Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Ý tưởng làm giàu từ việc kinh doanh đồng nát

Ông Nguyễn Công Nhàn quê gốc ở Yên Phong (Bắc Ninh), vùng quê có truyền thống buôn bán đồ cũ đồng nát, khi gia đình ông chuyển về Việt Yên, Bắc Giang cũng vẫn sống bằng nghề này. Lớn lên, xây dựng gia đình ông Nhàn cũng lập nghiệp bằng nghề đồng nát. Mấy chục năm trước, cánh ve chai trong vùng ai cũng biết đại lý thu mua của ông. Không chỉ được trả giá cao hơn những đại lý khác, họ còn rất được hài lòng vì ông Nhàn thanh toán luôn, lại sòng phẳng.

Khu chứa rác và chế biến rác thải của ông Nhàn nằm ở một khu giữa cánh đồng, nhưng khá tiện đường giao thông. Điều làm cho chúng tôi ngạc nhiên, là tất cả những loại nhựa phế thải công nghiệp mà người ta không dùng được nữa, thì ông Nhàn thu mua đồ cũ về, xay nhỏ và chế thành xô, chậu, thùng... Máy móc hoạt động suốt đêm ngày, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bền, rẻ, phù hợp với túi tiền của bà con.

Đặc biệt, công việc này đã góp phần “làm sạch” hàng trăm tấn nhựa cứng, ảnh hưởng đến môi trường mỗi năm. Khi công việc làm ăn tiến triển, ông Nhàn thành lập Công ty TNHH Thanh  Nhàn để vực nghề sản xuất, tái chế rác thải phát triển.

Tại khu tái chế rác thải của Công ty TNHH Thanh Nhàn, điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là hình ảnh ông Giám đốc xắn tay áo phân loại rác thải với anh em công nhân. Hỏi thì ông trả lời: “Công nhân xin nghỉ mấy ngày để làm mùa, tôi đồng ý để họ về giúp gia đình rồi quay trở lại. Nhưng thú thực, chúng tôi đang thiếu lao động ở tất cả các khâu, từ phân loại rác, xử lý độc đến đứng máy nên tôi thường xuyên phải góp sức mà làm”.

Song song với nghề đồng nát, ông Nhàn cũng từng làm thợ xây, sau thấy công việc đó cũng vất vả, mà thu nhập chẳng bao nhiêu nên đầu tư một mối mở rộng cơ sở thu mua đồng nát, rác thải của mình. Để vận hành đại lý thu mua đồ cũ, ông thuê thêm 2 nhân công, thế mà làm cả ngày vẫn không hết việc. Ngày đó, hầu hết các đại lý đều không thu mua phế liệu nhựa cứng.


Nhiều đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ, ông không biết phải sử dụng những thứ dư thừa ấy vào việc gì. Nhựa cứng là loại rác thải khó phân hủy, nếu tiêu hủy thì cũng rất tốn kém, còn chôn vùi xuống đất có khi hàng trăm năm sau vẫn còn nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch nước ngầm. Ông tự nhủ: “Các loại phế thải khác đều có thể tái chế được, chẳng có lý gì nhựa cứng lại bỏ phí phạm, lăn lóc”. Từ đó, ông có ý tưởng sẽ chế biến lại nhựa cứng.

Từ năm 1989 trở đi, ông Nhàn buôn thêm mặt hàng xô chậu nhập từ Trung Quốc, bán cho bà con nông dân dùng làm thùng, xô để tưới, đựng vôi, vữa trong xây dựng. Mặt hàng này về đến tay bà con cũng không hề rẻ, khi vỡ, hỏng, bà con lại vứt bừa bãi, chẳng có ai thu mua. Trong lần tới thăm một cơ sở sản xuất đồ nhựa tại Bắc Ninh, ông chứng kiến cảnh những vị khách từ Thanh Hoá, Nghệ An chờ mấy ngày vẫn chưa lấy được hàng. Mặt hàng chính của cơ sở là xô, thùng, chậu... được sản xuất từ nhựa.

Lúc đó, ông đã quyết định sẽ tái chế phế thải nhựa cứng thành mặt hàng này. Thế là ông nghĩ đến phía đối tác Trung Quốc, quyết tâm tái chế loại phế thải “cứng đầu” này càng thôi thúc. Ông Nhàn lân la xuống cơ sở ở Bắc Ninh quan sát, học hỏi để có thêm kiến thức, tuy nhiên lần nào cũng bị bảo vệ “mời ra” vì lý do “giữ bí mật kinh doanh”.

Với quyết tâm cao, ông Nhàn về chuẩn bị tiền, một mình lặn lội sang Trung Quốc, thông qua những mối làm ăn cũ, ông tìm được một công ty chuyên chế tạo máy sản xuất mặt hàng này.

Ban đầu ông chỉ thành lập cơ sở sản xuất tại nhà, sau một thời gian, sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường, tiếng ồn ban đêm lại ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Ông liền mua đất ra cánh đồng, dựng xưởng và thành lập công ty, với hy vọng tái chế được nhiều nhựa cứng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Khách hàng của ông là bà con nông dân ở các huyện nghèo, ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Lạng Sơn, Hà Nội, Phú Thọ...

Hiện, Công ty TNHH Thanh Nhàn có 4 máy chế tạo, công suất trung bình 5 - 8 tấn phế liệu/ngày/máy; góp phần giải quyết việc làm cho gần 30 lao động với thu nhập cao. Nếu cả 4 máy cùng hoạt động thì chỉ trong vòng 10 ngày có thể xử lý toàn bộ chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Mỗi năm, công ty của ông nhàn xử lý khoảng 5000 tấn rác thải. Công nghệ tái chế này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép đủ tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng.

Mới đây, Công ty TNHH Thanh Nhàn còn nhập thêm các thiết bị máy móc phục vụ cho xưởng giặt bao bì. Tất cả các bao xi măng ở công trường xây dựng sẽ được giặt sạch, bán lại cho các công ty bao bì để tái chế. Tâm nguyện của ông Nhàn là mở rộng quy mô sang lĩnh vực sản xuất bao bì để giải quyết lượng phế thải xuất hiện ngày càng nhiều ở các công trình xây dựng. Ông cũng mong các cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh ủng hộ, đồng thời khuyến khích những ai muốn đầu tư, tái chế nhựa cứng.

Bởi có nhiều cơ sở như của ông Nhàn, thì nhựa cứng công nghiệp thải ra không biết sử dụng vào việc gì, thì đưa vào tái chế. Nhựa nghiền ra, cũng không phải rửa, nên cũng không ô nhiễm nguồn nước. Ngay cả các loại nhựa cứng bỏ đi của làng Minh Khai (Văn Lâm - Hưng Yên), thì máy móc của ông Nhàn cũng xử lý, chế biến được thành xô, chậu.

Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua bán đồ cũ lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong, bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét