Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Trên từng cây số trăm người một tiếng ve chai

Chị tên Hoàng Thị Phương, 46 tuổi, giọng Huế đậm đà và đon đả: “Gần chục năm rồi, lăn lộn kiếm sống đủ mọi nghề từ Sài Gòn, Biên Hòa và bây giờ là Quảng Nam. Sáng nào cũng dậy sớm từ 4 giờ rưỡi, dạo hẻm, lục lọi trong những đống rác thải của các nhà, sau đó mới đi thu mua do cu ve chai”. Lời giới thiệu của chị Phương giản dị và đồ nghề cũng rất đơn giản: chiếc xe đạp cà tàng, mấy chiếc bao tải gai, một cân nhỏ, một chiếc móc sắt...

Cùng đi với chị Phương còn có chị Lê Thị Hòa, năm nay 55 tuổi, quê Phú Ninh, Quảng Nam. Chị Hòa cùng với 3 người khác cùng quê thuê phòng trọ ở con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Dục, Tam Kỳ. Chồng chị ở quê chăm sóc hai đứa con nhỏ đang học phổ thông và làm 3 sào ruộng, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ trang trải. Chị xuống Tam Kỳ “ve chai” đến nay đã gần 5 năm. Chị khoe: “Con đầu của tui học Đại học Bách Khoa Đà Nẵng nay đã sắp ra trường”. Chắt chiu dành dụm được ít tiền, cứ ba bốn tháng chị lại về quê một lần, đưa tiền cho chồng ở nhà chăm lo cho con cái ăn học, lo cho gia đình. Chị kể: “Mỗi ngày tui đi trên dưới 30, 40 cây số. Đêm về hai chân mỏi nhừ bởi căn bệnh thấp khớp hành hạ”. Tôi nhẩm tính, mỗi ngày chị đi 40km, nhân cho 365 ngày sẽ là một quãng đường dài dằng dặc đầy những chua chát, nhọc nhằn...


Những người phụ nữ lại lầm lũi quảy gánh, hoặc chầm chậm theo những vòng quay của cặp lốp xe đạp đã mòn vẹt... Bà Trần Thị Trọng, tuổi đã ngoài 60, quê tít tận miền núi cao của Thanh Hóa, mới nhập vào đội quân “ve chai” được gần năm nay. “Đất quê cằn cỗi, khó mần ăn, thiếu thốn đủ mọi bề. Thấy chị em ở ngoài đó vô đây cũng kiếm được, tui cũng theo đi. Có bữa, đi cả ngày mà chỉ được vài ký giấy vụn, lại chạnh lòng nghĩ, sao mà khổ cực quá! Nhưng vì miếng cơm nên phải cố”- bà kể, giọng buồn xo, mặt rám nắng, đầy vết chân chim.



“Cuộc đời kể cũng có nhiều lúc buồn vui với nghề. Suốt ngày đi mua ve chai nên chẳng ai biết tên chúng tôi là gì, chỉ gọi chung bằng cái tên “ve chai””- chị Hòa cười buồn, tự giễu. “Thấy mình cực khổ nên nhiều người cũng thương, gọi vào cho sách báo cũ, giấy vụn, cho cái quần cái áo, rót cho ly nước uống... Có cháu còn cho cả chục lon bia nữa. Vui và cảm động lắm. Nhưng, càng ngày, tụi trẻ cũng cần bán đồ cũ để lấy tiền chơi điện tử”- chị Phương góp chuyện.

Góp cùng với đội ngũ ve chai nữ là những “nam ve chai”, họ là những người chuyên đi thu mua thanh ly do cu tủ lạnh, tủ kem, máy may, máy giặt, các loại quạt điện hay đồ điện hư hỏng. Chỉ với chiếc xe máy cà tàng, một bộ bình ắc quy và cái loa nhỏ, họ cũng rong ruổi khắp các nẻo đường. “Trông hiện đại vậy, cũng cái tên ve chai thôi”- Bắc, 35 tuổi, quê Núi Thành tâm sự.

 “Cả năm lo làm ăn, không dám về quê. Bởi mỗi lần về tốn kém vô cùng: quần áo mới, quà cho ông bà nội ngoại, tộc họ... Dù gì cũng mang tiếng đi làm ăn xa về”- chị Hoàng Thị Nga, quê Hà Tĩnh, bộc bạch. Hơn một tháng nay, ngày nào chị Nga cũng dậy từ sáng sớm, đi đến tối mịt mới về nhà để kiếm đủ tiền gửi về quê cho đứa con gái út chữa bệnh. “Sáng ăn một ổ bánh mỳ rẻ nhất cũng 4 ngàn lót dạ mà thấy mình hoang phí quá, trưa cũng ăn tạm tô hủ tiếu rẻ tiền bên đường, chỉ tối về mới tranh thủ nấu nồi cơm mấy chị em cùng ăn để giữ sức. Được cái làm nghề ni chỉ cần sắm đôi gánh, cái cân là xong”- chị Nga nói. Chị Phương chia sẻ: “Làm nghề ni chủ yếu là lấy công làm lãi thôi. Đi rạc cả chân mới mua thanh lý đồ cũ được vài chục ký giấy vụn. Mua 700 đồng/ký bán 1.000 đồng/ký. Hôm nào được người ta cho hoặc chịu khó nhặt nhạnh thêm thì cũng kiếm được dăm ba chục ngàn. Có hôm phụ các gia đình dọn dẹp rồi người ta cho. Có hôm về tay không”.

Xóm trọ trên đường Hùng Vương, Tam Kỳ, nơi bà Trọng trú chân hầu như phần nhiều là phụ nữ quê ở các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị... Người bán trái cây dạo, người đi mua bán đồ cũ – bán ve chai, người đi làm phụ hồ,... “Đất miền Trung khắc khổ, khó kiếm sống quá. Có mấy sào ruộng thì hết bão lũ lại khô cằn. Chứ có ai lại muốn xa chồng, xa con mà tha phương quê người như ri?”- lau vội những giọt mồ hôi đã thành dòng trên trán, giọng bà Trọng đầy những nỗi niềm.

Chúng tôi đến điểm thu mua ban do cu phế liệu của ông Nguyễn Hiền trong một con hẻm nhỏ trên đường Trưng Nữ Vương, Tam Kỳ- một trong số vô vàn những điểm thu mua phế liệu ở thành phố này. Cứ năm, mười phút lại có một người tới bán. Người này chưa đi người khác đã tới. Phế liệu đã chất đầy các kho, chưa kịp chuyển đi nên ông Hiền từ chối. Ông cho biết: “Hàng đầy mấy bữa nay rồi mà không có xe chở đi, tiền thu mua cũng hết. Tam Kỳ này thiếu gì điểm thu mua ve chai nên tiện đâu họ bán đó. Chúng tôi cũng không có khách cố định. Đội quân này nhiều vô kể, đến bán xong, lấy tiền rồi đi nên cũng chẳng biết họ tên gì, ở đâu”... ba bốn chị lại quày quả đến điểm thu mua của ông Hiền...

Chiều cuối ngày mà cái nắng quái vẫn xoáy vào bóng dáng các chị cặm cụi bên những đống giấy vụn, đống chai lọ... Vừa kịp xong, nhận mấy đồng bạc lẻ từ tay chủ điểm thu mua đồ cũ phế liệu, chị Hòa đã vội đon đả ra về, vừa quảy đôi gánh nhẹ tênh, vừa rao: “ai ve chai khô..ô..ông?”, “Ai chai bao dép bán khô..ô..ông?”.

Bạn có thể đến Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng để mua bán đồ cũ với giá thanh lý. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét