hay được nhận nhất là phân loại rác ngay tại bãi. "Một thân một mình, quanh năm lầm lũi, vùi mình trong những đống rác để kiếm chút tiền an dưỡng tuổi già. Vài năm nữa cạn sức còn có cái mà ăn, lúc nhắm mắt còn nhờ người lo ma chay chứ", bà Loan cười buồn!

Chị Hà Thị Mây, 32 tuổi quê ở Lục Nam (Bắc Giang), có hoàn cảnh còn đáng thương hơn. Sinh được 2 con gái, năm nay cháu lớn 5 tuổi, cháu nhỏ gần 3 tuổi. Cách đây 5 năm, chồng chị - lao động chính của gia đình - bị tai nạn giao thông, phải cưa cả 2 chân. Lo tiền chữa trị, thuốc men cho chồng, gia đình chị rơi vào cảnh túng quẫn. Được người bà con giới thiệu, chị đưa chồng con xuống đây thuê trọ, tìm việc làm.

Những ngày đầu mới nhập nghề, đồng tiền công ít ỏi có lúc cả ngày làm không đủ bữa ăn song chị vẫn cố bám víu. Sáng đưa con đi nhà trẻ, làm sẵn đồ ăn cho chồng rồi chị vội vàng đạp xe ra "chợ người" chờ việc.

Chiều về đón con, lo cơm tối, dọn dẹp, một mình chị lo toan mọi việc đến tận nửa đêm mới được ngủ. Để có tiền trang trải cuộc sống hàng ngày, việc gì chị cũng nhận, từ bới những đống rác sặc mùi hôi thối, phân loại rác, thậm chí đứng chạy máy (việc chỉ dành cho phái mày râu).

Chị Oanh, một đồng nghiệp của chị Mây kể: "Có lần đống rác đầu làng toàn nilon, bao tải... mưa mấy ngày chưa kịp phân loại, nhầy nhụa, bốc mùi không ai nhận. Vậy mà một mình chị ấy giải quyết mấy ngày trời cũng xong!".

Việc nặng, độc hại, khó làm, người khác thường ngại, không ai muốn làm thì chị Mây nhận bởi chị biết những việc như thế được chủ trả công cao mà chị lại đang cần từng đồng tiền để nuôi chồng, nuôi con.

"Biết làm sao được, chịu khó bới rác kiếm sống qua ngày thôi! Làm ở đây độc hại lắm, được cái có việc đều, đồng công xá thỏa đáng, cũng coi như ổn định cuộc sống gia đình!", chị Mây tâm sự.
Làng nghề tái chế nhựa tạo công ăn việc làm thường xuyên cho hàng trăm nhân công, thu hút gần nghìn người từ khắp nơi về tìm việc. "Chợ người" làng Khoai là nơi bán mua sức lao động cho một công việc cực kỳ độc hại song lúc nào cũng đông.

Người làng cũng như người làm thuê đang đối diện với đủ loại rác thải, nguy cơ mắc các bệnh về mắt, hô hấp, các bệnh ngoài da... rất cao.

Biết độc, biết khổ, biết đang bán dần từng năm tháng cuộc đời mình, vậy nhưng, gánh nặng cơm áo chẳng cho họ có một sự lựa chọn khác.

Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội có đầy đủ hệ thống bàn ghế bếp nhà hàng, nội thất văn phòng, gia đình. Khách hàng có nhu cầu mua bán đồ cũ vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm: chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét