Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Theo dòng chảy lịch sử đồ cũ cổ vật ở nước ta

Cùng với dòng chảy lịch sử văn hiến hàng ngàn năm của dân tộc, “Kho tàng” di sản văn hoá của nước ta vô cùng phong phú, đa dạng “Kho tàng” di sản ấy đã được biết bao thế hệ cha ông ta tạo dựng, lưu giữ dưới nhiều dạng thức khác nhau. Đó là những công trình kiến trúc tôn giáo và dân dụng như: đình, chùa, đền, miếu, phủ, nhà thờ, từ đường, thành quách, dinh thự, lăng tẩm... Đồng thời trong đó lại bao hàm vô vàn đồ vật (đồ tế tự, đồ gia dụng, đồ trang sức các vật dụng nơi quan phủ, cung đình...) và thư tịch các thời đại (cổ thư)... “Kho tàng” di sản ấy là sự kết tinh công sức, trí tuệ, tài năng của lớp lớp thế hệ người Việt đã để lại cho muôn đời sau những giá trị vô cùng to lớn, chân thực về lịch sử văn hoá, về khoa học, nghệ thuật, tư tưởng nhân văn, và được gọi chung là di sản văn hoá vật thể. Những đồ cũ đồ vật, vật dụng tồn tại qua quá trình lịch sử trong các di tích văn hoá, trong các dinh thự của các quan lại, quý tộc hoặc trong tư gia người dân thường có tính di biến động (thuộc nhóm động sản), ngày nay vẫn gọi nôm na là cổ vật. Mặt khác, do tính chất giao thoa văn hoá, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc, giữa các nền văn minh (nhất là thờâi kỳ phong kiến đến nay), nên người Việt ta cũng đã sử dụng, lưu giữ nhiều cổ vật có gốc tích từ các nước và nhiều cổ vật từ Việt Nam cũng hiện hữu ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Do giá trị to lớn về nhiều mặt của di sản văn hoá nói chung, nên việc lưu giữ, tồn tại các di sản đó luôn là niềm vinh dự, tự hào chính đáng của mỗi quốc gia, dân tộc, của từng cộng đồng dân cư và chủ nhân của các cổ vật. Đó và niềm tự hào về kỹ năng chế tác, trình độ sáng tạo nghệ thuật, thẩm mỹ; về trình độ, khả năng sử dụng, thụ hưởng tinh hoa văn hoá. Nhất là khi những cổ vật còn được lưu giữ tại các gia tộc, gia đình thì lại là sự thể hiện về quyền uy, về gia thế, gia phong, cốt cách văn hoá và ý thức giữ gìn bảo tồn của chính chủ sở hữu nó.


Có thể cũng bởi lẽ đó nên thời gian qua và nhất là những năm gần đây nhờ kinh tế phát triển, trình độ, kiến thức về văn hoá được nâng lên, nhân dân ta mới ý thức đầy đủ, toàn diện hơn về giá trị to lớn của di sản văn hoá do cha ông để lại; nhiều nơi, nhiều người chủ động đóng góp công sức, tiền của để tôn tạo, phục dựng các di tích là nơi thờ tự và trào lưu sưu tầm, mua bán đồ cũ, phục chế cổ vật đã mở rộng. Sự thể này cũng đã và đang đặt ra không ít vấn đề phải suy nghĩ, phải luận giải đối với các cơ quan chức năng, các nhà khoa học để hành sử về di sản văn hoá của muôn dân, đảm bảo tính chân thực, hiệu quả.




Điều đáng nói là những di tích tôn giáo ở nước ta đã có từ rất xưa, phân bố khá rộng khắp tới các làng bản, phun, ấp và chủ yếu thuộc về đạo Phật, tín ngưỡng dân gian. Khá nhiều đình chùa, đền, phủ... được xây dựng từ thời Lý, Trần cho đến thời Nguyễn sau này. Dầm dãi trong môi trường khí hậu khắc nghiệt: nắng - mưa - bão - lũ, cùng với sự tàn phá khốc liệt của những cuộc chiến tranh xâm lược và nhiều cuộc khởi nghĩa, chính biến trong các triều đại phong kiến nên phần lớn các công trình kiến trúc và cổ vật đã bị huỷ hoại, hư hỏng. Nhưng đau xóát và tệ hại nhất là ngay cả khi cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công, kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã giành thắng lợi, do nhận thức thấp kém, kinh tế khó khăn nên chính chúng ta đã đua nhau tháo dỡ rất nhiều công trình kiến trúc tôn giáo nhằm mục đích thuần tuý: lấy vật tư xây dựng công sở, nhà kho, trường học... và huỷ hoại nhiều cổ vật, đồ tế tự với mục tiêu, biện pháp ấu trĩ cực đoan: bài trừ mê tín dị đoan. Trong số những công trình tôn giáo bị huỷ hoại, hư hỏng có không ít những ngôi đình, chùa, đền, phủ... có kiến trúc đẹp, kiểu dáng hài hoà, đặc trưng với những mảng khối, đường chạm (trên gỗ), khắc (trên đá) khá tinh tế, sinh động, kỳ diệu về hình tượng thiên nhiên: tứ linh, tứ quý (bốn con vật thiêng: long ly, quy, phượng và cảnh sắc bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhật nguyệt, sơn thuỷ... về nhân gian: sinh hoạt cộng đồng, thần, phật, thánh, quỷ... Đồng thời cũng đã bị hư hại, mất đi nhiều cổ vật với đủ các chủng loại, kích cỡ, chất liệu: kim loại, gỗ, đá, gốm sứ, xương, sừng, ngà, động vật quý hiếm. Loại lớn như: chuông, khánh, đỉnh, thạp, lư, bình, choé, cồng, chiên. Loại nhỏ: nồi, ấm, bát, đĩa, chỉnh, nậm rượu, châm, khuyên... cùng biết bao đồ tế khỉ: bát xà mâu, bát bìểu, đồ tế tự: ngai, khảm, lọng, hoành phi, câu đối, bàn thờ, án thư... và nhiều loại tượng được đúc, chạm khắc các hoạ tiết hoa văn đạt trình độ kỹ nghệ và thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, những cổ vật hiến được lưu giữ, tồn tại đến nay thực sự trở nên quý hiếm. Nhiều cổ vật có giá trị kinh tế cao. Những cổ vật có giá trị trở thành đồ gia bảo, tộc bảo, là báu vật được lưu truyền, giữ gìn của gia đình, dòng họ hoặc của cộng đồng dân cư địa phương.

Những năm gần đây có chính sách của Nhà nước về di sản văn hoá, về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và trong điều kiện kinh tế phát triển, mức sống nhân dân được nâng cao, cùng với nhu cầu đời sống tâm linh tín ngưỡng có xu hướng mở rộng trong hầu hết các cộng đồng dân cư. Do đó không chỉ có tổ chức nhà nước quan tâm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo, phục chế các công trình lịch sử-văn hoá, mà ở hầu hết các địa phương, vùng miền trong cả nước, nhân dân chủ động (tự phát) huy động gom góp tiền của công sức sửa chữa, tôn tạo hoặc xây mới các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, kể cả những nơi chỉ còn phế tích. Khắp nơi đã có biết bao đình, chùa, phủ, miếu, nhà thờ, từ đường được phục dựng, sửa chữa, cải tạo. Nhưng số công trình kiến trúc đạt mức hoàn hảo như nguyên bản cổ xưa không đáng là bao. Phần lớn những công trình ấy chỉ được tu sửa, hoặc xây mới trên nền đất cũ, kiểu dáng mới, chất liệu và phong cách hiện đại, hoặc nữa là sự mô phỏng cách điệu. Thiết nghĩ những công trình như vậy chỉ là nơi tạo không gian tụ hội của giới sùng kính tâm linh đạo Phật; tuyệt nhiên ở đó không đem lại ý nghĩa về giá trị lịch sử văn hoá, càng không đem lại nhận thức về thẩm mỹ, đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam cho cả lớp người đương đại và các thế hệ mai sau. Duy chỉ có các nhà thờ công giáo được sửa chữa, xây mới đều phỏng theo kiểu dáng những công trình đã có trong giáo xứ, giáo họ và cũng có phần hoành tráng, hiện đại hơn.

Đồng hành với trào lưu xây, sửa các công trình tôn giáo, nhiều năm qua không ít những người yêu thích, hiểu biết cổ vật đã và đang ra sức săn lùng gom nhặt chúng bất kể từ đồ gia dụng, gia bảo, đồ trang sức đến đồ tế tự... để về làm vật báu cất giữ, làm thú vui chơi đồ cổ.
Trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng, giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá trong nước, ngoài nước phát triển, những cổ vật quý hiếm có giá trị không chỉ là thứ hiến tặng, trao đổi, cất giữ trong phạm vị gia đình, dòng họ mà đã trở thành hàng hoá mua bán thu lợi nhuận cao. Chắc hẳn, vì thế đã diễn ra không ít những vụ lấy cắp cổ vật từ các di tích lịch sử-văn hoá, từ các bảo tàng, các dinh thự, tư gia ở nhiều nơi trong cả nước (như Nam Định, Bắc Giang, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Đồng Nai...).

Mặt khác, với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự khôi phục, phát triển của làng nghề truyền thống: gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng (Bắc Ninh), đúc đồng ở Ýá Yên, Xuân Trường (Nam Định), ở Thanh Hoá, Đồng Nai....; chạm khắc đá ở Quảng Nam, Ninh Bình, chạm khắc gỗ La Xuyên (Nam Định, ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh)... nên đã có nhiều đồ vật phục chế giống cổ hoặc sản xuất mới giống hệt như cổ vật (nhiều nhất là đồ thờ, tượng phật, vật dụng bằng đồng và bằng gốm, sứ); bình thường rất khó phân biệt cổ vật thật hoặc giả cổ vật. Đã có không ít người thiếu kinh nghiệm, chưa sành kỹ năng nghề nghiệp đã bị mất không ít tiền bạc do mua thanh lý đồ cũ phải cổ vật giả. Nhiều năm về trước, giới chơi đồ cổ thường chú trọng nhiều đến niên đại của cổ vật. Đồ vật càng cổ xưa giá tiền càng cao. Vài năm lại đây, người chơi cổ vật đã thực dụng hơn, chú ý hài hoà các yếu tố: nhất dáng (kiểu dáng), nhì văn (hoa văn, hoạ tiết), tam bền (còn nguyên vẹn, sử dụng tốt), tứ đại (niên đại).

Trước những thực trạng đã và đang diễn ra đối với việc bảo vệ, tái tạo di sản văn hoá nói chung, cổ vật nói riêng ở từng địa phương và trong cả nước, yêu cầu bức thiết nhất lúc này là sớm phân định cụ thể hơn nữa chức năng, trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp về di sản văn hoá để bảo vệ, lưu giữ cổ vật thuộc tài sản quốc gia, bảo vệ những công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử-văn hóa.

Trên thực tế, do công tác quản lý yếu kém, thiếu trách nhiệm của ngành văn hóa và chính quyền địa phương, nhiều cổ vật và công trình kiến trúc cổ, nhất là các đình, chùa đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử-cách mạng-văn hóa đang tiếp tục bị xâm hại hoặc để dân lấn chiếm làm nơi ở, làm nơi sản xuất, kinh doanh, nhưng người đứng đầu ngành, cấp chính quyền không hề phải chịu trách nhiệm. Có Luật Di sản văn hóa, đồng thời phải có chế tài cụ thể thưởng phạt nghiêm minh với tập thể, cá nhân quản lý, với người đứng đầu đơn vị thì Luật Di sản văn hóa mới được thực thi nghiêm túc, hiệu quả./.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng – chợ đồ cũ đặc biệt nhất hà nội để thăm quan và thể hiện thú vui sưu tầm đồ cũ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán cua sat gia go (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep, cua sat gia van go

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét