Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Người việt gốc hoa là người chơi cổ vật đầu tiên ở hà thành

Đó là hai người Việt gốc Hoa buôn bán đồ cũ đồ cổ, một người ở phố Hàng Khay tên là Châu còn người kia tên là Sềnh ở phố Hàng Gai. Hai người này mua được món đồ quí hiếm thường bán lại cho những người săn đồ cổ từ Hồng Công qua.

Nhiều cổ vật ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Hoa, theo nhà nghiên cứu Mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, đồ sinh họat,thờ cúng Trung Hoa có mặt ở Việt Nam không dưới 2000 năm. Những đồ này do những người định cư ở Việt Nam về thăm quê, do khách vãng lai mang sang. Nhiều nhất là đồ Thanh (1644-1911) vì trong suốt mấy thế kỷ, quan hệ buôn bán giữa hai nước thịnh vượng, các triều đại phong kiến Việt Nam đặt đồ nội phủ từ Trung Hoa lại thêm dân hai nước học hỏi kỹ thuật của nhau.


Cũng theo ông Phan Cẩm Thượng, đồ cổ từ thời Hán Đường (207 trước công nguyên -907), đến Tống, Nguyên, Minh,Thanh đều có ở Việt Nam. Ngoài đồ gốm sứ còn có cả tranh từ thời Minh đến Tề Bạch Thạch (1852-1957). Các món đồ này nằm rải rác khắp nơi nhưng nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội bởi gần như suốt 8 thế kỷ Hà Nội là kinh đô của các triều đại phong kiến. Ngoài đồ cổ Trung Hoa, đồ cổ Việt Nam cũng rất nhiều, từ trống đồng thời Đông Sơn, gốm Giao Chỉ, gốm thời Lý,Trần, Lê, Mạc đến tượng trong chùa làng, tranh thuỷ mặc, đồ gỗ chạm khảm và sơn thếp. Chỉ tính riêng tượng Phật ở các ngôi chùa Việt Nam đã lên tới mấy triệu pho.Trong thời kỳ bài trừ mê tín dị đoan, tượng bị đập vỡ, bị thả trôi sông không ít. Dù buôn bán thanh lý đồ cũ đồ cổ bị cấm nhưng vẫn diễn ra vụng trộm và các pho tượng cỡ nhỏ lần lượt chạy ra nước ngoài. Sau này tượng nhỏ khan hiếm, đám trộm cắp bê cả tượng lớn. Bức tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cao 3 m 42cm ở chùa Keo đã bị kẻ gian bê mất.

Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp, cua sat van go tại chợ đồ cũ thưởng thưởng

Người Việt chơi đồ cổ đầu tiên ở Hà Nội là cụ Hàn Liên. Đầu thế kỷ XX, nhà cụ ở Lê Thái Tổ (gần ngân hàng ANZ hiện nay), khi Pháp lấy đất khu vực này, họ đền cho cụ ngôi nhà ở phố Hàng Lọng. Thế rồi gia đình cụ bắt chước dân hàng phố bán lọng. Từ cái thú thích sưu tầm đồ cổ, lại thấy buôn bán thanh ly do cu đồ cổ cũng kiếm được nên cụ bỏ hẳn nghề bán lọng, thuê nhà 32 Lê Thái Tổ mở cửa hàng buôn bán hàng này. Nhà số 34 trước là của một thương nhân người Pháp, do kinh doanh thua lỗ nên bị ngân hàng phát mại và cụ Hàn Liên mua lại vào năm 1935. Toàn bộ diện tích khu nhà khoảng 750 mét vuông. Những tờ hoá đơn còn lại cho thấy ít nhất cụ mở cửa hàng bán đồ cổ từ năm 1908. Báo An ninh Thế giới số tháng 11-2001 viết ”Cụ từng được chính quyền Pháp tặng thưởng Bắc Đẩu Bội tinh vì kiến thức bác học về cổ vật trên phạm vi toàn cõi Đông Dương. Giới chơi đồ cổ vẫn còn lưu truyền giai thoại những lần đi săn đồ của cụ và một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là cụ Hàn Liên đã tìm tới hậu duệ của danh hoạ Trung Quốc Từ Bi Hồng để mua tranh, đồng thời đưa về Việt Nam cả ban thờ chính của dòng họ này”. Cụ Hàn Liên còn sang cả Campuchia mua các món đồ độc. Cụ là người có nhiều đồ quý hiếm chỉ sau toàn quyền Pháp Paul Dumer. Sau khi Bắc Thành bị phá dỡ (thập niên 90 thế kỷ XIX), chính cụ là người mua được đầu rồng bằng gốm,men xanh lục, một món đồ quý hiếm có một không hai. Cụ mất năm 1946 để lại toàn bộ di sản cho con trai là Nguyễn Đình Dương (sinh năm 1910). Tuy nhiên có điều một chuyện không nhiều người biết và bản thân gia đình sau này cũng không dám kể với ai,giữ kín như bưng vì sợ liên luỵ, đó là chuyện chính cụ Hàn Liên đã đề xuất với toàn quyền Pháp và Công sứ Hà Nội xây Bảo tàng lịch sử.

Sau đó không lâu, ý tưởng này được chấp nhận và Bảo tàng lịch sử được khánh thành vào năm 1935. Bức ảnh cả gia đình cụ chụp chung với toàn quyền Pháp gia đình vẫn lưu giữ. Ông Dương không phụ cha đã làm giầu thêm bộ sưu tập với nhiều món đồ mới. Năm 1943, ông mua chiếc ô tô thể thao và trở thành người Hà Nội đầu tiên chơi dòng này. Khi cải tạo tư bản tư doanh,gia đình ông bị liệt vào gia đình tư sản. Cửa hàng số 34 do nhà nước quản lí và gia đình ông lui về ở phía trong. Về ông Nguyễn Đình Dương báo An ninh Thế giới số 11-2001 viết ”Tầm khoảng những năm 1968-1970, Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội lúc đó đã hỏi cụ Dương cho mượn một số hiện vật để trưng bầy trong ba tháng. Không một chút phân vân, gần 1400 cổ vật trong đó có những thứ còn khắc sâu trong tâm khảm giới chơi cổ vật lúc bấy giờ như :trống đồng, chuông voi giáo mác, bát đĩa ,mũi tên …đã được chuyển từ bộ sưu tập của gia đình đến những nơi được yêu cầu. Đã quá thời hạn đặt vấn đề mượn, cụ Dương chống gậy tìm đến cơ quan chức năng thì bị đùn đẩy kiểu vòng vo tam quốc hết người này đến người kia. Quá uất ức và xót xa, con người vốn có đời sống tĩnh lặng ấy đã thốt ra những câu nói đầy phẫn uất, và cũng không biết lí do cụ thể thế nào mà cụ bị giam tới suốt 8 năm trời.Trải qua mấy năm đẵng đẵng ấy, con người hào hoa thủa nào đã biến thành một ông lão suốt ngày giam mình trong nhà sợ đồng loại một cách khủng khiếp, luôn luôn ở trong tình cảnh xa lánh con người…”Sau đó cơ quan chức năng cũng hoàn trả phần nào nhưng những năm cuối đời cụ đã phát mại.

Tôi có gặp ông Nguyễn Bắc hỏi thực hư thế nào, ông Bắc bảo chuyện mượn đồ cổ để trưng bầy ông có biết song vì sao ông Dương bị bắt giam thì ông không rõ vì lúc đó ông đã sang làm chuyên gia ở Campuchia. Năm 1993,tôi và đạo diễn điện ảnh Lưu Trọng Ninh lên nhà ông chơi và tại căn phòng tầng hai nhà bên trong tôi cũng còn thấy đôi hạc cùng đôn, kệ, chiếc gường kiểu Pháp…Đầu năm 2007,tôi lên chơi với anh Minh (con ông Dương) thấy không còn gì. Anh Minh dẫn tôi vào gian thờ, hỏi anh đây có phải ban thờ của dòng họ Từ Bi Hồng không nhưng anh lắc đầu không biết. Anh bảo, cha anh không bao giờ nói bất cứ chuyện gì liên quan đến cổ vật với con cái. Ông Dương mất năm 1995. Dân quan tâm đến đổ cổ nói rằng,món đồ quý nhất cuối cùng của cụ Cả Liên là bộ vách tạc rồng bằng gỗ trắc được bán vào khoảng năm 2000 với giá 9000 hay 10000 đô la Mỹ.Bộ vách này hiện không thấy trong giới chơi đồ cổ Hà Nội, có người đoán nó đã sang Trung Quốc.

Theo một người am hiểu, thời điểm năm 2007, bộ vách này có giá trên dưới 100.000 đô la Mỹ .Tôi biết một người con trai khác của ông Dương là anh Tuệ. Anh đi bộ đội năm 1972,năm 1976 chuyển ngành về một cơ quan. Năm 1978, chuyển công tác vào một nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thập niên 80, được kết nạp Đảng, được bầu làm chủ tịch công đoàn.Trước những hành vi lợi dụng chức quyền làm những việc sai trái của một số cán bộ lãnh đạo nhà máy, anh mạnh dạn đấu tranh. Người lao động biết cả nhưng vì miếng cơm manh áo nên họ đành phải ngậm miệng,chỉ còn lại anh và anh bị ban giám đốc cô lập .Hiểu rằng không thể tiếp tục đấu tranh nên anh đành xin nghỉ hưu, tuy nhiên người ta cũng không cho nghỉ, anh để lại đơn xin nghỉ và ra đi. Sau đó trở về ngôi nhà bên Hồ Gươm. Năm 2007, anh làm bảo vệ tối cho một cơ quan lấy tiền sinh sống. Anh rất muốn quay lại nhà máy để giải quyết chế độ hưu nhưng bảo không có tiền.

Chơi đồ cũ đồ cổ ở Hà Nội trong thế kỷ XX không thể không kể đến ông Lương Xuân Huệ. Nhà ông ở phố Hàng Muối nên dân chơi đồ cổ thường gọi là Huệ “muối”, kế đó là ông Đức Minh và nhà giáo Nguyễn Bá Đạm. Ông Đạm có bộ sưu tập tiền có một không hai ở Việt Nam. Trong số “tứ hổ” về cổ vật thì 3 người đã về với tổ tiên,hiện chỉ còn ông Nguyễn Bá Đạm. Từ khi rộ lên chuyện đồ cổ cuối thập niên 90, Hà Nội rộ lên thành phong trào sưu tầm và chơi cổ vật . Tuy nhiên không ít trong số đó vẫn mua phải đồ giả.

Mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán cua sat gia go (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep, cua sat gia van go , thanh ly noi that van phong

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét