Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Kinh tế khấm khá nhờ nghề mua ve chai

Gần 6 năm qua, từ khi vợ chồng chị Trang thuê mặt bằng nhỏ nằm sâu trong con hẻm cặp trụ sở UBND phường Thới Bình làm điểm thu mua phế liệu, người dân trong hẻm trở thành "mối ruột" của gia đình chị Trang khi có nhu cầu bán đồ cũ phế liệu, vật dụng gia đình không còn sử dụng. Trưa nắng gắt, trong căn nhà mái tôn cũ kỹ, chị Trang đang cùng cháu gái chọn lựa, phân loại phế liệu chất ngổn ngang trên sàn nhà. Dáng người nhỏ nhắn nhưng chị rất thuần thục với cây búa trên tay, đập, nạy, tháo ốc, dây đồng, nhựa. Chị Trang chia sẻ: "Bây giờ, vợ chồng tôi khỏe hơn trước nhiều lắm, vì không phải thường xuyên quang gánh lặn lội khắp ngả đường, con hẻm thu mua do cu ve chai như lúc mới vào nghề. Phần do các chị gánh ve chai đến bán; phần nhà nào cần bán phế liệu, chỉ cần "a lô", chồng tôi mang xe đến nhà chở về".

"Không ít người nhìn vợ chồng tôi đầy ái ngại với nghề mua bán ve chai nhọc nhằn, cực khổ. Tuy nhiên, nhờ gắn bó với nghề mua đồ cũ này, vợ chồng tôi chấm dứt cảnh túng thiếu, nợ nần, còn có điều kiện nuôi con ăn học, đời sống kinh tế gia đình dần khấm khá". Chị Lê Thị Thu Trang, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, chân tình chia sẻ về nghề mua ve chai của vợ chồng chị hơn 10 năm qua. Và đó cũng là một nghề mà không ít người đang mưu sinh.

Chị Trang cùng cháu chịu khó phân loại phế liệu.

Năm 20 tuổi, sau khi lập gia đình, vợ chồng chị Trang ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long và mưu sinh với nghề bán bắp luộc, trái cây tại bến phà Cần Thơ (cũ). Mua bán thanh ly do cu cực khổ nhưng thu nhập không bao nhiêu, thiếu hụt quanh năm khi các con dần khôn lớn, chưa kể lâm cảnh cụt vốn nên chị Trang theo mấy chị em trong xóm, sắm quang gánh mua bán ve chai. Năm 2012, vợ chồng chị quyết định chuyển đến TP Cần Thơ thuê mặt bằng để thuận tiện làm ăn, các con có điều kiện đi học. Chị Trang kể: "Khi mới vào nghề mua bán ve chai, tôi cùng chị em bạn chịu khó phân loại ve chai như: sắt, dây đồng, nhựa, giấy, lon bia… để bán được giá, thu nhập nhiều hơn. Nhờ vậy, tôi còn biết được giá trị từng loại vật dụng, phế liệu, chấm dứt tình trạng mua "hớ" giá, lỗ vốn. Muốn sống vững với nghề này, quan trọng là chịu khó lấy công làm lời. Ngày lặn lội thu mua ve chai, đêm tranh thủ phân loại để bán lại cho vựa, lợi nhuận nhiều hơn".



Theo chị Trang, nghề mua ve chai, phế liệu hay còn gọi là đồng nát này ít người làm. Nghề nào cùng đáng quý, đáng trân trọng với sức lao động chân chính. Tuy nhiên, lâu nay, nghề mua ve chai được xã hội mặc định là công việc của những người nghèo khó. Những người làm công việc này cũng không được xem trọng, người xung quanh thường nhìn họ với cái nhìn ái ngại. Nếu cứ lo sợ hay tự ti về công việc này, vợ chồng chị Trang không có cuộc sống như hiện nay. Sau hơn 10 năm giong ruổi với nghề ve chai, vợ chồng chị Trang dành dụm mua 3 căn nhà, thuê 2 mặt bằng để thu mua phế liệu và nuôi 3 người con ăn học. Con gái lớn chị Trang đang là sinh viên năm nhất Trường Đại học Cần Thơ, con trai thứ ba đang học lớp 10 và con trai út vào mẫu giáo.

Hiện nay, vợ chồng chị Trang tự làm tất cả các khâu, từ thu mua ve chai chở về rồi phân loại, sau đó đem cân cho vựa. Anh Nguyễn Quyết Lợi, chồng chị Trang chạy xe đến nhà người cần bán phế liệu thu mua, còn chị và cháu gái đảm nhận việc phân loại. Chị Trang cho biết, nghề ve chai không có nhiều người cạnh tranh như những công việc khác. Hầu hết người từng gánh ve chai cần cù, chịu khó, siêng năng đều tạo dựng cho gia đình đời sống khá giả và khá nhiều người đời sống sang trang mới từ những gánh ve chai.

Năm 2014, vợ chồng chị Dương Cẩm Nhung ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy vướng nợ nần vì việc làm ăn của gia đình trở ngại. Vợ chồng chị phải sang bán căn nhà đang ở để trả nợ, rồi bồng, chống 3 con thơ về nương tạm nhà cha mẹ chị. Sau đó, chồng chị vào làm công nhân Khu Công nghiệp Trà Nóc, còn chị chọn nghề thu mua thanh lý đồ cũ phế liệu. Mỗi buổi sáng, sau khi lo cho các con, chị Nhung cùng chiếc xe ba gác giong ruổi khắp các con hẻm, tuyến đường, khu dân cư để rao mời thu mua ve chai. Chị Nhung bộc bạch: "Tôi vốn học hành không cao, lại chẳng chuyên môn, thuần thục nghề nào, nên nghĩ theo nghề mua bán ve chai chắc ăn. Trước đây, tôi có anh bạn giàu lên nhờ nghề này, nên khi biết hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng tôi, anh ấy gợi ý tôi thử làm".

Nhờ người bạn nhiệt tình chỉ dẫn, chị Nhung làm quen và dần bắt nhịp công việc mới. 2 năm sau, khi khá thạo nghề, chị Nhung mạnh dạn hỏi vay người thân số vốn đủ mua xe tải nhỏ để tiện việc vận chuyển số lượng lớn phế liệu cho vựa ve chai. Hiện chồng chị Nhung vừa lái xe tải chở phế liệu bán cho vựa, vừa phụ vợ thu mua do cu ve chai để bán lại. Cuộc sống gia đình chị Nhung dần ổn định, các con học hành chăm ngoan để cha mẹ an tâm lao động kiếm sống.

Theo nhiều người làm nghề mua bán ve chai, phế liệu, tuy nghề mang đến cuộc sống ổn định, người mua phế liệu luôn đối diện với rủi ro vì thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, mất vệ sinh. Vì vậy, những người làm nghề này phải biết luôn tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng những biện pháp bảo hộ lao động nghiêm ngặt.

Mua mua ban do cu đô văn phòng đã qua sử dụng, đồ bếp công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp, đồ nội thất gia đình tại Chợ đồ cũ lớn nhất Hà Nội.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ tại đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét