Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Nghề mua bán đồ cũ phế liệu ở Can Bi Vinh Phuc

Đi trên con đường làng dài gần 1km, có thể dễ dàng nhìn thấy những đống đồ cũ phế liệu đủ loại từ phế liệu xây dựng như: sắt, thép, ống nước, cửa giả cho đến đồ điện gia dụng là tivi, quạt điện, các loại máy móc, bàn ghế, cáp điện... bầy ngổn ngang đang được người dân phân loại để tái chế, làm mới rồi bán cho người sử dụng. Những phế liệu ấy được thu mua từ nhiều nơi nhưng chủ yếu được lấy từ: Hà Nội, Thái Nguyên... Thoạt nhìn, tưởng như chúng không còn giá trị sử dụng nhưng sau khi được con người “mông má”, chúng sẽ “hồi sinh”, có nhiều loại khách hàng khó có thể nhận biết đó là đồ cũ.

Nói đến nghề thu mua do cu gom và kinh doanh phế liệu, một số người thường đánh giá không cao vì cho rằng công việc này không mấy sạch sẽ, toàn thu gom đồ thải loại hoặc không có giá trị sử dụng, thậm chí đã vứt ở bãi rác. Thế nhưng, vượt qua định kiến đó, bằng sự năng động, nhiều người dân làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên) đã giàu từ nghề này.

Theo chỉ dẫn của người dân làng Can Bi, nhóm phóng viên đã tìm đến nhà anh Nguyễn Văn Năm, một trong số ít người đầu tiên khởi xướng cho cái nghề mua bán đồ cũ phế liệu nơi đây. Tiếp chúng tôi trong căn nhà 3 tầng khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại, anh Năm hồ hởi cho biết: “Trước đây, anh chỉ làm nông nghiệp; cuộc sống gia đình vô cùng túng thiếu. Trước khó khăn đó, anh đã đi làm thuê cho một cơ sở thu mua phế liệu ở Thái Nguyên. Thấy gia chủ làm ăn khấm khá, anh đã học hỏi rồi về quê khởi nghiệp. Ban đầu ít vốn, anh chỉ mua bán sắt vụn nhỏ lẻ. Dần dần, công việc thuận lợi hơn, anh đã mở rộng kinh doanh thêm các mặt hàng đã qua sử dụng khác như: các loại máy công nghiệp, đồ điện và phế liệu xây dựng... Ngoài thu mua đồ cũ tại nhà, anh ra tỉnh ngoài gom hàng. Gần hai mươi năm làm nghề, vốn tích lũy được giúp anh mua xe ô tô tải 1,5 tấn để chở hàng. Bình quân mỗi năm, cơ sở của anh thu gom và bán hơn 1000 tấn phế liệu các loại, doanh thu hàng tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng.

Tin liên quan: mua thanh ly ban ghe nha hang với giá rẻ tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng

Theo những người dân hành nghề mua bán phế liệu ở Can Bi, phế liệu xây dựng là mặt hàng được nhiều người tìm mua nhất. Tuy các thành phẩm này có nguồn gốc tái chế nhưng vẫn còn tốt và không thua kém gì so với hàng mới xuất xưởng. Đơn cử là các loại cửa gỗ được làm từ nhiều loại gỗ quý như nghiến, sến, táu của Việt Nam nên còn tốt hơn nhiều loại gỗ ép đang nhập từ nước ngoài. Anh Lê Trọng Lữ, chủ một xưởng tái chế phế liệu xây dựng cho hay: “Chúng tôi đi đến các gia đình đang tháo dỡ nhà để thu mua thanh lý đồ cũ các phế liệu như: tôn lợp, sắt thép, đồ gỗ... sau đó đem về phân loại. Những thứ còn sử dụng được thì “mông má” lại cho mới rồi bán. Những thứ không còn giá trị tái sử dụng thì bán lại cho làng phế liệu ở Tề Lỗ hay làm vật liệu đốt”. Lúc đầu còn rất nhiều khó khăn. Nhưng những năm gần đây, do kinh tế khó khăn, nhiều người tiêu dùng có xu hướng dùng đồ cũ nhiều hơn, đặc biệt là hàng vật liệu xây dựng, vì vậy, nghề mua bán và tái chế phế liệu đã có những bước khởi sắc, cuộc sống của chúng tôi được cải thiện hơn”.


Nhìn thấy anh Năm, anh Lữ làm ăn khấm khá, một số gia đình trong làng cũng bắt chước cung cách kinh doanh này và dần dần nghề thu mua, tái chế phế liệu đã lan rộng ra cả xã. Theo thống kê của UBND xã Phú Xuân, làng Can Bi có 200 hộ, chiếm 1/3 số hộ trong làng làm nghề liên quan đến phế liệu, ước tính số lao động tham gia vào nghề này chiếm hơn 60% tổng số người trong độ tuổi lao động của làng.

Ông Dương Văn Bể, Trưởng thôn Can Bi cho biết: “Cũng giống như ở Tề Lỗ, ngày nay, một bộ phận người dân làng Can Bi đang phát đạt với nghề thu gom thanh ly do cu và buôn bán các sản phẩm từ phế liệu. Cách đây chừng hơn hai chục năm, nghề chỉ manh mún với khoảng 3-4 nhà. Nhưng trong vòng 6-7 năm trở lại đây, nghề buôn bán phế liệu khá phát triển. Trước đây, chúng tôi chỉ thu mua phế liệu rồi bán kiếm lời, nhưng bây giờ, do đòi hỏi của nhu cầu thị trường, chúng tôi đã mở rộng kinh doanh sang tái chế phế liệu”.

Chúng tôi đã gặp anh Nguyễn Xuân Hiệp ở thôn Thượng Đức xã Đạo Đức, khi anh vừa mua được một bộ cửa sắt cũ với giá 1,8 triệu đồng, anh Hiệp chia sẻ: “Gia đình tôi đang xây cổng. Đến khi đi hỏi mua cửa sắt thì các xưởng cơ khí đòi rất đắt. Ở đây bán cửa sắt cũ giá rẻ hơn từ 30-40% so với sản phẩm mới mà vẫn còn rất tốt”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thủy - Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết : “Việc kinh doanh buôn bán phế liệu đã mang lại những hiệu quả tích cực cho nền kinh tế địa phương. Với cách làm ăn năng động, sáng tạo, năm 2013, làng Can Bi có mức thu nhập bình quân đầu là 25 triệu đồng/người/năm. Qua đó nâng mức thu nhập bình quân đầu người cả xã lên 19 triệu đồng/người/năm. Các hộ thu gom phế liệu không chỉ làm giàu cho gia đình, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương mà còn góp phần tích cực trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn, hạn chế ô nhiễm môi trường”

Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các hộ thu phế liệu đều khó khăn về điểm tập kết do diện tích hẹp phế liệu thường để tràn ra lòng đường, vì vậy, rất cần được tạo điều kiện về mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng. Về phía các hộ cần chủ động các biện pháp phòng chống cháy nổ, trang bị đầy đủ quần áo, dụng cụ bảo hộ để bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

Quý khách hàng có nhu cầu mua đồ cũ tại chợ đồ cũ lớn nhất hà nội rộng đến 50,000 m2 với các sản phẩm: chậu rửa công nghiệp hay chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý bàn ghế nhà hàng.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ tại đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét