Trong dãy nhà trọ rẻ tiền ở khu Hà Thanh (TP.Nha Trang) có
hơn chục người cùng nghề như anh Bé, nhưng hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Ngoại
trừ anh Bé là dân “chuyên nghiệp”, cả nhà vợ chồng con cái 4 người đều làm nghề
này, số còn lại hầu hết là nông dân quê tận 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên. Vụ lúa bấp
bênh, cứ xong việc là chị em lại rủ nhau vô Nha Trang làm ít tháng, “tới vụ gặt
quay về, xong lại vô tiếp” - chị Hồng quê Phù Mỹ (Bình Định) chia sẻ. Còn có
người vì nợ nần nên chuyển sang làm nghề mua do
cu này đã hơn 20 năm. Thâm niên nhất trong nghề này ở Nha Trang có lẽ là
ông Ba Quý, 65 tuổi, quê Thạch Thành, Thanh Hóa. Ông một mình rời quê vào đây
làm nghề này từ năm 1980. Gần 40 năm nhưng ông vẫn trung thành với nghề, có lúc
cũng muốn chuyển “nhưng thôi, nhất nghệ tinh”, ông tự an ủi.
Mùa khô là mùa xây dựng nên nghề thu mua phế liệu cũng “ăn
theo”. Khi được hỏi về thu nhập, hầu hết đều nói được khoảng 100.000-150.000 đồng/
ngày. Đấy là mùa cao điểm, có những ngày thấp được khoảng 70.000-80.000 đồng,
“mùa này chưa bao giờ phải về không, nhưng mùa mưa phải nghỉ…”, chị Sơn chia sẻ.
Sản phẩm bán thanh
lý: chợ đồ cũ lớn nhất Hà Nội bán thanh lý chậu
rửa bát công nghiệp dùng cho nhà hàng, chau
rua bat cong nghiep quán ăn, nội thất văn phòng giá rẻ thanh lý nội thất văn
phòng, bán giá rẻ thanh
ly noi that van phong
Bao con người ngày ngày len lỏi khắp nơi để tìm mua đồ cũ “thứ của người chán, bán cho những người
cần”. “Ngày trước, người như chúng tôi ít lắm, ai cùng đường mới làm, còn bây
giờ đi vài bước là đụng đồng nghiệp nên mua được ít hơn. Mỗi người chọn cho
mình một phương tiện để đi làm. Các bà thường đi bằng xe đạp; các ông dùng xe
máy rao bằng loa; một số người lại gồng gánh đi bộ… tưởng như phân biệt “đẳng cấp”
nhưng không phải thế, bởi đi bộ, đi xe đạp tuy chậm nhưng lại có thể len lỏi
vào ngõ hẻm, lại nghe rõ được tiếng người ta gọi”, chị Hồng nói.
“Bí quyết” nghề nghiệp
Cứ nghĩ là vừa đi vừa rao, ai kêu bán thì mình mua thanh ly do cu, nhưng đâu phải thế. “Nếu vậy
chỉ là ăn may hoặc về không. Muốn mua được, phải biết cách, tiếng rao phải thay
đổi. Nếu như trước đây rao “mua đồng hồ treo tường quả lắc xưa, mua máy akai
cũ, mua liễn xưa, đồng tiền xưa…” thì bây giờ phải đổi thành “mua công tơ điện,
quạt cũ, máy vi tính hư…”. Tiếng rao phải mang tính gợi ý thì mới ăn” - anh Bé
cho biết.
Mùa khô và ngày Tết là dịp làm ăn của dân “ve chai”, đến mùa
mưa nhiều người chuyển nghề hoặc ngồi nhà. Nhưng với một số người có kinh nghiệm
thì mùa mưa lại có thu nhập khá vì nước lũ cuốn theo rất nhiều thứ, từ củi gỗ đến
các đồ dùng gia đình. Ông Ba Quý chia sẻ: “Đàn ông có sức khỏe, chịu khó lặn lội
mới dám làm mùa mưa. Cũng có người ghi nhớ các công trình đang xây dựng trên địa
bàn hoạt động của mình để thường xuyên đảo qua mua đầu sắt vụn, vỏ bao xi măng,
thùng sơn… Tuy nhiên, phải đến đúng thời điểm người ta dẹp bỏ phế liệu mới mua được.
Tốt nhất là làm quen với thợ hoặc chủ nhà.”
Vì vậy, mỗi người thu
mua bán đồ cũ phế liệu đều chọn một địa bàn
và lộ trình phù hợp. Tiếng rao quen và thái độ nhã nhặn khéo léo khi mua cũng
là một bí quyết của nhiều người, làm sao để người ta nghe tiếng rao là nhận ra
mình ngay. Còn theo anh Bé, “nhìn món đồ
cũ phải biết lời lãi được bao nhiêu để mặc cả. Phải trả với giá thấp rồi dùng
các hình thức chứng minh để cho người bán tặc lưỡi đồng ý”.
Nghề vui ít, buồn nhiều
Công việc nào cũng có vui buồn riêng. Nghề này cũng vậy.
Hàng ngày, họ phải di chuyển qua quãng đường vài chục cây số, bất kể trời mưa nắng.
Cứ ngày hai chuyến, đầy xe là về vựa. Mỗi chuyến được vựa trả dăm bảy chục, nếu
hàng tốt được cả trăm, “hơn làm nông lại được tiền ngay nên mừng lắm!” – chị Lý
quê ở Tây Sơn, Bình Định nói. “Vui nhất là may mua được món phế liệu từ việc
người ta dỡ bỏ nhà cửa hoặc thanh lý đồ cũ.
Lúc đó phải gọi điện báo cho chủ vựa mang xe đến chở”, chị Năm, quê Bình Định kể.
Mỗi vựa có khoảng một hai chục “lính”, là những người chuyên
bán cho họ. Vì vậy, chủ vựa thường tạo điều kiện để giữ “lính” của mình. Ngoài
việc hỗ trợ chuyên chở, họ còn cho “lính” ở trọ miễn phí, thưởng Tết… Chị Sơn
chia sẻ: “Nhờ có việc này mà tôi có tiền nuôi hai đứa con học hành đàng hoàng”.
“Nhưng nhiều lúc cũng
buồn. Có người nhìn chúng tôi như những kẻ ăn xin, ăn cắp nên tỏ vẻ coi thường.
Họ bán đồ như quăng vào mặt mình, nói năng trống không. Buồn nhưng biết sao,
nghề này phải chịu. Mấy bà còn có nón, có khăn che mặt, còn đàn ông thì kệ…”,
ông Hai Chút, quê huyện Vạn Ninh tâm sự. “Cũng có những con sâu làm rầu nồi
canh, một vài người có thói quen ăn cắp nên bọn tôi vạ lây… Thậm chí đã từng có
trường hợp sinh nghề tử nghiệp. Năm ngoái, một chị bạn mua ban do cu được ít đồ chất lên xe đạp, do
hàng cồng kềnh, gió to, tay lái yếu nên bị xe ô tô cán, thiệt thân...”, chị Bảy
Hậu, quê Tuy Hòa ngậm ngùi nói.
Mọi thông tin chi tiết sản phẩm
cũng như giá vui lòng liên hệ chợ đồ cũ lớn
nhất hà nội:
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đầu mối bắc thăng
long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét