Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Ai cũng có thể thu mua phế liệu

Theo ghi nhận thực tế của nhóm phóng viên, hầu hết các cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn TP Hà Nội đều tự phát. Đặc biệt, phần lớn các cơ sở thu mua bán đồ cũ phế liệu đều thu mua sắt, thép, ve chai, ni – lông, đồ nhựa, giấy báo… từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến thực trạng nhiều người dân thất nghiệp cũng đổ xô đi thu mua phế liệu để bán cho các cơ sở này. Đây chính là lý do tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi không loại trừ trường hợp người dân do thiếu hiểu biết tự ý xử lý các sản phẩm phế thải và gây ra những trường hợp tai nạn đáng tiếc.

Chủ một cửa hàng thu mua phế liệu ở đường La Thành (Hà Nội) cho biết, cửa hàng sẵn sàng thu mua thanh lý đồ cũ tất cả các loại hàng phế thải từ người dân, ai có hàng phế thải cứ mang đến, thuận mua vừa bán là xong.

Còn trên mạng internet, gõ cụm từ “thu mua phế liệu” cũng hiện ra nhan nhản các trang web quảng cáo thu mua phế liệu, từ sắt, thép, đồng, chì, nhôm… bất kể phế liệu gì cũng sẵn sàng thu mua. Trang web “Thu mua phế liệu Thành Phát” ở phường Bình An Hòa, quận Bình Tân (TP.Hồ Chí Minh) sẵn sàng thu mua nhiều loại phế liệu với lời quảng cáo rất bắt mắt: “Thu mua phế liệu giá cao, có nhân viên đến tận nơi thẩm định, phân loại sắt thép phế liệu để quý khách bán được với giá cao nhất”. Và tất nhiên, với việc các cơ sở thu mua thanh ly do cu phế liệu mọc lên ngày càng nhiều, cũng đồng nghĩa, nhiều người có thêm công ăn việc làm, thoát cảnh thất nghiệp.



Chị Đào Thị Lê (ở Việt Trì, Phú Thọ) với chiếc xe đạp cũ kỹ chuyên đi thu mua đồng chì, nhôm nát, phế liệu cho biết, ngày nào cũng ra rả rao: “Đồng chì nhôm nát, công tơ bàn là cháy cũ hỏng bán đê” vào tận ngõ ngách từng nhà người dân, có gì cũng mua hết rồi mang ra tập kết tại một cơ sở thu mua do cu phế liệu ở Mỹ Đình, ngày cũng kiếm vài chục đến trăm ngàn.

“Cái gì tôi mang về họ cũng mua, hôm nào vớ được những tấm sắt to thì hôm đó coi như trúng quả, họ trả giá cao lắm”. Đó cũng là lý do vì sao, nhiều người đổ xô đi thu mua sắt vụn, phế liệu… Và cũng nhiều cơ sở thu mua phế liệu mọc lên đến như vậy. Tiếp tục khảo sát các địa điểm khác trên địa bàn Hà Nội, chúng tôi nhận thấy có hàng loạt cơ sở thu mua bán đồ cũ phế liệu và liên quan đến vật liệu dễ nổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tại cơ sở thu mua phế liệu trên đường Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) chúng tôi quan sát thấy bên trong ngổn ngang các loại sắt thép, phế liệu. Trong đó đặc biệt nguy hiểm là các bình ga đã cũ nát vẫn được mua bán bình thường.

Tại một cơ sở phế liệu tại đường 32 (quận Bắc Từ Liêm) cũng có chứa nhiều bình ga cũ, bình ô xi, thậm chí có nhiều thanh sắt có hình dạng giống cắt từ vật liệu nổ vứt lăn lóc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Khi hỏi chủ cơ sở này có phân biệt được bom, mìn hay sắt vụn khi hoen rỉ hay không thì chủ cơ sở lắc đầu “nếu đã hoen rỉ thì chúng tôi cũng chịu”. Trước câu hỏi có thấy ai kiểm tra cơ sở phế liệu hay không thì hầu hết các hộ dân xung quanh đều lắc đầu, họ không treo biển và cũng không thấy ai kiểm tra.

Khảo sát nhiều cơ sở khác ở các quận nội thành Hà Nội, hầu hết các chủ cơ sở buôn bán phế liệu cho biết, không biết mức độ nguy hiểm của các bình gas thế nào, chỉ biết mua được rẻ là thu mua rồi bán cho khách hàng có nhu cầu. Điều đáng nói ở đây, mặc dù việc hình thành các cơ sở kinh doanh, thu mua phế liệu đã có quy định rõ ràng trong Luật, song, số DN có giấy phép kinh doanh, có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí hoạt động chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn các cơ sở thu mua ban do cu phế liệu đều nằm rải rác trong các khu dân cư đông đúc và hoạt động ở dạng “chui”.

Hiện tại, chưa có cơ quan nào thống kê đầy đủ các cơ sở buôn bán phế liệu trên địa bàn TP Hà Nội nhưng có rất nhiều điểm thu mua mọc lên tự phát, không tuân thủ các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ dẫn đến những trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Càng nguy hiểm hơn khi các cơ sở này tồn tại ngay trong các khu dân cư đông đúc.
Vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu đối với thực trạng này? Và để xảy ra sự vụ đáng tiếc như sự vụ ở khu đô thị Văn Phú – Hà Đông vừa qua, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trách nhiệm của chính quyền?

Trao đổi với Đại Đoàn Kết, Luật sư Đinh Đức Trung (Hãng luật Trường An Hưng) nhận định, việc để cho các điểm thu mua phế liệu xuất hiện một cách tràn lan giữa các khu dân cư, gây ô nhiễm, gây ra những hiểm họa cháy nổ dẫn đến chết người như sự vụ ở Văn Phú, Hà Đông… chính quyền địa phương phải có trách nhiệm. Song cụ thể trách nhiệm đến đâu, như thế nào lại rất khó xác định.

Theo vị luật sư này, trong Luật đã quy định rất rõ: Các cơ sở kinh doanh phế liệu phải đáp ứng những yêu cầu bắt buộc- ngoài giấy phép kinh doanh, còn phải có giấy cam kết bảo vệ môi trường, có hệ thống phòng chống cháy nổ ... Quy định là thế, nhưng trong thực tế, phần lớn các cơ sở kinh doanh thu mua phế liệu tự thân hoạt động khi chưa bảo đảm được các điều kiện nêu trên.

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cũng cho rằng, ở đây, không thể bỏ qua vai trò của chính quyền địa phương, nơi quản lý trực tiếp các cơ sở kinh doanh phế liệu. Theo ông Phú, phường xã là nơi nắm rõ nhất hoạt động kinh doanh của các cơ sở tại các khu dân cư, do đó, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ông Phú cũng nhận định, để xảy ra tình trạng lộn xộn trong kinh doanh phế liệu gây mất an toàn, trật tự xã hội, ô nhiễm môi trường, một mặt do ý thức của người dân, mặt khác cũng bởi sự thiếu trách nhiệm của chính quyền cơ sở, không đi sâu sát, không làm tốt vai trò hậu kiểm.

Quý khách hàng có nhu cầu mua thanh lý nội thất văn phòng vui lòng truy cập:
Sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét