Mới 8 giờ sáng, điểm bán đồ cũ đồ xưa trên vỉa hè đường 2-4, gần
Làng Trẻ em SOS (Nha Trang) đã thu hút rất đông người. Trên miếng bạt tạm bợ,
vô số những món đồ cũ kỹ được bày ra. Từ chiếc nhẫn, đồng hồ có tuổi thọ vài chục
năm cho tới dao, muỗng, nĩa, lư hương, cồng, chiêng... tất cả đều in dấu thời
gian… Chủ nhân của điểm bán hàng đặc biệt này là ông Trần Văn Khanh, quê huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. “Trước giải phóng, do chiến tranh loạn lạc, tôi bị thất
lạc gia đình từ khi còn rất nhỏ, phiêu bạt nhiều nơi trong nước rồi sang
Campuchia và Lào. Ở đó, tôi sưu tầm được khá nhiều món đồ xưa đem về làm kỷ niệm,
nhưng do hoàn cảnh khó khăn, tôi đành bán dần đi”, ông Khanh chia sẻ.
Ông Khanh cũng cho biết, những
món đồ ông bày ban do cu đều có thể gọi là
đồ xưa chứ chưa phải là đồ cổ, trong đó có không ít món đồ có độ tuổi trên dưới
70 năm. Mở chiếc hộp gỗ cũ mèm, lấy ra chiếc nhẫn bạc có đính một con cóc bằng
đá màu xanh ngọc, ông Khanh say sưa kể: “Nhìn cái nhẫn này nhỏ vậy nhưng phải
trên chục triệu mới bán được. Đây là chiếc nhẫn tôi mua được từ năm 1998 của một
gia đình có người làm quan hồi xưa ở An Giang. Chủ nhân là bà cụ đã ngoài 80 tuổi.
Hồi đó nhìn thấy chiếc nhẫn tôi mê liền, nhưng năn nỉ hoài bà cụ không bán vì
muốn giữ làm kỷ niệm. Sau đó, cứ mỗi tháng tôi lại ghé nhà bà cụ một lần để hỏi
mua, nhưng phải 1 năm sau bà mới để cho tôi. Giờ đem bán lại thấy cũng tiếc lắm
nhưng nghĩ mình già rồi, sống chết chẳng biết khi nào, thôi thì nhượng lại cho
ai thích chơi để họ lưu giữ”.
Tại điểm mua bán thanh lý đồ cũ đồ xưa của bà Phan Thị Ánh,
trên vỉa hè ở gần cầu Dứa (TP. Nha Trang), số lượng các món đồ xưa còn nhiều
hơn. Khác với điểm bán của ông Khanh, bà Ánh chủ yếu bán đồ gốm, sứ và đồ đồng.
Chỉ tay vào chiếc ống đựng hương với chất men rạn và chiếc bình sứ da lươn, bà
Ánh khoe: “Trong tất cả đồ ở đây, 2 món đó là giá trị nhất. Để mua được món đồ
này, vợ chồng tôi đã phải trả giá khá đắt. Hồi mới vào nghề, do chưa có kinh
nghiệm nên nhiều lần bị mua hớ. Có những món khi mua tưởng là đồ xưa có giá trị,
tiền cao mình cũng mua thanh ly do cu.
Nhưng khi đem hỏi những người có kinh nghiệm thì mới vỡ lẽ đó là đồ giả cổ. Từ
những “tai nạn” đó, vợ chồng tôi mới học hỏi các đàn anh trong nghề. Những quyển
sách “gối đầu” như: “Đồ sứ ngoạn cổ” của tác giả Vương Hồng Sển, “Cảnh Đức
Trân”, “Men Lam Huế”… tôi cũng có”.
mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa
công nghiệp, thanh
lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van
phong, cửa sắt vân
gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa
bát công nghiệp
Rong ruổi săn lùng
Sau chầu cà phê buổi sáng tại một
quán vỉa hè trên đường Lê Hồng Phong (Nha Trang), anh Huỳnh Long Phụng (quê huyện
Phù Cát, Bình Định) và hơn chục người bạn vừa là đồng hương vừa cùng làm nghề
mua dạo đồ xưa, tất tả chia tay để đi tìm mua đồ xưa. Phương tiện, đồ nghề của
họ chỉ với 1 chiếc xe máy và một chiếc loa cột phía trước xe để phát lời rao.
Anh Phụng cho biết: “Ban đầu, tôi đi mua đồ cũ
ve chai, nhưng thỉnh thoảng gặp may mua được món đồ xưa cũ, bán lại cho những
người sưu tầm với giá cao nên từ đó tôi chuyển sang chuyên mua đồ xưa. Tuy
nhiên, bây giờ làm ăn cũng khó lắm vì ngày càng có nhiều người làm nghề này,
trong khi đồ xưa trong dân ngày càng ít đi. Có khi rong ruổi cả tuần chẳng mua
được món nào, đành chấp nhận lỗ tiền xăng và tiền công”. Được biết, Nha Trang
hiện có không dưới 50 người làm nghề săn tìm đồ xưa, chủ yếu là người Bình Định.
Tại điểm bán đồ xưa ở gần Chợ Đầm,
chúng tôi gặp anh Nguyễn Quốc Cường (quê huyện Phù Cát, Bình Định) khi anh kết
thúc một ngày săn tìm đồ xưa ở Cam Ranh trở về. Lấy trong bao tải ra 1 cái nồi
bằng gang và 2 cái dĩa sứ để bán cho chủ điểm thu mua do cu, anh Cường tỏ ra vui mừng: “Chuyến hàng đầu
năm có vẻ hên quá! Tôi tình cờ mua được mấy món này của một nhà dân khi họ dọn
dẹp đồ để chuẩn bị xây nhà mới”. Theo chủ điểm thu mua, cái nồi bằng gang này
được sản xuất trong nước vào những năm trước giải phóng, còn 2 cái dĩa là do
Pháp sản xuất, nhưng không rõ năm nào. 3 món hàng này được mua với giá 1,1 triệu
đồng..
Nhen nhóm đam mê
Thông thường trong giới sưu tầm đồ
xưa, đặc biệt là đồ cũ đồ cổ, họ rất kín tiếng
và ít tiết lộ về những món đồ mà mình mua được. Một phần vì sợ rắc rối với Luật
Di sản Văn hóa, một phần lo ngại bởi những thành phần bất minh. Qua nhiều lần
thuyết phục, cuối cùng chúng tôi cũng được ông Nguyễn Ngọc Khánh (xã Vĩnh
Trung, TP. Nha Trang) cho xem những món đồ mà ông sưu tập trong nhiều năm qua.
Trong căn nhà chưa đầy 70m2, các món đồ được trưng bày khắp nơi. Từ những chiếc
muỗng inox có tuổi thọ vài chục năm đến những chén, đĩa có tuổi đời trăm năm đều
được cất giữ trang trọng. Chỉ tay vào cặp chén, đĩa in hình long phụng, ông
Khánh nói: “Đây là những món đồ mà tôi thích nhất. Dù chỉ khoảng trên dưới 100
năm tuổi, song đường nét hoa văn rất đẹp. Những hình vẽ long phụng được thực hiện
toàn bộ bằng tay và phủ bên ngoài là lớp men trắng đục. Những món đồ như thế
này bây giờ không phải dễ kiếm, có tiền cũng chưa chắc mua được. Đã nhiều người
gạ tôi bán lại với giá cao song tôi quyết giữ lại để chơi. Mỗi món đồ như vậy đến
được tay mình như một cái duyên, không có yếu tố đó cả đời tìm cũng chưa chắc gặp”.
Trong bộ sưu tập của ông Khanh, có đầy đủ các đồ dùng hàng ngày mà những gia
đình xưa thường dùng. Song, giá trị nhất phải kể đến những món đồ bằng đồng và
gốm, sứ. Theo tiết lộ của chủ nhân, đồ gốm, sứ luôn là những tác phẩm mà bất cứ
người chơi đồ cổ, đồ xưa nào cũng muốn sở hữu. Vì những vật dụng này được làm bằng
phương pháp thủ công và những chất liệu đặc trưng nên thời nay muốn làm giả
cũng không phải là dễ. Đây cũng chính là lý do khiến các đồ gốm, sứ luôn có giá
cao ngất ngưởng. Với những đồ có in niên đại và nơi làm ra thì giá trị lại càng
cao.
Ông Lê Văn Hoa - Phó Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phong trào sưu tầm đồ cổ, đồ xưa ở Khánh Hòa chưa
thực sự phổ biến như các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, vẫn có một số nghệ nhân và
những người có điều kiện sưu tầm. Việc làm này có ý nghĩa bảo vệ hiện vật thời
xưa, qua đó góp phần tuyên truyền cho thế hệ trẻ nâng cao ý thức bảo tồn giá trị
văn hóa của dân tộc.
Ngồi nhâm nhi ly trà hãm bằng chiếc
ấm tích cũ, ông Khánh tâm sự: “Cách đây 7 năm, trong một lần dọn lại nhà, tôi
vô tình thấy mấy chiếc đĩa cũ vứt trong xó nhà. Tuy hình thức cũng bình thường
nhưng nhìn những họa tiết trên đó khiến tôi thích thú vô cùng. Và cũng bắt đầu
từ đó, trong tôi luôn đau đáu vì sao mình không giữ lại những món đồ cũ để
trưng cho thế hệ sau biết được những giá trị văn hóa của một thời đã qua. Từ
tâm niệm đó, đi bất cứ đâu, thấy có món đồ gì cũ là tôi hỏi mua hoặc xin về cất
giữ trong nhà. Cứ như vậy, niềm đam mê ăn sâu vào máu mình lúc nào không biết.
Đi làm về, nhìn vào bộ sưu tập mà mình có được bao nhiêu mệt mỏi liền tan biến”.
Hiện nay, phong trào chơi đồ xưa ở
Khánh Hòa mới chỉ dừng lại ở mức độ tự phát, nhỏ lẻ. Đa phần những người sưu tầm
chỉ có chút ít kiến thức về cổ vật nhưng họ lại có rất nhiều đam mê. Họ tìm mua
những món đồ xưa cũ, không phải vì muốn đổi đời, đơn thuần chỉ là hoài niệm về
quá khứ. Mỗi món đồ đều chứa đựng một câu chuyện nào đó đã chìm dần với lớp bụi
thời gian nhưng cũng có thể gắn liền với một khoảng thời gian lịch sử đang đợi
chờ khám phá. Âu đó cũng là sự hấp dẫn rất riêng.
Ở Việt nam, Quý khách hàng có thể
sưu tầm đồ cổ mua bán đồ cũ đã qua sử dụng tại chợ
đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối
– đông anh – hà nội bán (cho do cu ngay chân cầu
thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau
rua cong nghiep, chau
rua bat cong nghiep
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét