Tái chế phế liệu không cần công
nghệ cao, nguyên liệu dễ kiếm nhưng sản phẩm bán ra lại có giá khá cao. Chị Thảo,
bà chủ xưởng tái chế Thảo Vỹ (xóm 16, Trung Văn) chia sẻ, gia đình chị làm nghề
này hơn 15 năm nay, cũng có lúc thăng trầm nhưng vẫn cho thu nhập cao. Mỗi ngày
xưởng nhà chị sản xuất được gần 2 tấn hạt nhựa mà vẫn cháy hàng.
Dạo qua một số xưởng trong làng
như xưởng nhà chị Liên, chị Hiền... thì chủ yếu các xưởng này đều cho ra hai loại
hạt thành phẩm loại A và loại B có giá từ 27.000 đến 30.000 đồng/kg. Xưởng Thảo
Vỹ có công nghệ cao và nguyên liệu phong phú nên có thể cho ra 6 loại hạt có
giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng/kg (tùy vào chất lượng). Và nếu tính ra
trung bình xưởng này có thể thu về khoảng 500 triệu đồng/ngày (chưa trừ các khoản
chi phí).
Tin khác: Chợ mua bán đồ cũ thưởng thưởng thanh lý ghế văn phòng, thanh lý bàn ghế văn phòng,
thanh lý nội thất văn
phòng
Hầu hết xưởng phế liệu ở Trung
Văn chỉ tái chế phế liệu ở dạng thô. Với hơn 15 năm kinh nghiệm tái chế, chị Thảo
tư vấn rằng, để mở một xưởng tái chế mua đồ cũ phế liệu ở
dạng các loại hạt nhựa thành phẩm thì chỉ cần đầu tư 30 đến 50 triệu đồng mua một
số máy móc thô sơ. Nhưng nếu muốn sản xuất ra được các loại sản phẩm như túi ni
long, ống hút, hộp nhựa... thì phải đầu tư vài trăm triệu để mua các loại máy
móc hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài như máy rửa phế liệu, máy băm, máy đùn tạo
hạt, máy thổi...
Nguồn nguyên liệu thu mua do cu từ khắp nơi vì nó khá đơn giản
như các loại túi ni lông, bao dứa, chai nhựa... với giá chỉ từ 5.000 đến 10.000
đồng/kg, cao cấp nhất cũng chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Sản phẩm tái chế làm ra
thường là các loại hạt nhựa dùng để làm ra các sản phẩm như túi ni lông, ống
hút, dây thừng... Hiện nay, nhu cầu của thị trường về các loại sản phẩm
này rất cao. Sản phẩm làm ra đến đâu
tiêu thụ hết đến đấy.
Sản phẩm nhựa tái chế ẩn chứa vi khuẩn
Hiện ở nước ta hai ngành sắt thép
và nhựa gần như phải nhập khẩu 100% nguyên liệu để sản xuất. Chính việc khan hiếm
này làm cho lĩnh vực kinh doanh phế liệu trở nên béo bở. Mặt hàng phế liệu nhựa
mang lại con số lợi nhuận cao gấp hai lần tiền vốn ban đầu. Hiệp hội nhựa Việt
Nam tính toán rằng một sản phẩm nhựa hoàn chỉnh phải sử dụng hết 80% nguyên liệu
hạt nhựa chính phẩm. Trong khi đó, nếu sử dụng nhựa tái chế thì doanh nghiệp có
thể tiết kiệm bằng một nửa.
Các loại hạt nhựa này được thương
lái ở các nơi mua do cu về để làm các loại
đồ dùng bằng nhựa mà nhiều nhất là các loại túi ni lông, ống hút, hộp nhựa...
Tuy nhiên, chỉ một phần lượng hạt nhựa được sản xuất đồ dùng trong nước, còn phần
lớn là được xuất khẩu sang các nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia...
Các sản phẩm nhựa tái chế bán tràn lan trên thị trường.
Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
là nơi bán buôn, bán lẻ rất nhiều các mặt hàng được tái chế từ thanh ly do cu phế liệu, những cửa hàng này
luôn tấp nập người từ khắp các tỉnh về lấy hàng. Chị T.H chủ một cửa hàng trên
phố Hàng Mã cho biết: Mỗi ngày của hàng chị xuất buôn các mặt hàng này đi các tỉnh
rất nhiều, người đến mua lẻ cũng rất đông, khó có thể thông kê hết được. Con phố
này có đến vài chục cửa hàng mà mỗi cửa hàng có thể bán ra hàng trăm cân túi,
hàng ngàn ống hút và hạt nhựa ra thị trường mỗi ngày. Đặc biệt là vào mùa hè,
các hàng quán bán nước, chè, cháo các loại sử dụng rất nhiều các loại đồ dùng một
lần này. Chính điều này đã thúc đẩy thị trường phế liệu càng trở nên sôi động.
Bà Tiến (Thanh Trì, Hà Nội), chủ một cửa hàng bún chả cho biết, mỗi ngày bà
dùng hết khoảng 1kg túi bóng, hộp nhựa để đựng thức ăn cho khách. Bà Tiến cũng
không được biết dùng những loại sản phẩm tái chế này mất vệ sinh. Túi ni lông,
hộp nhựa, ống hút... đã trở nên quen thuộc với cuộc sống sinh hoạt của hầu hết
các gia đình, đến nay vẫn chưa có loại sản phẩm nào thay thế được.
Trong một nghiên cứu, Hiệp hội Nhựa
TP HCM đã đưa ra nhận xét, nguyên liệu để sản xuất các loại hộp nhựa bảo quản
thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải dùng đúng nguyên liệu
chuyên dùng để sản xuất hộp đựng thực phẩm... Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy
định nào rõ ràng dành cho nhựa thực phẩm ở Việt Nam. Thông thường nhựa tái sinh
là loại nhựa PS và PVC nên chỉ được dùng để dựng đồ ăn nguội, khi sử dụng nhựa
tái sinh ở nhiệt độ 150 – 2000 độ C các vi khuẩn khó bị khử, do vậy những chiếc
bao ni lông tưởng chừng như vô hại nhưng có thể ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn nếu
không được sử dụng đúng cách.
Cách nhận biết sản phẩm nhựa tái chế sạch:
Theo các nhà sản xuất trong ngành
nhựa, nguyên liệu nhựa tái sinh được thu gom từ ba nguồn chính. Thứ nhất, do
các công ty sản xuất sản phẩm nhựa nhập khẩu. Nhựa từ nguồn này tương đối đảm bảo
chất lượng. Thứ hai, nhựa đã qua chế biến phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm. Thứ ba, nhựa thu gom từ ve chai, bãi rác.
Giới trong nghề sản xuất nhựa tái
sinh chia đồ cũ phế liệu thành hai loại: phế liệu sạch
và phế liệu bẩn. Phế liệu sạch là những mặt hàng bị lỗi, những phần thừa phát
sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa (chưa qua sử dụng), để tiết kiệm
chi phí, nhiều nhà sản xuất dùng để sản xuất lại.
Các sản phẩm từ nguyên liệu phế
liệu sạch có đặc điểm không mùi, có độ trong, dẻo ( co dãn) và bền. Các sản phẩm
làm từ nguyên liệu phế liệu bẩn có mùi hôi nồng (một số có mùi khét), rất dễ
rách, bề mặt sần sùi, không mịn do lẫn nhiều tạp chất.
Mua mua ban do cu đô văn phòng đã qua sử dụng, đồ
bếp công nghiệp, tủ nấu cơm công nghiệp, đồ nội thất gia đình tại Chợ đồ cũ lớn
nhất Hà Nội.
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ : Chợ đồ cũ tại đầu
mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét