Ai cũng nghĩ, đồng nát là những
thứ bỏ đi, nhưng nó lại đem đến tiền tỷ cho những nông dân nghèo khi biết phân
loại, mổ xẻ từ “đống rác” đó. Thu mua thanh ly
do cu phế liệu đã trở thành nghề không chỉ kiếm sống mà còn làm giàu cho
nhiều người. Nhưng thu mua đồng nát cũng gây ra nhiều hệ lụy mà lớn nhất là ô
nhiễm môi trường và những cái chết thương tâm từ việc cưa cắt bom, mìn, vật liệu
nổ.
Đổi đời từ đồ cũ phế liệu
Những chiếc xe đạp rong ruổi trên
đường để thu mua phế liệu là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta vẫn bắt gặp hàng
ngày. Thu mua thanh lý đồ cũ phế liệu đã
trở thành nghề mưu sinh của nhiều nông dân ra thành phố. Vợ chồng chị Nguyễn Thị
Trang, quê ở Hải Dương đã làm giầu bằng nghề thu mua phế liệu, sắt thép cũ ở TP
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã nhiều năm nay.
Chị Trang kể, gia đình chị vốn có
nghề thu mua đồng nát cách đây vài chục năm. Ngày chị còn nhỏ, bố mẹ chị đã ra
Quảng Ninh mưu sinh bằng nghề thu mua phế liệu. Nhờ có nghề này mà cuộc sống của
gia đình chị được no đủ. Khi lập gia đình, vợ chồng chị quanh năm “bán mặt cho
đất, bán lưng cho trời” với đồng ruộng mà vẫn nghèo. Thế là, họ lại theo bố mẹ
ra Quảng Ninh mưu sinh bằng nghề buôn phế liệu.
Ban đầu vợ chồng chị cũng như bao
người khác, rong ruổi đạp xe đi thu mua do cu
sắt, thép, đồng, xoong nồi cũ, hỏng. Sau vài năm, khi đã có chút vốn, vợ chồng
chị không phải đi rong nữa mà thuê một khu đất ở phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ
Long dựng nhà tạm và thu mua buôn. Sau khi thu gom, vợ chồng chị phân loại, rồi
cưa cắt cho hợp lý để bán.
Kể với chúng tôi, chị Trang tự
hào khoe: “Nhờ nghề này mà bố mẹ tôi mua được mảnh đất ở TP Hạ Long. Sau 6 năm
làm ăn ở đây, vợ chồng tôi đã về quê xây được nhà 3 tầng khang trang, rộng
rãi”.
Ở phía Bắc, có những ngôi làng nổi
tiếng nhờ nghề mua ban do cu buôn đồng nát
xuất hiện với những cái tên như làng Tề Lỗ, xã Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; làng
Quan Độ, xã Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hay xã Diễn Tháp, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An. Từ những xã nghèo, các làng quê này đã đổi đời khi xuất hiện nhiều tỷ
phủ, xe sang, biệt thự từ làm nghề buôn phế liệu. Bên cạnh đó, không ít người rời
các miền quê khác nhau lên thành phố mưu sinh đồng nát cũng đã đổi đời, nuôi
con ăn học, sắm được ôtô.
Rời quê ở Nam Định lên Hà Nội làm
nghề thu mua bán đồ cũ phế liệu, chị Phạm
Thị Mận, trọ tại quận Hoàng Mai cho biết, chị thu mua tất cả những gì mà người
ta gọi là “đồng nát” từ giấy vụn, quạt hỏng, tivi hỏng, ắc quy đến bình gas
mini hoen gỉ không sử dụng được. “Nghề này cứ chịu khó nhặt nhạnh là kiếm được
tiền” – chị Mận giải thích. Sau chục năm mưu sinh bằng nghề buôn đồng nát, chị
Mận nuôi được cô con gái lớn học học xong đại học, lại mới tậu được chiếc xe
ôtô Kia moning cho con trai làm nghề lái taxi.
Sống trong sợ hãi
Sau vụ nổ kinh hoàng ở Văn Phú,
Hà Đông, nhiều khu dân cư có các điểm gom phế liệu đang "sống trong sợ
hãi". Bà Phạm Thị Dự, ở phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
cho biết: “Nhà tôi sống cạnh 2 điểm thu gom phế liệu, khi vụ nổ ở Văn Phú xảy
ra, tôi rất hoang mang khi nghĩ đến hoàn cảnh nhà mình. Nếu các điểm này họ
cũng mua đồ cũ phải vật gây cháy, nổ thì
chẳng phải rất nguy hiểm đến an toàn, tính mạng cho người dân chúng tôi hay
sao? Tôi sống ở đây mà chẳng thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra các điểm kinh
doanh này cả”.
Người dân sống ở ngõ 34 phố Hoàng
Cầu, Hà Nội cũng sống trong sợ hãi không kém khi hàng chục ngôi nhà tạm kinh
doanh phế liệu ở đây chẳng khác gì “quả
bom nổ chậm” sẽ đe dọa tới an toàn tính mạng của họ. Có những căn nhà tạm chất
đầy vải vóc, quần áo cũ, thậm chí phế liệu, chất dễ cháy còn bày ra cả đường
đi. Không chỉ ô nhiễm môi trường mà đây là những chất rất dễ cháy, chỉ cần sơ sểnh
thì “bà hỏa” sẽ nuốt chửng khu dân cư này.
Bác Hoa, người dân sống ở ngõ 34
Hoàng Cầu lo lắng: “Ai biết được những người thu gom mua đồ cũ phế liệu họ không mua những thứ nguy hiểm dễ gây cháy
nổ. Và việc họ có cưa, cắt lấy sắt vụn để bán hay không làm sao dám chắc được.
Chúng tôi rất lo khi biết các hộ này đều không có giấy phép kinh doanh. Không
có giấy phép thì cơ quan nào quản lý, kiểm tra? Vẫn biết là họ phải mưu sinh
nhưng còn an toàn tính mạng của người dân chúng tôi thì làm sao?”.
Theo ông Phạm Việt Cừ, Phó chủ tịch
UBND phường Hoàng Cầu thì đây là khu vực nhức nhối vì người dân đến đây thuê
nhà tạm để kinh doanh phế liệu. Việc buôn bán, kinh doanh, tập kết phế liệu gây
ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ cao nên UBND phường Hoàng Cầu đã phối hợp với
quận Đống Đa tiến hành thu dọn rác.
Không chỉ người dân thấy bất an,
mà ngay cả người kinh doanh phế liệu cũng cảm thấy họ sống trong ô nhiễm và
nguy cơ cao về cháy nổ. Chị Nguyễn Thị Trang cho biết: “Vì không có điều kiện
nên mình thuê đất dựng nhà tạm và sống cùng với phế liệu luôn. Tất cả chỉ có một
gian nhà, nửa gian là để phế liệu, nửa gian còn lại dành làm nơi ngủ, bếp. Biết
là ô nhiễm, là nguy hiểm nhưng vì mưu sinh nên vẫn phải làm thôi”. Hầu hết các
hộ kinh doanh phế liệu nhỏ lẻ đều sống trong nguy hiểm như gia đình chị Trang.
Nhìn cảnh gia đình chị nấu ăn ngay cạnh đống phế liệu ngổn ngang, chúng tôi
không khỏi giật mình lo sợ. Bởi chỉ cần một sơ sểnh nhỏ là hỏa hoạn có thể xảy
đến.
Việc buôn đồng nát có thể mang đến
nhiều lợi nhuận nhưng nó cũng dễ dàng cướp đi tính mạng của chính mình và người
khác nếu không cẩn trọng, buôn bán, tàng trữ, cưa, tháo chất cấm là vật liệu nổ,
bom mìn. Bởi đã có rất nhiều bài học đắt giá xảy ra, đặc biệt là ở khu vực miền
Trung, người dân thu gom đồng nát, mua được bom đã mang vào rừng cưa và phát nổ.
Và mới đây nhất là việc anh Phạm Văn Cường gây ra vụ nổ kinh hoàng ở Văn Phú,
Hà Đông.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét