Khi đọc bài viết xúc tích và đầy ấn tượng của bạn Vũ Nguyễn
Minh Phương về mùi của nước Mỹ, tôi chợt nghĩ đến một thứ mùi rất gắn bó với cuộc
đời du học của mình và có lẽ của rất nhiều bạn khác ở Mỹ: “mùi đồ cũ”. Mùi đồ
cũ đúng như nghĩa đen của nó là mùi từ chủ nhân cũ của những đồ đạc, quần áo mà
chúng ta mua lại, xin lại, nhặt lại hay được thừa hưởng từ bạn bè. Sinh viên
chúng ta đi du học nay đây mai đó thì dùng đồ cũ là cách rất tốt để tiết kiệm
chi phí sinh hoạt. Tất nhiên do cu không sực nức
mùi nhựa mới, da mới, gỗ mới hay vải mới và bóng bẩy, đẹp đẽ như đồ mới nhưng
đa số vẫn thơm tho, sạch sẽ và lành lặn. Hàng Mỹ có chất lượng cao và rất bền
nên có thể được chuyển từ chủ này sang chủ khác qua nhiều năm.
Người Mỹ có khẩu hiệu “Reduce, Reuse, Recycle” tức là “Giảm,
Tái sử dụng, Tái chế” để bảo vệ môi trường. Ở Mỹ, việc trao đổi và mua bán đồ cũ cực kì phổ biến. Các cửa hàng online
như eBay hay trang web bán đồ cũ như Craigslist lúc nào cũng bận rộn với rất
nhiều hàng tái chế. Khu dân cư nào cũng có cửa hàng đồ cũ, trường đại học nào
cũng có diễn đàn thanh lý đồ cũ, nhà nào cũng có recycle bin (thùng rác tái chế).
Nhiều chương trình từ thiện thu hút ủng hộ quần áo và đồ đạc cũ từ khắp nơi rồi
phân phát miễn phí cho người nghèo một cách minh bạch. Các gia đình ở Mỹ rất
thích trao đổi quần áo và đồ chơi cho trẻ em. Mỗi mùa xuân và mùa thu, các
thành phố lại có hội chợ hàng cũ cho trẻ em, thường được tổ chức trong các
trung tâm văn hóa hay khách sạn rất lịch sự, nơi các gia đình mang đồ của con
mình đến, tham gia xếp sắp, phân loại cẩn thận, và bán lại cho các gia đình
khác với giá thấp. Mỗi hội chợ này thường thu hút hàng trăm người, rất tấp nập
và vui vẻ. Các con đều rất vui sướng khi được bố mẹ mua
đồ cũ ở đây.
Với sinh viên du học, đồ cũ cũng là sự chia sẻ, yêu thương,
đùm bọc của bạn bè và cộng đồng. Khi vợ chồng tôi mới chuyển đến Boston, bị sốc
nặng vì tiền thuê nhà và gửi trẻ ở đây quá cao so với đồng lương thực tập sau
tiến sĩ, chúng tôi phải tính toán từng đồng trong chi tiêu hàng ngày. Đầu tiên
chúng tôi lang thang ở các cửa hàng lớn để tìm đồ hạ giá, hay mua do cu trên eBay và Craigslist. Dần dần, chúng
tôi có nhiều bạn mới, được mọi người giúp đỡ và cho đủ thứ. Các bạn đồng nghiệp
cùng phòng thí nghiệm thương gia đình tôi khó khăn nên luôn quan tâm giúp đỡ.
Tôi còn nhớ một tối mưa, anh bạn tên Nan, chuẩn bị chuyển xuống Texas làm giáo
sư, dùng xe của mình chở bàn ghế, lò sửa, điều hòa và đủ thứ lặt vặt mấy chuyến
liền sang nhà tôi, bảo là “vợ chồng em cứ lấy hết đi, dùng được gì thì dùng”. Một
ngày mùa đông lạnh giá khác, thấy tôi liên tục nghỉ trông con ốm, chị quản lý
phòng chở một xe đầy thức ăn, sách vở và đồ chơi cũ của con mình đến tận nhà
tôi để cho cháu. Bố mẹ tôi xem cảnh nhà tôi qua Skype, trêu là “Nhà các con sao
mà như cái bảo tàng”. Tôi bảo “Con ở thành phố cổ thì phải dùng đồ cổ chứ. Con
tiết kiệm tiền để gửi về cho bố mẹ mà”. Tôi tự động viên là dù sao vợ chồng
mình vẫn còn sướng hơn các cụ thời sơ tán. Sau này, chúng tôi quen nhiều gia
đình khác cũng trong cảnh thiếu thốn như vậy mà thậm chí còn khó khăn hơn.
Chúng tôi ra sức giúp đỡ nhau, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam. Mỗi lần
có một gia đình chuyển đi, chúng tôi lại được thừa hưởng thêm đồ đạc, buồn phải
chia tay bạn mà vương vấn mãi với hơi ấm các bạn để lại trong nhà mình. Mùi thanh lý đồ cũ là mùi kỉ niệm mà!
Thời trang đồ cũ: con gái tôi vui sướng diện quần áo cũ mà
chúng tôi có được từ bạn bè và các chương trình trao đổi đồ trẻ em. Ảnh do Wai
Leong Tam và Mynn Tan chụp.
Các khu tập thể của Harvard là thiên đường đồ cũ. Ngôi trường xinh đẹp và cổ kính này luôn
thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Sinh viên tốt nghiệp Harvard thường
tìm được việc rất tốt, vui sướng chuyển đi nơi khác mà vứt hết đồ đạc hoặc bán
lại với giá rất rẻ. Trường rất khuyến khích sinh viên tái sử dụng và tái chế.
Các kí túc xá của Harvard đều có khu thu thập đồ từ thiện hoặc tái chế
(recycles) rất sạch sẽ. Tôi biết đến những chỗ này từ một gia đình bạn tốt sống
ở tập thể Harvard trước khi nhà tôi chuyển vào. Chúng tôi cần gì anh chị ấy
cũng tìm cách nhặt cho, toàn đồ còn mới và tốt. Sau khi vào sống ở một trong những
khu tập thể này, chúng tôi lại đi nhặt đồ và phân phát cho bạn bè ở ngoài, nhất
là các gia đình mới chuyển đến Boston hoặc mới sinh con. Lúc đầu tôi thấy hơi
ngại ngần khi đi nhặt đồ recycles, sau đó thấy hàng xóm mình, cũng toàn các
nghiên cứu sinh và tiến sĩ, nhặt đồ say sưa không kém thì lại thấy vui. Chúng
tôi còn chia sẻ và trao đổi “chiến lợi phẩm” với nhau. Cuối năm học, khu tập thể
tổ chức ngày trao đổi đồ cũ vui như hội. Đó là một ngày mùa xuân ở Peabody
Terrace khi mà người lớn, trẻ con, người già, người trẻ, giáo sư, tiến sĩ, sinh
viên đủ các màu da, quốc tịch xuống sân tập thể trao đổi đồ như trao đổi văn
hóa, cùng hòa đồng trong không khí trong lành, cởi mở.
Ngày ủng hộ và trao đổi đồ cũ ở tập thể Peabody Terrace của
Harvard mùa xuân 2013. Giáo sư Holge trực tiếp tổ chức và tham gia ngày hội (ảnh
giữa). Ai mang đồ đến trao đổi cũng được ăn kem hoặc sữa chua miễn phí. Ảnh được
tải từ Harvard Graduate Common Facebook pages.
Dùng đồ cũ làm cho mọi
người trở nên khéo tay hơn. Đa số thanh ly do
cu không có bảo hành, nếu hỏng thì người dùng phải tự sửa chữa. Giá nhân
công ở Mỹ rất đắt nên mang đồ ra hàng sửa thì nhiều khi còn quá giá mua đồ mới.
Chồng tôi vốn làm nghiên cứu sinh học nhưng lại rất mê máy móc. Anh thích đọc
sách kĩ thuật và xem hướng dẫn trên youtube để sửa đủ thứ máy tính, máy giặt, ô
tô. Cái ô tô đầu tiên của chúng tôi được sản xuất từ năm 1994, động cơ thì còn
tốt nhưng các thứ lặt vặt như đèn, còi, đài, hộp số, bánh lái, điều hòa… thì
thay nhau hỏng. Khi mua xe này từ một anh tiến sĩ khác với giá cực rẻ, chồng
tôi mua do cu thêm rất nhiều phụ tùng từ eBay,
cuối tuần nào cũng lôi xe ra tự sửa một ít, dần dà cũng sửa được gần hết các bộ
phận. Một anh bạn chúng tôi học trường kiến trúc thì rất giỏi sửa sang, lắp đặt
đồ nội thất. Anh sưu tầm đủ thứ đồ gỗ cũ, tháo cái này, lắp vào cái kia, nội thất
nhà anh nhìn rất đẹp và hài hòa. Các chị em Việt Nam thường giỏi khâu vá, sửa
quần áo rất tài. Quả là qua cái thủa hàn vi này, chúng tôi đã học được rất nhiều
kĩ năng sáng tạo và cách tổ chức cuộc sống gia đình.
Trao đổi và dùng đồ cũ là một nét đẹp trong văn hóa Mỹ và
cũng là một kỷ niệm không thể nào quên của tôi trong những năm tháng sống tại
vùng Đông Bắc đất nước này. Mùa đông ở đây với tôi thôi không còn lạnh lẽo vì
căn nhà của chúng tôi luôn có sự ấm áp từ những vật dụng tuy cũ nhưng tràn đầy
sự sẻ chia và đùm bọc của bạn bè từ khắp mọi miền trên thế giới…
Website http://docu24h.com chuyên mua bán đồ cũ gia đình, nhà hàng, quán ăn.
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ bán đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông
anh – hà nội ( chợ đồ cũ chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét