Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tỷ phú ve chai sáu hoành

Phía sau căn nhà lộng lẫy ở khóm 2, thị trấn Long Hồ (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) là một kho chứa phế liệu, ve chai lông vịt khổng lồ. Hàng chục người đang lúi húi tỉ mẩn lựa chọn, phân loại từng chiếc hộp thiếc, miếng nhựa, cái keo chao… Chỉ người đàn ông ăn mặc xuề xòa chăm chỉ xem những chiếc lon thiếc, anh Nguyễn Hoàng Tuấn, cán bộ LĐ-TB-XH thị trấn Long Hồ, nói: “Ông Sáu Hoành chủ cơ sở thu mua phế liệu đó, thương binh nhưng giúp đỡ hơn 200 người lành lặn có công ăn việc làm, ổn định cuộc sống”. Ông Sáu Hoành (Nguyễn Văn Hoành, 46 tuổi, thương binh 4/4) nghỉ tay mời chúng tôi vào nhà. Trong căn phòng khách tiện nghi, ông Sáu cười phân bua: “Hơn 20 năm chí thú theo nghề ve chai lông vịt tôi mới sắm sửa được cơ ngơi này cho vợ con” rồi bùi ngùi kể chuyện đời mình…


Khởi nghiệp từ tay trắng

“Năm 1982, tôi rời quân ngũ với 2 vết thương ở chân và lưng. Đầu tiên tôi làm việc ở Công ty thương nghiệp huyện, rồi cưới vợ là một tiểu thư chân yếu tay mềm, gia đình giàu có. Dù vậy, vợ chồng tôi quyết chí làm ăn, không nhờ vả bên vợ. Một năm sau (1983) vì cuộc sống khó khăn, tôi quyết định nghỉ việc bàn với vợ gia nhập đội quân ve chai lông vịt” - Sáu Hoành kể.

Ban đầu vợ chồng ông Sáu không dám “hành nghề” tại quê nhà (Long Hồ) vì sợ gia đình, bà con dòng họ đàm tiếu. Vợ chồng với đôi quang gánh lặn lội tới tận xứ khỉ ho cò gáy Thầy Phó - Trà Ôn thuê nhà, ngày ngày rạc cẳng rảo khắp các vùng quê thu mua từng cái keo chao, chiếc nồi bể, mớ lông vịt đắp đổi qua ngày. Suốt 4 năm ròng rã như vậy nhưng cuộc đời vẫn cơ cực, năm 1987 ông Sáu và vợ quyết định liều thuê một chiếc ghe để làm cuộc đổi đời với suy nghĩ: miền Tây sông nước mênh mông, có chiếc ghe thì có thể thu mua phế liệu, ve chai ở nhiều nơi hơn. Quyết định đó là một bước ngoặt.



Chỉ một năm sau, vợ chồng ông Sáu đã mua được chiếc ghe 7 tấn từ tiền dành dụm. Vợ chồng vừa dong ghe đi mua bán, vừa làm đại lý thu mua thanh lý đồ cũ phế liệu, ve chai lông vịt trong vùng, cuộc sống bắt đầu “dễ thở” hơn nhưng Sáu Hoành vẫn chưa dám về quê, tiếp tục bám trụ ở vùng Thầy Phó. Mãi đến năm 1990, khi công việc làm ăn đã ổn định, có chút tiền dành dụm, vợ chồng Sáu Hoành mới dám thực hiện ước mơ cháy bỏng nhiều năm: sinh đứa con đầu lòng. Nhưng sinh con rồi mới thấy không thể trụ lại vùng Thầy Phó nữa, vợ chồng ông Sáu Hoành quyết định về quê, gom hết tiền dành dụm mua một miếng đất 76m2 cặp quốc lộ 53, ở khóm 1, thị trấn Long Hồ tiếp tục mở điểm thu mua phế liệu, ve chai lông vịt.

Về quê, vợ chồng Sáu Hoành phải vừa tìm lại mối mang, gây dựng uy tín, lòng tin của khách hàng, vừa phải nhẫn nhịn trước sự o ép, triệt hạ của những lò thu mua do cu phế liệu lâu năm ở thị trấn Long Hồ. “Suốt một thời gian dài, vợ chồng tôi tiết kiệm đến mức tối đa, lấy công làm lời nhưng quan trọng nhất là mua bán sòng phẳng, lấy chữ tín làm đầu và chân tình với những người nghèo đi thu gom ve chai vì ngày xưa mình đã nếm trải nỗi cơ cực của nghề. 6 năm ròng rã như vậy, đến năm 1997 công việc làm ăn mới ổn định và phát triển cho đến hôm nay”, ông kể tiếp.

Trả nợ nghề

Bây giờ ở thị trấn Long Hồ, giới làm ăn gọi ông Sáu Hoành là “tỷ phú ve chai” bởi cơ ngơi của ông đáng giá tiền tỷ: ngoài căn nhà lộng lẫy còn có 2 nhà kho lớn, một điểm thu mua thanh ly do cu phế liệu và một xe tải 8 tấn giao hàng ở TPHCM. Có tiền, đời sống no đủ, Sáu Hoành nghĩ chuyện giúp đỡ người nghèo. Ai chí thú làm ăn và thật thà đều được ông cho mượn vốn thu mua ve chai lông vịt về bán lại cho vựa của ông. Người mượn ít thì 2 - 3 triệu đồng, người mượn nhiều gần chục triệu đồng. Tới nay, ngoài 4 công nhân cùng ăn cùng làm với vợ chồng ông (lương 1,5 triệu đồng/người/tháng) còn có hơn 200 lao động được ông Sáu cấp vốn làm nghề thu mua đồ cũ ve chai, phế liệu.

Trong đó, có hơn 20 đối tượng là bộ đội phục viên, con em gia đình chính sách. Ngoài mức thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng, những ngày lễ Tết, Sáu Hoành đều có quà tặng cho lực lượng lao động. Được mọi người gọi là “ông Sáu nhân hậu”, ông cười xòa: “Mình có cơm thì bà con nghèo cũng phải có cháo. Hồi xưa tôi từng nếm trải nỗi cơ cực của nghề, từng nhiều năm sống trong cảnh nghèo khổ thiếu thốn nên bây giờ thấy ai nghèo mà chí thú làm ăn thì tôi giúp, như một cách để trả nợ cho nghề, cho đời”.

Từ sự giúp đỡ của ông Sáu Hoành nhiều người nghèo rớt mồng tơi đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống bằng nghề thu mua ban do cu phế liệu, ve chai lông vịt như ông Hiếu, ông Thanh ở xã Phú Đức… Đặc biệt hơn, gánh ve chai lông vịt và đồng vốn của Sáu Hoành không chỉ giúp ông Hải ở xã Bình Phước hết nghèo mà còn nuôi hai con ăn học đại học thành tài. Anh Nguyễn Hoàng Tuấn cho biết thêm: ông Sáu rất hăng hái trong công tác xã hội, từ thiện. Ở địa phương, ông là người luôn đi đầu trong việc đóng góp để giúp đỡ người nghèo, nhiều lần ông còn tìm đến các cơ quan thông tin đại chúng để đóng góp quỹ từ thiện.

“Tỷ phú ve chai” Sáu Hoành tới bây giờ vẫn còn 2 mảnh đạn trong phổi. Lúc trái gió trở trời là ho hen, khụt khịt nhưng ngày ngày vẫn xuống kho lăn lộn cùng công nhân phân loại đồ cũ phế liệu, ve chai, không hề tỏ ra “ta đây là ông chủ”. Tỉnh Vĩnh Long đã quyết định chọn ông là điển hình thương binh đi dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sĩ tổ chức ở Hà Nội vào tháng 7 vừa qua.

Chợ đồ cũ lớn nhất miền bắc – chợ chuyên mua ban do cu văn phòng, gia đình, nhà hàng. Khách hàng có thể đến trực tiếp xem sản phẩm hoặc vui lòng liên hệ:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ đồ cũ : chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét