Hiện ông Nguyễn Tiến Toàn là hội
viên Hội Nhà văn TP.HCM với các đầu sách đã xuất bản: Những nẻo đường đi qua,
Khát vọng tuổi thơ, Đất lạ, Xứ sở nụ cười, Người lập nghiệp, Gió xoáy… Ông Toàn
quan niệm làm người trước khi chết cần làm 3 việc: sinh ít nhất một đứa con để
nòi giống tiếp tục, trồng một cái cây để đời sau có bóng mát và viết một cuốn
sách để cháu con biết ta đã sống như thế nào. Gần như, ở tuổi ngoài 70, cả 3 việc
trên ông đều thực hiện được.
Ông nghĩ về doanh nhân và kinh
doanh: “Tôi thấy người ta thường nói đến kinh doanh là nói đến quảng cáo, nói đến
mạnh được yếu thua, nói đến cá lớn nuốt cá bé, nói đến cạnh tranh. Không phải
thế đâu! Kinh doanh là điều hòa được nhu cầu tiêu dùng của con người, đem được
loại hàng hóa nơi thừa sang nơi thiếu, tìm được cái điều mà xã hội đang cần.
Kinh doanh đầu tiên của tôi là đưa một núi phân bò của bộ đội ở Dục Mỹ xuống
vùng trồng dưa Hòn Khói – Khánh Hòa; chuồng trại sạch, dưa tốt khiến bên bán và
bên mua đều cảm ơn tôi”.
Sau năm 1975, ông Toàn thu gom đồ cũ phế liệu chiến tranh, vỏ bom đạn đồng từ rừng sâu bờ bãi, sắt vụn,
đồ dùng của quân đội Mỹ, cả xe cháy, tàu bay cháy và xe tăng cháy đem về bán
cho các lò tái chế. Đặc biệt các thùng đựng hàng của Mỹ để đầy đất chật bãi,
ông Toàn cho chặt, cán thẳng thành thép tấm, làm sườn xe đạp, cuốc xẻng, lưỡi
cày cho nông dân. Sinh thời, nhà văn Nguyễn Quang Sáng gọi ông Nguyễn Tiến Toàn
là “người làm vệ sinh chiến trường”.
Đầu óc nhanh nhạy của người kinh
doanh giúp ông Toàn nắm bắt nhiều cơ hội để làm giàu. Sau hơn 10 năm kinh doanh
đồ bỏ (phế liệu), năm 1988 nhà nước cho tư nhân được mở những trạm xăng dầu.
Nhu cầu xã hội cần, với đồng vốn tích luỹ từ thời làm phế liệu, ông Toàn lập 5 cây xăng trong một năm. Ông Toàn cho biết:
“Thời ấy tôi chỉ cần năm đến mười cây vàng là có đất đủ tiêu chuẩn làm cây xăng
(bây giờ thì cần phải năm trăm đến cả ngàn cây vàng). Được mọi người, mọi cơ
quan ủng hộ, hoa hồng cao, mỗi lít xăng có 5% hoa hồng. Đợt đó tôi làm một chiếc
tàu nổi trên Kinh Tẻ bán xăng dầu cho tàu bè.
Mỗi ngày có thể bán hơn 30.000
lít. Hiện nay xăng dầu không còn như xưa, tôi bán cây xăng, bán tàu lấy vốn đầu
tư làm xe lăn và xây trường học”. Đi ngoài đường sẽ thấy người tàn tật ở Việt
Nam dùng khá phổ biến xe lăn hiệu Kiến Tường, đây là xe lăn do ông Nguyễn Tiến
Toàn làm ra. Chẳng những bán với giá khá rẻ cho người tàn tật Việt Nam, xe lăn
Kiến Tường còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác.
Cha đẻ của xe lăn Kiến Tường
Ông Toàn đích thân nghiên cứu, chế
tạo sao cho xe lăn Kiến Tường tốt nhất và có giá cạnh tranh nhất. Ông Toàn nói
về việc làm xe lăn: “Tôi quan niệm một doanh nhân phải có cái tâm của một nhà
xã hội, có óc phát minh của một nhà khoa học, có lương tri của một nhà giáo, phải
có trách nhiệm với xã hội ngoài trách nhiệm đóng thuế”.
Xưởng Kiến Tường khởi đầu sản xuất
xe lăn từ 1986 nhưng lúc này ông Toàn còn lo cho các con ăn học nên vẫn chưa
chuyên tâm, đến khi các con đã thành danh, có căn nhà để ở, nhiệm vụ với gia
đình đã ổn, ông Toàn chuyên tâm nhiều hơn về xe lăn, nghiên cứu mẫu mã mới như
xe chạy bằng bình điện, xe lăn gắn máy ba bánh có số lùi.
Ông Toàn đi một vòng nước Mỹ để
nghiên cứu về vận hành trong các bệnh viện, để chế tạo loại xe lăn chuyển bệnh
nhân và loại xe đa năng cho người bệnh. Ông Toàn cho rằng đây là nhiệm vụ của một
nhà khoa học và của một người tham gia xã hội. Đâu phải cứ nói kinh doanh là phải
lấy lời bằng tiền.
Thời trẻ, ông Toàn kiếm thêm tiền
để đi học bằng nghề gia sư. Khi ông thành đạt, nhiều sinh viên học giỏi mà nhà
nghèo được ông Toàn đứng ra bảo trợ về nơi ăn ở. Thậm chí có nhiều sinh viên được
ông làm chủ hôn khi họ ra trường. Nhiều sinh viên ngày ấy giờ thành người hữu
ích vẫn thường tìm đến nhà ông Toàn như một sự tri ân. Ông còn tham gia xây dựng
nhiều trường học giúp học sinh có chỗ học đường hoàng.
Nói thế không hẳn ông Toàn là một
nhà từ thiện, ông luôn là một nhà kinh doanh với tư duy làm gì cũng phải có lãi
nhưng uyển chuyển chứ không bất chấp mọi giá để thu lợi về mình. “Mỗi việc làm
đều phải có lãi, lãi nhiều lãi ít phù hợp với điều kiện, khả năng và lợi ích mà
mình mang lại cho xã hội. Làm xe lăn có lãi để mở rộng mặt bằng sản xuất, mua sắm
trang thiết bị, máy móc. Làm trường học cũng thế, phải có lãi để mở rộng nhà
ăn, nhà nghỉ, lớp học, thảm cỏ. Còn bản thân tôi tiết kiệm, chỉ sử dụng và ăn
tiêu chừng mực, phù hợp với bản thân và nhu cầu làm việc. Tài sản của một doanh
nghiệp nếu không chôn dấu, cờ bạc, chuyển đi nơi khác là tài sản của xã hội” –
ông Toàn cho biết.
Học từ câu chuyện, câu thơ
Có nhiều doanh nhân thích giao du
với giới văn nghệ để làm sang cho mình. Ông Toàn lại khác, ông kết bạn với các
nhà văn để học: “Tôi học ở trường, ở sách, ở đời, và nhất là ở bạn bè. Tôi đãi
bạn như đãi thầy, nhiệt tình, chăm chút và cẩn trọng. Các anh Trần Sơn Nam, Thu
Bồn, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Duy, Ngô Thảo, Ngô Nguyên Phi… họ là thầy tôi đấy.
Tôi học từng câu chuyện, câu thơ, từng ý tưởng, và ngược lại, tôi cũng có cái để
họ học. Tôi ý thức điều này và bạn văn nghệ của tôi cũng vậy”.
Vì chơi nhiều với người cầm bút
nên ông Toàn chịu ảnh hưởng cầm bút để viết. Ông có một tài khoản như ông tự gọi
là “Tài khoản văn hóa”. Bao nhiêu nhuận bút ông đều chuyển vào đây để dành cho
con cháu của ông dù không thiếu tiền. Sau hơn 20 năm tích lũy “Tài khoản văn
hóa”, năm 18 tuổi Kinh Quốc, con trai ông Toàn được quyền sử dụng 1.000USD để
đi du học. “Tôi muốn con tôi ý thức đây là món tiền văn hóa, do đó đi là phải học
không phải đi chơi” – ông Toàn nói.
Hỏi ông Toàn, cùng làm một lúc
nhiều việc như vậy, ông có quá tham công tiếc việc không? Ông thẳng thắn: “Với
tôi, “nhân chi sơ, tánh bổn… tham”. Loài người phát triển đến ngày hôm nay là
nhờ tham. Có tham sống, các nhà bác học mới tìm và chế thuốc. Có tham danh mới
để lại nhiều bằng phát minh, để lại nhiều áng văn kiệt tác. Và tôi cũng vậy.
Cũng muốn lưu lại cho con cháu mai sau một chút danh, nên tôi đã viết sách, muốn
con cháu biết về mình”.
Ở trên đời này có một nhà văn viết
truyện ngắn và có một độc giả là một nhà doanh nghiệp đã đọc thuộc lòng không
sót một chữ. Nhà văn đó là Nguyễn Quang Sáng và độc giả đó là Nguyễn Tiến Toàn.
Năm 1992, tập truyện ngắn Con mèo Foujita của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã được
giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông Toàn tìm đọc với nhiều truyện ngắn
như: Bàn thờ tổ một cô đào, Tôi thích làm vua, Chiếc lược ngà…
Nhưng với truyện ngắn Bài học tuổi
thơ, khi đọc xong, buông quyển sách xuống bàn, ông Toàn bàng hoàng ngơ ngẩn đọc
đi đọc lại nhiều lần đến khi thuộc lòng. Ông Toàn đọc Bài học tuổi thơ như người
ta thuộc lòng bài hát: “Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại
trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một
bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. Giữa những
dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực
trên bàn viết.”
Ông Nguyễn Tiến Toàn nhờ chơi với
nhiều nhà văn có tâm và có tài nên ông đã nhặt được nhiều “chữ vàng” cho công
việc, quan niệm sống và chuyển hóa thành những cuốn sách mà ông đã viết ra.
Chợ đồ cũ thưởng thưởng chuyên mua
đồ cũ bán đồ cũ thanh lý lớn nhất tại Hà Nội:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: bếp công nghiệp được bán thanh lý chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông
anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét