Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Bảo tàng đồng nát đồng quê của cô giáo làng

Trên khu đất rộng khoảng 5.000 mét vuông ở đầu làng Bỉnh Di (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, Nam Định) một bảo tàng lưu giữ những nét đặc sắc nhất của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đang được xây dựng. Người nuôi ý tưởng và say mê triển khai việc sưu tầm hiện vật chính là cô giáo Ngô Thị Khiếu, trước đây dạy môn sinh - địa nhiều năm tại trường làng.


Cuộc sống ông cha thấm trong từng đồ đồng nát

Có một lần, rất vô tình cô giáo Ngô Thị Khiếu (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) thấy các bà, các chị quê mình rộn ràng mang những mâm, ấm, nồi, thau đi ban do cu đồng nát. Thấy lạ, cô giáo Khiếu lên tiếng hỏi thì được các bà, các chị trả lời rằng họ mang những đồ đồng nát này đến bán cho đại lý. Sau đó đại lý sẽ đập bẹp rồi nấu thành những vật dụng mới. Nghe thế, cô giáo Khiếu chợt thấy rùng mình.

Nghĩ đến cảnh những vật dụng thân thuộc một thời của cha ông giờ bị mang vào nung chảy, chả khác nào "xóa sạch quá khứ" nên cô đã hỏi mua lại. Ban đầu những người mang hàng đi bán cứ mắt tròn mắt dẹt không hiểu cô giáo mua do cu  lại những đồ "bỏ đi" ấy làm gì. Sau thấy cô năn nỉ bảo là: "Các chị bán đâu cũng là bán. Chi bằng bán cho em luôn" thì họ đồng ý.

Cô Khiếu tâm sự: "Lúc đó tôi chỉ thấy tiếc và thấy nó rẻ quá nên mua. Sau đó tôi mới nghĩ: Các con, các cháu mình từ nhỏ đến giờ đã biết gì về những vật dụng đã gắn bó với bao đời ông bà, cha mẹ chúng đâu". Thế là từ bấy, gặp cái gì thân thuộc với tuổi thơ của mình, với bố mẹ mình, cô đều tìm mua lại để kể cho các con nghe cuộc sống nông nghiệp của ông cha. Từ ngày cô mua đồ cũ "mẻ" đồng nát đầu tiên đến giờ cũng đã mười mấy năm.

Mục đích của cô giáo Khiếu chỉ đơn giản vậy thôi. Song lần nào gặp hàng đồng nát cô cũng giữ lại và hỏi mua thanh ly do cu, vì "cuộc sống của ông cha mình thấm cả vào đó rồi, mỗi một vật dụng đều chứa đựng một cuộc đời, số phận đẫm mồ hôi, thậm chí cả nước mắt của ông cha ta, mà giờ mang đập bẹp, nấu mới thì tiếc lắm". Nếu chỉ một mình làm việc này, cô Khiếu sợ mình sẽ bỏ sót rất nhiều những vật dụng quý báu, thế nên cô nhờ cả những người anh em của họ hàng bên nội bên ngoại cùng thu mua giúp.

Đồng lương giáo viên eo hẹp của cô đều dồn cả vào những đồ đồng nát. Nồi, niêu, ấm, chậu, mâm... chật cứng cả ngôi nhà ở miền quê Giao Thịnh lúc nào không hay. "Chồng và các con tôi lúc đầu thấy thế thì không bằng lòng đâu, cứ bảo tôi hâm, không dưng đi tha toàn những đồ đồng nát về chật cả nhà. Nhưng dần dần họ cũng hiểu và tạo điều kiện để tôi thu mua thanh lý đồ cũ". Đến giờ, "gia tài đồng nát" của cô Khiếu là hơn 2 tấn đồng với các loại xoong, mâm, ấm, chậu, đèn; chưa kể các loại chum vại sành, sứ đã lên đến cả nghìn chiếc.

Hễ cứ nghe ở đâu người ta đồn có đồ đồng nát định bán là cô Khiếu lại lọ mọ tìm đến. Còn nhớ có lần cô sang tận Thái Bình, tìm đến nhà một người mà cô nghe giới thiệu là giữ mấy cái mâm đồng chạm trổ hoa văn tinh xảo. Chuyến đi đó lại đúng hôm cơn bão lớn đổ bộ vào Nam Định, Thái Bình. Đến bến xe Thái Bình thì mưa to, gió giật. Sợ thời tiết thì ít mà sợ người ta bán mất mấy cái mâm đồng thì nhiều.

Cô Khiếu quyết tâm thuê xe ôm với giá cao gấp ba ngày thường để đi đến tận nơi. "Vừa đói, vừa rét, vừa ướt như chuột lội, thế mà đến nơi thì người ta vừa bán đồ cũ đồng nát chiều hôm trước. Trận đó tôi ốm nặng lắm, nằm bẹp cả tuần lễ, cứ nghĩ đến những cái mâm đồng chạm trổ mà tiếc đứt ruột", cô Khiếu cho biết.

Lập bảo tàng vì muốn giữ hồn quê

Cô giáo Ngô Thị Khiếu, sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm, cô nhận công tác tại Trường cấp 2 Giao Thịnh (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Chính tại nơi này, cô đã gặp và nên duyên chồng vợ với thầy giáo Hoàng Kiền. Sau này, do nhiệm vụ thầy Hoàng Kiền đã phải từ giã bảng đen để lên đường bảo vệ Tổ quốc. Khi còn trẻ, cô Khiếu đã rong ruổi khắp nơi theo chồng để gieo cái chữ. Chỉ đến khi các con đến tuổi đi học, cô Khiếu mới xin về Hà Nội công tác, còn chồng cô vẫn tiếp tục bảo vệ hải đảo xa xôi.

Ý tưởng lập bảo tàng của vợ chồng cô giáo Khiếu xuất phát từ một lần họ về thăm quê. Ấy là năm 2009, nhận lời mời của UBND xã Giao Thịnh, bà và chồng (ông Hoàng Kiền, hiện là Thiếu tướng - Giám đốc Ban quản lý đường tuần tra biên giới, về quê dự lễ khánh thành trường mầm non của xã. Ông bà thấy những mái trường quê nhà còn nhiều thiếu thốn, các cháu mầm non thiếu chỗ vui chơi, các cháu học sinh cấp 1, cấp 2 thì thiếu đồ dùng học tập, sách báo. Vợ chồng cô đặt vấn đề với xã, xin được mua một sào đất để xây thư viện cho các cháu. Vợ chồng cô sẽ chuyển cả cái kho sách cũ trong thư viện gia đình và mua thêm sách mới để các cháu học sinh và bà con trong xã có thể đến đọc mỗi ngày.


Khi những chuyến về quê ngày một dày hơn, cô giáo Khiếu nhận thấy thế hệ trẻ trên chính quê hương nông nghiệp của mình còn không biết đến cái cối giã gạo, cái bồ đựng thóc, cái nơm bắt cá, cái ách cày bừa buộc trên lưng trâu chứ đừng nói gì đến trẻ con phố thị. "Trong đầu tôi mới nghĩ hay là mình dựng lên một bảo tàng chứa tất cả những gì thuộc về nông thôn, nông nghiệp!". Ý tưởng của cô Khiếu được chồng ủng hộ ngay.

Thế giới nông cụ trong bảo tàng đồng quê.

Biết vợ chồng cô giáo Khiếu có ý định xây dựng bảo tàng đồng quê để phục vụ con em trong vùng, người dân Giao Thịnh và những xã lân cận đã mang đến tặng cô những món đồ rất ý nghĩa. Có hôm một bác đánh dậm ở xã bên, quần vẫn còn xắn móng lợn, chân tay lấm lem bùn đất xách theo cái nơm, cái đó và cái vó nhỏ đứng trước sân nhà cô Khiếu bảo: "Tôi mang mấy thứ này đến để cô cho vào bảo tàng". "Những thứ bác ấy mang đến là rất nhỏ về giá trị kinh tế, nhưng giá trị tinh thần và tấm lòng của bác ấy thì thật lớn!" - cô Khiếu cảm kích.

Cổng vào "Bảo tàng đồng quê" dựng theo cổng làng truyền thống Bắc bộ, hai bên cổng có khu trồng lúa, trồng đay, ở giữa có ao thả cá. Trên bờ ao trồng cúc tần, dâm bụt, duối, ô rô... mỗi loại một cây. Bên trái là hai ngôi nhà lợp cỏ tranh. Nhà chình đất, có cái bếp nhỏ là nhà bần nông. Nhà có nhiều chum vại, có nhà bếp to là nhà trung nông. Trước mỗi ngôi nhà đều có một vườn rau nho nhỏ. Ngôi nhà năm gian bên phải lợp ngói, bên trong có sập gụ, có bộ tràng kỷ, có cái sân rộng lát gạch chỉ là nhà địa chủ. Phía trước là ngôi nhà cấp bốn có giường tre, võng gai, bàn trà...


“Những thứ ấy rất nhỏ về giá trị kinh tế, nhưng giá trị tinh thần thì thật lớn”.

Những ngôi nhà đó, chỉ có nhà bần nông là cô phải sưu tầm sách vở, hỏi ý kiến các nhà văn hóa, các cụ già để rồi dựng mới. Còn nhà trung nông, nhà địa chủ và nhà cấp bốn đều do cô tìm mua lại trong dân. Từ cột kèo, rui mè, mái ngói đến nội thất bên trong, tất cả đều được chuyển đến bảo tàng nguyên vẹn. Các bác thợ nề, thợ mộc Giao Thịnh chỉ việc lắp ráp lại và sắp xếp sao cho giống hệt ngôi nhà mà người bán đã từng ở. Thậm chí cả gian bếp của nhà trung nông, cách bố trí, bày biện ra sao cô cũng đều tái hiện nguyên vẹn.


Phía cuối khuôn viên bảo tàng cô Khiếu cho xây chuồng nuôi lợn. Rượu gạo được ủ men, được nấu bằng nồi đồng trong gian bếp nhà trung nông. Bao nhiêu dấm bỗng sẽ dành để nuôi lợn. Nhiều người đến bảo tàng đồng quê của cô, thấy có nấu rượu, nuôi lợn, thả cá, trồng rau; lại thấy bảo tàng mới hoàn thành giai đoạn 1 mà đã hết đến hơn 4 tỉ đồng; người ta bảo thế này thì giống khu du lịch chứ chả thấy giống bảo tàng, hay là cô còn có mục đích kinh doanh? Cô Khiếu cười: "Tôi đang cố gắng học theo cách làm bảo tàng hiện đại của thế giới. Chứ còn cứ theo lối truyền thống thì thành hiện vật chết mất rồi, người ta vẫn bảo "khô như ngói bảo tàng" đấy thôi. Vả lại bảo tàng của tôi hướng đến thế hệ trẻ, có hoạt động sống như thế, việc học của các cháu chẳng hiệu quả và bổ ích hơn hay sao!".
Gia đình cô Ngô Thị Khiếu được lãnh đạo xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy đồng ý cho thuê mặt bằng với diện tích 5000m2 để xây dựng bảo tàng. Cô Khiếu chọn thầu khu đất trong 30 năm với giá 200 triệu đồng. Bảo tàng xây dựng xong giai đoạn 1 đã lên tới gần 4 tỷ đồng. Với chi phí khá lớn đó nhưng bảo tàng vẫn là điểm du lịch, học tập miễn phí cho học sinh và nhân dân địa phương. Đây là mô hình dựa theo cách làm của bảo tàng hiện đại, những hiện vật ở đây luôn sống động. Tâm nguyện của cô Khiếu là dựng lên một quần thể để nhân dân, học sinh, sinh viên gần xa được tham quan, tìm hiểu về những gì mà nền văn minh lúa nước để lại".

Khách hàng có thể mua ban do cu quạt cổ cũng như các vật dụng cần thiết khác cho gia đình, văn phòng, nhà hàng với giá thanh lý đồ cũ tại Chợ đồ cũ thưởng thưởng – Chợ đồ cũ lớn nhất miền bắc:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm chợ đồ cũ : chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét