Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Chợ đồ cổ đồ xưa ở Hà Đông Hà Nội

Gần đây đã có những phiên chợ mua bán đồ cũ, đồ xưa hình thành mang tính chuyên nghiệp, tạo nên bức tranh thị trường được tô màu mới cho dân kẻ chợ của phố thị Hà thành ngàn năm...



Chợ phiên thứ bảy

Đây là phiên chợ đồ cũ, đồ xưa được tổ chức cách đây 3 năm được coi là sớm nhất ở Hà Nội trong một diện tích khiêm tốn chừng 400m2, ở ngõ 456, đường Hoàng Hoa Thám. Có thể nói đây là một cuộc chơi ngẫu hứng của một cá nhân mà nên. Đó là câu chuyện thuộc về anh Kiều Quốc Khánh, một tay chơi thư pháp có hạng. Đất của anh. Nhà hàng giải khát của anh. Trong một ý tưởng thăng hoa khi mùa xuân đến, anh mời mọi người đến bày hàng giao lưu, trao đổi. Mảnh đất thụt hẳn dưới chân đê cũ của gia đình anh trở thành một chợ phiên quả là một phát kiến thông minh. Nó cũng là một yêu cầu tự thân do chính những người chơi đồ cũ, đồ cổ chung tay dựng nên. Không mất một đồng đóng phí. Không những quy ước ngặt nghèo, miễn là thành viên có kiến thức và vốn liếng chủ yếu là đồ cũ hay đồ xưa độc đáo có thể thu hút khách hàng.

Chợ đồ xưa ở Hà Đông, Hà Nội.

Những người đến đây không bao giờ ồn ào mà chỉ dồn tâm trí vào những câu chuyện và những ký ức của đồ vật đem lại cho sự trải nghiệm của cuộc đời mình. Xem hàng và ngắm nghía đánh giá chúng, giống hệt như một chuyến đi du lịch trở về quá khứ của khách hàng vậy. Khi đến đây tôi gặp không ít các nhà toán học, giáo viên và các nhà văn, nhà báo. Còn doanh nhân ư? Hẳn nhiên rồi, nhưng cũng phải là những tay chơi đồ cổ thứ thiệt, nếu không sành sỏi thì cũng rất đam mê. Tôi cũng như một số bạn quen thân, thỉnh thoảng lại đến đảo qua chừng gần 40 quầy hàng, chứ không hẳn mua được gì. Thường chơi nghiệp dư chỉ tìm vài thứ mình thích, như tiền cổ hay đồng hồ cũ, hoặc chiếc túi da Liên Xô thời thập kỷ 60 thế kỷ trước. Đồ sành đồ sứ cổ khá nhiều, không thua kém các mặt hàng đồng như chân đèn lư hương hoặc bàn đèn đốt trầm...

Có điều thú vị ở đây là ông chủ hàng không “quát” giá bao giờ. Một chiếc quạt nhôm thời Liên Xô cũ, chất lượng, còn “din” dù rất cũ đáng giá 300 ngàn. Nếu khách trả 200 ngàn cũng bán chứ không nài nỉ. Cái họ trao gửi lại cuối cùng là nụ cười và ánh mắt lấp lánh niềm vui. Hẹn gặp lại. Tôi còn nhớ có lần, ông Nguyễn Huy Khánh, một giám đốc công ty bảo đảm hàng hải từ TP. Hồ Chí Minh ra. Ông tìm đến gian hàng tem cũ để lục xem có những con tem in hình cây đèn biển không. Chả là công ty ông quản lý các đèn biển ở nước ta. Ông lại có thú chơi những bộ tem đèn biển, đã 15 năm nay. Riêng bộ tem đèn biển ở Việt Nam, ông còn thiếu chiếc tem đèn biển ở đảo Long Châu, Hải Phòng. Tìm khắp nơi, có người mách lên chợ đồ cũ đồ xưa ở Hoàng Hoa Thám, thế là mỗi khi có dịp ra Hà Nội ông lại đi phiên chợ vào thứ Bảy hàng tuần. Nếu không tìm được con tem mình cần là thể nào ông cũng mua một thứ gì đó để làm kỷ niệm cho một chuyến đi. Ông Khánh có dịp đi công tác nhiều nước nên có cảm giác chợ phiên đồ cũ đồ xưa ở đây còn độc đáo hơn mấy phiên chợ ở nước Pháp, vì ít chủng loại hàng hơn và chủ yếu là thanh lý đồ cũ không dùng nữa đem bán, chứ chẳng thể nào có những chiếc lược được chế tạo bằng vỏ cánh máy bay, hay chiếc gương được gắn vào vỏ đạn để cho các cô gái thanh niên xung phong chải tóc bên suối, dưới một bầu trời đỏ lửa vì súng đạn...

Chợ phiên chủ nhật

Đây là một phiên chợ được tổ chức vào sáng chủ nhật hàng tuần, tại Bảo tàng Hà Nội được mang cái tên khá văn chương: “Chợ phiên dấu xưa”. Có nghĩa là không có đồ cũ mà chủ yếu là đồ cổ chính hiệu. Phải nói ở đây toàn là hàng có giá tiền triệu. Mó vào một chiếc ấm trà cổ, bằng sứ hay đất nung cũng ít nhất phải có giá từ 3 triệu trở lên. “Chợ phiên dấu xưa” được hình thành vào tháng 11/2013, do Hội Cổ vật Thăng Long phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức. Với diện tích khá rộng, nhưng với sự chuyên chủng loại đổ cổ bày bán, nên cũng chỉ có khoảng 50 quầy hàng tập trung ở phía sảnh ngoài của bảo tàng hoạt động.

Tuy nhiên ở một vị trí hơi xa trung tâm thành phố nên chỉ những người chơi cổ vật mới thường xuyên đến trao đổi, mua bán. Dần dần, thời gian gần đây không ít khách hàng yêu thích cổ vật cũng tìm đến, mong mua được một vật gì đó ưng ý và có giá trị nhất định. Nhưng cũng chính vì có những người không hiểu biết mấy về cổ vật nên thường dễ bị choáng khi nghe các ông chủ phát giá. Đó là điều khác biệt về mức độ kinh doanh ở đây so với chợ đồ cũ đồ xưa ở ngõ phố Hoàng Hoa Thám. Tất nhiên, cũng có người vì ham thích mua mặt hàng nào đó cũng bị “thổi giá” mà không biết. Ở phiên chợ này có câu truyền miệng rằng: “Không biết, chết. Biết cũng chết” để nhắc nhở cho những người mua thanh ly do cu. Chết ở đây là không biết sẽ bị mua hớ. Nếu biết vì say máu cũng quăng tiền ra mua.

Có một anh bạn tên Long, ở phường Văn Chương, Đống Đa Hà Nội, người rất say mê sưu tầm ấm trà cổ đã kể với tôi đã từng bị “vấp ngã” ở đây. Anh kể mình thích một chiếc ấm trà nhỏ bằng ngón tay cái, có hình dạng mẫu ấm “Tây Thi” quai ngược, tại một gian hàng ở bảo tàng. Ông chủ hét 1.200.000 đồng. Đây không phải là chiếc ấm cổ mà chỉ là một chiếc ấm lạ được làm bằng đất Tử Sa (Trung Quốc). Hơn nữa chiếc ấm này có được làm bằng đất Tử Sa không cũng khó xác định. Nhưng vì chiếc ấm là một mẫu đẹp nên anh Long rất thích thú. Quyết mua nhưng vẫn chờn vì không biết trả giá thế nào. Lượn hai vòng. Long quay lại thử trả giá 900 ngàn đồng. Không ngờ ông chủ quyết định bán rẻ lấy may. Nhưng vì thích chiếc ấm, nên Long không hề tiếc tiền, với triết lý mua là được. Nhưng ai dè tình cờ khi đến cửa hiệu “Huy trà” ở phố Hàng Bông, thấy họ chỉ bày bán 150 ngàn đồng, mà còn có thể mặc cả. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Cũng may số tiền bị mua hớ chỉ 750 ngàn đồng không đến nỗi “nhảy lầu”, nhưng lại là “học phí” cho sự “ngu” của mình. Long tự an ủi mình. Biết sao được. Vậy mới nói đi chợ đồ cổ cũng phải là người chơi chuyên nghiệp. “Chợ phiên dấu xưa” mang một không khí bí ẩn thực sự. Vì người bán luôn luôn ngắm khách mà ra giá. Còn người mua chỉ thầm lặng gật gù rồi bỏ đi. Có quay lại vài lần rồi cũng lại quay mặt. Suy tính lắm mới trả giá. Chợ không hề có tiếng ồn là vì thế.

Chợ 6 phiên trong tháng

Khác hẳn với chợ đồ cổ ở Bảo tàng Hà Nội, vào sáng chủ nhật, chợ đồ cũ đồ xưa ở Vạn Phúc, Hà Đông lại như ong vỡ tổ. Cứ 6 phiên mở hàng, cách nhau 5 ngày, bắt đầu từ mùng 5 âm lịch hàng tháng. Thực ra chợ phiên này ăn theo lịch chợ cây, được hình thành theo các phiên chợ Hà Đông từ xa xưa. Khu chợ tạm này được mang tên “Trung tâm Giao lưu Sinh vật cảnh - Đồ cổ - Đồ xưa”. Sự tấp nập ở đây với hàng trăm người khắp nơi đổ về mua bán. Các nhánh chợ ngày mỗi phình rộng trên các ngả đường thuộc khu phân lô của đô thị Vạn Phúc. Hàng nhiều chủng loại hơn các phiên chợ khác. Cây cổ. Đồ cũ. Đồ mới. Đồ xưa. Đồ cổ. Trăm thứ không gì thiếu. Nhất là hàng đồng, hàng sứ gốm cổ và đặc biệt là các kiểu dáng điện thoại cũ bày la liệt. Người rao hàng, người trả giá, người tranh mua hết sức ồn ào. Cùng với đó là cặp loa của hàng bán đĩa hát phát nhạc ầm ĩ.

Và tất nhiên, giá phát cũng phong phú đến kỳ lạ. Bởi cũng một chiếc đèn cũ, dáng khá độc có chao đèn thủy tinh với công tắc điều chỉnh được phát giá chỉ 50 ngàn. Có người bớt 10 ngàn là bán. Khi đến một cửa hàng kính. Một chiếc kính có gọng, ông chủ nói là được mạ vàng, với dáng cổ có gọng mềm ôm hết vành tai và phát giá 4 triệu đồng. Ông khách hàng nom dáng sang trọng đeo thử rồi trả một nửa tiền cũng không thể mua nổi. Lại có một cô nàng yểu điệu mặc chiếc áo màu vàng sáng choang trong nắng sớm làm mọi người lóa cả mắt. Tôi tò mò khi thấy cô ta sà vào hàng bán đĩa CD. Thì ra cô ta đang tìm một CD giọng hát Giao Linh được thu trước năm 1975. Đặc biệt cô rất muốn nghe bài “Lòng mẹ” mà Giao Linh đã từng thu trong “Sơn ca 6”. Người bán đĩa nhạc ở giữa chợ cố tìm những đĩa có giọng hát Giao Linh xen kẽ, nhưng không có. Chủ hàng hẹn, sẽ tìm sau nhưng phải đặt tiền mới đi sưu tầm về, bởi đó là hàng cũ hiếm, hàng độc. Cô nàng áo vàng đặt luôn 200 ngàn đồng rồi bỏ đi, chẳng cần nhận giấy viết tay chứng nhận của chủ hàng.

Lại nữa, một người khệ nệ ôm chậu cây cảnh với thế trực “Nhất trụ kinh thiên”, vừa đi xuyên chợ, vừa hét mọi người dẹp sang một bên tránh đường. Hỏi ra mới hay, ông ta mới bỏ ra 10 triệu để mua cây sanh đó về chơi Tết. Chưa hết. Một bà già đi chiếc xe tay ga cũng bóp còi ầm ĩ để mọi người né xa khỏi đụng vào chiếc đồng hồ cũ treo tường mà bà ta buộc dây dằng chặt sau lưng mình. Vậy đó, một phiên chợ vào đúng ngày chủ nhật lại càng rộn rã với những ngày cận Tết Bính Thân. Dân đi chợ phiên mỗi lúc dồn về một đông. Phía ngoài ven chợ người bán hoa và cây cảnh cũng tụ về xôn xao một vùng. Họ dự định bán cả đêm cho trọn một phiên chợ đúng 24 giờ không hơn không kém.

Vĩ Thanh

Tôi len mãi mới ra khỏi khu chợ phiên Vạn Phúc. Đúng là tôi đã nghiện chợ phiên. Bởi đâu cũng có mặt. Cho dù sáng chủ nhật vừa ở Chợ phiên Bảo tàng Hà Nội  thì trưa đã có mặt ở Hà Đông. Có một anh bạn dạy toán ở trường đại học cũng giống tôi, chúng tôi thường đụng mặt nhau mấy lần trong một phiên. Nhìn thấy là ngó lơ. Có lần một người bán một bát tiền xu đồng cổ nói với khách sai về niên đại và không biết gì về chúng, thế là anh liền sà vào trò chuyện. Không ngờ tất cả há hốc mồm, tròn mắt nghe anh kể những câu chuyện về tiền cổ. Mọi người vây quanh vì thấy anh nói hay và nhiều điều mới lạ. Ông chủ hàng ớ người. Vì ông có biết đâu, tay giáo viên dạy toán này đã từng chơi và học về tiền cổ gần 30 năm nay. Thế đấy, đó là một chuyện tôi chẳng bao giờ quên mỗi khi đến một phiên chợ đồ cũ đồ xưa nào. Bởi ở đó tôi đã học được những điều bất ngờ nhất về cuộc sống và con người.

Ở khu vực Hải Bối Đông Anh Ngay chân cầu Thăng Long, có một khu Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng. Khách hàng có thể mua do cu các thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị nội thất gia đình, thiết bị nội thất văn phòng, nhà nghỉ tại khu Chợ Đồ Cũ này. Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Quan tâm: chậu rửa công nghiệp giá rẻ nhất tại Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng
Sưu tầm




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét