Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Chơi đồ cũ đồ cổ đôi nét chấm phá

Trải bao biến thiên, vật đổi sao dời, những đồ gốm sứ còn lại đến nay đã trở thành một phần di sản vật thể của từng đất nước, qua đó giúp cho người đời sau nghiên cứu từ lịch sử, thơ văn, nghệ thuật đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các thế hệ cha ông. Và chính những yếu tố đó đã cuốn hút bao nhiêu người đến với việc sưu tầm đồ cổ.

Ở miền Nam, nói đến thú chơi đồ cũ đồ cổ thì không thể không nhắc đến cụ Vương Hồng Sển (1902-1993) người từng tự nhận mình ham thích đồ xưa còn hơn khách hào hoa mê gái đẹp và hơn người đánh bạc mê trò đỏ đen. Vào năm 90 tuổi, đoán rằng sắp đến lúc phải từ giã vĩnh viễn những cổ vật thân thương của mình, cụ Vương có thảo một di ngôn chép thành 5 bản. Ngoài một bản do cụ giữ thì các bản còn lại được ân cần trao cho bốn người bạn mà cụ xem là tri âm tri kỷ. Nay thì hai người trong số ấy cũng đã qua đời, người thứ ba - ông Lâm Võ Hoàng, một chuyên viên kinh tế - vì nhiều lý do đã gác tay rửa kiếm.

Người thứ tư, cho đến nay vẫn còn đeo đẳng cuộc chơi, chính là anh Trần Đình Sơn, tuy sinh sau cụ Vương gần nửa thế kỷ mà lại vinh dự được cụ xem là người bạn vong niên thân thiết. Điều gây ấn tượng hơn cả là cụ Vương đã ghi trong sổ nhật ký của mình - hiện do người cháu gái của cụ cất giữ - lời nhận xét anh bạn vong niên như sau: ''Một người chơi đồ cổ, nếu tôi còn sống, sẽ là thầy tôi”.

mua đồ cũ giá rẻ tại: Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng bán đồ cũ thanh lý chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van phong, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp

Đôi bạn vong niên

Xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc - cụ cố giữ chức Thượng thư Bộ Hình qua hai triều vua Duy Tân và Khải Định - có truyền thống yêu chuộng do cu cổ vật, ngay từ nhỏ anh Trần Đình Sơn đã được đắm mình trong một không gian cổ kính và sống trong môi trường đầy cổ vật, lại được ông nội - vốn là một vị thâm nho - dạy học chữ Hán từ bé để có thể chiêm nghiệm hết cái hay nét đẹp trong những câu thơ ghi lại trên đồ sứ.

Đến năm 1968, khi vào Sài Gòn tiếp tục theo bậc đại học, người đầu tiên anh mong muốn được diện kiến chính là cụ Vương Hồng Sển, vốn đã nổi danh qua các bài viết về khảo cổ rất nhẹ nhàng, dí dỏm mà sâu sắc đăng trên các báo thời bấy giờ.

Anh Trần Đình Sơn bồi hồi nhớ lại:

- Khi đó cụ Vương đã 66 tuổi còn tôi chưa đầy 20. Chuẩn bi đi gặp vị tiền bối trong ''nghề'', tôi hỏi mượn ông nội hai cái tô gia bảo-một vào đời vua Lê và một vào đời Minh bên Trung Hoa - để có cớ đến gặp cụ Vương. Rất may ông đồng ý tiếp. Tôi rụt rè trình bày gia đình mình có hai cái tô cổ mà không hiệu rõ giá trị, nên đến xin lĩnh hội cao kiến. Không ngờ ông chỉ ngắm nghía sơ qua hai cái tô rồi quay sang nói gọn lỏn: ''Em định bán đồ cũ giá bao nhiêu?''. Tôi còn đang chưng hửng, chưa biết trả lời sao thì cụ Vương lặp lại câu hỏi. Đến khi tôi ấp úng nói rằng mình không có ý định bán, ông bèn đứng dậy nói dứt khoát: “Em muốn bán bao nhiêu cứ nói, liệu được thì qua mua đồ cũ, chớ qua không có thời giờ để giải thích dông dài''. Lúc ấy tôi vừa ngỡ ngàng vừa buồn giận, không ngờ người mà mình vẫn ngưỡng mộ lại có cách xử sự lạ kỳ như thế. Trước khi ra về, bầu máu nóng thanh niên bốc lên xui tôi quay lại nói thêm một câu cho... đã nư: ''Thưa cụ, cháu vẫn nể danh cụ là người có mắt ngọc để nhìn cổ vật. Giờ đây cháu biết thêm là cụ chỉ ưa nhìn cổ vật mà không nhìn được người''. Nói xong tôi quày quả bỏ đi. Nhưng vừa ra tới cổng thì cụ Vương đã kịp theo để gọi tôi trở lại và ân cần mời vào nhà. Chừng đó tôi mới biết sở dĩ cụ có thái độ như thế chẳng qua là vì sau chiến sự Tết Mậu Thân, khá nhiều người miền Trung tản cư vào Sài Gòn đã liên tiếp mang đồ cổ đến gạ bán cho ông. Chính vì vậy mà cụ lầm tưởng tôi đến cũng không ngoài mục đích ấy. Rồi cụ sốt sắng bảo tôi đưa cho xem lại hai cái tô và giải thích cặn kẽ lai lịch của chúng. Từ đó tôi được cái may lui tới thăm viếng, đàm đạo thường xuyên cùng cụ, nhờ vậy mà có mối quan hệ ngày càng gắn bó với một bậc tiền bối uyên thâm".



Vốn là người theo Tây học và không biết chữ hán, cụ Vương chỉ chuyên nghiên cứu các tài liệu khảo cổ bằng tiếng Pháp. Nay quen biết anh Sơn có được vốn liếng Hán văn, có thể bổ túc cho cụ trong việc dịch nghĩa các câu thơ chữ Hán Nôm, hầu có thể xác định rõ hơn gốc gác hay giá trị những món đồ cổ nên cụ cũng vui. Đổi lại, cụ hướng dẫn anh sinh viên trẻ mới nhập môn phân biệt các nước men, màu sắc, niên hiệu của từng món đồ. Hai người trở thành đôi bạn vong niên từ đó.

Những đồ sứ cổ thông dụng hiện nay tại miền Nam đa phân là do người Việt xưa đặt làm bên Trung Hoa và gồm hai loại. Một là của triều đình đặt làm đồ ngự dụng gọi là đồ ''Ký Kiểu". Những đồ sứ này có các họa tiết, thơ văn bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm xuất phát từ ý tưởng của vua chúa Việt Nam, hầu hết có màu lam đặc trưng và có ghi rõ niên đại (như Tự Đức niên chế, Minh Mạng niên chế).

Hai là những đồ sứ do các gia đình trâm anh thế phiệt tự vẽ kiểu rồi đặt hàng với những thương nhân Trung Hoa có mở cửa hiệu buôn Hán tại Việt Nam thường xuyên qua lại giữa hai nước để làm ăn. Ngoài ra còn có những mặt hàng do các Hoa kiều đặt làm từ nước họ, theo đúng thị hiếu và sở thích của người Việt, rồi mang sang bán cho dân ta. Nói chung, tuy hầu hết những đồ sứ cổ trên đây đều do người Tàu chế ra nhưng đều mang đậm phong cách Việt Nam.

Sang đến thời Pháp thuộc, từ đời các vua Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định, thì triều đình lại đặt đồ sứ làm bên Pháp sử dụng trong cung đình.

Tại Sài Gòn, ngay từ thời Pháp thuộc đã có những nhà buôn đồ cổ rất quy mô, nhất là trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi). Và đặc biệt từ sau năm 1963, đồ cổ bước vào thời hoàng kim tại miền Nam. Đó là giai đoạn chế độ Ngô Đình Diệm vừa bị lật đổ và quân đội Hoa Kỳ tham gia trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam, từ đó xuất hiện một tầng lớp trưởng giả mới gồm các thương gia, viên chức, sĩ quan ít nhiều có liên hệ với người Mỹ. Phú quý sinh lễ nghĩa, các nhà giàu mới đua nhau mua sắm đồ cổ để trưng bày, thế là giá cổ vật tăng vọt và ngày càng cao vì cung không đủ cầu. Để cung cấp cho thị trường Sài Gòn, giới buôn đồ cổ phải sang tận Hồng Kông tìm mua thanh ly do cu đồ cổ Trung Quốc hay sang Pháp mua cổ vật Âu châu mang về. Đồng thời các món giả cổ cũng xuất hiện ngày càng nhiều,vàng thau lẫn lộn, để bán cho những người thích chơi đồ cổ mà không đủ khả năng, hoặc để lừa những người mới tập tễnh bước vào thú chơi này.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu, riêng thú chơi cổ ngoạn lại càng... đa đoan hơn. Để phân biệt thật giả, người sưu tập phải chịu khó nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, địa lý... để tích lũy một ít kiến thức nhất định, bởi mỗi món cổ vật đều có chứa đựng những tiêu chí đó. Hiểu biết càng sâu sắc thì niềm vui cảm nhận càng lớn lao.

Cổ thi Ấn Độ viết rằng: ''Những gì kích thích lòng ham muốn thì không bao giờ thỏa mãn lòng ham muốn", do đó kẻ sưu tập nào cũng có lòng tham không đáy cứ ráng tìm mua thêm mãi, lại thêm máu bá quyền cố theo kịp người, rồi ráng... hơn người. Tiếp theo phải tìm bạn tri âm, hễ có được rồi nhiều khi khắng khít với nhau còn hơn vợ kèo con cột.

Truân chuyên cổ vật

Trong mười năm - từ 1975 đến 1985 - kể từ sau ngày đất nước thống nhất, đây có thể coi là thời kỳ chảy máu cổ vật ở miền Nam. Một số gia đình tại chỗ lâm vào hoàn cảnh túng thiếu phải bán đi những vật gia bảo để sống qua ngày. Mặt khác, một suy nghĩ nặng phần thành kiến lúc bấy giờ cho rằng toàn bộ những gì thuộc về vua chúa đều là tàn dư phong kiến khiến nhiều người hoang mang ngần ngại, người có đồ cổ lo đem cất giấu, người chưa có thì không muốn mua sắm mang về e rước họa vào thân.

Thời kỳ đó, những tay máu mê sưu tập như cụ Vương, anh Sơn thường rủ rê nhau ngày ngày dạo vòng quanh các chợ trời, thôi thì tha hồ mà ngắm, hầu như nơi nào cũng có ít nhiều đồ cổ bày bán với giá chưa đến một nửa trước đây. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn chung lúc bấy giờ, ai nấy cũng đành thở dài và bấm bụng... đi không rồi lại về không.

Trong một chuyến dạo chợ như thế, anh Sơn thình lình gặp lại một ống đựng tranh hiệu Ất Dậu Niên chế, vốn là vật gia bảo của nhà Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn mà anh đã mê mẩn hồi trước năm 1975 nhưng không tài nào rớ đến nổi, vì nhà bán thanh lý đồ cũ đồ cổ hét giá lên đến khoảng 20 lượng vàng, bằng l5 tháng lương của anh lúc ấy. Nhưng nay ống tranh này được bày bán với giá thấp đến không ngờ. Thế nhưng, so với cố nhân đang lăn lóc ở chợ trời thì bản thân anh bấy giờ cũng đang trôi nổi giữa chợ đời, nào có khác chi nhau! Tương lai người còn chưa biết ra sao, hơi đâu mà thương hoa tiếc... ống, thế là anh đành ngậm ngùi quay đi. Tuy vậy, từ hôm đó anh cứ thẫn thờ, tiếc nuối, đêm đêm trằn trọc thao thức, ngày ngày buồn bã vấn vương. Ngó tới ngó lui, trong nhà còn mỗi chiếc xe Honda, anh sáng mắt tự nhủ: thôi thì đem bán quách để mua ống tranh, từ nay đi xe đạp lại càng... hợp thời hơn!

Nhưng trường hợp trên thuộc loại hiếm, còn thì hầu hết các cổ vật đã lần lượt vào tay những người nước ngoài gồm du khách, nhân viên các sứ quán, lãnh sự... thoải mái mang ra khỏi nước, vì lúc bấy giờ Chính phủ chưa có quy đinh hay chính sách đối với cổ vật.

Từ sau thời kỳ đổi mới vào năm 1986, đời sống ngày càng được cải thiện, xã hội dần dà có thêm một số doanh nhân, cán bộ, viên chức có cuộc sống sung túc, xây dựng nhà cửa đồ sộ nguy nga, nhu cầu mua sắm đồ cổ bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt đến năm 2004 thì có đột biến về giá cả đồ cổ và hiện đã vượt cao gấp đôi so với trước ngày giải phóng.

Hiện nay, đường Lê Công Kiều tại TPHCM vẫn còn giữ truyền thống phố đồ cổ từ xưa của mình. Tại các quán cà phê ven đường này, mỗi sáng chủ nhật các tay "nghiện" trong nghề vẫn tụ họp trao đổi, bàn luận và mua bán. Ngoài ra trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), Mạc Thị Bưởi (quận 1) cũng là nơi có các cửa hàng đồ cổ.

Bài học đáng ghi nhớ

Liệu thú chơi đồ cổ có tính... kế thừa cha truyền con nối hay không. Vừa nghe câu hỏi, một tia sáng hiện ra trong ánh mắt làm gương mặt điềm đạm rạng rỡ hơn lên, anh Sơn bày tỏ niềm hạnh phúc khi hai cậu con trai của mình đều say mê đồ cổ giống cha. Bởi theo anh, không kể đến giá trị vật chất ngày càng tăng với thời gian, các bộ sưu tập được trao lại cho các con sau này còn mang giá trị tinh thần lớn hơn nhiều, với công sức mấy mươi năm chắt chiu góp nhặt, bởi ý thức gắn giữ những bảo vật mang giá trị văn hóa của dân tộc. Anh tâm sự: “Tôi rút được bài học từ kinh nghiệm đáng buồn của người đi trước. Tôi vốn lớn hơn con trai của cụ Vương - anh Vương Hồng Bảo - chỉ một tuổi mà thôi. Hồi đó, mỗi khi tôi đến nhà đều được cụ thân mật tiếp trong thư phòng, trong khi cậu con trai lại rất hiếm khi bước vào đây. Về sau mới biết hóa ra do trong thư phòng chứa toàn đồ cổ quý giá nên ngay từ khi con còn nhỏ, cụ đã cấm ngặt không được léo hánh vào nơi cha làm việc.

Điều này đã khiến cha con dần dà xa cách với nhau. Cho đến khi thấy mình già yếu, cụ nghĩ đến việc trao lại tất cả cho con trai thì anh tỏ ra hoàn toàn hờ hững. Hình như anh có mối hận lòng đối với cổ vật, bởi vì nó mà cha con đã không được gần gũi nhau''.

Rút kinh nghiệm đau lòng đó, anh Sơn đã sớm tạo cho các con cơ hội tiếp xúc với không gian cổ, mỗi dịp hè cho con về quê, đưa đi thăm lăng tẩm, các viện bảo tàng, truyền cho các con lòng yêu văn hóa, thi ca dân tộc và quan trọng hơn cả là cha con có nhiều dịp gắn bó, thân mật với nhau hơn.

Cứ theo những gì vừa nghe thì quả thú chơi đồ cổ mang lại nhiều niềm vui lẫn lợi ích, trước mắt cũng như lâu dài. Thế nhưng hình như nó lại không dành cho những người có thu nhập khiêm tốn, như công nhân - viên chức chẳng hạn?

Qua kinh nghiệm bản thân, anh Sơn khẳng định, không cần phải là... tỉ phú mới có thể chơi đồ cổ (anh cho rằng thật ra có những tỉ phú tuy sở hữu nhiều đồ cổ nhưng vẫn không phải là người chơi đồ cổ thật sự, mà nói cho chính xác hơn thì việc mua sắm cổ vật cũng chỉ là một cách đầu tư đồng tiền của họ để sinh lợi về sau mà thôi).

Theo anh, một sinh vien, một viên chức, dù với thu nhập khiêm tốn vẫn có thể đeo đuổi trò chơi này, với điều kiện là có niềm say mê và sự kiên nhẫn tích lũy về dài. Ngoài ra cũng nên chọn cho mình một loại nào phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính, chẳng hạn có người chuyên sưu tầm các đồng xu, hay bình vôi ăn trầu, hoặc chung uống trà cổ...

Hiện nay, một chung trà cổ có giá khoảng hai ba trăm ngàn đồng một cái, như thế người mới bắt đầu chơi đồ cổ có thể tiết kiệm tiền để mỗi tháng mua một chiếc. Rồi cứ hàng tuần, hàng tháng lại ra công sục sạo, năm này sang năm nọ tìm tòi mua thêm từng chiếc một để bổ sung dần. Sau đôi ba chục năm sẽ hình thành được một bộ sưu tập vô cùng giá trị, xứng đáng với công khó bỏ ra, mà trong suốt thời gian đó lại còn được hưởng niềm vui vô tận của việc chiêm nghiệm những câu thơ sâu sắc, ngắm phong cảnh nên thơ khắc họa trên các chung trà, qua đó cả một bề dày văn hóa của nhiều thời đại quá khứ hiển hiện lại trước mắt người đời nay.

Ở Việt nam, Quý khách hàng có thể sưu tầm đồ cổ mua bán đồ cũ đã qua sử dụng tại chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét