Lần theo những con đường mòn cách
thị trấn Gò Quao 5km, chúng tôi tìm đến nhà anh Đạt, người hơn hai mươi năm qua
gắn bó với nghề thu mua do cu gom phế liệu.
Anh Đạt vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Không được cho mẹ cho
ăn học tới nơi tới chốn, anh phải nghỉ học giữa chừng. Không bằng cấp, chỉ biết
dăm ba chữ, anh Đạt chẳng thể nào xin được công việc ổn định. Đồng lương ít ỏi,
kiếm chẳng đủ nuôi thân, cuộc sống của anh mãi vẫn long đong. Giữa lúc cùng cực,
anh nghĩ đến chuyện kiếm nghề khác thay thế. Nghe nói nghề mua phế liệu là nghề
lương thiện mang lại thu nhập khá cao, không vi phạm pháp luật và ít phụ thuộc
vào chủ, anh Đạt “chấm” luôn.
Công việc này tuy vất vả nhưng thời
gian được quyền tự quyết, anh lại còn làm chủ, làm nhiều ăn nhiều, làm ít ăn
ít. Một chiếc xe ba gác, một cái kèn là những đồ nghề được anh Đạt sử dụng để
thu mua do cu phế liệu. Từ đó, anh vừa đạp xe ba gác vừa bóp kèn toe toét, báo
hiệu cho người dân anh sắp đến thu mua phế liệu.
Những con người, những con hẻm nhỏ,
những khu nhà trọ, nhà dân đều mòn dấu xe anh Đạt đi qua. Nghề này, tuy thu nhập
cao nhưng vất vả cũng không kém. Để kiếm ra được đồng tiền, anh phải đạp xe khắp
nơi trên địa bàn quận Cái Răng để tìm mua phế liệu. Nào là giấy vụn, vô số thứ
vụn vặt được anh thu góp đem về cân lại cho chủ vựa. Đôi bàn tay anh chai sạn
vì nhiều đêm phải ngồi đập bẹp vỏ chai để giao cho chủ vựa. Tích góp những đồng
bạc lẻ từ những mẩu giấy vụn, sắt vụn, anh cũng dành dụm được khoản thu nhập
kha khá.
Trong một lần đi thu gom phê liệu
ở một nhà trọ, chàng trai trẻ ngày ấy trúng tiếng sét ái tình của cô gái Huỳnh
Thị My (quê ở Gò Quao) – một công nhân may. Nghe tiếng kèn của anh thu mua phế
liệu đi ngang, My mang những thùng giấy vụn ra ban
do cu. My là một co gái vùng sông nước miền Tây, nhan sắc mặn mà, nụ cười dễ
mến, ăn nói lại có duyên. Sau lần gặp ấy, tim anh xao xuyến, cứ muốn ngày nào
cũng được gặp cô. Mượn cớ thu mua phế liệu, anh thường xuyên đến dãy trọ My ở.
Sau nhiều lần gặp gỡ chuyện trò, anh cảm thấy mình và My rất hợp nhau. Anh quyết
chinh phục cô cho bằng được. Ban ngày, anh và My đều đi làm, tối về anh tranh
thủ qua nhà My chơi thường xuyên.
Từ đất Gò Quao xa xôi, cô rời quê
lên Cần Thơ làm thợ may cho xí nghiệp. Xa người thân, bạn bè nhưng được sự giúp
đỡ tậ tình của Đạt, khiến My cũng vơi bớt cô đơn. Cô đem lòng yêu mến anh. Tình
yêu của hai người dần dần thắm thiết hơn. Đạt nhanh chóng tỏ tình và được My chấp
nhận. Hai người tiến tới hôn nhân.
Sau ngày cưới, anh quyết định về
quê vợ lập nghiệp. Cũng kể từ ngày ấy, chị My xin nghỉ làm ở công ty và về quê
theo nghề của chồng – thu mua đồ cũ phế liệu. Do Gò Quao là vùng sông nước có nhiều kênh
rạch, nhiều tuyến lộ nông thôn nhỏ hẹp, nên vợ chồng anh không thể chạy xe ba
gác đi mua phế liệu được nữa. Vợ chồng anh sắm cho mình một đòn gánh, 2 cái
thúng và một chiếc ghe để tiện việc buôn bán.
Hai người thay nhau, lúc chị My
quẩy gánh trên bờ thì anh Đạt chạy ghe dưới sông và ngược lại. Hai vợ chồng đi
khắp các kênh rạch thu mua đồ cũ phế liệu mang về cân lại kiếm lời. Mỗi ngày, anh chị
đi bộ không dưới 20 cây số, nhiều hôm quẩy nặng gánh, đêm về ê ẩm cả vai. Tuy mệt
và vất vả, nhưng quẩy gánh càng nặng thì chứng tỏ ngày đó, thu nhập của anh chị
càng cao, còn hơn quẩy gánh không về là chứng tỏ chẳng mua được gì.
Vào một buổi chiều tháng 10/2013,
sau khi thu mua bán đồ cũ phế liệu xong, vợ chồng anh Đạt lại mang phế liệu
thu được cân lại cho chủ vựa. Sau khi cân bán xong chỗ phế liệu, anh ra quán
café gần đó ngồi nghỉ và trò chuyện cùng chủ vựa. Ngày thường, anh Đạt vẫn hay
mua vé số cầu may. Chiều đó, gần 2h rồi mà trong túi anh chưa có tờ vé số nào
nhưng ngóng mãi không thấy người bán vé số nào. Nghĩ cũng thấy lạ, anh Đạt thắc
mắc với chủ vựa. Anh chủ vựa cười: “Sao, anh định mua vé số làm tỷ phú đổi đời
nghỉ thu mua phế liệu nữa à?”. Nghe vậy, anh Đạt cười đáp lại: “Tôi mua vé số cầu
may để vợ chồng tôi đỡ vất vả thôi, chứ nếu có trúng số thiệt, chắc tôi cũng
không bỏ nghề này đâu. Tôi làm nghề này quen rồi. Nghỉ một ngày là tôi thấy ngứa
ngáy cả tay chân”.
Hai anh đang vui vẻ trò chuyện
thì đằng xa thấp thoáng dáng người phụ nữ mảnh mai độ chừng 50 tuổi cầm xấp vé
số hơn 30 tờ đi qua. Anh kêu hai ba tiếng mà người phụ nữ ngày vẫn không nghe.
Anh mới nhờ một cậu bé chạy theo kêu người phụ nữ ngày quay lại mua cho 2 vé.
Nghe cậu bé kêu, cô bán vé số ấy quay lại và xin lỗi anh Đạt ríu rít: “Tôi xin
lỗi, tại tôi lo đi trả vé số nhanh kẻo trễ giờ, tôi sợ người ta không cho trả nữa
nên tôi đi vội. Thông cảm nha!”. Nói rồi, người phụ nữ ấy đưa cọc vé số cho anh
Đạt chọn. Cầm trên tay cọc vé số ế ấy, anh lấy hai tờ trên cùng. Trả tiền xong,
anh bỏ tờ vé số vào túi áo, tiếp tục trò chuyện với bạn.
Chiều hôm đó, người bán vé số trở
lại báo tin anh Đạt trúng số độc đắc trị giá 3 tỷ đồng. Hai vợ chồng anh mừng rỡ
mang tờ vé số ra kêu con dâu bấm điện thoại dò số. Sau khi dò tới dò lui nhiều
lần, các con số, đài xổ, ngày xổ cũng như ký hiệu đều trùng khớp, vợ chồng anh
mới dám tin là mình trúng số thật. Cả gia đình mừng rỡ, cùng nhau lên Công ty xổ
số kiến thiết Đồng Tháp lĩnh thưởng ngay trong ngày.
Cầm số tiền lớn trong tay, vợ chồng
anh phải trăn trở ngày đêm, cùng nhau bàn bạc sử dụng đồng tiền thế nào cho hợp
lý. Hàng ngày, đi góp những đồng lẻ từ những mảnh đồ cũ phế liệu vụn vặt, hai người chưa bao giờ
nhận được số tiền lớn như thế này. Cuối cùng, gia đình anh quyết định trước hết
trả dứt số nợ trả góp; mua 100 kg gạo về phát lại cho dân nghèo ở địa phương. Vợ
chồng anh tìm mua 5 công đất ruộng gần nhà trị giá 200 triệu đồng để sau này trồng
lúa. Anh Đạt tặng riêng cho cô bán vé số may mắn 2 triệu đồng; đưa cho cha mẹ
hai bên mỗi người 20 triệu đồng để dành dưỡng già; hai bên nội ngoại của các
con, anh đều cho mỗi người 10 triệu đồng; cho hai con mỗi đứa 300 triệu đồng để
lấy vốn làm ăn. Vợ chồng anh dự định sang năm sẽ cất căn nhà mới khang trang
hơn ước tính kinh phí 500 triệu đồng. Số tiền còn lại, anh mang gửi ngân hàng để
dành sau này lớn tuổi không còn sức lao động có thể dùng dể dưỡng già.
Khi được chúng tôi hỏi, sau khi
trúng số vợ chồng anh có dự định thay nghề mua bán đồ cũ phế liệu bằng nghề
khác không, chị My chia sẻ: "Nghề thu mua phế liệu vợ chồng tôi đã làm hơn
hai mươi năm, làm quen rồi chúng tôi đâu thể nói bỏ là bỏ được. Nghề này như đã
ăn sâu vào máu, nay không làm nữa thì buồn lắm. Tuy vất vả, khổ cực, nhặt nhạnh
từng đồng lẻ từ việc thu phế liệu nhưng nghề này đã giúp chúng tôi làm nên tất
cả từ hai bàn tay trắng. Vợ chồng tôi quyết không đổi nghề, còn sức chúng tôi vẫn
còn làm."
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét