Thôn Cư Thạnh có nghề làm nấm
rơm, nhưng để đem rơm từ đồng ruộng về nhà rất vất vả. Xuất phát từ hoàn cảnh
đó, ông Mạnh nảy ra ý định làm một chiếc máy để giúp bà con dễ dàng hơn trong
việc thu gom rơm. Khi ông chia sẻ ý tưởng làm chiếc máy cào rơm, có người bảo
là ý tưởng của một lão khùng. Nhưng mặc cho mọi người nghĩ gì, ông vẫn lao vào
làm, mày mò mua do cu các phế liệu sắt,
thép, tận dụng các ống thủy lực giá rẻ để chế tạo, lắp ráp.
“Tôi có nhiều ý tưởng làm những máy
khác nữa, nhưng đó chỉ là ý định thôi chứ chưa biết bệnh tình của tôi thế nào
mà nói. Xưa nhà nghèo không được học hành tử tế, giờ về già sống không được bao
lâu nữa, đam mê thì làm thôi, phục vụ bà con là trên hết…”.
Ông Trần Đức Mạnh
Sau 2 tháng lao tâm khổ tứ, thức
đêm thức hôm, cuối cùng chiếc máy cào rơm cũng ra đời. “Ở đây người dân đa số gặt
lúa bằng máy gặt đập liên hợp, nên sau khi thu hoạch xong thì rơm bị bỏ đi hoặc
đốt. Tôi thấy như vậy uổng phí quá nên nảy ra ý tưởng làm chiếc máy để thu dọn
rơm sau khi thu hoạch” - ông Mạnh giải bày.
Không một bộ phận nào của chiếc
máy cào rơm của ông Mạnh là đồ mới cả. Khung máy là một bộ phận bỏ đi từ một
chiếc xe chở khách của một công viên, các ống thủy lực được ông mua do cu
lại từ các xưởng cơ khí trên địa bàn. “Toàn đồ cũ cả, chẳng có cái nào mới, từ
bình xăng đến ghế ngồi toàn đồ mua và xin cả. Đồ cũ nhưng chiếc máy lại mới chú
à! Cả nước này có lẽ chiếc máy cào rơm của tôi là chiếc đầu tiên, không đụng
hàng của ai hết…” - ông Mạnh cười tự hào.
Đam mê dù bệnh tật
Nhiều người có mặt trên đồng ruộng
để xem ông Mạnh chạy thử máy cào rơm đều tỏ ra trầm trồ, thán phục. “Chiếc máy
có năng suất làm việc bằng 30 người. Một sào ruộng, nếu người dân cào thủ công
thì phải mất cả một buổi sáng, thế nhưng khi có máy thay thế thì chỉ mất 10
phút và chỉ cần 2 người là xong” - ông Mạnh cho biết. Mặc dù ông Mạnh đang mang
trong mình căn bệnh ung thư, đã qua 12 lần hóa trị, nhà cũng không khá giả gì,
thế nhưng lúc nào bệnh tình thuyên giảm là ông lại cặm cụi sáng chế.
Giữa khoảng sân chật hẹp của ông
là một chiếc máy sàng cát sạn cũng sắp sửa hoàn thành. Ý tưởng để ông làm ra
chiếc máy sàng cát này từ việc cát ở trên sông hiện nay nhiều sạn, muốn có cát
xây, cát tô phải sàng. Ngoài chiếc máy cào rơm đã hoàn thiện, chiếc máy sàng
cát đang dang dở, mới đây lão nông dân đam mê sáng chế này cũng đã làm ra một
chiếc máy ép lon đa năng. Cỗ máy nén ép phế liệu đa năng biến các vỏ lon, đồ nhựa
và giấy thành những khối nhỏ rắn chắc, không cần cột dây để dễ vận chuyển đường
dài. Từng bao phế liệu đồ cũ to lớn cồng kềnh khi đổ vào máy, sẽ biến thành những khối
nhỏ gọn, có độ kết dính rất rắn chắc. Mỗi lần thao tác chỉ mất khoảng 30 giây,
cho ra những khối thành phẩm nặng khoảng 20kg tùy theo loại nhôm, sắt hay giấy,
nhựa.
Nếu 1 máy nén ép của nước ngoài
có giá khoảng 300 triệu đồng, thì máy nén ép của ông Mạnh có giá thành chỉ khoảng
100 triệu đồng với nhiều chức năng hữu ích, tiện dụng hơn.
Quý khách hàng có thể đến chợ đồ cũ
thưởng thưởng – chợ đồ cũ lớn nhất hà nội để mua bán đồ cũ
gia đình nhà hàng, quán ăn, gia đình. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 -
0985.818.227
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối –
đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ) là khu chợ duy nhất khách hàng
có thể dễ dàng tìm thấy các thiết bị cho nhà bếp công nghiệp như chậu
rửa bát công nghiệp. Có rất nhiều mẫu chậu rửa như chậu rửa 1 hố, chậu rửa 2 hố, chậu rửa kèm
bàn, vv.. chính sự đa dạng mẫu chậu rửa đã đem tới nhiều sự lựa chọn cho khách
hàng chọn chậu rửa bát công nghiệp cho nhà
hàng quán ăn của mình.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét