Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

Sưu tầm đồ cũ đồ cổ vì muốn giữ nhiều giá trị văn hóa

Ngoài giá trị vật chất, đồ cũ đồ cổ còn chứa nhiều giá trị văn hóa, phản ánh một phần văn hóa, văn minh của một đất nước. Đó cũng là giá trị mà nhiều người chơi đồ cổ muốn “nắm giữ”, lưu truyền. Ông Nguyễn Thành Phúc, nhà ở 1E2, khu phố Long Liên, thị trấn Long Điền (huyện Long Điền) là một người đam mê sưu tầm cổ vật. Hiện ông Phúc lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị về mặt văn hóa của Việt Nam và một số nước: 4 bình gốm thời văn hóa Sa Huỳnh có niên đại hơn 2.000 năm; 1 bình gốm thời Đông Sơn niên đại hơn 2.000 năm; 1 bình rượu hoa sen men ngọc thời Lý-Trần niên đại hơn 1.000 năm; tượng thần Ganesha của người Chăm (một trong những loại bảo vật quốc gia); bình gốm văn hóa Ốc Eo; một trong những sừng trâu dài nhất Việt Nam 1,49m; tượng nữ thần 4 mặt phong cách Baphuon (Campuchia) niên đại thế kỷ thứ VIII; bình gốm, sứ đời Minh, Thanh, Tống (Trung Quốc)… Ngoài ra, ông Phúc còn sưu tầm hàng chục tờ tiền Việt Nam thời xưa như: Giấy một đồng vàng, giấy năm đồng vàng, năm đồng, một đồng (tờ tiền dùng chung của 3 nước Đông Dương: Campuchia, Lào, Việt Nam)… “Ngoài niềm yêu thích, đam mê, tôi muốn sưu tập nhiều đồ cổ để giới thiệu cho con, cháu biết về nền văn hóa, văn minh thời xa xưa của Việt Nam và các nước trên thế giới” - ông Phúc nói.



Để sở hữu những món đồ cổ hiếm, độc, những người yêu thích đồ cổ phải dành khá nhiều thời gian, tiền bạc để “săn lùng”. Gian phòng khách rộng 30m2 của ông Lê Kim Âu, ở PO5, tổ 1, ấp Phước Lộc, xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) bày biện rất nhiều đồ cổ. 20 năm nay, ông Âu lặn lội đến nhiều tỉnh, thành, như: TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận, Quảng Bình…, thậm chí sang cả Pháp để lùng mua thanh lý đồ cũ những món đồ cổ. Hiện ông có khoảng 300 món đồ cổ các loại như: đèn măng xông Đức, bình Pháp lam, bàn, tủ thời Pháp, mâm đồng, đèn dầu Pháp, điện thoại quay số Ý, quạt Marelli Ý… có niên đại khoảng 100-150 năm. “Đam mê là một chuyện, điều kiện kinh tế cũng là yếu tố rất quan trọng của người chơi đồ cổ. Bản thân tôi, nếu đã thích món đồ nào, tôi sẽ tìm hiểu, mua thanh ly do cu cho bằng được. Trên thị trường có nhiều đồ giả cổ, người chơi đồ cổ phải nhạy, phải sử dụng con mắt tinh tường phân biệt từng đường nét, hoa văn được chạm khắc tinh xảo để tránh mua phải hàng nhái” – ông Âu nói.

Lời gấp 7 lần nhưng vẫn không bán đồ cũ

Ông Phúc cho biết, có người Campuchia sẵn sàng trả 600-700 triệu đồng cho cổ vật tượng thần 4 đầu phong cách Baphuon (Campuchia, thế kỷ VIII), gấp 6 - 7 lần giá trị mua ban đầu, nhưng ông không bán vì mong một ngày gần nhất sẽ trao trả cổ vật lại cho nước bạn. Năm 2011, ông Phúc đã đem cổ vật này đến Trung tâm nghiên cứu Địa chất-Đá quý (TP. Hồ Chí Minh) giám định cổ vật nhằm có cơ sở để thực hiện mong muốn trả lại cho Nhà nước Campuchia. Còn ông Âu chia sẻ: “Dù có những món đồ được trả giá lời gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra mua ban đầu, nhưng tôi nhất định không bán, bởi giá trị cổ xưa về mặt thời gian, nguyên bản mà có thể có nhiều tiền mình cũng không tìm mua lại được”.



Sưu tầm đồ cổ là một thú chơi tao nhã mà ai đã lỡ thích thì luôn mê đắm, bởi họ tìm được niềm vui, thích thú riêng từ những món đồ cổ. Một sáng chủ nhật, căn phòng khách của anh Trần Duy Lập, ở 252 Trương Công Định (TP.Vũng Tàu) vang lên giai điệu của bài hát “Cung đàn mùa xuân” phát ra từ chiếc máy nghe nhạc bằng đĩa than đời cũ hiệu Emerson (Nhật). Anh Lập cho hay, tuy hiện có nhiều loại loa, đài hiện đại, tân tiến, chất lượng âm thanh hay, chuẩn nhưng anh vẫn thích nghe nhạc bằng máy Emerson như một cách hoài cổ về thời xưa. “Một lần tình cờ uống cà phê, nghe những bản nhạc xưa, ngắm nghía những món đồ cổ tại quán cà phê Nét xưa (hẻm 100 Bình Giã, TP.Vũng Tàu) tôi rất thích thú và bắt đầu sưu tầm đồ cổ. Qua 5 năm, tôi đã có bộ sưu tập hơn 200 loại đồ cổ như: máy nghe nhạc đĩa than quay bằng tay Colombia, điện thoại quay số Đức, đài nghe nhạc Mỹ, máy chụp hình Polaroid Nhật, quạt Senyo Nhật, kèn saxophone Mỹ, đồng hồ cơ…” - anh Lập nói. Không chỉ sưu tầm đồ cổ, anh Lập còn tạo điều kiện cho những người có cùng sở thích đến giao lưu, tìm hiểu thông tin, trao đổi, mua bán đồ cũ tại nhà mình vào chủ nhật hàng tuần.

Quý khách hàng có nhu cầu Cổ Ngoạn – Thú chơi đồ cổ cũng như nhu cầu mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ hà nội đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội chợ đồ cũ bán cua sat gia go (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, , chau rua cong nghiep, chau rua bat cong nghiep, cua sat gia van go

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét