Có rất nhiều ý tưởng để kinh doanh và ý tưởng kinh doanh
do cu xuất phát từ nhu cầu khi có người mua bán
hoặc cần tìm những đồ cũ đã qua sử dụng để tiết kiệm chi phí mua sắm:
1. Ý tưởng:
Tôi nhận thấy hiện nay ai ai cũng muốn tiết kiệm chi phí.
Thay vì chúng ta phải bỏ ra một số tiền lớn để mua đồ mới, thì tại sao chúng ta
không mua lại những đồ cũ chất lượng mà hợp túi tiền? Bên cạnh đó, có một số
người muốn bán đồ cũ, đồ bỏ đi … mà không biết bán ở đâu để được giá nhất. Tôi
nhớ cách đây vài tháng tôi có ý định làm cái cống thoát nước, muốn đi mua mấy
cái ống nhựa PVC cũ mà không có ở đâu bán …
Ý tưởng “mua
bán đồ cũ” là
lập ra một sàn giao dịch mua bán, đấu giá … đồ cũ, đồ cổ. Ban đầu sàn giao dịch
này nên lập trên web, nếu hoạt động hiệu quả thì sau này mới lập văn phòng
ngoài thực tế. Dù có dự tính lập văn phòng ngoài thực tế nhưng web vẫn được chú
trọng hơn để phòng tránh rủi ro, giảm chi phí … Bên cạnh những lí do này, web
có độ “phủ sóng” lớn nên phạm vi hoạt động của “mua bán đồ cũ” sẽ rộng lớn hơn
lập văn phòng ngoài thực tế.
Đã gọi “mua bán đồ cũ” tức chú trọng tiết kiệm cho khách
hàng. Hầu như chúng ta không phải bỏ ra chi phí để đặt tên miền, hay mướn
hosting vì có thể đăng kí miễn phí trên các trang web nước ngoài. Người theo đuổi
dự án chỉ tốn công quảng bá, tìm tin cho trang web … Do đó vốn bỏ ra sẽ rất thấp.
Khi lập ra trang web mọi người có thể rao bán bất cứ thứ gì
mình muốn kể cả … rác, và có thể
mua
do cu được những món rất hời nếu nhanh tay.
“Mua bán đồ cũ” sẽ có
doanh thu từ các nguồn sau:
+ Mua bán đồ cũ:
Người chủ trang web (hay các đồng sở hữu trang web) sẽ tự đi mua đồ cũ rồi đăng
lên trang web rao bán. Tất nhiên, để làm được điều này người bán phải trả lời
được các câu hỏi: Đồ nào nên mua, mua với số lượng, giá cả bao nhiêu …? Đây là
những vấn đề vô cùng quan trọng, vì mua hàng không tốt thì sẽ không bán được
hàng. Ngoài ra, để bán được hàng người bán phải biết viết bài mô tả về đồ vật cần
bán thật hay, làm sao cho người mua cảm thấy nó đem lại nhiều lợi ích cho họ. Để
làm được điều này người bán phải có trình độ khoa học kĩ thuật, đầu óc sáng tạo
cao …
+ Nhận đăng tin mua
bán đồ cũ: Đăng tin mua thì miễn phí, nhưng đăng tin bán thì phải lấy phí.
Nghĩa là khi người bán muốn người chủ trang web đăng tin
ban do cu của mình người bán phải liên hệ người
chủ trang web. Khi đó chủ trang web sẽ thẩm định món đồ muốn bán về chất lượng,
số lượng, giá cả …, sau đó soạn bài đăng tin. Chi phí trả cho người chủ trang
web sẽ do hai bên mua – bán thỏa thuận.
+ Tổ chức hội chợ mua
bán đồ cũ: Thỉnh thoảng người chủ trang web sẽ tổ chức các hội chợ mua bán
đồ cũ ngoài thực tế để khách hàng được trực tiếp mua sắm những thứ mình cần. Tất
nhiên trước khi tổ chức có làm công tác truyền thông phổ biến đến tất cả mọi
người.
+ Một điểm vô cùng thú vị của ý tưởng này là mua bán phát
minh, ý kiến … giúp đồ cũ trở nên đắc dụng hơn. Một đồ cũ đối với nhiều người
có thể là rác nhưng chỉ bằng một sáng kiến nó lập tức có giá trị gấp nhiều lần.
Mua
ban do cu phát minh, ý kiến … giúp đồ cũ
trở nên đắc dụng hơn là một hoạt động hái ra tiền. Nó đòi hỏi người chủ trang
web phải am hiểu về nhiều lĩnh vực và biết tập hợp nhân tài.
Mua bán đồ cũ là một
lĩnh vực lợi nhuận cao bởi nhiều lí do:
+ Thứ nhất, không ai biết giá cụ thể của món hàng. Khi mua
vào có thể giá rất thấp nhưng khi bán ra thì giá lại rất cao. Làm sao bán được
giá cao, mua được giá thấp là nghệ thuật của người thực hiện ý tưởng.
+ Thứ hai, cho dù nó cũ nhưng khi gặp đúng người cần và biết
cách khai thác thì giá của nó còn mắc hơn cả đồ mới. Ví dụ: Đồ cổ. Chính vì lẽ
đó đây được coi là một ngành đầu tư “một vốn bốn lời”.
2. Hoàn cảnh khách
quan:
“Theo phản ánh của một số người dân sống tại khu phố 1, phường
6, quận Tân Bình, TPHCM, hiện trong khu phố có hai vựa ve chai đang gây ảnh hưởng
đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân. Theo quan sát của chúng tôi, con
đường đất khá rộng dẫn vào khu phố trên đang bị thu hẹp dần vì tình trạng lấn
chiếm của các điểm thu mua ve chai, phế liệu tại đây. Dọc hai bên đường, ngoài
những đống sắt thép, phế liệu là vô số rác thải như bao nylon, thùng xốp, cao
su … được những người vô ý thức thải ra. Tình trạng nắng bụi mưa lầy đối với
người dân nơi đây là việc đã đành, thế nhưng quan trọng hơn, mỗi khi mưa xuống,
nước từ các bãi rác, bãi phế thải chảy ra gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường sống, sức khỏe của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, một số
người đã tự ý dựng vài tấm tôn thành những ngôi nhà tạm bợ cạnh những điểm thu
mua phế liệu khiến cho mĩ quan nơi đây nhìn rất phản cảm”.
Kết luận: Vựa ve chai là một hình thức sơ khai của sàn giao
dịch “mua bán đồ cũ”. Nó có rất nhiều khuyết điểm cần phải loại bỏ. Khi “mua
bán đồ cũ” ra đời sẽ giúp kết nối trực tiếp giữa người có đồ cũ và người muốn
mua. Việc giao dịch sẽ diễn ra trên internet. Ý tưởng này không những giúp xóa
bỏ đi sự ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan đô thị … mà còn làm tăng giá trị cho đồ
cũ, tận dụng tối đa đồ cũ để phục vụ đời sống con người, nâng cao thu nhập cho
người “bán
thanh ly do cu ve chai”.
“TT –
Goinghomesale.com là trang web “mua bán đồ cũ” được nhiều sinh viên nước ngoài
đang học tập tại Úc truy cập. Lập trang web với mục đích “tìm kinh nghiệm kinh
doanh” nhưng mỗi tháng trang web mang về cho hai ông chủ 8X khoảng 6.000 đôla
Úc.
Nhiều người nghĩ đây là trang web của người Úc, nhưng thật
ra chủ nhân là hai chàng trai Việt: Trần Phúc Minh Ngọc và Huỳnh Hiệp Ngọc.
Trước đó, năm 2003, khi mới đến Úc, Minh Ngọc đã học được
bài học đầu tiên: “Người Úc kiếm được rất nhiều tiền từ các sinh viên châu Á vì
họ sang đây không chỉ học tập mà còn mua sắm nhiều vật dụng trong sinh hoạt”.
Khi một người bạn Úc cho biết: “Tôi chờ cuối học kì để mua một máy mp3. Lúc đó
học sinh châu Á về nước, họ bán nhiều đồ với giá rất rẻ”, anh sinh viên năm nhất
lóe lên ý tưởng về một website “mua bán đồ cũ rẻ”’. Tháng 4-2003, goinghomesale
(GHS) ra mắt.
Khó khăn về tài
chính, thiếu kinh nghiệm cũng như những can ngăn “Cái gì tốt thì Tây làm hết rồi,
cạnh tranh sao nổi”, hai năm đầu Ngọc hết làm tại nhà hàng đến phát tờ rơi để
nuôi trang web.
Một ông chủ nhà hàng động viên Ngọc với 200 đôla Úc; không
nhiều nhưng khích lệ Ngọc rất nhiều thuở “khởi đầu nan” này.
Ngọc gặp Hiệp Ngọc, một người bạn, cùng ước mơ và suy nghĩ.
Sự cố gắng của hai người bạn đã có kết quả bước đầu. Tiến sĩ Nguyễn Minh Giang,
nghiên cứu kinh tế tri thức (Đại học Victoria), đã gặp nhóm, đầu tư tài chính
và đưa ra những lời khuyên bổ ích.
Kết quả, sau gần năm năm thăng trầm, đến nay GHS đã thành điểm
hẹn cho hơn 4.000 du học sinh các nước tại Melbourne.
Sống được giữa “chợ đời”
Từng vất vả đi tìm nhà trọ, vật dụng sinh hoạt những ngày đầu
đến Melbourne, Minh Ngọc và Hiệp Ngọc hiểu sự cần thiết của một trang web kết nối
“mua và bán”. Điều đó giải thích vì sao ở Úc có nhiều trang mua bán nhưng GHS vẫn
nhận được sự quan tâm của các du học sinh khi tập trung nhiều đồ điện, những đồ
đạc nặng nề như bàn, ghế, tủ … của sinh viên về nước bán rẻ.
Ngoài ra, GHS còn có các thông tin hữu ích với sinh viên như
thuê nhà, luật di trú, việc làm… Hiện tại, với hàng ngàn lượt truy cập mỗi ngày
đã mang lại cho nhóm số tiền kha khá qua quảng cáo các dịch vụ bán vé máy bay,
vận chuyển … bằng những cú click.
Hiện, Minh Ngọc đã tốt nghiệp khoa doanh nghiệp mạo hiểm (Đại
học RMIT – Úc), Hiệp Ngọc đã tốt nghiệp khoa Quản lí xây dựng (ĐH RMIT – Úc) và
đang theo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA – Úc). Cả hai đang tiếp tục nuôi dưỡng
trang web với quyết tâm chứng minh “người VN có thể kinh doanh tốt trong mọi
lĩnh vực””.
Kết luận: Khi đọc thông tin trên bạn đã biết nhìn bề ngoài ý
tưởng “mua bán đồ cũ” không hề mới. Nó đã được hàng trăm, hàng ngàn người thực
hiện. Tuy nhiên, xét về cách thực hiện thì ý tưởng này mới ở một điểm duy nhất
là: Mua bán phát minh, ý kiến … giúp đồ cũ trở nên đắc dụng hơn. Chỉ cần như vậy
thôi là ý tưởng đã có điểm khác biệt ưu việt hơn so với những ý tưởng cũ trước
đây. Ai cũng biết bất cứ ý tưởng nào cũng có tính kế thừa, chẳng có cái gì hoàn
toàn mới cả. Tất cả đã có người làm, vấn đề của chúng ta là làm tốt hơn họ mà
thôi.
Web “
mua ban do cu” sẽ có
phạm vi hoạt động không chỉ ở Việt Nam mà trên nhiều nước khác (bất cứ nơi nào
có người Việt Nam sinh sống). Nó là nơi để mọi người có thể chia sẻ những công
nghệ chế biến rác thải, đồ cũ nhằm giúp ích cho nước ta (một nước vẫn còn rất
nghèo).
“Cầm những chiếc rìu đồng có niên đại 2.000 năm, gã nông dân
tên Trần Anh Vũ ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái khoe: “Tôi mua lại
những đồ vật này của một người Dao đỏ từ Viễn Sơn đem xuống chợ bán. Ở đây, mỗi
khi người dân phát hiện đồ cổ họ đều đem xuống chợ bán như mớ rau, mớ cỏ, ai
nhanh tay mua được rồi bán lại cho dân chơi đồ cổ thì người đó vớ bẫm”.
Bán đồ cổ như rau.
Tôi quen Trần Anh Vũ từ một năm trước. Gã làm nghề chạm bạc ở
thị trấn Mậu A đã mấy chục năm nay. Theo thường lệ, gã tiếp đón chúng tôi trong
xưởng chạm bạc chật chội, oi bức. Nhìn quanh đống đồ nghề của gã chúng tôi bỗng
bất ngờ vì thấy những chiếc rìu đá được gom thành đống để trong tủ.
Vũ kể: Cách đây vài tháng, có một người dân tộc Dao ở trên
khu vực Viễn Sơn, Mỏ Vàng đem xuống chợ bán. Gã liền gạ mua với giá năm triệu đồng
đem về bỏ vào tủ làm cảnh. Dù không phải dân chơi đồ cổ nhưng gã vẫn cho rằng
đó là những đồ vật qúi giá, có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và được dân chơi
đồ cổ rất ưa chuộng nên gã mua về để đó, nếu có ai mua giá cao hơn thì bán.
Theo Vũ, khu vực ven sông Hồng có rất nhiều đồ cổ, từ rìu đồng,
rìu đá, cho đến mũi tên đồng và đồ trang sức … Người dân ven sông Hồng thường
xuyên đào được những chiếc rìu đồng. Khi đào được những món đồ này họ liền đem
xuống chợ rao bán như mớ rau, mớ cỏ.
Theo quan sát của chúng tôi, trong đống đồ cổ mà gã thợ bạc
mua được có những dụng cụ bằng đồng như rìu vai vuông, mũi tên đồng … tất cả đã
bị oxy hóa gần hết và mục nát. Trên chiếc rìu đồng có một số hình khắc chìm như
hình con hươu, hoẵng, hình chim và hoa văn zích zắc …
Ngoài những đồ vật bằng đồng, Vũ còn mua được những đồ vật bằng
đá bé bằng ba ngón tay chụm lại …
Theo dấu chân đồ cổ
Chúng tôi hỏi thông tin về những người đi bán đồ cổ, Vũ cười
sằng sặc bảo rằng: “Người ta có thì họ đem đi bán. Mình hỏi địa chỉ của người
đào được làm gì, vì nếu có thì họ đã đem xuống chợ rồi, cần gì phải hỏi. Nếu
các chú muốn tìm hiểu cứ rong xe dọc sông Hồng mà hỏi, kiểu gì cũng có. Bằng
không cứ lên vùng Viễn Sơn, Mỏ Vàng hỏi người dân kiểu gì người ta cũng chỉ dẫn
cho mà tìm”.
Lần theo sự chỉ dẫn mông lung của Vũ, chúng tôi tìm đến khu
vực Mỏ Vàng và Viễn Sơn để tìm hiểu thông tin. Khi chúng tôi hỏi về những món đồ
cổ hàng nghìn năm mà người dân đào được, nhiều người tỏ ra không có gì lạ lẫm
và coi đó là chuyện cơm bữa.
Một người dân tên Triệu Hứa Phương ở xã Viễn Sơn cho biết:
Nhiều người đã đào được đồ đồng, đồ đá trong vườn nhà mình, cũng có người đi rừng
nhặt được những món đồ đó trên hang đá … Chính bản thân anh cũng nhặt được một
chiếc rìu đồng trong một lần đi rừng năm 2007. Lúc đó anh đi hái củi thì gặp trời
mưa, anh chạy vào một hang đá rộng bằng hai gian nhà để trú chân đợi mưa tạnh mới
về.
Trong lúc trú mưa anh Phương vô tình dùng chân gạt đất, rồi
thấy có vật gì vướng dưới chân. Anh cúi xuống nhìn thì thấy một chiếc rìu bằng
đồng đã bị ghỉ sét xanh lè. Anh nhặt chiếc rìu đó về nhà và khoe với hàng xóm.
Hôm sau có người bảo anh đem rìu đồng xuống chợ bán, anh đã nghe theo và đem đi
bán cho một người buôn đồ cổ ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên với giá một triệu
rưỡi.
Thấy bán rìu đồng được nhiều tiền, anh Phương đã trở lại
hang cũ để tìm kiếm và nhặt được một chiếc rìu đá bé bằng bao diêm. Anh đã đem
đi bán nhưng dân buôn đồ cổ trả giá thấp quá nên anh để ở nhà làm cảnh.
Rời Viễn Sơn, chúng tôi tiếp tục tìm đến khu vực Tân Hợp và
Đông An theo dấu chân của những người đã từng mua bán đồ cổ.
Tại xã Tân Hợp, chúng tôi gặp một người tên Hùng chuyên thu
mua đồ cổ của dân đào được rồi bán lại cho những người chơi đồ cổ. Hùng cho biết:
Năm 2006 gã kiếm được 20 phi vụ đồ cổ với số tiền lãi trên 200 triệu đồng. Từ
đó đến nay thỉnh thoảng mới có người đào được đồ cổ đem bán. Gã thường mua xong
rồi bán qua tay cho dân chơi đồ cổ để kiếm lời. Có vụ gã mua được năm chiếc rìu
cổ với giá bốn triệu đồng, và bán lại cho dân chơi đồ cổ với giá năm mươi triệu,
còn những vụ ít gã cũng phải kiếm được trên 10 triệu đồng.
Một kinh nghiệm trong việc xác định sự đắt rẻ của đồ cổ
không chỉ phụ thuộc vào niên đại, hình dáng mà còn phụ thuộc vào hoa văn in
trên những đồ dùng đó. Chẳng hạn như loại hoa văn có in hình thú, hình quả trám
thì có nhiều, nhưng một số loại đồ đồng có hoa văn zích zắc và một số hình dáng
kì lạ thì không mấy khi tìm được. Những loại này có giá rất đắt, nếu khéo léo
mua bán thì có khi lãi vài chục triệu/đồ vật là chuyện không quá khó khăn.
Ngoài ra, có một loại rìu đá qúi hiếm được nhiều người săn
lùng. Đó là chiếc rìu đá làm từ đá saphia có niên đại trên 2.000 năm. Nhìn bề
ngoài loại rìu này có màu trong như ngọc, kích thước chỉ bằng bao diêm. Hiện
giá của chiếc rìu đá loại này là trên 100 triệu đồng/chiếc. Tuy nhiên, có thể
thời gian tới giá còn cao hơn nữa”.
“Loại rìu mà người dân mua được ở Yên Bái thuộc thời kì văn
hóa Đông Sơn cách đây 2.000 năm, trong đó có lẫn một chiếc rìu đá có niên đại sớm
hơn. Tuy nhiên, những hoa văn in trên các dụng cụ bằng đồng lại rất lạ. Hoa văn
giống như người ngồi trên thuyền, xung quanh lại được khắc bởi những đường zích
zắc … Những hoa văn này ông chưa thấy bao giờ. Tuy nhiên, rất có thể những hoa
văn này thể hiện nét văn hóa đặc biệt của một bộ phận cư dân miền núi phía Tây
Bắc của Tổ quốc”.
GS Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ học Việt Nam)
……..
“Với niềm đam mê đồ cổ, năm 2007, 12 thành viên đã tụ họp lập
nên CLB cổ vật Quỳnh Lưu (Nghệ An). Với họ, chơi đồ cổ không chỉ thỏa mãn niềm
đam mê, mà còn là một con đường giúp họ thành tỉ phú.
Nghề chơi cũng lắm
công phu
Căn nhà hai tầng của chủ nhiệm Câu lạc bộ Đặng Xuân Hoàng ở
thị trấn Quỳnh Lưu chật cứng đồ cổ đủ các loại: Câu đối, hoành phi, bát đĩa, tiền,
tượng, sắc phong …đủ chất liệu bằng kim khí, bằng sứ, bằng gỗ, giấy … Cổ vật từ
nhiều nước, nhiều niên đại từ hàng chục thế kỉ cho đến cách đây vài chục năm,
thậm chí có cả đồ giả cổ.
Anh Hoàng cho biết: “Tôi là người có sở thích sưu tầm cổ vật
từ mấy chục năm nay. Thấy cái gì cổ là tôi mua tất. Tiền làm được đồng nào đều
đổ vào đồ cổ (anh Hoàng làm nghề kinh doanh hàng tạp hóa). Từ niềm đam mê, tôi
đã bỏ công tìm hiểu, giao lưu, trao đổi với giới chơi đồ cổ ở khắp cả nước. Sau
thấy có nhiều người trong huyện cùng chí hướng nên anh em đã tụ họp thành lập
CLB để hỗ trợ cho nhau”.
Khi được hỏi về việc làm thế nào để xác định được giá trị của
mỗi cổ vật, anh Đặng Xuân Hoàng say mê giải thích rằng, người chơi cổ vật đã tổng
kết các tiêu chí để xác định giá trị của một món đồ cổ theo thứ tự dễ nhớ là:
“Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”.
“Dáng” và “da” nhằm đánh giá yếu tố đẹp của món cổ vật, là dấu
ấn văn hoá mà người xưa để lại, thể hiện trình độ tay nghề thiết kế, tạo hình,
bố cục, trang trí trên món đồ có độc đáo hay không. “Toàn” là tình trạng cổ vật
có lành lặn hay dập vỡ, nguyên vẹn hay sứt mẻ. Tiêu chí “tuổi” để xác định giá
trị món cổ vật ra đời vào thời kì nào, bao nhiêu năm tuổi … Ngoài ra tiêu chí
“minh văn, hiệu đế” (chữ được vẽ, chạm, khắc trên cổ vật) giúp xác định xuất xứ,
nguồn gốc của món đồ.
Mỗi cổ vật đều hàm chứa những giá trị lịch sử và văn hoá,
nghệ thuật, là di sản văn hoá độc đáo. Đối với các thành viên CLB, bên cạnh việc
kinh doanh mua bán cổ vật, là khát vọng lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn
hóa cổ truyền.
Con đường trở thành tỉ
phú
Vừa giới thiệu nét độc đáo của chậu hoa con giống thời nhà Mạc,
anh Phạm Trọng Hữu, thành viên CLB, khẳng định: “Không phải ai cũng chơi đồ cổ
được, trước hết phải có lòng đam mê, có vốn hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn
gốc cổ vật, lịch sử từng giai đoạn của đất nước và thế giới; hiểu và đánh giá
được giá trị của cổ vật. Và quan trọng hơn là người chơi phải có tiền, thậm chí
rất nhiều tiền”.
CLB cổ vật đã thực sự
là “bà đỡ” về mặt tài chính và chuyên môn cho hội viên thông qua việc vay vốn
ngân hàng, tổ chức cho hội viên đưa cổ vật đi triển lãm; giao lưu và trao đổi cổ
vật; hỗ trợ hội viên trong việc thẩm định cổ vật. Thông qua những buổi giao
lưu, đọc tài liệu, xem phim về lĩnh vực này, các hội viên có thêm những kiến thức
về sưu tầm, đánh giá, thẩm định, kinh nghiệm lưu giữ và bảo tồn cổ vật.
Một “luật bất thành văn” là đã nói đến các tay chơi cổ vật
là nói đến các tỉ phú. Mua cổ vật cũng là một cách đầu tư có lợi nhuận rất cao
và bền vững.
Hiện nay, anh Hoàng
đã có trong tay một bộ sưu tập đồ cổ gồm hàng ngàn hiện vật, với trị giá lên tới
hàng chục tỉ đồng. Anh Hoàng có rất nhiều mối quan hệ để mua bán đồ cổ. Dù bận
đến mấy, anh cũng dành ít nhất 2 tiếng/ngày để lên mạng nắm thông tin, giá cả,
trao đổi về đồ cổ. Nhờ vậy, anh nắm rất chắc giá cả của từng món đồ, quyết định
mua hay bán, mua cái gì, bán cho ai, bán ở đâu …để thu lại lợi nhuận. Có khi chỉ
cần một “phi vụ” mua bán, anh đã thu lãi hàng chục triệu đồng.
Anh nói: “Cái thú của nghề đồ cổ là giao lưu, trao đổi, mua
bán. Bên cạnh niềm đam mê cổ vật, lợi nhuận cũng là một động lực để giúp người
chơi gắn bó với nghề”. Có những món đồ cổ mua được với giá rất rẻ, thậm chí được
cho không, nhưng sau một thời gian hay gặp đúng người cần lại trở nên vô giá.
Số lượng cổ vật của 12 hội viên CLB sưu tầm được, hiện lưu
giữ tại các gia đình có đến hàng chục nghìn sản phẩm, đủ các chủng loại, đủ các
thời. Trong đó, rất nhiều cổ vật đặc biệt có giá trị về lịch sử và văn hoá.
Chúng tôi đã đến thăm gia đình một số hội viên và thật sự
choáng ngợp trước số lượng cổ vật mà những thành viên đó đã sưu tầm được. Hàng
nghìn cổ vật được trưng bày, trong đó rất nhiều cổ vật rất có giá trị, ví dụ
như chiếc chóe thời nhà Hồ, chum đồng thời nhà Minh của gia đình anh Hữu; các đầu
rồng thời Lý của nhà anh Hữu và anh Đội, chậu hoa con giống thời nhà Mạc, hàng
trăm hiện vật, cổ vật như đồ đồng Đông Sơn, đồ gốm, đồ đá thời Việt cổ, các cổ
vật thời Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cổ vật thời nhà Lý, Trần, Nguyễn của
nhà anh Hoàng … Các cổ vật được trưng bày theo từng chủng loại như một bảo tàng
cổ vật tại gia, đã thật sự cuốn hút người xem.
Theo qui luật phát triển, khi đất nước giàu lên, trình độ
dân trí tăng lên, chắc chắn người chơi, sưu tầm, bảo tồn, trao đổi, mua bán cổ
vật sẽ nhiều lên. Riêng ở Nghệ An, đến thời điểm này CLB cổ vật Quỳnh Lưu là mạnh
nhất, có số lượng cổ vật nhiều nhất tỉnh.
Nguyện vọng của các thành viên CLB cổ vật Quỳnh Lưu là tỉnh
cần thành lập “Hội cổ vật Nghệ An”, nhằm thu hút được nhiều người sưu tầm, bảo
tồn và chơi cổ vật, nhằm lưu giữ và bảo tồn vốn qúi di sản của ông cha để lại,
tổ chức được nhiều cuộc triển lãm, trưng bày, giao lưu, để nhằm tôn vinh và giới
thiệu giá trị vốn qúi di sản văn hoá đến với các tầng lớp nhân dân”.
Kết luận: Vừa rồi ngân hàng nhà nước mới ban hành ngưng lưu
hành 2 tờ tiền cotton mệnh giá 10.000 VND và 20.000 VND mà trên mạng đã xôn xao
mua bán nó với giá gấp mấy lần. Có thể nói mua bán đồ cũ, đồ cổ là trào lưu mà
người thực hiện ý tưởng có thể lợi dụng để làm giàu. Điều vô cùng lí thú là ý
tưởng này không hề có ý định bỏ tiền ra mua đồ cổ, đồ cũ trưng ở nhà mà chỉ làm
người môi giới mà thôi. Với cách làm này bạn có thể giàu một cách bền vững mà
không sợ rủi ro.
3. Điều kiện cần và đủ:
Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể
thực hiện thành công ý tưởng này:
+ Bạn phải là người có những hiểu biết nhất định về khoa học
kĩ thuật (hay chí ít cũng có trình độ đủ để tiếp thu khoa học kĩ thuật), ham học
hỏi, đam mê sáng tạo (nhất là lĩnh vực tái chế rác thải, bảo vệ môi trường sống
xanh – sạch – đẹp).
+ Bạn phải có số vốn khoảng 50 triệu. Trong trường hợp bạn
có ít hơn thì phải tiến từ từ. Số vốn này bạn sẽ dùng để lập trang web; quảng
cáo; giao dịch; mua mẫu đồ cũ …
+ Trước mắt chưa cần nơi chứa đồ cũ nhưng trong tương lai sẽ
cần nơi để trưng bày mẫu vật.
+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng
.
+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan,
banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web.
+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì
càng tốt). Ít nhất bạn cần sự trợ giúp của vài người thì công việc mới suông sẻ.
+ Bạn phải là người có khiếu giao tiếp …
+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, tham vọng, quản lí
chặt chẽ tiền bạc …
4. Khó khăn và thuận
lợi:
Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi,
nếu như bạn cảm thấy mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây
thì tốt nhất không nên chọn thực hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn
và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo đuổi ý tưởng này:
Khó khăn:
+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có
gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề
dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất
chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa,
phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn
phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn hàng hóa, dịch vụ của bạn. Vấn đề
này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn
chương.
+ Về việc thu lợi nhuận: Thời gian để hoàn thành một web lôi
kéo được nhiều khách hàng ghé thăm ít nhất cũng phải mất từ 6 tháng – một năm.
Trong thời gian này bạn phải viết, biên tập hàng ngàn bài viết đưa lên web. Đây
quả là một công việc vô cùng đồ sộ, nếu bạn muốn thời gian sinh lợi nhanh hơn
thì bạn phải cố gắng rất nhiều.
Thời buổi bây giờ kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng bị cạnh
tranh rất khốc liệt, do đó chắc chắn thời gian đầu mô hình này sẽ không sinh ra
lợi nhuận đủ để bạn sinh sống đòi hỏi bạn phải kiếm thêm thu nhập từ nguồn
khác. Sau khi web đem lại cho bạn một thu nhập ổn định thì bạn mới nên nghỉ việc
khác để toàn tâm toàn ý tập trung cho sự nghiệp này.
+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi
vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận sẽ giảm đáng kể. Quan
điểm chung là không mua hàng mà chỉ mua mẫu cho khách hàng xem, nghĩa là “mua
bán đồ cũ” giữ chức năng chính là môi giới.
+ Về việc gia tăng giá trị của đồ cũ: Vấn đề này quyết định
thành công hay thất bại của ý tưởng. Nó là một vấn đề vô cùng khó. Nếu bạn
không có năng lực viết bài, sáng tạo, nghiên cứu khoa học … thì rất khó thành
công.
+ Về việc quản lí tiền bạc: Muốn giàu có phải quản lí tiền bạc
tốt.
Thuận lợi:
+ Đây là một ý tưởng kinh doanh cần số vốn rất ít.
+ Lĩnh vực này vừa bán, cho thuê, môi giới, bán chất xám …
Nói chung phạm vi phục vụ rất rộng lớn, do đó gần như không có rủi ro nếu làm
đúng qui trình, bài bản. Còn ý tưởng này đem lại mức độ giàu có bao nhiêu hoàn
toàn phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất người theo đuổi.
+ Có thể bán phát minh, ý tưởng tái chế đồ cũ.
+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (quan tâm đến môi trường,
tiết kiệm chi tiêu) nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn
gặp nhiều thuận lợi hơn.
+ Tha hồ đắm mình vào thế giới sáng tạo từ đồ cũ mà lại có
thể giàu có.
Website: docu24h.com –
thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đầu mối bắc thăng
long – hải bối – đông anh – hà nội ( ngay chân cầu thăng long )
Sưu tầm