Ở thành phố San Francisco và San
Jose, Mỹ có những người chuyên lái những chiếc xe tải nhỏ chở đầy giấy thùng,
giấy báo, ve chai, lon nhôm… cung cấp cho các công ty thu mua do cu phế liệu. Một nghề bị xem là hạ đẳng
so với các nghề khác, ấy thế mà lợi tức hằng năm của họ lại khấm khá ra trò.
Anh T. ngụ ở đường Ellis thuộc
khu thương mại San Francisco làm nghề này từ khi mới qua Mỹ hai tháng và đến
nay đã có hơn 10 năm thâm niên trong nghề. Một thập niên thu lượm đồ cũ phế liệu đã biến anh trở nên đen đúa,
chai sạn và già đi so với tuổi, chỉ có nét mặt là vẫn luôn vui tươi.
Theo Thanh Niên, “Recycle man” là
cụm từ dân Mỹ thường dùng để gọi những người chuyên đi thu lượm các loại phế liệu
như thùng giấy, giấy báo, ve chai và lon nhôm. Tại San Francisco, nghề này đã
phát triển nhanh chóng và có thời điểm rất nhiều người đổ xô đi... lượm ve
chai. Tại các công ty thu mua phế liệu, tuy không biết được con số chính xác,
nhưng số lượt người đến bán phế liệu lên đến hàng trăm người mỗi ngày.
Với dáng người to khỏe, xốc vác,
anh T. hai tay xách gọn hai bành giấy đã được ép sẵn từ máy ép giấy của một nhà
hàng. Vừa nói chuyện anh vừa sắp xếp gọn lại những tấm giấy hộp có khổ lớn
trong thùng xe. “Xếp giấy cũng phải có nghệ thuật, nếu không biết cách xếp thì
một chiếc xe tải to chỉ chở vài chục tấm giấy là đã đầy rồi. Nếu xếp khéo thì cả
trăm tấm cũng chở hết”. Đưa tay lên trán quệt những giọt mồ hôi, anh T. tâm sự:
“Tôi làm nghề mua ban do cu này là vì tôi
muốn có sự độc lập, không bị ràng buộc giờ giấc cũng như không phải chịu sự quản
lý của ai”. Trước đây, khi mới qua Mỹ, anh T. làm công cho một nhà hàng có chủ
là người Việt Nam. Công việc của anh là rửa chén và dọn dẹp, lau chùi các bồn cầu
trong nhà vệ sinh, làm được một tháng thì chủ cho nghỉ việc do làm vỡ một chiếc
đĩa kiểu lớn trong lúc rửa chén. Sau khi nghỉ việc ở nhà hàng, anh quyết không
đi làm thuê cho ai nữa.
Tin khác: Chợ mua bán đồ cũ thưởng thưởng thanh lý ghế văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng,
thanh lý nội thất văn
phòng
Thế rồi một buổi sáng, khi ra
quán cà phê Tú Kim, anh T. gặp một chiếc xe tải nhỏ trên chất đầy giấy thùng đậu
trên đường Eddy. Trong buồng lái là một người đàn ông da đen sẫm, hỏi ra mới biết
tên ông là C., người Việt, quê ở Trà Vinh. Ông C. làm nghề thu lượm giấy thùng
từ năm 1989 khi ông và gia đình từ Boston chuyển sang San Francisco. Bằng cái
nghề "không ai muốn làm này", sau 5 năm ông C. đã mua đứt một ngôi
nhà 4 phòng trên đường Filbert của thành phố San Francisco, đồng thời lo cho ba
người con theo học đại học. Ông bà xưa thường nói: “Thà cho mượn vàng chứ ai dẫn
đàng đi buôn”, nhưng ông C. thì khác, không những ông không giấu giếm thủ thuật
trong nghề thu lượm giấy mà còn chỉ cách thức, giúp đỡ và cung cấp phương tiện
làm ăn cho những ai muốn làm cái nghề "bất đắc dĩ này”. Ông C. chân tình
nói với anh T.: “Nếu anh muốn làm nghề mua thanh
lý đồ cũ này thì phải theo tôi học cách thu lượm giấy thùng 3 ngày mỗi tuần.
đến khi nào anh thành thục, biết rõ cách thức mở và xếp thùng giấy vào trong xe
nhanh gọn cũng như biết tất cả những địa điểm thu mua phế liệu thì tôi sẽ cho
anh mượn tiền mua một chiếc xe tải làm ăn với người ta. Cái nghề này trong xã hội
bị xem là thấp hèn, hơn nữa lại là nghề chân tay dầm mưa dãi nắng cực khổ nhưng
bù lại thu nhập khá cao”. Anh T. đã nhập cuộc không do dự.
Sau thời gian theo ông C. học được
cách thức lượm và xếp giấy gọn gàng, anh T. bắt đầu hành nghề. Ngày đầu tiên bắt
tay vào nghề thật vất vả, vì vừa không biết đường đi vừa không biết chỗ nào có
giấy để thu lượm, mặc dù ông C. đã nhường lại một số điểm giấy của ông. Anh cứ
luẩn quẩn trên một vài con đường quen thuộc trong thành phố và một số nhà hàng
nên chỉ thu nhặt được loại thùng giấy nhỏ đựng rau quả hay sữa. Loại này thường
nhẹ, mỏng, không dày không nặng nên cả một xe tải đầy giấy mà chẳng được bao
nhiêu tiền... “Rồi công việc dần dần được cải tiến, tôi đã quen thuộc đường sá
và một số tụ điểm có nhiều giấy nên thu nhập tương đối khả quan. Hiện nay, tôi
có hai ngôi nhà và một nhà hàng phở trong vùng Sunset, nhưng tôi vẫn không bỏ
nghề này” - anh T. cho biết.
Bên cạnh những người thành đạt,
cũng có người khổ sở vì nghề thu lượm thanh ly
do cu ve chai này. Từ những nhà kinh doanh nhỏ (buôn bán ngoài chợ trời), họ
đã bỏ nghề chuyển sang thu lượm ve chai, có những người bỏ ra số tiền khá lớn sắm
sửa những phương tiện chuyên chở để cùng cả gia đình hành nghề, nhưng không mấy
khấm khá.
California Market là một dãy siêu
thị của người Mỹ mà giới thu lượm giấy thùng người Việt thường gọi tắt là chợ Mỹ.
Chợ tọa lạc trên đường California và chiếm cả một khoảng đường dài trên vùng đồi
Fremont. Chợ có hàng ngàn nhân viên làm việc nhiều ca. Có lẽ vì sức tiêu thụ của
khách hàng ở vùng này khá cao, chợ có số lượng giấy thùng thải ra hằng ngày rất
lớn và số giấy đó nuôi sống nhiều gia đình làm nghề thu lượm giấy, nên họ thường
tranh nhau để lấy được nhiều “hàng”. Có ít nhất 10 chiếc xe tải nhỏ đến thu lượm
giấy thùng tại chợ Cali mỗi ngày. Họ là người Mễ, người Việt hoặc các dân tộc
thiểu số khác. Họ canh chừng cửa nhà kho để được lấy số thùng giấy từ nhân viên
chuyển ra. Cứ mỗi ngày, cửa nhà kho của chợ mở cửa hai lần để nhân viên phục dịch
đưa giấy ra các thùng rác (khoảng 10 thùng trong một khu). Giờ giấc mở cửa
không theo một lịch trình nào cả. Chợ có nhiều khu dành cho thùng rác được thiết
kế cẩn thận, bao quanh bởi một hàng rào dây thép lưới B40.
Ông L. cùng vợ là người nhặt giấy
thùng bằng xe tải có thâm niên trong nghề, tâm sự: “Từ khi chuyển sang nghề nhặt
giấy thùng này cuộc sống của gia đình tôi tương đối yên ổn. Tuy nhiên, công việc
cũng không dễ dàng. Tôi đã bỏ nhiều công sức và thời gian để xây dựng “mối”,
phát triển thêm những điểm lấy giấy thùng. Chỉ tính ở ngôi chợ này thôi, tôi đã
có ba khu vực được phép lấy giấy. Nhưng rồi cũng không thu nhặt hết được bởi
nhiều bạn đồng nghiệp đã đánh cắp tất cả. Người Việt hay người Mễ thu lượm giấy
thùng bằng xe truck đều có tham vọng là làm thế nào để kiếm được nhiều giấy. Do
đó, có cơ hội là họ lấy, kể cả lấy cắp, nên việc tranh chấp thường xuyên xảy
ra”.
Đó là chưa kể đến hàng trăm người
không có phương tiện chuyên chở phải dùng xe của những siêu thị (shopping cart)
để thu nhặt giấy thùng hay chai lọ. Chiếm đa số trong thành phần này là người Mỹ
đen hoặc những người vô gia cư. Cứ vào dịp lễ tết là cảnh sát không ngừng tuần
tra và bắt đưa những kẻ không nhà đến điểm tạm cư ngoài ngoại ô thành phố hay
vùng lân cận. Những người thu mua đồ cũ lượm ve
chai, giấy thùng bằng phương tiện shopping cart cũng bị ảnh hưởng không ít. Có
người chỉ trong một ngày bị cảnh sát chặn lấy đến 4 chiếc xe...
Nghề thu lượm đồ cũ ve
chai là nghề ít ai thèm nghĩ tới, vì xem ra là "hạ cấp" so với các
nghề khác trên đất Mỹ. Người hành nghề này đôi khi cảm thấy mặc cảm với mọi người.
Chỉ khi nào họ có một ý thức cao về sự lương thiện của công việc hay hành nghề
để phục vụ cho mục đích từ thiện, thì mới không để tâm đến điều đó. Ngoài việc
vượt qua mặc cảm đối với công việc, người hành nghề thu lượm ve chai còn phải
kiên nhẫn và có sức khỏe tốt. Và cũng vì mọi người cho là nghề hạ cấp, ít ai lựa
chọn nên dẫu sao những người thu lượm do cu ve chai cũng vẫn có thu nhập “sống được”.
Ở khu vực Hà Nội, Chợ Đồ Cũ Thưởng
Thưởng là khu chuyên mua bán đồ cũ đồ quán karaoke, đồ quán phở, quán ăn, các
thiết bị nội thất văn phòng cũng như các thiết bị bếp công nghiệp vui lòng liên
hệ:
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ tại đầu mối bắc thăng long – hải bối
– đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét