Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

Lạ đời buôn đồ cũ đồng nát có 12 người vợ

Ông Nguyễn Văn Sơn (còn gọi là Sơn đầu rùa, Sơn mù) ở tổ 5, thị trấn Chi Đông (huyện Mê Linh, Hà Nội) vô cùng nổi tiếng về “kỷ lục” lắm con nhiều vợ. Từ nhiều năm nay, có không ít ban ngành, các cấp đã đến, mời ông đến cơ quan để xác thực thông tin và… khuyên bảo. Bởi chẳng ai có thể tin được, một ông lão buôn bán đồ cũ đồng nát, khiếm thị mà lại có đến 12 bà vợ.

Hỏi về chuyện ông “cua” thế nào được tận hơn 10 bà vợ, ông cười nói ra vẻ rất tự hào. Năm nay ông Sơn bước sang tuổi 71 nhưng tóc vẫn đen nhánh. Ông để tóc dài và có một chỏm tóc được kẹp trên đỉnh đầu. Tóc phía sau cũng được cuộn gọn lại và giữ bằng chiếc cặp ba lá. Ông Sơn kể: “Tôi bị hỏng một mắt từ năm lên 2 tuổi. Mắt còn lại thì cứ mờ dần theo tuổi tác. Ngày ấy, gia đình tôi rất nghèo nên bố mẹ không có điều kiện đưa tôi đi chữa trị. Ngoài mắt kém thì đến tận năm tám tuổi tôi mới biết nói”.

Địa chỉ mua đồ cũ thanh lý: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, bep cong nghiep, cửa sắt vân gỗ

Lớn hơn một chút, ông theo người trong làng học nghề buôn trâu. Khi có kinh nghiệm, có vốn, ông tách ra làm ăn riêng. Tuy nhiên, làm được một thời gian thì công việc không thuận lợi, ông bị lỗ vốn. Sau đó, ông chuyển sang làm nghề buôn bán đồ cũ đồng nát. Ông bảo, chính cái nghề lang thang ấy là cơn cớ đưa đẩy ông đến với hơn 10 bà vợ sau này. Ngày trước, khi một mắt của ông vẫn nhìn được mờ mờ, ông đạp xe đi khắp mọi nơi để buôn bán thanh lý đồ cũ đồng nát.



Hiện tại, ông sống với hai người vợ là bà Lê Thị Khải (vợ cả) và Nguyễn Thị Bé (vợ thứ bày). Bà Khải sinh cho ông Sơn 5 người con, còn bà Bé thì có với ông 3 người con. Hai bà lão và đàn con thấy chúng tôi đến nhà thì dè dặt hỏi: “Cô chú có đúng là nhà báo không?”. Các con của ông khi đi làm về, thấy khách lạ trong nhà thì lầm lì, dò xét. Thái độ của họ khác hoàn toàn toàn với kiểu xưng tên, vỗ ngực của ông Sơn. Các con của ông bảo rằng, chẳng có gì hay ho, tốt đẹp về chuyện lắm con, nhiều vợ mà đưa lên mặt báo.

Bà Khải là vợ chính thức và cũng là người duy nhất được bố mẹ cưới hỏi cho ông Sơn đàng hoàng. Người vợ thứ hai (bà Nguyễn Thị Lan) khi về làm dâu vẫn đang ở tuổi đi học. Hồi đó, người phụ nữ này không hề hay biết ông Sơn đã có vợ con. Vì tin và cảm mến chàng trai chăm chỉ, chất phác mà cô đem lòng yêu mến. Sau một năm quen biết, qua lại với nhau, bà về quê ông Sơn chơi thì mới hay biết ông đã có gia đình. Vì quá đau đớn, bà đã bỏ đi không một lời từ biệt.

Những năm sau đó, theo dặm đường mua đồ cũ của mình, ông tiếp tục lấy người vợ thứ ba. Người kế tiếp này là bà Hoàng Thị Chuyền, cùng huyện, kém ông một tuổi. Hai người có với nhau một đứa con. Bà thứ tư là Vương Thị Xuân, quê ở Bình Định. Sau khi có với nhau một cô con gái thì bà Xuân cũng ôm con bỏ về quê nhà. Bà vợ thứ năm là Nguyễn Thị Xâm là người cùng huyện với ông Sơn. Người phụ nữ này sinh cho ông hai cô con gái… “Danh sách” các bà vợ cứ thế nối dài mãi. Đến bà thứ mười hai, thì khoảng cách tuổi tác ngày càng lớn hơn. Bà này kém ông Sơn tới 30 tuổi. Lúc cưới, bà đang làm tổ trưởng tổ sản xuất tại một xí nghiệp ở huyện Đông Anh (Hà Nội).

Ông Sơn bảo từ ngày báo chí ầm ỹ về việc ông lấy nhiều vợ, người lạ nào hỏi về bà thứ mười hai ông đều giấu. Ông không nói cho biết tên tuổi, địa chỉ. Bà mười hai sinh được hai đứa con trai, đứa lớn bốn tuổi, và đứa nhỏ mới hai tuổi.

Con bà nào bà ấy tự nuôi và cái ngheo đeo đẳng…

Tôi hỏi bâng quơ: “Bây giờ nuôi hai đứa con đã chật vật rồi, mà ông lại có đến ba chục đứa?”. Ông Sơn vẫn tự hào nói với chất giọng sang sảng: “Tôi lo hết chứ, các con tôi có bao giờ dám cãi tôi nửa lời đâu. Bây giờ, đến các cháu nội ngoại cũng thế, lơ mơ là tôi cho ăn roi ngay”. Bà Kh. (hàng xóm) rỉ tai tôi: “Ông ấy nói thế, chứ con bà nào bà ấy nuôi. Chỉ có con bà Khải, bà Bé mà ông ấy còn lo không đâu vào đâu. May mà các cháu đều ngoan. Còn những đứa khác thì ở rải rác khắp nơi”.

Trong năm người con chung với bà Khải, thì anh con trai cả là Nguyễn Văn Hùng (làm nghề phu hồ) đã mất khi mới ngoài bốn mươi tuổi. Ba cô con gái còn lại thì hai cô đang làm công nhân, còn một cô bị lừa bán sang Trung Quốc, đã hơn hai mươi năm bặt vô âm tín. Anh con út là Nguyễn Văn Nguyên thì vay mượn mãi mới đủ tiền sắm được cái máy cày, đi làm đất thuê cho người ta. Bà Bé có ba người con với ông Sơn, thì hai người làm công nhân, một người làm nghề phu hồ. Đặc biệt, đàn con tám đứa sống với ông, không một đứa nào được học quá lớp ba. Tất cả đều theo học lớp tình thương được một đôi năm rồi bỏ.

Chỉ khi nhắc đến cô con gái thứ hai hiện đang mất tích là giọng ông Sơn chùng hẳn: “Con gái tôi lấy chồng không được bao lâu thì bỏ về vì mâu thuẫn với nhà chồng. Có thằng Tươi ở xã Thanh Lâm đến vờ tán tỉnh nhưng nó đến hôm trước thì hôm sau con gái tôi đi mất. Tôi đã đi trình báo công an nhưng do không có chứng cớ nên không làm gì được. Bố thằng Tười đi tù vì trộm bò, hai chị gái nó thì vào tù về tội buôn người nên tôi nghi nó và các chị cấu kết lừa bán con gái tôi sang Trung Quốc”.

Hồi chị Thuý mới mất tích, ông Sơn đã lặn lội hơn một tháng trời sang Quảng Đông, Trung Quốc tìm con, vì nghe phong thanh có người mách. Sang đến nơi, ông mới biết cô gái tên Thúy kia là người Hải Phòng chứ không phải con gái ông. Khi phóng viên hỏi thông tin về chị Thúy (con gái ông Sơn-PV) xem có thể giúp gì được không thì mới biết chị bị mù chữ, trong nhà không có tấm ảnh nào lưu lại, thậm chí đến cả chứng mình nhân dân cũng không có…

Bản thân ông Sơn và bà Khải cũng mù chữ. Các con ông đứa mù chữ, đứa trình độ vỡ lòng. Giờ đến thế hệ thứ ba – cháu nội, cháu ngoại của ông Sơn cũng không khá gì hơn. Nhiều đứa phải bỏ học ngay từ cấp một để đi làm kiếm sống. Điều mà cả ông Sơn, cả bà Khải, bà Bé thường xuyên nhắc đến trong cuộc trò chuyện với chúng tôi là cái nghèo, nhà cửa ẩm thấp, chật chội. Tôi ướm hỏi: “Ông có tới ba mươi người con, sao ông không nói một tiếng để các con giúp đỡ”. Nghe đến đây, bà Khải thở dài: “Nhà nào phận nấy…”. Bà Bé thì bảo: “Tất cả cũng đều nghèo nên chẳng thể giúp gì được”.

Ông Sơn thì vẫn khăng khăng cho rằng, mình lấy nhiều vợ thế là do các bà tự nguyện theo, đôi bên gia đình đều đồng ý. Đến với bà nào, ông cũng làm dăm mâm cơm báo cáo hai bên đàng hoàng. Mà các bà ấy, người quá lứa nhỡ thì, người lại cảnh mẹ goá con côi, “tôi chỉ giúp đỡ thôi”. Nhưng nhìn vào cảnh nhà ông, chắc ai cũng hiểu ông Sơn đã “giúp đỡ” các bà ấy những gì gì. Mỗi người một cảnh nhưng chung quy lại đều khổ cực, nheo nhóc, chưa kể phải tủi phận trong nỗi “chồng chung”…

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán, đồ thanh ly do cu gia đình, văn phòng, nhà hàng, quán ăn
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội cửa sắt vân gỗ(cho do cu ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh ly noi that van phong giá rẻ , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep, thanh lý nội thất văn phòng, bếp công nghiệp, cửa sắt giả vân gỗ

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét