Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Quá sốc đồ cũ quần áo Mỹ trị giá 16 tỷ USD

Những chuỗi thời trang hàng thùng nổi tiếng như Buffalo Exchange, Crossroads Trading Co., Second Time Around, Goodwill… đang ngày càng chiếm một không gian rộng lớn trên bản đồ bán lẻ thời trang thế giới với hàng loạt cửa hàng mở khắp nước Mỹ. Theo báo cáo của Racked, thời trang “bán lại” năm qua mang về cho nền kinh tế lớn nhất thế giới 16 tỷ USD.

Mỗi cửa hàng sẽ có những chính sách khác nhau, song nhìn chung họ có mô hình hoạt động tương tự như các cửa hàng mua đồ cũ lại điện thoại, máy tính bảng cũ trong ngành điện tử: thu mua quần áo cũ, chỉnh sửa một chút và bán lại. Chẳng hạn, Crossroads Trading Co. sẽ mua quần cáo cũ với mức giá tương đương 35% giá bán lại. Đôi khi, mức giao dịch có thể lên đến 50%. Trong khi đó, Second Time Around thường mua lại với mức giá tương đương 40% giá bán lại, nói chung, tỷ lệ sẽ còn tùy vào mức độ “cao cấp” của trang phục. Trong khi đó, ở Buffalo Exchange, tỷ lệ này là 50% bằng thẻ hay 30% nếu bằng tiền mặt.




Sự thành công của văn hóa hàng thùng cho thấy “khẩu vị” người tiêu dùng đang chuyển đổi rõ rệt, không còn dành quá nhiều ưu ái trong ngân sách của mình cho thời trang, cũng như tình yêu dành cho các thương hiệu sang trọng cũng đang “nhạt” bớt. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Millward Brown, trong 10 thương hiệu xa xỉ hàng đầu thì có 8 thương hiệu đang bị giảm giá trị. Mặc dù Chanel, Louis Vuitton vẫn tăng giá trị, song hợp lực của Burberry, Rolex, Hermès, Gucci, Cartier, Prada khiến Top 10 “đánh mất” 6% tổng giá trị thương hiệu (tương đương 7 tỷ USD) từ 2014 đến 2015. Đây thực sự là một hình ảnh trái ngược so với một năm trước đó, khi tổng giá trị 10 thương hiệu hàng đầu tăng 16%.

Các sản phẩm tại chợ đồ cũ: Bán đồ cũ chậu rửa công nghiệp, thanh lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, cửa sắt vân gỗ, cửa sắt giả vân gỗ, chậu rửa bát công nghiệp tại chợ đồ cũ thưởng thưởng

Văn hóa hàng thùng ở Việt Nam

Những cụm từ như quần áo hàng “thùng”, hàng “sida” hay secondhand đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Văn hóa hàng thùng được du nhập vào từ những năm 1990. Nguồn gốc của tên gọi “sida” được cho là bắt nguồn từ các kiện hàng quần áo cũ do Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) viện trợ. Mấy chục năm qua, dù là những kiện hàng nằm sâu trong ngõ ngách hay rải rác trong các khu chợ, hàng thùng tưởng đã bị hàng Trung Quốc giá rẻ lấn át nhưng hóa ra vẫn có chỗ để tồn tại với những giá trị không nhỏ. Tuy nhiên, do tính chất thống kê ở Việt Nam, những con số kinh doanh ấn tượng của hàng thùng không được ghi lại đầy đủ. Người ta chỉ có thể mường tượng sức nặng của nó qua các chợ đêm, gian hàng bán đồ cũ tấp nập hay những trang buôn bán đồ “secondhand” liên tục được mở ra trên mạng. Theo báo Báo, các tay buôn bán sỉ đồ cũ, mỗi kiện hàng sau khi trừ vốn sẽ lời khoảng 500.000-600.000 đồng.

Đồ cũ tái xuất ra thị trường qua nhiều con đường. Có thể do người tiêu dùng cá nhân bán lại cho các cửa hàng những đồ còn tươm nhưng không có nhu cầu sử dụng nữa. Nhưng nguồn đó sẽ chẳng thấm vào đâu nếu so với các kiện hàng, mỗi kiện hàng trăm kg, được một số đầu mối thu mua lại từ nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, và bán lại theo cân cho các chủ shop, giá cả sẽ tùy theo “đẳng cấp” của kiện hàng. Nhưng việc giành được các kiện tốt cũng không hề dễ dàng, dù đã “mua” vị trí trước thì chỉ cần đầu mối đổ hàng ra là cảnh các chủ đầu mối giành giật nhau khốc liệt không thua kém là mấy khi người ta cùng tranh mua cái túi Prada hạ giá hay hôi của từ bác tài xế gặp nạn.

                        

Lý giải cho sự phát triển của hàng thùng ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, rẻ là yếu tố quyết định nhất. Là một nước có mức thu nhập bình quân chỉ vào hàng trung bình thấp, hàng thùng giá chỉ từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng (tùy theo độ mới, “thương hiệu” gốc…) thường có sức quyến rũ hơn hàng trong shop “xịn” giá có lên đến hàng triệu đồng. Dạo quanh một vòng chợ Hàng Da, áo phông chỉ vào khoảng 70.000-90.000 đồng/chiếc, áo sơ mi tầm 90.000-120.000 đồng/chiếc, váy voan 120.000 đồng/chiếc… Thậm chí, đến những chợ bình dân như Kim Liên, Đông Tác… giá có thể còn rẻ hơn nữa.

Hơn nữa, thị trường hàng thùng không phải chỉ là bãi đáp của một đống lộn xộn. Nếu chịu khó “đào”, nhiều người có thể tìm ra những trang phục không hề đụng hàng, chất lượng tốt, thậm chí là hàng có thương hiệu. Chẳng hạn, tại Clothes Mentor ở Mỹ, người ta đã liệt kê ra được ít nhất 15 thương hiệu nổi tiếng, trong đó có cả Ann Taylor, Ugg, Nike, Coach, Fendi, Louis Vuitton. Dạo qua hàng thùng Việt Nam, nếu may mắn, bạn cũng có thể tìm được cả những bộ được “đánh về” từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh… Thậm chí, có cả những cửa hàng là mối quen của những “dân chơi” hàng hiệu chuyên săn các loại phụ kiện như túi xách hay giày dép, giá có thể lên đến vài triệu đồng cho những món đồ gần như còn mới.

Rõ ràng, những bộ đồ cũ đã tạo nên một sức mạnh kinh tế khác biệt. Người tiêu dùng trẻ là động lực chính đằng sau sự phát triển của phân khúc thời trang này. Sự kỳ thị đối với thời trang secondhand đang mờ dần ở các nước phương Tây, và vẫn phát triển mạnh ở các nước châu Á, bất chấp sự nổi lên của tầng lớp trung lưu và thu nhập gia tăng. Nhiều người cho rằng đó là hệ quả của khủng hoảng kinh tế, nhưng rõ ràng, giá rẻ, dù trong bất kỳ thời kỳ nào, vẫn luôn là một trong những sức hút lớn nhất làm nên thành công cho mặt hàng tiêu dùng đại chúng.

Mọi thông tin chi tiết sản phẩm cũng như giá vui lòng liên hệ chợ đồ cũ:
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm:  chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội (ngay chân cầu thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh lý ghế văn phòng, bàn ghế văn phòng thanh lý, thanh ly noi that van phong

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét