Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Gánh đồng nát càng nhẹ vai càng nặng

Ở tận các ngõ ngách, những người thua mua đồng nát cũng “len” vào cho bằng được. Số lượng người thu mua đồ cũ thanh lý đồng nát có thể nói đông nhất trong các nghề mua, bán “rao” ở Hà Nội.

Hầu hết họ là những phụ nữ, có cả những cô gái trẻ chưa chồng từ các tỉnh lân cận đổ về Hà Nội kiếm sống. Họ lên Hà Nội mong tìm được một công việc nào đó chứ ít người nghĩ mình lại làm nghề này. Nhưng khi không tìm được việc gì khác, họ đành phải đi thu mua đồng nát. Cũng dễ hiểu, chỉ cần quang gánh trên vai, ai “sang” hơn thì có chiếc xe đạp, với vài chục bạc làm vốn họ đã có thể theo nghề.

Chị Hoàng Thị Hạnh, 31 tuổi đến từ Vĩnh Phúc đã theo nghề thu mua đồng nát gần 6 năm, chia sẻ: “Chẳng phải lợi lộc gì đây nhưng chẳng có việc nào khác mình phải làm. Lâu lâu gặp vài người phụ nữ ở các tỉnh về Hà Nội tìm việc, đường cùng không có việc gì lại lại rủ nhau… “Đồng nát đê”.


Cái nghề rao: “Ai đồng nhôm nát, sắt, giấy vụn, bán đê” tưởng đơn giản ai có thì gọi, không thì thôi. Vậy nhưng: “Đây là nghề bán nước bọt kiêm dọn vệ sinh, cực nhọc đủ điều, bị không ít người soi mói với những lời: “Cẩn thận bọn đồng nát, hở cái gì là cuỗm ngay”. Có lần đi qua một nhà ở Mai Dịch (Cầu Giấy), tôi vô tình nghe bà mẹ kêu mất cái gáo múc nước trước nhà, cô con gái nói vọng ra: “Bọn đồng nát chứ ai vào đây”. Thấy nhục lắm, có gì bán người ta xách ra tận cổng, nếu họ không nhờ dọn vệ sinh thì nào có đặt chân qua cổng nhà họ ”, giọng chị Hạnh chua xót.

Đúng như chị Hạnh nói, ít có người nào phải chịu nhiều tủi nhục chỉ vì những thứ người ta đã vứt đi như người theo nghề đống nát.

“Gặp phải người bán ghê gớm, cò kè từng mẩu giấy vụn, kèm theo đó là lời nặng nề, kinh thường, thấy nhục lắm. Còn gặp người thương cánh đồng nát, cho vài ba vỏ lon bia, mừng nhưng cũng thấy tủi thân”, Xuân, đến từ Hà Nam thổ lộ. “Những ngày lễ như ngày 8/3, ngày Tình yêu mình nhặt được những vỏ hộp quà bị vứt mà như nhặt được vàng. Người ta thì như thế, còn mình…”, nói đến đây, Xuân lặng đi. Sự tủi thân đó cũng là điều dễ hiểu với một cô gái mới bước qua tuổi 17 như Xuân.
Hôm nào khi về nặng lưng xem như những người thu mua đồ cũ đồng nát vui trong người. Còn gánh trên vai càng nhẹ từng nào, nỗi lo của họ được nhân lên từng đó.

Sinh năm 1985, Q già hơn tuổi của mình rất nhiều, nhưng lại thấy Q khá trẻ nếu biết cô đã hai con, đứa đầu chuẩn bị bước vào lớp một. Q quê ở Nam Định, cưới chồng lúc 17 tuổi. “Ở quê em, con gái 18 mà chưa cưới bị xem là ế. Vợ chồng cưới nhau khi cả hai không có việc làm. Sinh liền hai con, gửi ông bà nội trông, hai vợ chồng lên Hà Nội kiếm sống. Chồng bốc vác còn em đi mua giấy vụn”, Q kể không một chút ngại ngần.

Dáng người nhỏ, yếu ớt nhưng hôm nào “trúng quả” phải gánh ỳ vai là Q vui lắm. Những lúc ấy, cô mong: “Ước gì mình có chiếc xe đạp để đi được nhiều nơi hơn và cũng đỡ mệt hơn”. Lên Hà Nội kiếm sống đã lâu nhưng bố mẹ, người thân không hề biết Q theo nghề này. “Quả thật nói mình giúp việc cho nhà nào đó vẫn hơn là đi mua đồng nát”.

Hai vợ chồng Q thuê ở chỗ trọ tập thể trên đường Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân), mỗi ngày 4.000 đồng/người chưa kể tiền điện nước. Trước đây, hai vợ chồng mỗi tháng cũng tích cóp cũng được một khoản gửi về cho ông bà nuôi con, nhưng giá cả tăng, gánh nặng trên vai họ càng lớn. “Trước đây, suất cơm bụi chỉ 7.000 đồng, giờ phải 12.000 người ta mới bán chứ chưa nói là để ăn no. Cái gì cũng tăng giá nhưng tiền gửi về nuôi con thì giảm hẳn. Như tháng vừa rồi hai vợ chồng “mất mùa”, nhiều hôm không có tiền phải nhịn đói. Nghĩ đến con lại chảy nước mắt. Con sắp đi học, bao nhiêu thứ cần đến tiền”, Q lo lắng..

Học xong lớp 9, Xuân nghỉ học xuống Hà Nội kiếm tiền cùng bố mẹ nuôi hai em sau ăn học. Hôm nào “đắt hàng” thì Xuân có lãi vài chục nghìn, chi tiêu tằn tiện tháng có vài trăm nghìn gửi về cho bố mẹ. “Trước đây thôi, còn giờ vài chục nghìn một ngày không đủ nuôi sống mình, đó là chưa kể những ngày không mua được thứ gì. Em đang muốn tìm việc gì khác nhưng khó quá”.

“Nhiều người nói dân đồng nát kiếm ăn được lắm. Ngày được vài ba cân giấy, vài tấm bìa lấy gì mà được. Có chăng là những người chủ thu mua, còn những người đi mua từng cân lẻ như mình chỉ mong kiếm đủ sống mà còn không nổi”, chị Hạnh thở dài.

Nói rồi chị Hanh quay đi, cất tiếng rao khàn khàn: “Ai đồng nát, giấy vụn bán đê...”.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng lớn nhất hà nội chuyên mua bán đồ cũ nhà hàng, gia đình, quán ăn với giá thanh lý.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội thanh lý bàn ghế văn phòng (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, chậu rửa công nghiệp inox
Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, ghế văn phòng thanh lý, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, tại chợ đồ cũ thưởng thưởng
Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét