Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

60 chiếc xe cổ bị bỏ quên 50 năm có giá 30 triệu usd

Một điều vô cùng thú vị khi mà tưởng như mọi vị trí trên trái đất đều đã được xác định chính xác bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS thì vẫn còn có những kho báu đồ cổ đồ cũ chưa được con người khám phá ra.

Những người cháu của doanh nhân Roger Baillon, một nhà tư bản sống ở miền Tây nước Pháp, mới đây đã phát hiện ra một kho xe cổ khổng lồ gồm tới 60 chiếc ô tô cổ điển quý hiếm từ những năm 1930 đến 1950 để rỉ sét trong một nhà kho thuộc nông trại của gia.

Bộ sưu tập toàn hàng khủng này thuộc về ông Roger Baillon, một doanh nhân, một nhà tư bản người Pháp. Vào những năm 1950, ông Baillon đã có ý định xây dựng một bảo tàng xe hơi đồ sộ với số lượng ban đầu lên đến hơn 100 chiếc. Tuy nhiên, những năm tiếp theo do công việc làm ăn không thuận lợi ông đã phải bán đồ cũ đi 50 chiếc và phần còn lại của bộ sưu tập được chuyển đến cất giữ trong một nhà kho thuộc nông trại của gia đình ở miền Tây và chúng đã gần như bị lãng quên cho đến khi mới được phát hiện gần đây.


Trong số những chiếc còn lại của bộ sưu tập này, người ta tìm được những tên tuổi lừng lẫy một thời như chiếc Talbot-Lago, mẫu xe từng nằm trong bộ sưu tập trước đây của nhà vua Ai Cập Farouk, hay chiếc Maserati A6G 200 Berlinetta Grand Sport Frua vô cùng quý hiếm, Facel vega, Hispano Suiza H6B Cabriolet Millio, Bugatti, Hispano-Suiza, Panhard-Levassor, ...

Đặc biệt trong bộ sưu tập này còn có sự xuất hiện của một siêu phẩm lẫy lừng một thời, chiếc Ferrari 250 GT SWB California Spider 1961 từng được sử dụng trong một tác phẩm điện ảnh cùng với nữ minh tinh lừng danh Jane Fonda. Trên thế giới chỉ có duy nhất 37 chiếc Ferrari 250 GT SWB California từng được sản xuất.

Ngày 6 tháng 2 vừa qua, những người cháu của Roger Baillon đã tiến hành bán đấu giá bộ sưu tập của ông mình. Điều mà khiến khá nhiều người bất ngờ khi chiếc Ferrari kể trên đã được mua bán đồ cũ với giá lên đến 23 triệu USD, một con số không tưởng. Ngoài ra chiếc Maserati cũng có giá hơn 2 triệu USD, những mẫu xế khủng khác cũng có giá vài trăn hoặc vài chục nghìn USD. Tổng số tiền sau buổi đấu giá ước tính lên đến gần 30 triệu USD

Ở Việt Nam, Mua bán đồ cũ đồ nội thất cũ, bàn ghế, đồ bếp quán ăn nhà hàng tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng. Mọi thông tin chi tiết khách hàng có nhu cầu mua do cu  vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ),  chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, thanh lý ghế xoay văn phòng
Sưu tầm



Châu Á và nỗi lo số lượng đồ cũ phế liệu điện tử

Theo CNN, một báo cáo mới đây của Đại học Liên hiệp quốc (Nhật Bản) đã chỉ ra rằng khả năng mua sắm của người dân tăng cao đã làm số lượng đồ cũ  rác thải điện tử tại châu Á tăng tới 63% trong khoảng thời gian từ 2010 - 2015. Cụ thể, điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử khác đã tạo ra một lượng rác thải lên tới 12,3 triệu tấn khắp châu Á. Riêng tại Trung Quốc, số lượng rác thải điện tử đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm nay.

Bên cạnh nhu cầu mua sắm tăng cao, tuổi thọ của các thiết bị điện tử cũng được cho là đang ngày càng bị rút ngắn. Điều đó làm tăng nhu cầu thay mới của người dùng và là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc rác thải điện tử tràn ngập khắp châu Á.

Báo cáo kể trên cũng lưu ý thêm là rác thải điện tử thường bị đổ bất hợp pháp, từ đó dẫn tới những hậu quả khôn lường cho môi trường. Các thiết bị điện tử thường chứa chì và thủy ngân, hai kim loại độc khi tiếp xúc với cơ thể con người trong lâu dài. Trong khi đó, việc đốt các thiết bị điện tử tại các bãi tập trung có thể gây ra các bệnh mãn tính cho những ai vô tình hít phải khí thải độc hại.


"Rác thải đồ cũ điện tử ngày càng bùng phát", Ruediger Kuehr, đồng tác giả của báo cáo cho biết, "Các quốc gia cần phải nhận thức được đầy đủ vấn đề không chỉ trên góc độ môi trường mà còn phải cả trên góc độ kinh tế. Việc không tái chế rác thải điện tử đang làm các quốc gia để mất một nguồn lực cần thiết cho việc duy trì dây chuyền sản xuất trong tương lai".

Hầu hết rác điện tử là do người dân tại các quốc gia châu Á "thải" ra, nhưng vẫn có một lượng rác thải điện tử tại đây được đưa tới từ các nước phương tây như Mỹ. Theo một cuộc điều tra của tổ chức môi trường Basel Action Network, rác thải điện tử của Mỹ được tìm thấy ở một số bãi chôn lấp tại Đài Loan, Trung Quốc và Thái Lan.

Ông Kuehr cũng khẳng định là vấn đề rác thải điện tử tại châu Á sẽ cần rất nhiều nỗ lực để giải quyết. "Các chính trị gia cần đặt vấn đề này vào trong các chương trình nghị sự để tạo ra các chính sách phù hợp", ông Kuehr cho biêt, "Một nguồn tài chính vững chắc, một hệ thống thu gom rác thải tốt và tăng cường hợp tác quốc tế là rất cần thiết để giải quyết vấn đề rác thải điện tử".

Hong Kong dẫn đầu châu Á về chỉ số này với 21,7 kg rác thải điện tử/người, tiếp theo là Singapore và Đài Loan với 19 kg rác thải điện tử/người. Bên cạnh đó, điều may mắn là Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các nước có số lượng rác thải điện tử bình quân trên đầu người thấp nhất châu Á, mức trung bình chỉ là 1kg/người trong năm 2015

Ở Việt Nam, Mua bán đồ cũ đồ nội thất cũ, bàn ghế, đồ bếp quán ăn nhà hàng tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng. Mọi thông tin chi tiết khách hàng có nhu cầu mua do cu  vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ),  chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, thanh lý ghế xoay văn phòng
Sưu tầm



Bí mật hầm mộ ôtô cũ có tuổi đời trên 80 năm ở Pháp

Hầm mộ ôtô vừa được phát hiện nằm ở một khu mỏ cũ, thuộc một mỏ đá ở đâu đó miền trung nước Pháp. Nơi đây lưu trữ những chiếc xe có tuổi đời trên 80 năm, sản xuất từ thập niên 30 thế kỷ trước. Môi trường ẩm thấp của hầm mỏ đã biến kho tàng xe cổ trở thành đống do cu phế liệu rỉ sét.

Phần lớn những chiếc xe nằm trong hầm mộ mang thương hiệu Pháp, gồm Citroën, Renault và Peugeot. Tất cả được xếp ngay ngắn hàng lối trong đường hầm chật chội. Quan sát những chiếc xe, rất có thể chúng đã bị hư hại trước khi bị chôn vùi tại đây, hoặc chủ nhân đã tháo phụ tùng phục vụ sửa chữa.



Khi hầm mỏ được phát hiện, một vài chiếc xe lành lặn được kéo ra để bán đấu giá. Còn lại phần lớn những chiếc xe hư hỏng quá nặng, và sẽ mãi nằm tại nơi đây. Trong nhiều năm qua, người chủ sở hữu hầm mỏ cũng đưa thêm vào những “cái xác” mới, điển hình như chiếc Opel Kapitan 1960 màu sơn xanh dương.

Vincent Michel - nhiếp ảnh gia người Bỉ, người đã thực hiện bộ ảnh về hầm mộ không biết chính xác lý do vì sao những chiếc xe này nằm tại đây, dẫn đến những lời suy đoán đầy ly kỳ ra đời. Người dân địa phương cho rằng, những chiếc xe được tập trung tại đây từ Thế chiến II. Người dân giấu chúng nhằm tránh bị phá hủy bởi Đức Quốc xã khi Pháp đầu hàng năm 1940.

Trang Roadandtrack đặt giả thiết, có thể môi trường ẩm thấp của hầm mỏ đã phá hủy những chiếc xe trong thời gian ngắn, khiến những người chủ sở hữu không đủ điều kiện để khôi phục do điều kiện kinh tế khó khăn sau chiến tranh. Hoặc cũng có thể, những người chủ đã mất trong chiến tranh hoặc đã được di dời, không còn cơ hội lấy lại chiếc xe của họ.



Trong khi đó, trên trang Flickr, chính nhiếp ảnh gia Vincent Michel đã viết, Tháng 6 năm 1940, Pháp buộc phải đầu hàng trước Đức Quốc xã. Sau đó, quân đội Đức ép buộc dân chúng phải giao nộp tất cả đồ dùng kim loại để chế tạo vũ khí phục vụ chiến tranh, trong đó bao gồm cả ôtô. Dân làng đã thống nhất sẽ giấu tất cả những chiếc xe tại khu hầm mỏ bỏ hoang.

Trong đêm đen, một đoàn xe rời khu làng, đi qua những con đường đá cũ trong rừng trước khi đến điểm tập kết. Chiến tranh kết thúc, những chiếc xe rơi vào quên lãng. Độ ẩm môi trường cao dưới hầm mỏ đã nhanh chóng biến chúng thành đống đồ cũ phế liệu. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia người Bỉ không quên ghi thêm ghi dòng chữ “Câu chuyện lịch sử hoàn toàn hư cấu”.

Ở Việt Nam, Mua bán đồ cũ đồ nội thất cũ, bàn ghế, đồ bếp quán ăn nhà hàng tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng. Mọi thông tin chi tiết khách hàng có nhu cầu mua do cu  vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ),  chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, thanh lý ghế xoay văn phòng
Sưu tầm



Siêu xe được tạo hình từ đồ cũ phế liệu

50 nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Pruzskow, gần thủ đô Warsaw của Ba Lan để thực hiện tác phẩm tạo hình siêu xe từ phế liệu. Những mẫu xe ra đời là Mercedes 300 SL, Bugatti Veyron, Lamborghini Aventador, Fiat 500 và Maserati GranTurismo và cả một môtô, tất cả đều có kích thước bằng xe thật.

Các siêu xe tạo hình từ  đồ cũ phế liệu.

Chuyên trang Carscoops bình luận, nếu coi những phế liệu này là tôn giáo, thì đó phải là Phật giáo. Bởi lẽ, những ốc vít, bánh răng, cao su sau khi tái sinh có một cuộc đời mới tươi đẹp hơn.


Không chỉ vẻ ngoài giống siêu xe mà ngay cả nội thất và khoang động cơ cũng giống. Vật liệu gom từ nhiều bãi phế liệu lớn trên khắp châu Âu trong thời gian hơn một năm. Xuất hiện nhiều nhất trên xe là bánh răng và đĩa phanh, những thứ tận dụng triệt để nhằm tạo mặt phẳng thân xe.

Nhóm nghệ sĩ sẽ mang siêu xe  đồ cũ phế liệu tới Dubai Auto Show 2017 đồng thời có một phòng trưng bày tại Ba Lan.

Mua bán đồ cũ đồ nội thất cũ, đồ gia dụng, bàn ghế, đồ bếp quán ăn nhà hàng tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng. Mọi thông tin chi tiết khách hàng có nhu cầu mua do cu  vui lòng liên hệ:

Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ),  chậu rửa bát công nghiệp, thanh lý ghế văn phòng, thanh lý ghế xoay văn phòng
Sưu tầm



Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Hai bàn tay trắng trở thành tỉ phú từ nghề thu lượm ve chai

Từ hai bàn tay trắng người thanh niên này đã tạo dựng một cơ nghiệp đồ sộ. Đó là tỉ phú ve chai, ông Lâm Huê Hồ.

Bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán

Những ngày đầu ở Chợ Lớn, Lâm Huê Hồ phải bươn chải khắp nơi để kiếm miếng ăn. Việc gì cũng làm, bao nhiêu tiền cũng được, Lâm chấp nhận tất cả để có thể qua ngày.

Lâm cũng đã từng quảy gánh đi rong khắp hang cùng ngõ hẻm để mua phế liệu về cân lại cho vựa. Cái nghề tuy rất lam lũ, nhưng cũng giúp ông kiếm được miếng ăn qua ngày.

Trong những ngày lang thang đây đó, Lâm lại gặp được người con gái có tên là Huỳnh Hương, cũng thuộc dạng tha hương cầu thực như mình.



Những người mua bán đồ cũ ve chai đang lựa hàng bên vệ đường. Đây cũng là hình ảnh của Lâm Huê Hồ trong những ngày mới sang Việt Nam.

Cả hai người đến với nhau bằng một đám cưới đơn sơ giản dị. Không một người thân thích bởi chính Lâm cũng không biết nơi cố quốc cha mẹ mình còn sống hay chết. Phía Huỳnh Hương bất hạnh hơn, cô mất cả cha lẫn mẹ ngay từ tấm bé.

Nhờ một người đồng hương có cơ sở kinh doanh lúa gạo nhận vào làm công, vợ chồng ông có một một cuộc sống tằn tiện. Nhìn ông, tóc hớt cua, khuôn mặt gầy và nặng vẻ đăm chiêu. Đôi mày ông luôn chau lại nhìn rất khắc khổ, bần hàn. Vợ ông, bà Huỳnh Hương cũng chẳng sang trọng gì hơn.

Cuộc sống cứ thế vươn lên. Vài năm sau, vợ chồng Lâm tích lũy được chút vốn có thể mở được một tiệm tạp hóa nhỏ nhỏ. Từ tiệm tạp hóa này, chỉ trong vài năm, đến năm 1958 vợ chồng ông âm thầm gầy dựng nên một chuỗi tiệm tạp hóa có mặt khắp Chợ Lớn.

Vốn liếng bây giờ đã khá nhưng không ai có thể đoán được ông có bao nhiêu tiền vì bản tính rất kín kẽ.

Lúc này Lâm nhớ lại quãng thời gian mới qua Việt Nam phải mưu sinh đi bằng gánh ve chai. Cái nghề vất vả nhưng một vốn lại được tới 10 lời. Vì thế, không lâu sau đó Lâm tiếp tục mở một cơ sở thu mua do cu phế liệu. Lần này, không phải quảy gánh lê la trong hang cùng ngõ hẹp mà chính mình đứng ra làm chủ.

Ông thu mua tất cả những gì mà người ta không dùng nữa. Ông có cả một đội quân chuyên sàng lọc những mặt hàng rồi cho tân trang lại như hàng mới, nhưng giá lại rẻ hơn khiến những người có thu nhập thấp có thể với tới. Tiếng là rẻ nhưng so với giá mua do cu vào công với tiền công tân trang, giá bán ra có thể gấp 10 lần. Cũng có những mặt hàng tương đối cần thiết, mức lãi có thể lên đến vài chục lần so với giá mua.

Cuộc sống của vợ chồng ông bây giờ đã khá thoải mái nếu không muốn nói là quá phong lưu. Thế nhưng, nhìn bề ngoài cả 2 vợ chồng vẫn cứ "lùi xùi" như những ngày còn cơ nhỡ. Ông bà không màng đến bề ngoài và chỉ tâm niệm: "Bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán" làm phương thức kinh doanh.

Công cuộc làm ăn của Lâm Huê Hồ ngày càng phát đạt. Vẫn "bán cái gì người muốn mua, mua cái gì người muốn bán" nhưng bây giờ cái mua và cái bán phải là những thứ có giá trị lớn. Ông không còn thu mua những thứ nhỏ nhặt nữa mà quay sang tìm mua phế liệu như sắt, thép được quân đội thanh lý đồ cũ.


Sau vài lần trót lọt, Lâm cứ ngỡ dễ ăn. Theo An ninh thế giới, tháng 7/1956, Lâm được một người thợ sửa xe giới thiệu với viên chỉ huy Hải đoàn 24, trú đóng tại Cát Lái. Nơi đây đang có một số phế liệu lớn cần bán. Vừa mới nhìn thấy Lâm - áo quần lam lũ, vẻ mặt khổ sở - viên chỉ huy đã tỏ vẻ không tin Lâm đủ sức mua.

Hiểu ý, Lâm dúi vào tay một phong bì dày cộm, viên chỉ huy nở nụ cười và đồng ý bán đồ cũ hơn 30 tấn sắt, gần 400 kg vừa nhôm, vừa đồng với giá 40.000 đồng, một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Một vựa ve chai. Trước khi giàu có, cũng có thời gian Lâm làm chủ vựa.

Ba chiếc xe tải loại 6 tấn được đưa đến để chở hàng về kho. Tuy nhiên, ngay chuyến đầu vừa đến phạm vi Thủ Đức, quan thuế chặn lại tịch thu vì giấy tờ mua bán không hợp lệ. Sau đó Lâm phải tốn thêm một số tiền để lo lót tránh bị tù tội.

Chuyến làm ăn lớn đầu tiên bị thất bại không làm cho Lâm nản chí. Ông bỏ thời gian ra tìm hiểu cách thức làm ăn với các quan chức chính quyền thời đó. Cuối cùng ông ngộ ra, mình chưa đủ sức buôn bán các mặt hàng quân sự.

Từ đó, ông giao chuỗi cửa hàng tạp hóa cho vợ quản. Còn ông bỏ thời gian đi lân la làm quen với các giới chức từ nhỏ đến lớn. Những cuộc đãi đằng nhậu nhẹt, được Lâm tận dụng để lấy lòng. Cuối cùng, một vài nhân vật cộm cán được ông mời hùn hạp. Dĩ nhiên không cần phải bỏ tiền, chỉ cần cái gật đầu đồng ý là mọi việc được Lâm lo tất.

Nhưng bản tính cẩn thận, Lâm Huê Hồ vẫn cứ lầm lũi buôn bán phế liệu dân sự, chờ thời. Lúc này gia sản ông đã lớn, ngoài tiền lên đến bạc triệu, ông còn 2 căn nhà đồ sộ tại 70 Trần Chánh Chiếu và 12 Trần Thanh Cần.

Mua bán đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ), chậu rửa inox công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp
Sưu tầm



Người lao động mơ ước đổi đời nghề nhặt phế liệu bãi rác

Những người lao động bằng nghề nhặt rác ở đây đa số là người dân nghèo, không có công ăn việc làm ổn định nên mới chọn nghề nhặt rác mưu sinh. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc đi mua sắm đồ tết là một điều xa xỉ. Cả năm ăn ở cùng rác, ngày tết cũng không hề có gì thay đổi. Đến chiều ngày 30/12 âm lịch thì họ mới đi nhập hàng rồi mua vài thứ đơn giản về nhà cho có cái tết như những người khác. Ra tết đến ngày 2, 3 thì họ đi làm lại bình thường.

Đầu giờ chiều, trên bãi rác đã có gần 100 người từ già đến trẻ túc trực chờ đợi xe chở rác của Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi, chuyển những phế phẩm từ khắp nơi trên địa bàn thành phố trở về. Thỉnh thoảng lại có một vài người cào bới, lục lọi trong đống rác từ ngày hôm qua để tìm kiếm một vài thứ đồ còn sót lại.

Khi chiếc xe chở rác đầu tiên chậm chậm bò lên con dốc cao để trút rác, tất cả nhanh chóng bật dây và lao về phía chiếc xe để làm công việc mà họ vẫn làm mấy chục năm qua - Bới rác kiếm sống. Bất chấp khói bụi, ruồi nhặng, xú uế nồng nặc họ vẫn cặm cụi cào bới và nhặt nhạnh bất kể thứ gì có thể dùng hoặc bán đồ cũ được cho phế liệu, thậm chí cả xương động vật hay thức ăn thừa.

Dụng cụ bới rác của nhũng người ở đây chỉ là một cái cuốc xỉa và một chiếc giỏ. Sau khi nhặt đầy chiếc giỏ mang theo trên người, họ lại tìm cho mình một bãi đất trống để đổ những “thành quả” đó ra phân loại. Chị Trần Thị Thương (một người nhặt rác) chia sẻ: “ Tôi lên đây nhặt rác từ những ngày đầu tiên mà bãi rác Khánh Sơn được mở ra. Lúc đầu chỉ có vài chục người tới đây nhặt thôi nhưng bây giờ số người làm nghề nhặt rác như tôi cũng vài trăm người rồi.

Ngày nào cao thì cũng được 250.000 đến 300.000. Thấy thế nên thời gian này, số người đổ về đây nhặt rác ngày càng đông, gấp 2, 3 lần so với bình thường. Nhiều người còn đưa cả vợ chồng, con cái lên đây nhặt nữa”




“Người ngoài nhìn vào thì bảo sao không kiếm cái nghề gì sạch sẽ hơn mà làm lại chui vào bãi rác bẩn thỉu, hôi thối này. Thấy thế thôi chứ cái bãi rác này đã nuôi sống không biết bao nhiêu người rồi. Hết đời cha mẹ rồi tới đời con cái lên đây bới rác kiếm cơm. Làm cái nghề này biết là vất vả nhưng không làm thì lấy gì mà sống. Đặc biệt, ai có làm mới biết được những nỗi ưu tư trong nghề này.

Trong đống rác hỗn độn, nồng nặc mùi hôi thối và tưởng chừng như chỉ có những thứ bỏ đi ấy vậy mà nhiều người nhặt rác đã lượm được những món hời. Những người ở đây vẫn kể cho nhau nghe về trường hợp của bà T. và hai người phụ nữ khác trong lúc cùng nhau xới đống rác vào tết năm 2010 thì phát hiện thấy túi nilon bên trong chứa toàn tiền Polimer. Khi mở ra, họ cứ run run, không tin vào mắt mình, nghĩ đây là tiền giả vì không dễ gì mà người khác lại bỏ quên một số tiền lớn như vậy. Mang xuống ngân hàng hỏi thì họ mới biết là tiền thật. Tổng số tiền lúc đó lên đến 20 triệu đồng. Sau ngày nhận được “lộc trời” ấy, cả ba người đã không còn làm nghề nhặt rác nữa và về nhà mở một quán tạp hóa nhỏ để kinh doanh.

Nhiều người nhặt rác ở đây vẫn cảm thấy hãnh diện cho biết rằng, những người lao động ở đây nhặt nhạnh từng bao nilon để kiếm từng đồng nhưng họ không hề tham lam mà sống rất nghĩa tình. 3 phụ nữ nhặt được bao tiền 20 triệu đồng không hưởng cho riêng mình mà chia cho các “đồng nghiệp” mỗi người một ít. Hay một trường hợp khác là chị Xuân trong lúc mở hộp quà để thu lượm bao nilon, bì cứng thì vô tình phát hiện được cả chỉ vàng trong đó.Lời thủ thỉ của những phận đời

Ai tới đây nhặt rác cũng ước muốn một lần nhận được “lộc” trời cho, vậy nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi thì không phải ai cũng có được may mắn đó. “ Của trời cho thì ai có duyên mới được thôi chứ dễ dàng gì đâu. Chỉ miễn sao kiếm được những đồng tiền chính đáng bằng công sức của mình kiếm miếng ăn qua ngày là được rồi. Cứ “há miệng chờ sung” thì chết đói thôi chú à”, chị Thương chia sẻ.

Ước tính, trung bình mỗi ngày có khoảng 700 tấn rác khắp thành phố được chở về đây. Việc người dân tới đây để tìm kiếm vàng, tiền không biết thực hư ra sao nhưng có một thông lệ hàng năm ở bãi rác này là vào những dịp "nhạy cảm" như giáp Tết, khi nhiều đơn vị, tổ chức tới bãi rác để tặng quà tết cho những mảnh đời hẩm hiu, bất hạnh cũng là lúc số lượng người nhặt rác tăng đột biến. Đây cũng có thể là một lý do khiến cho lượng người đổ xô về đây để chờ đợi nhận những món quà đó. Sự thất thường về số lượng người tới bãi rác khiến cho nhiều lúc các đơn vị từ thiện cũng vấp phải những trường hợp “dở khóc dở cười”.

Trong nắng, trong mưa, bao nhiêu số phận con người vất vả mưu sinh, tìm những thứ người đời đã bỏ để kiếm sống cho mình. Tôi nhìn quanh bãi rác An Hội Nam này, “các căn nhà” đều làm từ đồ cũ phế liệu, giấy bìa cứng cũ, vải bạt loang lổ có, cả những bao tải xi măng cũng thành tấm lợp. Khi xe chở rác vừa vào hố tự hoại, hàng chục con người chen nhau dùng cào sắt cào bới quanh đống rác, tìm kiếm những gì có thể bán được cho tất cả vào bao nilon, dẫu biết rằng trong đống rác ấy có nào là rác, động vật chết, mảnh chai, các vật nhọn… thậm chí là kim tiêm. Đó là chưa kể không khí ô nhiễm mà họ phải hít thở hàng ngày, nhưng vì cuộc mưu sinh họ bất chấp tất cả.

Hỏi chuyện, chị Lên cho biết người dân ai cũng biết sống như thế này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều lắm, vì mỗi khi gió mạnh mùi xú uế thốc mặt, tối ngủ thì trùm cả vào lều rất khó chịu, nhưng rồi cứ ngửi mãi, ăn ngủ với rác mãi cũng thành quen. Người dân đến đây nhặt rác là lao động nghèo nên ngoài các dụng cụ thô sơ thì họ không có bất kỳ đồ bảo hộ nào. Công việc cực nhọc, môi trường làm việc ô nhiễm nên sức khỏe của người lao động ở đây chịu không ít ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Chính vì lý do đó mà đơn vị quản lý bãi luôn mong muốn giảm số lượng người nhặt rác trên bãi. Song, để tìm việc làm mới cho họ quả không dễ. Phần lớn họ đều có trình độ lớp 3 lớp 4, không thể sử dụng máy móc làm việc được. Thế là phải quay trở về với việc nhặt rác mưu sinh.

Chị Lên cũng kể, có rất nhiều trường hợp đã bị tai nạn trong cuộc mưu sinh này. Có người bị xe rác đè gãy chân, người thì bị sụp hố rác ngập lút đầu, nhiều người sơ ý, hoặc rác sụt lở mà lăn xuống thung lũng bên dưới, dẫn tới cảnh tật nguyền. Thêm nữa là do rác chưa đổ xong, đông người nhặt tranh nhau, nên mới bị rác đè lên người, trượt ngã. Phần còn là vì đêm tối, khói bụi từ việc đốt rác để tìm đồ cũ phế liệu mà nên. Những phận người tàn phế, sống lay lắt với đây khiến bất kì ai nhìn thấy đều thương tâm.

“ Ai nghe được thông tin trong vòng vài năm nữa bãi rác sẽ đóng cửa nên đều cảm thấy lo. Không biết đến lúc đó chúng tôi phải tìm việc gì để kiếm sống nữa. Nếu được một lần có được “lộc” trời để thoát hẳn cái nghề cơ cực này thì còn đỡ nhưng mà tôi cũng chưa bao giờ kỳ vọng vào điều đó. Nhặt được nhiều phế liệu chừng nào thì tốt chừng đó vậy thôi!”, nói rồi, chị Thương lại tiếp tục cặp cụi làm tiếp công việc của mình.

Chiều trên bãi rác, những chiếc bóng mưu sinh lầm lũi bên bãi rác cao ngút đầu người vẫn miệt mài "nhặt tết". Tôi biết những con người đang sống trong lay lắt này luôn khát khao có cuộc sống khá hơn. Đơn giản vậy thôi nhưng chẳng biết bao giờ mới thành hiện thực. Chiều cuối năm hoang hoải, những bóng người nhỏ bé vẫn vác trên vai chiếc cào sắt, tay cầm bao nilon to đùng thẳng tiến về phía rác. Cứ thế, ngày ra ngày họ vật lộn với rác thải để mưu sinh, và chờ đợi một điều gì đó không rõ ràng cho cuộc sống của mình…
Mua bán đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ), chậu rửa inox công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp
Sưu tầm



Cô bé đồng nát giữa thủ đô

Những ngày đầu năm, trên con đường nhỏ gần làng Nguyên Xá (Minh Khai- Hà Nội), người ta vẫn nhìn thấy bóng dáng liêu xiêu của hai mẹ con bà đồ cũ đồng nát. Người mẹ đã già yếu, chiếc xe đạp liêu xiêu giữa dòng người qua lại. Đi bên cạnh, cô con gái xinh xắn, gầy gò đang oằn mình đỡ đống hàng cồng kềnh như muốn đổ sập trước cơn gió đông.

Nhìn hình ảnh lấm lem ấy, ít ai nghĩ rằng “cô bé đồng nát” ấy lại là nữ sinh giỏi giang của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Cô bé ấy chính là nữ sinh Nguyễn Thị Cúc (SN 1995, quê Thiệu Hóa, Thanh Hóa) hiện đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Công nghiệp.

Dù làm nghề đồng nát nhưng Cúc luôn tự hào.

Chúng tôi tìm đến ngôi nhà trọ của mẹ con Cúc khi cả hai đang tất tả sắp xếp, phân loại đồ đạc để chiều đi nhập hàng. Mọi khoảng trống trong phòng được chất đầy đồ đạc cũ. Trò chuyện với chúng tôi, Cúc hài hước nói: “Mấy hôm nay, nhiều gia đình cần thanh lý bớt đồ đạc cũ nên mẹ con em trở nên “đắt sô” hơn. Nhưng mà lạnh quá, mẹ em lại yếu nên không đi xa để mua bán đồ cũ được. Tiếc lắm!”. Chỉ tay ra phía chiếc xe đạp dựng ngoài sân, Cúc bảo rằng: “cần kiếm cơm” của mẹ con em đấy”! Bao năm rồi, chiếc xe đạp cũ hoen gỉ đã đưa mẹ Cúc đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội để mưu sinh.

Cúc tâm sự:“Làm nghề này có đôi khi cũng tủi lắm chị ạ, nhiều người thấy nghề buôn đồng nát là nhếch nhác, bẩn thỉu vì tay chân suốt ngày lấm lem, họ còn gọi mẹ em là “con mụ đồng nát”. Thế nhưng, với em dù nghề có vất vả, nhọc nhằn nhưng em luôn thầm biết ơn nghề này đã giúp mẹ con em có cái ăn, trang trải cuộc sống, giúp em bám trụ lại với con đường học hành”.




Cúc kể rằng, ngày mới ra Hà Nội học, kinh tế gia đình khó khăn, ai cũng ngăn cản Cúc thực hiện ước mơ được theo học đại học. Khi ấy, mẹ Cúc cũng rời quê ra đây để kiếm tiền lo cho con không phải dang dở học hành.

“Ban đầu, mẹ em đi làm giúp việc, trông trẻ. Nhưng việc trông trẻ thấy mẹ vất vả quá mà em lại không thể giúp được gì nên em khuyên mẹ về làm đồng nát để em còn tranh thủ phụ mẹ”.

Nhưng nghề đồng nát không hề dễ như Cúc nghĩ. Phải mất khá nhiều thời gian để hai mẹ con bám trụ bằng nghề này được. Những ngày đầu, hai mẹ con đạp xe cả ngày nhưng không mua được cái gì. Thế nên, Cúc lại dẫn mẹ đi nhặt phế liệu ở chợ đầu mối Đồng Xa, chợ Nhổn… Dần dần, hai mẹ con mới có khách bán đồ cũ, hàng thừa.

Cứ thế, ngoài giờ học, Cúc lại phụ mẹ đi khắp các con phố, ngôi làng khu vực Nam – Bắc Từ Liêm để tìm mua thanh lý đồ cũ đồng nát. Mùa đông thì gió lạnh, mùa hè, những hôm nắng như đổ lửa, hai mẹ con lại đồng hành khắp các ngõ xóm nhưng chẳng thu mua được gì.

Dù vất vả, bươn chải với nghề đồng nát nhưng Cúc lại học giỏi và rất chịu khó tham gia các hoạt động của trường, lớp. Đến năm thứ 3, “cô bé đồng nát” được chọn là một trong 24 sinh viên ưu tú của trường đại học Công nghiệp tham gia Trao đổi sinh viên văn hoá giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong vòng 1 năm.

“Khi được chọn, em vui lắm nhưng lại lo cho mẹ ở nhà. Không có em phụ giúp, những chuyến hàng nặng mẹ em mang về bằng cách nào? Không những thế, bố mẹ đã phải bán trâu, vay ngân hàng. Nhà trường chỉ hỗ trợ một phần nhỏ nên mọi thứ vẫn là bản thân phải chi trả. Đắn đo, cân nhắc, em vẫn quyết định đi du học - niềm ao ước của em, em không muốn mất cơ hội ấy”, Cúc nhớ lại.


Theo lời kể của Cúc, đó là quãng thời gian khó khăn nhất của cuộc đời em. Lúc đó đến cả những người bạn cũng cho rằng Cúc ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, nhà nghèo mà còn đòi “xuất ngoại”. Thế nhưng, gạt bỏ dư luận, thuyết phục bố mẹ, Cúc hy vọng quãng thời gian đó sẽ là bước ngoặt cho cuộc đời em sau này…

Mặc dù đi du học nhưng Cúc lúc nào cũng đau đáu nghĩ về mẹ. Lo lắng mẹ ở nhà sẽ không tìm được mối mua do cu, ở Trung Quốc rồi, Cúc lên các diễn đàn sinh viên, nhất là diễn đàn sinh viên đại học Công nghiệp để “tiếp thị” giúp mẹ. “Mẹ tớ là đồng nát, các bạn có đồ gì không dùng thì ban do cu cho mẹ tớ nhé”, lời rao của Cúc nhanh chóng nhận được sự chia sẻ của các bạn sinh viên. Từ đó, ai chuyển phòng, có đồ thừa đều gọi cho mẹ Cúc đến mua. Nên cuộc sống của mẹ em ở nhà cũng đỡ hơn.

Thấu hiểu được nỗi vất vả của mẹ, Cúc luôn chăm chỉ học hành. Trong thời gian du học tại Trung Quốc, Cúc cũng đã thi được bằng HSK 4 (Bằng tiếng Hán có giá trị quốc tế) đồng thời là tình nguyện viên đắc lực hỗ trợ các bạn sinh viên khác đi du học sau này.

Một năm du học xứ người với biết bao khó khăn về tài chính cũng đã qua đi, trở lại nước để hoàn thành nốt những môn học còn lại, cô gái nhỏ nhắn ấy vẫn hành nghề đồng nát và từng ngày rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ kĩ chở giấc mơ thành hiện thực.

Nhọc nhằn “thân cò” thắp sáng hy vọng cho con

Kể về gia đình mình, đôi mắt Cúc đượm buồn. Sinh ra trong một gia đình có 6 chị em, Cúc may mắn là 1 trong 2 người được đi học. Thế nhưng, ít người biết Cúc đã phải đấu tranh, gạt bỏ mọi lời trách móc, mỉa mai của người đời để được tiếp tục đến trường.

Gia đình thuộc diện nghèo của xã, bố mẹ đã già yếu nên 4 chị gái đầu của Cúc đều không được học hành đến nơi đến chốn. Các chị lần lượt đi làm công nhân rồi lập gia đình ở xa nên cũng không hỗ trợ nhiều được cho bố mẹ. Khi Cúc đi học đại học, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều do hai mẹ con xoay sở.

“Năm nhất đại học, chị gái đã nhiều còn gọi điện khuyên nhủ nghỉ học, hãy thương và nghĩ cho bố mẹ. Lúc đó em dằn vặt bản thân ghê gớm nhưng dù có khó khăn đến đâu, em cũng muốn tiếp tục con đường học hành để sau này có cơ hội kiếm được một công việc ổn định, báo hiếu lại bố mẹ”, Cúc buồn rầu kể lại.

Không chỉ áp lực từ chính người thân, Cúc còn phải đối diện với sự chỉ trích từ những người hàng xóm xung quanh. Nhiều người dè bỉu: “Nhà nghèo tốt nhất là nên đi làm chứ học chẳng được gì cả”, “học chắc gì đã có việc làm”… Đứng giữa vô vàn áp lực từ lời đàm tiếu, chê trách của mọi người rồi tiếp đến gánh nặng tiền học, nhưng với sự động viên và quyết tâm của mẹ, Cúc vẫn cố gắng tiếp tục học hành.

Chia sẻ với PV, mẹ Cúc tự hào khi nhắc đến cô con gái bé nhỏ nhưng đầy nghị lực. Mẹ Cúc bảo rằng: "Nó là con gái mà chẳng ngại vất vả, chẳng sợ bẩn thỉu nặng nhọc cũng chẳng thấy xấu hổ mà còn thấy tự hào. Chỉ mong con bé ra trường, toại nguyện ước mơ là tôi hạnh phúc lắm rồi!”.

Chia tay căn phòng nhỏ với ngổn ngang đồ đạc, nơi đó có một người mẹ tần tảo không ngại khó khăn cho con được đi học, tôi thầm hy vọng, “chuyến xe đồng nát” sẽ chở ước mơ của mẹ con Cúc thành hiện thực.

Mua bán đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ), chậu rửa inox công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp
Sưu tầm



Nghề thu mua phế liệu ăn nên làm ra

Chuẩn bị đón Tết, cũng như nhiều gia đình khác, gia đình chị Ngô Ngọc Mai ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội lại tất bật dọn dẹp đồ đạc và lau dọn nhà cửa. Những đống giấy, nhựa, sắt thép đồ cũ phế liệu hay các thiết bị điện trong gia đình đã cũ, hỏng, không sử dụng đến được chị xếp vào một góc để chờ bán.

Theo chị Mai, làm như vậy vừa sạch sẽ, gọn gàng nhà cửa, lại có thêm một khoản nho nhỏ. Với một đống đồ cũ, gồm lò vi sóng, quạt sưởi và nhiều loại phế liệu khác, chị bán được 150.000 đồng. Nhiều người cho rằng, chị bán giá đó quá rẻ nhưng đối với chị quan trọng hơn là nhà cửa được gọn gàng, lại có người đến tận nhà thu mua do cu, chị không mất công vận chuyển.

Mặc dù đã sát Tết, nhưng tiếng rao của những người thu mua phế liệu vẫn văng vẳng ở đầu đường, cuối phố. Chị Nguyễn Thị Tám, quê ở Nam Định chuyên thu mua phế liệu ở khu vực phố Thanh Nhàn, cho biết: Tranh thủ lúc cận Tết, nhiều người thu mua phế liệu còn bận bịu trở về quê chuẩn bị cho ngày Tết và ngày ông Công ông Táo thì chị ở lại làm việc. “Làm cả năm không bằng mấy ngày gần Tết. Mỗi ngày như thế này, tôi cũng thu từ 300.000 - 500.000 đồng tiền lãi để chuẩn bị cho con đóng học vào dịp sau Tết” - chị Tám bày tỏ.


Chị Nguyễn Thị Tính, quê Bắc Ninh ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề thu mua phế liệu đã gần 10 năm nay cho biết, những ngày cận Tết là chị lại tất bật đạp xe khắp các phố và ngõ ngách để tìm mua giấy báo, nhựa, đồng, nhôm, sắt vụn... Nếu như ngày thường, chị phải ra các bãi rác để tìm kiếm phế liệu nhưng những ngày gần đây, lượng phế liệu chị Tính thu mua được nhiều hơn từ hai đến ba lần, chỉ hết buổi sáng là chị đã thu mua do cu được từ 30 - 40 kg phế liệu các loại.

Thời điểm này, người bán phế liệu thường không mấy quan tâm đến giá cả mà chỉ quan tâm đến làm sao dọn dẹp được đống đồ cũ, hỏng trong nhà. Thế nên, dịp Tết các chị có thể trả giá rẻ hơn so với ngày thường mà họ vẫn vui vẻ bán.

Không chỉ có giấy vụn mà dịp gần Tết, đồ điện tử cũ, hỏng cũng được nhiều gia đình bán tống bán tháo cho gọn nhà. Nhờ vậy mà những người thu mua bán đồ cũ đồ điện cũ, hỏng cũng ăn nên làm ra vào những ngày cận Tết. Anh Nguyễn Văn Đạt, quê Thái Bình cho hay, những người làm nghề “nhặt rác điện tử” như anh chủ yếu đến từ những vùng quê nghèo. Nghề này đỡ vất vả mà thu nhập cao hơn nghề thu mua phế liệu thông thường, chỉ cần biết giá và hiểu biết một chút về lĩnh vực điện tử là sẽ mua thanh lý đồ cũ được giá hời. Anh thường mua lại những thiết bị điện tử để về sửa chữa hoặc tách riêng từng bộ phận ra để bán. Có lần anh mua cả máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, quạt, màn hình ti vi cũ với giá chỉ 500.000 đồng nhưng sau khi sửa chữa, tân trang lại đã bán được vài triệu đồng. Khách hàng đến với cửa hàng anh thường là những sinh viên và những người có thu nhập thấp.

Mua bán đồ cũ máy giặt, tủ lạnh, đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng tại Chợ đồ cũ lớn nhất hà nội. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ: thanh lý đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ), chậu rửa inox công nghiệp, chậu rửa bát công nghiệp
Sưu tầm



Thứ Bảy, 22 tháng 4, 2017

Hàng nghìn tấn iphone cũ được tiêu hủy như thế nào?

Đây là một trong những số ít nhà máy của Apple được xây dựng để tiêu hủy và tái chế vật liệu từ iPhone.

Cũng giống như việc sản xuất nghiêm ngặt và bảo mật một chiếc iPhone, quy trình tiêu hủy và tái chế sản phẩm này cũng được Apple thực hiện một cách vô cùng cẩn thận nhằm chắc chắn không có bộ phận nào bị mất.

Kể từ năm 2007 khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên, Apple đã bán được hơn 570 triệu chiếc. Thậm chí chính bản thân Apple cũng không xác định được hiện nay có bao nhiêu chiếc iPhone cũ và mới, đang được sử dụng hay bị lãng quên trên thị trường.

Mặc dù vậy, công ty muốn chắc chắn rằng những chiếc iPhone cũ hoặc hỏng mà họ thu thập được sẽ được tiêu hủy hoàn toàn nhằm tránh tiết lộ bí mật kinh doanh.

Tất cả những gì mà mọi người biết đến hiện nay về nhà máy hợp đồng tiêu hủy sản phẩm của Apple tại Hồng Kông là nó nằm ở quận Yuen Long và thuộc quản lý tập đoàn Li Tong.

Đây là nơi “yên nghỉ” của các loại sản phẩm như iPhone, iPad hay iMac.

Mặc dù những thương hiệu công nghệ lớn khác như HP, Huawei, Amazon và Microsoft cũng có các tiêu chuẩn chi tiết cho tiêu hủy và tái chế nguyên vật liệu, nhưng Apple lại có quy định cực kỳ cứng nhắc và khắt khe, từ quy trình cho đến những người tham gia hệ thống này.

Hiện cả Apple và Li Tong đều từ chối cung cấp thông tin về số sản phẩm bị tiêu hủy mỗi ngày hay bao nhiêu đơn vị nguyên liệu được tái chế cũng như quá trình chi tiết. Thậm chí việc tiếp cận cơ sở trên cũng bị công ty từ chối.






Thông thường trong ngành thiết bị điện tử, các công ty sẽ cố gắng thu hồi và tiêu hủy khoảng 70% sản phẩm đã được sản xuất cách đó 7 năm. Tuy nhiên, Apple cho biết tỷ lệ tiêu hủy của hãng thường cao hơn thế, vào khoảng 85% và thậm chí hãng còn tiêu hủy cả những thiết bị không phải của Apple nhưng đi kèm sản phẩm của hãng lúc được thu hồi.

Nếu tiết lộ trên là chính xác, Apple sẽ tiêu hủy tương đương khoảng hơn 9 triệu chiếc iPhone 3GS sản xuất năm 2009 trong năm nay trên toàn thế giới.

Với doanh số bán 155 triệu chiếc iPhone trong năm tài chính vừa qua, ngành công nghiệp tiêu hủy iPhone có lẽ sẽ ngày càng “làm ăn phát đạt”.

Tập đoàn Li Tong không chỉ tái chế cho Apple mà còn ký hợp đồng với nhiều công ty công nghệ khác. Hãng có 3 khu nhà máy ở Hồng Kông và nhiều khu nhà máy khác trên toàn cầu. Công ty ước tính năng suất tái chế của hãng sẽ tăng hơn 20% trong năm nay.

Apple cho biết họ thu thập hơn 40.000 tấn chất thải điện tử tái chế năm 2014, trong đó riêng số nguyên vật liệu thép đã đủ để xây dựng hơn 160 km đường sắt.

Một loạt các công ty như Brightstar, TES-AMM, Li Tong và Foxconn Technology là những nhà sản xuất hợp đồng nổi tiếng cho sản phẩm iPhone.

Các hãng này cũng đa đồng ý tham gia quy trình tiêu hủy và tái chế iPhone với hơn 50 tiêu chuẩn khác nhau, từ hệ thống an ninh, bảo hiểm cho đến kiểm toán đối với chu trình này.

Cả quy trình bắt đầu từ những cửa hàng bán lẻ iPhone hoặc qua mạng trực tuyến. Apple sẽ đề nghị tặng phiếu mua (voucher) cho khách nhằm thu hút người dùng bán lại iPhone cho hãng.

Sau một quá trình kiểm tra nhanh chóng, bên trung gian thứ 3 được phép của Apple sẽ quyết định mua lại sản phẩm để sửa chữa và bán lại ra thị trường hoặc gửi thẳng đến các nhà máy tiêu hủy. Tất nhiên, những chiếc iPhone cũ này sẽ trải qua nhiều thử nghiệm hơn để chắc chắn rằng chúng còn có thể ban do cu lại hay phải tiêu hủy.

Tại Mỹ, một chiếc điện thoại iPhone 4 cũ có giá rẻ nhất vào khoảng 100 USD, còn iPhone 6 Plus cũ có giá rẻ nhất là 350 USD.

Ngay khi các hãng đối tác của Apple xác nhận iPhone cũ mà họ thu mua do cu lại cần bị tiêu hủy, quy trình này sẽ diễn ra tương tự như khi sản phẩm được chế tạo nhưng theo hướng ngược lại.

Hãng Apple trả tiền dịch vụ cho quy trình này và công ty là sở hữu hợp pháp của chiếc iPhone cũ cần tiêu hủy, từ lúc được thu mua lại cho đến khi bị nghiền thành nguyên liệu.

Quá trình tiêu hủy của Apple được cho là bao gồm 10 bước và được thực hiện trong phòng chân không nhằm ngăn chặn 100% các hóa chất hay khí ga thải ra trong lúc tái chế.

Những iPhone cần bị tiêu hủy không thể vận chuyển ra khỏi ngoài khu vực nhận thu mua mà cần được tiêu hủy tại nhà máy gần nhất. Những số liệu lưu trữ trong máy phải bị xóa và tất cả các nhãn hiệu (logo) phải bị dỡ bỏ.




Ngoài ra, Apple cũng không chấp nhận đồ cũ phế liệu sản phẩm của họ bị để chung với thương hiệu khác, vì vậy những nhà máy hợp đồng như Li Tong phải dành riêng một khu nhà máy cho hãng. Thậm chí Apple còn cử nhân viên của họ đến tận nhà máy để giám sát quá trình này.

Thông thường, một số linh kiện như chip có thể được tái sử dụng để sửa chữa điện thoại bị lỗi, nhưng Apple lại có một chính sách hoàn toàn tiêu hủy thành phế liệu.

Rõ ràng, việc tiêu hủy hoàn toàn sản phẩm iPhone tốn nhiều công sức và chi phí hơn là chỉ dỡ bỏ và tái sử dụng bởi nhà máy đều phải tháo thiết bị này theo quy trình chứ không được “nghiền nát” một cách đơn giản.

Chính sách tiêu hủy này của Apple là nhằm tránh tình trạng làm giả iPhone trên thị trường đồ cũ.
Khi đã được nghiền thành phế liệu, “chất thải” iPhone sẽ được lưu trữ ở một cơ sở được cấp phép và các đối tác tiêu hủy có thể phân loại một số nguyên vật liệu như vàng hay đồng để bán đồ cũ. Số còn lại có thể được dùng làm vật liệu sản xuất khung cửa bằng nhôm, kính hay đồ nội thất.

Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đồ cũ đã qua sử dụng tại khu chợ đồ cũ đông anh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ).

Sưu tầm


Tấm lòng vàng của cụ bà nhặt nhạnh ve chai tỉnh Phú Yên

Hơn 30 năm nay, dù ngày nắng hay ngày mưa, người dân ở phường 3 đều thấy bà Lê Thị Gái (SN 1942, ở đường Lê Lợi, phường 3, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) lom khom nhặt nhạnh đồ cũ ve chai, dành dụm những đồng bạc lẻ để giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Hơn 30 năm qua, bà gái vẫn đi nhặt nhạnh đủ thứ để làm từ thiện.

Tôi đến nhà bà Gái khi bà đang lom khom dọn dẹp lại đống phế liệu thanh ly do cu. Bà bảo cả tuần nay trời nắng nóng làm bà ho mãi, cái lưng lại đau nên không đi xa mà chỉ quẩn quanh ở mấy con hẻm gần đây để nhặt phế liệu.

Được biết, dù tuổi cao sức yếu, nhưng hàng ngày bà Gái đi khắp nơi trong thành phố nhặt nhạnh phế liệu, xin nhôm nhựa, quần áo cũ, sách vở cũ… sau đó đem bán đồ cũ lấy tiền giúp đỡ người nghèo. Quần áo cũ thì bà cũng gom góp lại rồi khi đã được nhiều, bà lại chọn lựa, giặt giũ sạch sẽ, sắp xếp cẩn thận để đi trao tặng.


Bà Gái cho biết, mỗi tháng bà đều chuẩn bị được một thùng quà trị giá năm, sáu trăm nghìn đồng để tặng cho học sinh nghèo trong chương trình “Đom đóm thắp sáng tương lai”. Ngoài ra, bà cũng dành dụm được số tiền nhỏ để giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khó trong chương trình “Nhịp cầu nhân ái” của Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên. Tuy vất vả nhưng mỗi lần được nhìn thấy niềm vui của những mảnh đời kém may mắn khi nhận được sự giúp đỡ của mình, bà thấy như mọi mệt mỏi đều tan biến”.

Năm 12 tuổi, bà mồ côi cả cha lẫn mẹ bởi chiến tranh, phải sống nhờ vào sự cưu mang của anh chị em trong nhà. Lớn lên, bà lấy chồng và sinh được 2 người con. Đến năm 1985, chồng bà bỏ qua Mỹ định cư, để lại bà cùng 2 người con. Từ ngày ấy, bà mưu sinh bằng công việc buôn gánh bán bưng ở chợ nên lúc nào cũng tranh thủ nhặt nhạnh, gom góp đồ cũ phế liệu. Những thứ tưởng chừng chẳng còn giá trị gì lại được bà tập hợp số lượng lớn rồi mang đi bán lấy tiền, giúp đỡ những mảnh đời khốn khó xung quanh.

Hàng tháng, bà Gái đều chuẩn bị những thùng qua để tặng học sinh nghèo.

Bà Gái chia sẻ rằng chỉ cần ở đâu, người nào cần sự giúp đỡ mà nằm trong khả năng thì bà đều giúp hết. Tùy vào mỗi hoàn cảnh, bà có cách giúp đỡ khác nhau, ai đói bà cho mì cho gạo, ai thiếu mặc bà cho quần áo, ai hoạn nạn thì tôi giúp đỡ và kêu gọi sự ủng hộ từ xung quanh. Được bà giúp đỡ, người thì qua cảnh đói khát, người thì qua cơn ốm đau, nhưng quan trọng hơn, tất cả họ đều như được tiếp thêm niềm tin, động lực trong cuộc sống.

Để có thêm nhiều sự giúp đỡ dành cho học sinh nghèo và những mảnh đời bất hạnh, trong quá trình đi nhặt nhạnh phế liệu, bà Gái không quên vận động, kêu gọi sự chia sẻ từ những người tốt bụng. “Ban đầu người ta cũng ái ngại, chưa tin tưởng mình lắm. Nhưng rồi sau đó thấy mình thật lòng thật dạ giúp người, họ mới chia sẻ mỗi người một ít. Có gì đâu, người thì gửi quần áo cũ, người thì sách vở, phế liệu sinh hoạt… nhiều người góp lại thì được số lượng lớn”, bà Gái tâm sự.

Nhìn bà suốt mấy chục năm làm từ thiện, ít ai biết rằng đó cũng là bấy nhiêu năm gia đình bà thuộc diện hộ nghèo. Tuy nhiên, với bà điều đó không quan trọng, cái bà luôn đau đáu đó là được sống, được giúp đỡ mọi người, thực hiện tâm nguyện của bản thân trước đây, đó là ở lại để gắn bó với quê hương.



Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên nhiều năm liền ghi nhận tấm lòng vàng của bà Gái.

Trao đổi với chúng tôi. ông Trần Văn Hân, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường 3 (TP.Tuy Hòa) cho biết: “Mấy chục năm âm thầm làm từ thiện, đến nay tuổi cao, sức yếu, nhưng bà Gái vẫn miệt mài với những việc làm thầm lặng có ích cho cộng đồng. Những khoản tiền dành dụm từ việc mua do cu bán ve chai, những đôi giày, bộ quần áo cũ, áo mưa… tuy không nhiều về vật chất nhưng đó là cả tấm lòng của bà. Với những việc làm giàu ý nghĩa, bà Gái là tấm gương tiêu biểu về công tác xã hội - từ thiện tại địa phương, đã được UBND phường 3 và TP.Tuy Hòa nhiều lần tuyên dương”.

Ở Hà Nội, có một khu chợ đồ cũ chuyên mua bán đồ cũ giá rẻ cho người lao động giá rẻ. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ).
Sưu tầm


Bé gái xinh xắn nhặt đồ cũ phế liệu thu hút cộng đồng mạng

Những bức ảnh chụp một bé gái xinh xắn, mặt nhem nhuốc khoảng 3 tuổi, chơi đùa bên vựa thu mua do cu phế liệu được facebooker Dung Đặng đăng tải đang thu hút sự quan tâm từ độc giả mạng.


Trái ngược với khung cảnh có phần nhếch nhác xung quanh, cô bé vẫn vô tư nô đùa, thích thú với những thứ đồ chơi tìm được trong đống phế liệu.
Gần đó là hình ảnh người mẹ dáng vẻ trông lam lũ đang lọc đồ phế liệu bán cho chủ vựa thu mua đồ cũ.


Vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu cùng đôi mắt thông minh và nụ cười rạng rỡ của cô bé không khỏi 'đốn tim' người xem.

Liên hệ với Đặng Dung (SN 1988, ở thành phố Hải Dương), chị cho biết gia đình chị có truyền thống làm về nhiếp ảnh. Đây là bộ ảnh của mẹ con chị chụp.

Cách đây một tuần, khi dẫn con đi chơi qua khu phố Ga, chị nảy ra ý tưởng thực hiện bộ ảnh này với mục đích tái hiện lại góc khuất của những người phụ nữ lao động không có ngày 8/3.

Chị Dung tâm sự: “Góc phố Ga nơi tôi cùng gia đình sinh sống, ngày nào đi làm qua đây cũng bắt gặp ánh mắt của những người dân lam lũ nhưng trên môi không tắt nụ cười.

Đây là nơi tập trung rất đông những người làm nghề mua do cu đồng nát (lượm phế liệu). Tinh thần lạc quan của họ luôn thôi thúc tôi phải chụp một bộ ảnh ở đây.

Đầu tiên tôi muốn chụp ảnh với các nhân vật thật nhưng các chị lại e dè nên cuối cùng hai mẹ con tôi vào diễn luôn.

Tôi muốn thể hiện góc nhìn nhẹ nhàng, lạc quan hơn với cuộc sống. Đây là bộ ảnh đơn giản về tình mẹ, về một góc nhỏ của những người lao động không có ngày 8-3”.

Được biết, bộ ảnh do em trai chị là nhiếp ảnh gia Minh Tuấn thực hiện. Cô bé dễ thương trong ảnh - con gái chị Dung là Nông Hoàng Hà Linh, năm nay 3 tuổi, tên ở nhà thường gọi là Lơ.

Chia sẻ về mẫu nhí của bộ ảnh, chị Dung cho biết: “Do được tiếp xúc với ống kính từ khi còn nhỏ nên bé Linh tạo dáng rất tự nhiên, hoàn toàn không phải hướng dẫn chút nào. Bé được mọi người nhận xét là rất cá tính, hay nói và hay hát.

Bình thường chụp cho trẻ con sẽ tốn thời gian hơn nhưng bộ ảnh này mẹ con chị Đặng Dung chỉ mất khoảng 30 phút. Toàn bộ đạo cụ được các anh chị ở khu phế liệu giúp đỡ - chị Dung tâm sự.

Tìm mua ban do cu qua sử dụng với giá thanh ly do cu tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng – Chợ đồ cũ lớn nhất Hà Nội.
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ).
Sưu tầm


Báu vật trị giá triệu USD trong các gian hàng đồ cũ thế giới

Dưới đây là 10 trường hợp bỗng dưng trở nên giàu có nhờ tìm được “báu vật” ở các gian hàng đồ cũ:

1- Quả trứng Faberge của Sa hoàng: 33 triệu USD

Hồi năm ngoái, một người thu mua do cu kim loại phế liệu đã vô tình mua được một quả trứng Phục Sinh Faberge quý hiếm ở chợ trời miền Tây nước Mỹ với giá 14.000 USD. Chỉ định nung chảy quả trứng để thu hồi lại vàng, nhưng anh đã kịp dừng lại khi phát hiện ra chiếc đồng hồ Vacheron Constantin quá tinh xảo được ẩn giấu khéo léo bên trong.




Sau khi tìm kiếm trên Internet, anh tìm thấy bài báo nói về 8 quả trứng Faberge “thần tiên” đang bị thất lạc, mà 1 trong số đó có hình rất giống thứ anh đang sở hữu. Chàng trai tìm đến công ty chuyên sưu tầm cổ vật nghệ thuật Wartski ở London thì ngay lập tức được chứng thực. Wartski sau đó giúp anh đàm phán bán quả trứng cho 1 nhà sưu tầm giấu tên với cái giá lên tới... 33 triệu USD.

Chỉ có tổng cộng 50 quả trứng Phục sinh bằng vàng do nghệ nhân bậc thầy Peter Carl Faberge chế tác theo yêu cầu của Nga hoàng để làm quà tặng cho Hoàng hậu. Tất cả đều được chế tạo hết sức tinh xảo và tráng lệ, được xem như đỉnh cao của nghệ thuật kim hoàn nước Nga cuối thế kỷ 19.

2- Bản sao Tuyên ngôn Độc lập Mỹ (năm 1776): 2,4 triệu USD

Một người đàn ông làm nghề phân tích tài chính ở thành phố Philadelphia (Mỹ) đã mua một bức tranh cũ với giá 4 USD tại một khu chợ ngoài trời ở Adamstown, bang Pennsylvania. Không phải vì cảnh làng quê trong tranh đẹp, mà chỉ bởi anh rất thích cái khung của nó. Khi tháo bức tranh để lấy chiếc khung ra, anh tìm thấy một bản tài liệu cũ, chính là 1 trong 200 bản sao chính thức của Tuyên ngôn độc lập Mỹ ngày 4/7/1776.


Hồi đó, nhà in John Dunlap in những bản sao này để mang tin tức độc lập tại Mỹ đến với công dân của 13 thuộc địa. Hiện nay, chỉ có 24 bản copy được tìm thấy, và 2 trong số này đang nằm trong tay các nhà sưu tập tư nhân. Bản sao Tuyên ngôn độc lập nói trên sau đó được bán đấu giá tại Nhà Sotheby’s với giá 2,4 triệu USD cho ông Donald J. Scheer, Chủ tịch Công ty Visual Equities Inc.

 3- Bức tranh của danh họa Martin Johnson Heade: 1,2 triệu USD

Một ngày cuối tuần đẹp trời, một nhân viên văn phòng tại tiểu bang Indiana (Mỹ) dạo qua cửa hàng đồ cũ, bỏ ra 30 USD để mua vài đồ nội thất đã qua sử dụng và một bức tranh sơn dầu cũ để đem treo lên, che lỗ thủng lâu ngày trên tường nhà. Vài năm sau đó, anh tham gia chương trình giải trí có tên là Masterpiece, nơi tổ chức thi đấu giá các tác phẩm nghệ thuật. Anh rất ngạc nhiên vì có một phiếu trò chơi in hình những bông hoa giống hệt trong bức ảnh cũ đang treo trên tường nhà mình.


Qua tìm hiểu, anh nhận thấy bức vẽ rất giống với phong cách của họa sĩ nổi tiếng người Mỹ hồi thế kỷ 19 Martin Johnson Heade. Khi mang tác phẩm này đến phòng triển lãm Kennedy ở Manhattan, nơi treo rất nhiều tranh của Martin Johnson Heade, họ lập tức nhận ra và xác nhận đây chính là bức tranh sơn dầu quý mang tên "Magnolias on Gold Velvet Cloth" do danh họa Heade vẽ năm 1890. Năm 1999, bảo tàng nghệ thuật Museum of Fine Arts ở Houston mua lại tác phẩm với giá 1,2 triệu USD.

4- Bản sao Tuyên ngôn độc lập Mỹ (năm 1823): 477.650 USD

Chuyện xảy với ông Michael Sparks, một chuyên viên kỹ thuật về thiết bị âm thanh ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ). Trong một lần đi tìm mua đồ cũ tại cửa hàng mang tên “Music City Thrift Shop” cách không xa nhà, Sparks đã mua một bản tài liệu cũ ố vàng với giá 2,48 USD. Lên mạng tìm kiếm thông tin, ông chợt nhận ra rằng mình đang có trong tay một trong 200 bản sao chính thức của bản Tuyên ngôn độc lập được Tổng thống thứ 6 của Mỹ John Quincy Adams đặt làm hồi năm 1820.


Tính đến nay, chỉ có 35 bản sao được phát hiện, và ông đang có tờ thứ 36. Phải mất một năm, Sparks mới làm xong các thủ tục xác minh xong tờ tài liệu quý giá này. Sau đó, tại một cuộc bán đấu giá ở Burlington, North Carolina, một người giấu tên mua do cu lại bản sao này với giá 477.650 USD.

 5- Chiếc vòng cổ Alexander Calder: 267.750 USD 

Một người phụ nữ sống tại Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ) có tên Norma Ifill năm 2005 từng mua chiếc vòng cổ đẹp cầu kỳ và lạ mắt với giá chỉ 15 USD tại khu chợ trời trong thành phố. Khi đó, cô không hề hay biết chiếc vòng này từng được trưng bày trong Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở thành phố New York hồi năm 1943.


8 năm sau khi mua, Norma tới thăm cuộc triển lãm đồ trang sức của nhà điêu khắc danh tiếng Alexander Calder, tổ chức tại Viện bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia. Cô chợt nhận ra rằng chiếc vòng cổ của mình có rất nhiều nét tương đồng với những món đồ trang sức đang được trưng bày ở đây. Sau khi Quỹ Calder ở thành phố New York thẩm định đây đúng là 1 tác phẩm do nghệ sĩ Alexander Calder chế tác khoảng những năm 1940, Norma giao chiếc vòng cho nhà Christie’s bán đấu giá được số tiền lớn: 267.750 USD.

6- Bức tranh sơn dầu từ năm 1650: 190.000 USD

Năm 2006, ông cụ Leroy, 81 tuổi bước vào cửa hàng mua bán đồ cũ Goodwill ở quận Anderson, tiểu bang South Carolina và mua được một bức vẽ với giá chỉ 3 USD. Ngay từ đầu, ông biết mình đã gặp phải món hời vì tin rằng bức tranh cũ này có thể “đem rao bán lại trên Internet với giá 100 USD hoặc hơn chút”.


Tuy vậy, người con dâu của ông biết rằng giá trị thực tế của tác phẩm này phải cao hơn. Cô tìm đến chương trình gameshow nổi tiếng chuyên về cổ vật Antiques Roadshow thì được các chuyên gia tại đó nhận xét: Giá trị của bức họa ở khoảng 20.000 – 30.000 USD.

May mắn, gia đình cụ ông Leroy quyết định chưa vội bán bức tranh. Tới năm 2012, tại một cuộc bán đấu giá đồ cổ ở Massachusetts, tác phẩm này được xác thực là một bức tranh sơn dầu vẽ khoảng năm 1650, mang đậm phong cách Flemish cổ điển. Họa phẩm này cuối cùng được bán ở mức giá 190.000 USD.

7- Đồng hồ James Bond: 160.175 USD

Trong một lần đi mua đồ cũ hạ giá ở khu chợ trời gần nhà, một người Anh đã mua đồ cũ được chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Breitling sản xuất từ năm 1962 với giá chỉ 38 USD. Đây chính là chiếc duy nhất mà nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng Breitling làm riêng cho bộ phim Thunderball trong series Siêu điệp viên 007, ra rạp năm 1965. Nam diễn viên chính vào vai James Bond trong phim và đeo chiếc đồng hồ này là Sean Connery.


Tại phiên đấu giá của nhà Christie’s năm 2013, chiếc “đồ chơi của Bond” này đã được người mua trả tới 160.175 USD. Nguyên nhân cho việc trả giá cao là vì đây chính là món đồ đầu tiên của Bond do trung tâm nổi tiếng “Q Branch” trang bị. Đó là nơi nghiên cứu và phát triển vũ trang cho đơn vị MI6, cũng là nơi cung cấp tất cả các “món đồ chơi” đáng kinh ngạc cho James Bond. Hơn nữa, đồng hồ này còn được tích hợp bộ đếm Geiger giúp siêu điệp viên phát hiện sớm bức xạ hạt nhân.

8- Cốc đựng rượu cúng Trung Hoa: 60.000 USD 

Năm 2013, một người đàn ông sống ở Sydney tham gia hội chợ đồ cũ ở địa phương và mua được một chiếc cốc cổ với giá chỉ 4 đô la Úc (3,1 USD). Khi về nhà, thấy những hoa văn trên chiếc cốc quá độc đáo, ông chụp ảnh và gửi đến đội ngũ chuyên viên cao cấp về nghệ thuật châu Á của Nhà Sotheby’s để nhờ tư vấn.


Phải đến khi tiếp xúc trực tiếp, các chuyên gia khẳng định: Đây chính là cốc đựng rượu cúng, mang đậm nét truyền thống tôn giáo Đông Á từ hồi thế kỷ 17 của Trung Quốc, được chạm khắc từ sừng tê giác. Giá trị của chiếc cốc này được họ ước tính từ 20.000 – 30.000 USD. Ngay sau đó, tại cuộc bán đấu giá của Nhà Sotheby’s ở Melbourne (Australia), vật phẩm này thực tế được bán lại với giá xấp xỉ 60.000 USD.

9- Áo thun của Vince Lombardi: 43.020 USD

Tháng 6 năm ngoái, cặp vợ chồng Sean và Rikki McEvoy đến cửa hàng bán đồ cũ Goodwill ở thành phố Asheville, bang North Carolina (Mỹ) và mua thanh ly do cu được một chiếc áo thun chỉ hết 0,58 USD. Đến tháng 11, Sean tình cờ xem 1 bộ phim tài liệu giới thiệu về chân dung vị huấn luyện viên bóng đá Mỹ huyền thoại Vince Lombardi, và nhận ra ông từng mặc chiếc giống hệt thứ mình từng mua.


Anh kiểm tra kỹ lại, lật mặt trong áo ra xem và phát hiện một miếng vải thêu nhỏ viết chữ "Lombardi". Sau khi đem đến Dallas để xác thực đây chính là áo huyền thoại Lombardi hay mặc khi huyến luyện từ năm 1949-1953, hồi tháng 2 vừa qua nó đã được đem bán đấu giá và được trả 43.020 USD.

10- Đồng hồ Jaeger-Lecoultre năm 1959: 35.000 USD

Đầu năm nay, Zach Norris, một chàng trai ở bang Arizona (Mỹ) chuyên săn đồ cũ và cũng rất am hiểu về đồng hồ, tình cờ tìm thấy một chiếc Jaeger-LeCoultre ở cửa hàng bán đồ cũ Goodwill tại thành phố Phoenix. Zach không tin nổi vào mắt mình khi cầm chiếc đồng hồ lặn của hãng đồng hồ Thụy Sĩ xa xỉ Jaeger-Lecoultre mà giá chỉ có 5,99 USD.


Phiên bản hiếm này được sản xuất từ năm 1959, và chỉ có đúng 900 chiếc. Zach đem rao bán đồ cũ trên website nổi tiếng của giới sưu tầm đồng hồ Hodinkee.com, và được một người ở San Francisco mua lại với giá 35.000 USD. Người mua thậm chí còn hào phóng, tặng thêm cho Zach một chiếc đồng hồ chrono Omega Speedmaster trị giá 4.000 USD./.

Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đồ cũ đã qua sử dụng tại khu chợ đồ cũ đông anh. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
ĐT: 04.3951.8242 - 0985.818.227 
Email: docu24h@gmail.com
Liên hệ: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội ( ngay chân cầu thăng long ).
Sưu tầm