Cách đây mấy mươi năm, làng Quan
Độ (Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh) còn là làng thuần nông, số hộ nghèo chiếm đến
50% trong tổng số hộ dân. Tuy nhiên có mặt tại Quan Độ vào dịp này chúng tôi thực
sự ngỡ ngàng khi bắt gặp cảnh tượng thu mua
do cu, chế biến đồng nát vào loại "khủng" nhất nhì miền Bắc. Tại
đây, có những đại gia đồng nát mà số vốn lên tới vài trăm tỉ đồng. Cái nghề này
cũng có lắm chuyện lạ…
1. Cách Hà Nội chưa đầy 30km, Văn Môn vốn là một xã thuần nông của huyện
Yên Phong, Bắc Ninh. Con đường từ Hà Nội, qua Từ Sơn (Bắc Ninh) hai bên gần
như đô thị hóa với nhà cửa mọc san sát. Chỉ vào cột khói đen kịt bay mù trời,
anh bạn đồng nghiệp bảo cứ theo hướng đó là đến Quan Độ.
Ngay từ đầu làng, chúng tôi có thể
quan sát được hai bên đường là những cuộn cáp cao quá đầu người, những bãi phế
liệu nhôm, sắt thép chất cao như núi, và cả những bãi rác sau khi đã đốt cháy.
Càng đi sâu vào trong làng, chúng
tôi càng "ngợp" vì mất đến cả
nửa ngày trời mới có thể tham quan hết được làng nghề. Cả làng giờ đây đã trở
thành một "công trường" lớn. Hàng ngày có hàng trăm lao động từ các
làng bên di chuyển sang Quan Độ để làm thuê. Chỗ thì tấp nập tháo dỡ máy móc,
tuốt dây cáp, đốt để lấy lõi đồng, nhôm… Chỗ lại chí chát cưa, đục. Rồi những
xe cẩu hàng vài tấn tấp nập "ăn" hàng….
Đặc biệt, giữa làng là những căn
biệt thự tiền tỉ nằm san sát. Sân nhà, mặt đường những xe ôtô đời mới cáu cạnh
như Lexus, Camry, BMW đỗ nhiều như "lợn con".
Theo một cán bộ xã Văn Môn thì
Quan Độ có gần 700 hộ dân thì quá nửa tham gia nghề "đồng nát" với
hàng trăm công ty, doanh nghiệp tư nhân. Số ruộng trong làng đến 90% là cho người
khác thuê, dân ở đây hầu như chẳng ai làm lúa nữa.
Ít ai có thể tin được khoảng 30
năm trước Quan Độ còn nghèo xơ nghèo xác. Thời kỳ đó nghề truyền thống của làng
là nấu rượu. Với vài ba can rượu nhỏ, người Quan Độ len lỏi khắp các ngõ ngách
làng quê, phố phường miền Bắc. Rồi nghề nấu rượu cũng dần mai một, chị em phụ nữ
trong làng là những người đầu tiên chuyển sang nghề thu mua đồ cũ đồng nát.
Sáng sớm tinh mơ, từng tốp, từng
tốp các chị, các mẹ quẩy quang gánh túa đi tứ xứ thu mua từng cái can nhựa hỏng,
nồi gang hư, ít lông vịt, lông ngan... Sau một thời gian, người dân ở đây tính
chuyện làm ăn lớn bằng cách lần mò vào các cơ quan, xí nghiệp mua lại các đồ
thanh lý, về bóc tách, phân loại rồi đem bán
đồ cũ kiếm lời.
Sản phẩm cho khu bếp nhà hàng,
quán ă, nội thất văn phòng: chậu
rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế
văn phòng, thanh lý ghế
xoay văn phòng, thanh lý ghế
văn phòng
2. Đại gia Nguyễn Văn M. nếu chỉ nhìn bề ngoài thì có lẽ chẳng ai biết
được ông ta đang có khối tài sản lên đến vài trăm tỉ đồng. M. vận một bộ quần
áo xoàng xĩnh, đầu tóc bù xù, chỉ có ánh mắt và dáng đi rất tự tin. Bài học làm
giàu từ tay trắng của ông sẽ còn được người dân Quan Độ nhắc đi nhắc lại nhiều
lần, để cho người khác học tập.
Ngoài 20 tuổi, cũng như nhiều
thanh niên trong làng M. đạp xe "phượng hoàng thần thánh" đi làm thuê
ở xã bên. Một lần đi ngang qua một xí nghiệp, thấy một đống sắt thép phế liệu vứt
chỏng chơ trước cổng, M. tư duy rất nhanh: "Làng Đa Hội (Từ Sơn, Bắc Ninh)
cách đây chỉ vài kilômét. Nếu mua bán đồ cũ
được số phế liệu này rồi mang về bán thể nào cũng kiếm được món hời. M. lân la
hỏi xem họ có bán không. Chẳng ngờ người chủ xí nghiệp cũng đang muốn đẩy cái của
nợ này đi cho rộng chỗ. Vậy là hàng tấn sắt thép M. mua được với giá gần như…
cho không.
M. thuê một chiếc xe tải, đánh cả
đống sắt thép về nhà mình. Rồi lại đạp xe cọc cạch xuống Đa Hội chào bán. Chuyến
buôn này M. lãi đến cả chục triệu đồng. Vậy là M. quyết chuyển hẳn sang
"nghiệp" đồng nát. Sau chuyến đó, M. "ăn" thêm nhiều vụ to
hơn. Có lần M. còn mua được gần như trọn một con tàu hỏa với giá thanh lý. Nhờ
có quan hệ với một số đơn vị bộ đội, M. mua được xe tăng, xe quân sự thanh lý.
Rồi đến cả các loại máy bay quân sự cũng được mang về Quan Độ để… xẻ thịt.
M. bảo, nghề này "ăn"
nhau ở cái thính nhạy. Cứ nghe ở đâu chuẩn bị thanh
ly do cu máy móc, dụng cụ lao động… là lập tức phải đến "đặt vấn đề".
Và cũng phải có khả năng cân đong đo đếm xem khối lượng để phát giá. Mấy chục
năm trong nghề, chỉ cần nhìn sơ qua con tàu, chiếc xe tăng, đống máy biến thế...
là M. có thể biết nó nặng bao nhiêu cân và nắm chắc nếu "ăn" lô hàng
đó sẽ lãi được bao nhiêu.
Công an viên thôn Quan Độ Nguyễn
Văn Hiệp cũng là một trong số những người đi đầu trong nghề thu mua đồ thanh lý
ở Quan Độ. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Hiệp cùng mấy anh em trong gia
đình cùng nhau hùn vốn để mua một lô hàng thanh lý đồ cũ. Đó là những thiết bị
của tổng đài từ một đơn vị bưu điện với giá vài chục triệu đồng. Số hàng
"đồng nát" này sẽ được mang về Quan Độ, rồi anh em họ hàng xúm vào
phân tách ra nào là vàng, bạc, bạch kim, nhôm, đồng… Sau đó thứ nào thứ nấy sẽ
được chuyển đến đúng địa chỉ. Chuyến hàng đầu tiên thành công, anh em chia nhau
mỗi người gần chục triệu đồng.
Chuyến tiếp theo, Hiệp tiếp tục
"chơi" hàng từ bưu điện. Lần này là hàng chục tấn dây cáp thải loại,
trị giá đến mấy trăm triệu đồng. Một mình không "kham" nổi, Hiệp lại
gọi tiếp các anh em trong nghề. Thậm chí còn phải cầm cố sổ đỏ tại ngân hàng,
và đi "vay nóng" lãi ngày là 2.000 đồng cho một triệu đồng. Sau đúng
nửa tháng thì Hiệp cùng bạn nghề phá xong lô hàng, và cũng thắng lợi.
Có một chuyến hàng mà ông Hiệp còn
nhớ mãi, đó là lần thu mua do cu được một lô
các thiết bị, rơle từ một đơn vị quân đội. Vì là thiết bị quân sự, cần độ chính
xác cao nên trong những chiếc rơle này có khá nhiều vàng, bạc. Văn Hiệp
"múc" được số hàng này về nhà liền tổ chức phân kim ra vàng, bạc bán
cho tiệm kim hoàn. Đồng, nhôm thì bán cho các làng đúc đồng Đại Bái…
Cũng từ những chuyến hàng cùng với
ông Hiệp, mà một người bà con của ông là Nguyễn Văn Ch. nay đã là một trong những
đại gia của làng phế liệu Quan Độ. Ước tính khối tài sản của Ch. phải lên đến
hàng trăm tỉ đồng. Ngoài một căn biệt thự to vật vã ở giữa làng, Ch. còn có vài
căn nhà ở Hà Nội. Hai chiếc xế hộp tiền tỉ, "đóng bỉm" (biển kiểm
soát) Hà Nội để đại gia Ch. thay nhau vi vu.
Cũng theo lời của ông Nguyễn Văn
Hiệp, sở dĩ đại gia Ch. phất lên nhanh chóng vì ông ta có gan lớn, dám ôm những
mối hàng lớn từ vài trăm triệu đến cả tỉ đồng. Và Ch. cũng có năng khiếu trong
việc định giá hàng. Hầu như chuyến nào ông ta cũng có lãi, không ít thì nhiều.
Dân làng Quan Độ còn kể mãi về một
lần Ch. đứng ra mua toàn bộ đồ thanh lý của công ty điện lực của một tỉnh miền
Bắc. Nghe phong thanh việc công ty này sắp tiến hành đấu thầu, Ch. lập tức đeo
bám các lãnh đạo, lobby bằng được hợp đồng này về cho mình. Khối tài sản này cuối
cùng cũng về tay Ch. với giá gần 4 tỉ đồng. Sau khi chở về làng, phân tách từng
loại rồi đem bán, Ch. thu về 6 tỉ đồng, lãi ròng 2 tỉ!
Ở Quan Độ, những đại gia cỡ như
Ch. có đến cả chục. Có thể kể ra đây như Đặng Đình H. (56 tuổi), chuyên về mảng
tàu thủy, tàu hỏa, đường ray, nhà ga… Hay Nghiêm Văn M. (57 tuổi) chuyên về các
loại máy móc, thiết bị y tế.
Có một dạo, làng Văn Môn còn nổi
tiếng vì chuyên mổ xác máy bay quân sự. Những khí tài quân sự từ thời Liên Xô
như máy bay MiG 19, MiG 21 đến IL18… được chất đống quanh làng để thay nhau…
vào lò. Đại gia H. kể, cái máy bay trông thì đồ sộ thế thôi chứ trông vào nhôm
chẳng được bao nhiêu tiền. Chủ yếu là các chi tiết máy bay gồm các dây dẫn, giắc
cắm và một số bộ phận khác không được gọi bằng tên thông thường, ở đó... có những
hợp kim khá đắt tiền. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì đồ thanh lý máy bay
hầu như đã "mất dạng" trên thị trường cũng như cả ở Quan Độ.
3. Vẫn theo ông Nguyễn Văn Hiệp, giờ đây nghề bới rác thành vàng ở Quan
Độ đã được chuyên nghiệp hóa. Có thể phân ra làm 2 dạng chính. Một là cánh
chuyên đi thăm dò, tham gia đấu thầu các gói hàng dạng thanh lý. Sau khi đã thắng
thầu thì sẽ mang về Quan Độ rồi "pát xê" (sang tay) luôn cho cánh thứ
hai chuyên nghề mổ, xẻ thịt ở làng để ăn chênh lệch.
Rõ ràng nghề đồng nát đã giúp cho
người dân Quan Độ khá giả lên trông thấy, song cái giá phải trả là tình trạng
môi trường ở đây bị ô nhiễm khá nặng nề. Trong quá trình tháo dỡ máy móc, những
chất dầu mỡ thải xuống kênh mương, chảy đen ngòm quanh làng, các ao hồ trong
làng cá chết liên tục. Cứ sau vụ gặt không ít người dân mang phế liệu ra ruộng
đốt nhựa lấy đồng, khói bay mù mịt, theo gió ám vào làng, khét lẹt, hôi hám
không chịu nổi. Được biết từ năm 1990 đến nay đã có khá nhiều người dân trong
làng chết là do ung thư. Trẻ con trong làng thường mắc các bệnh về hô hấp, viêm
phổi.
Bên cạnh đó, quan sát bằng mắt
thường cũng có thể thấy số lượng máy biến thế chiếm tỉ lệ rất lớn trong số phế
liệu thu mua để chế biến tại Quan Độ. Các máy này đều được người dân tiến hành
tháo dỡ để bán riêng các bộ phận, còn vỏ thì đem vào lò nấu kim loại. Nhưng ít
người dân biết rằng trong máy biến thế có hợp chất PCB. PCB tiềm ẩn nguy hại, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe con người và hệ sinh thái vì nó là chất cực độc, rất bền
nhưng lại rất dễ phát tán trong nước và không khí. Theo các nhà nghiên cứu, PCB
khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tích luỹ trong các mô mỡ, làm biến đổi gen và có
nguy cơ gây ung thư cao.
Được biết, chính quyền địa phương
cũng đã tiến hành quy hoạch 25 hecta đất để làm làng nghề tập trung. Tuy nhiên,
tình trạng các hộ sản xuất nhỏ lẻ tiến hành tái chế đồ cũ rác thải tại nhà vẫn còn khá phổ biến.
Có lẽ người dân ở đây vẫn phải
"sống chung với lũ" dài dài.
mua bán đồ cũ giá rẻ tại Chợ đồ cũ
thưởng thưởng: đồ văn phòng, đồ gia đình, đồ bếp nhà hàng quán ăn.
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 -
0985.818.227
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối –
đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ),
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét