Những người lao động bằng nghề nhặt
rác ở đây đa số là người dân nghèo, không có công ăn việc làm ổn định nên mới
chọn nghề nhặt rác mưu sinh. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc đi mua sắm đồ
tết là một điều xa xỉ. Cả năm ăn ở cùng rác, ngày tết cũng không hề có gì thay
đổi. Đến chiều ngày 30/12 âm lịch thì họ mới đi nhập hàng rồi mua vài thứ đơn
giản về nhà cho có cái tết như những người khác. Ra tết đến ngày 2, 3 thì họ đi
làm lại bình thường.
Đầu giờ chiều, trên bãi rác đã có
gần 100 người từ già đến trẻ túc trực chờ đợi xe chở rác của Công ty Môi trường
đô thị Quảng Ngãi, chuyển những phế phẩm từ khắp nơi trên địa bàn thành phố trở
về. Thỉnh thoảng lại có một vài người cào bới, lục lọi trong đống rác từ ngày
hôm qua để tìm kiếm một vài thứ đồ còn sót lại.
Khi chiếc xe chở rác đầu tiên chậm
chậm bò lên con dốc cao để trút rác, tất cả nhanh chóng bật dây và lao về phía
chiếc xe để làm công việc mà họ vẫn làm mấy chục năm qua - Bới rác kiếm sống. Bất
chấp khói bụi, ruồi nhặng, xú uế nồng nặc họ vẫn cặm cụi cào bới và nhặt nhạnh
bất kể thứ gì có thể dùng hoặc bán đồ cũ
được cho phế liệu, thậm chí cả xương động vật hay thức ăn thừa.
Dụng cụ bới rác của nhũng người ở
đây chỉ là một cái cuốc xỉa và một chiếc giỏ. Sau khi nhặt đầy chiếc giỏ mang
theo trên người, họ lại tìm cho mình một bãi đất trống để đổ những “thành quả”
đó ra phân loại. Chị Trần Thị Thương (một người nhặt rác) chia sẻ: “ Tôi lên
đây nhặt rác từ những ngày đầu tiên mà bãi rác Khánh Sơn được mở ra. Lúc đầu chỉ
có vài chục người tới đây nhặt thôi nhưng bây giờ số người làm nghề nhặt rác
như tôi cũng vài trăm người rồi.
Ngày nào cao thì cũng được
250.000 đến 300.000. Thấy thế nên thời gian này, số người đổ về đây nhặt rác
ngày càng đông, gấp 2, 3 lần so với bình thường. Nhiều người còn đưa cả vợ chồng,
con cái lên đây nhặt nữa”
“Người ngoài nhìn vào thì bảo sao
không kiếm cái nghề gì sạch sẽ hơn mà làm lại chui vào bãi rác bẩn thỉu, hôi thối
này. Thấy thế thôi chứ cái bãi rác này đã nuôi sống không biết bao nhiêu người
rồi. Hết đời cha mẹ rồi tới đời con cái lên đây bới rác kiếm cơm. Làm cái nghề
này biết là vất vả nhưng không làm thì lấy gì mà sống. Đặc biệt, ai có làm mới
biết được những nỗi ưu tư trong nghề này.
Trong đống rác hỗn độn, nồng nặc
mùi hôi thối và tưởng chừng như chỉ có những thứ bỏ đi ấy vậy mà nhiều người nhặt
rác đã lượm được những món hời. Những người ở đây vẫn kể cho nhau nghe về trường
hợp của bà T. và hai người phụ nữ khác trong lúc cùng nhau xới đống rác vào tết
năm 2010 thì phát hiện thấy túi nilon bên trong chứa toàn tiền Polimer. Khi mở
ra, họ cứ run run, không tin vào mắt mình, nghĩ đây là tiền giả vì không dễ gì
mà người khác lại bỏ quên một số tiền lớn như vậy. Mang xuống ngân hàng hỏi thì
họ mới biết là tiền thật. Tổng số tiền lúc đó lên đến 20 triệu đồng. Sau ngày
nhận được “lộc trời” ấy, cả ba người đã không còn làm nghề nhặt rác nữa và về
nhà mở một quán tạp hóa nhỏ để kinh doanh.
Nhiều người nhặt rác ở đây vẫn cảm
thấy hãnh diện cho biết rằng, những người lao động ở đây nhặt nhạnh từng bao
nilon để kiếm từng đồng nhưng họ không hề tham lam mà sống rất nghĩa tình. 3 phụ
nữ nhặt được bao tiền 20 triệu đồng không hưởng cho riêng mình mà chia cho các
“đồng nghiệp” mỗi người một ít. Hay một trường hợp khác là chị Xuân trong lúc mở
hộp quà để thu lượm bao nilon, bì cứng thì vô tình phát hiện được cả chỉ vàng
trong đó.Lời thủ thỉ của những phận đời
Ai tới đây nhặt rác cũng ước muốn
một lần nhận được “lộc” trời cho, vậy nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì
không phải ai cũng có được may mắn đó. “ Của trời cho thì ai có duyên mới được
thôi chứ dễ dàng gì đâu. Chỉ miễn sao kiếm được những đồng tiền chính đáng bằng
công sức của mình kiếm miếng ăn qua ngày là được rồi. Cứ “há miệng chờ sung”
thì chết đói thôi chú à”, chị Thương chia sẻ.
Ước tính, trung bình mỗi ngày
có khoảng 700 tấn rác khắp thành phố được chở về đây. Việc người dân tới
đây để tìm kiếm vàng, tiền không biết thực hư ra sao nhưng có một thông lệ hàng
năm ở bãi rác này là vào những dịp "nhạy cảm" như giáp Tết, khi
nhiều đơn vị, tổ chức tới bãi rác để tặng quà tết cho những mảnh
đời hẩm hiu, bất hạnh cũng là lúc số lượng người nhặt rác tăng đột
biến. Đây cũng có thể là một lý do khiến cho lượng người đổ xô về đây để chờ đợi
nhận những món quà đó. Sự thất thường về số lượng người tới bãi rác khiến cho nhiều
lúc các đơn vị từ thiện cũng vấp phải những trường hợp “dở khóc dở cười”.
Trong nắng, trong mưa, bao nhiêu
số phận con người vất vả mưu sinh, tìm những thứ người đời đã bỏ để kiếm sống
cho mình. Tôi nhìn quanh bãi rác An Hội Nam này, “các căn nhà” đều làm từ đồ cũ
phế liệu, giấy bìa cứng cũ, vải bạt loang lổ có, cả những bao tải xi măng cũng
thành tấm lợp. Khi xe chở rác vừa vào hố tự hoại, hàng chục con người chen nhau
dùng cào sắt cào bới quanh đống rác, tìm kiếm những gì có thể bán được cho tất
cả vào bao nilon, dẫu biết rằng trong đống rác ấy có nào là rác, động vật chết,
mảnh chai, các vật nhọn… thậm chí là kim tiêm. Đó là chưa kể không khí ô nhiễm
mà họ phải hít thở hàng ngày, nhưng vì cuộc mưu sinh họ bất chấp tất cả.
Hỏi chuyện, chị Lên cho biết người
dân ai cũng biết sống như thế này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm, vì mỗi
khi gió mạnh mùi xú uế thốc mặt, tối ngủ thì trùm cả vào lều rất khó chịu,
nhưng rồi cứ ngửi mãi, ăn ngủ với rác mãi cũng thành quen. Người dân đến đây nhặt
rác là lao động nghèo nên ngoài các dụng cụ thô sơ thì họ không có bất kỳ đồ bảo
hộ nào. Công việc cực nhọc, môi trường làm việc ô nhiễm nên sức khỏe của người
lao động ở đây chịu không ít ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Chính vì lý do đó
mà đơn vị quản lý bãi luôn mong muốn giảm số lượng người nhặt rác trên
bãi. Song, để tìm việc làm mới cho họ quả không dễ. Phần lớn họ đều
có trình độ lớp 3 lớp 4, không thể sử dụng máy móc làm việc được.
Thế là phải quay trở về với việc nhặt rác mưu sinh.
Chị Lên cũng kể, có rất nhiều trường
hợp đã bị tai nạn trong cuộc mưu sinh này. Có người bị xe rác đè gãy chân, người
thì bị sụp hố rác ngập lút đầu, nhiều người sơ ý, hoặc rác sụt lở mà lăn xuống
thung lũng bên dưới, dẫn tới cảnh tật nguyền. Thêm nữa là do rác chưa đổ xong,
đông người nhặt tranh nhau, nên mới bị rác đè lên người, trượt ngã. Phần còn là
vì đêm tối, khói bụi từ việc đốt rác để tìm đồ cũ phế liệu mà nên. Những phận người
tàn phế, sống lay lắt với đây khiến bất kì ai nhìn thấy đều thương tâm.
“ Ai nghe được thông tin trong
vòng vài năm nữa bãi rác sẽ đóng cửa nên đều cảm thấy lo. Không biết đến lúc đó
chúng tôi phải tìm việc gì để kiếm sống nữa. Nếu được một lần có được “lộc” trời
để thoát hẳn cái nghề cơ cực này thì còn đỡ nhưng mà tôi cũng chưa bao giờ kỳ vọng
vào điều đó. Nhặt được nhiều phế liệu chừng nào thì tốt chừng đó vậy thôi!”,
nói rồi, chị Thương lại tiếp tục cặp cụi làm tiếp công việc của mình.
Chiều trên bãi rác, những chiếc
bóng mưu sinh lầm lũi bên bãi rác cao ngút đầu người vẫn miệt mài "nhặt tết".
Tôi biết những con người đang sống trong lay lắt này luôn khát khao có cuộc sống
khá hơn. Đơn giản vậy thôi nhưng chẳng biết bao giờ mới thành hiện thực. Chiều
cuối năm hoang hoải, những bóng người nhỏ bé vẫn vác trên vai chiếc cào sắt,
tay cầm bao nilon to đùng thẳng tiến về phía rác. Cứ thế, ngày ra ngày họ vật lộn
với rác thải để mưu sinh, và chờ đợi một điều gì đó không rõ ràng cho cuộc sống
của mình…
Mua
bán đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng tại
Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 -
0985.818.227
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ
cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu
thăng long ), chậu
rửa inox công nghiệp, chậu
rửa bát công nghiệp
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét