Những vật dụng đồ cổ đồ cũ sinh
hoạt, nhạc cụ dân tộc của bà con vùng cao đều trở thành thứ quý giá đối với thầy
giáo Nguyễn Văn Hùng (38 tuổi), giáo viên dạy môn Mỹ thuật Trường THCS xã Thuận,
Hướng Hóa (Quảng Trị). Cứ vài ba tháng, thầy lại cất công đi tìm kiếm, đổi mua
những vật dụng đó mang về treo trang trọng trong nhà, để đến giờ lên lớp lại
đem đến trường giảng dạy cho các em học sinh. Những gì sưu tầm được thầy không
hề bán đồ cũ lại, dù vật dụng đó có giá
trị đến chừng nào.
Ngồi chưa kịp ráo mồ hôi, khi
nghe tin già Chung bảo nhà Pả Hiên cuối bản đang rao bán chiếc mâm đồng triện
hoa văn rất đẹp, thầy Hùng khấp khởi mừng, gọi tôi lên xe đi gấp về phía nhà Pả
Hiên. Trên đường đến nhà Pả Hiên, thầy Hùng vui vẻ tâm sự: “Cứ vào những ngày
nghỉ cuối tuần, tôi lại đến các bản
làng để tìm kiếm, đổi mua đồ cũ, sưu
tầm các vật dụng sinh hoạt, nhạc cụ dân tộc của bà con dân tộc Pa Kô, Vân Kiều.
Những ngày đầu đi sưu tầm, nhiều người chê tôi có sở thích quái gở, có người
khuyên đừng “đèo bồng” chi mấy thứ mà người ta thờ ơ, không sử dụng nữa. Có người
còn tưởng tôi là thầy giáo kiêm thêm nghề thanh
lý đồ cũ…nữa chứ. Làm việc này chỉ vì đam mê chứ tôi không hề nghĩ đến việc
mua gì cả. Hơn 10 năm sưu tầm, hiện giờ tôi có hàng trăm cổ vật của đồng bào
vùng cao”. Thầy Hùng cho biết thêm, thời gian đầu vợ anh – chị Trần Thị Thủy,
giáo viên dạy mầm non- hay phàn nàn khi thấy anh mang tiền lương đi mua những
thứ đâu đâu. Nhưng khi hiểu được đó là niềm đam mê của chồng, vợ anh liền quay
sang ủng hộ, vì thế anh mới có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.
“Tín đồ” hoài cổ
Mới chớm hạ nhưng cái nắng ở rẻo
cao Hướng Hóa rát như lửa chàm vào mặt. Thấm mệt sau nửa ngày trời ngồi trên
chiếc Win 67 len lỏi khắp các bản làng ở miền tây Quảng Trị để tìm kiếm, sưu tầm
các vật dụng sinh hoạt của đồng bào vùng cao, thầy giáo Nguyễn Văn Hùng mới dừng
lại nghỉ ngơi ở nhà già làng Hồ Chung ở thôn Toa Roa, xã Hướng Lộc.
Đến nhà Pả Hiên, khác với sự hồ hởi,
mừng rỡ ban đầu, nét mặt của thầy Hùng chợt chùng xuống khi nghe Pả Hiên nói:
“Tao vừa bán cho bà đồng nát rồi. Được 300 ngàn mày ạ”. Câu trả lời của Pả Hiên
khiến thầy Hùng ra về trong thất vọng. Tuy nhiên, anh cũng cho biết đây không phải
lần đầu mình gặp chuyện như thế này, chỉ lo vì không biết “số phận” của chiếc
mâm đồng của Pả Hiên cùng rất nhiều vật dụng cổ xưa của bà con dân tộc rồi sẽ
lưu lạc đến nơi nào? Thầy Hùng cho biết, những vật dụng sinh hoạt thời xưa của
người vùng cao rất phong phú và đa dạng. Ngắm nhìn các vật dụng ấy, thấy như chứa
đựng trong đó hồn xưa của một lớp người đã qua. Từ những đồ vật không thể thiếu
trong sinh hoạt hàng ngày như cối giã trầu, ống vôi bằng đồng, bát sứ cổ, nồi đồng
nấu thuốc, các loại mâm, khay đồng có hoa văn trang trí… đến những nhạc cụ cần
thiết trong dịp lễ hội như trống đồng, chiêng, thanh la…, hiện rất ít gia đình
còn giữ lại được. 10 năm qua, anh không những dày công đi tìm kiếm, sưu tầm mà
còn đến gặp các cụ cao niên trong bản để tìm hiểu, ghi chép lại nguồn gốc, ý
nghĩa tượng trưng của mỗi vật dụng do chính tay họ làm ra hay cha ông ngày xưa
để lại. Những vật dụng mà thầy Hùng sưu tầm đều được giữ gìn cẩn thận, lau chùi
sạch sẽ và treo trang trọng trong phòng khách. Còn những thông tin ghi chép được
thầy đóng thành một tập dày cả trăm trang để tiện tra cứu, tham khảo khi cần
thiết.
Một tiết dạy của thầy giáo Nguyễn Văn Hùng
“Trong những ngày dài lang thang
tìm kiếm, sưu tầm vật dụng sinh hoạt đó, tôi được rất nhiều già làng, trưởng bản
vùng cao tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ. Có người còn tặng tôi những vật dụng
quý giá, hiếm hoi của cha ông họ để lại với lời dặn dò rằng tôi phải cố gắng
khơi dậy trong các em học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc
mình”, thầy Hùng chia sẻ.
Sôi nổi những tiết học
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm
Đông Hà năm 2004 với tấm bằng loại khá, thầy Hùng được nhận vào giảng dạy ở Trường
THCS xã Thuận. Với niềm đam mê cống hiến cho nghề giáo, thầy Hùng không nề hà
khó khăn, đi tìm kiếm, sưu tầm các vật dụng sinh hoạt của người Vân Kiều, Pa Kô
để truyền đạt, khơi dậy trong các em học sinh về bản sắc văn hóa của dân tộc
mình. Những tiết học mỹ thuật vốn khô khan nhưng khi có những hiện vật mà thầy
Hùng mang đến thì lớp học sinh động hẳn lên.
Thầy Hùng tâm sự: “Để các em học
sinh có hứng khởi đối với bộ môn mỹ thuật, trong mỗi bài giảng tôi đều đưa các
vật dụng sinh hoạt thường ngày của người dân vùng cao vào, từ đó giải thích nguồn
gốc cũng như giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa dân tộc của từng vùng, miền
cụ thể. Tôi rất vui vì trong mỗi tiết học của mình, các em học sinh đều rất hứng
thú”.
Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng bên những
món đồ cổ sưu tầm được
Một ngày đầu tháng 5, nắng như đổ
lửa, tôi tìm đến ngôi trường THCS xã Thuận, nơi thầy giáo Nguyễn Văn Hùng giảng
dạy mà không hẹn trước. Đứng bên cửa sổ của lớp học, tôi thấy thầy Hùng lấy
trong ba lô ra nào là chiếc cơi đựng trầu, hũ vôi bằng đồng, rồi khuyên tai,
vòng bạc và các nồi niêu bằng đồng được lau chùi, đánh bóng sáng lóa. Đưa chiếc
bình vôi lên trước lớp, thầy Hùng hỏi: “Các em cho thầy biết vật dụng này có
tên gọi là gì nào?”. Một cánh tay rụt rè đưa lên:“Thưa thầy, đó là cái bình đựng
vôi”. “Em có biết cái bình vôi này ông bà dùng làm gì không?”. Sau một hồi suy
nghĩ, học sinh trả lời: “Dạ, ông bà dùng để ăn cau trầu”. Thầy Hùng giải thích
thêm: “Đây chính là chiếc bình vôi bằng đồng mà ông bà mình ngày xưa dùng để
giã vôi ăn cau trầu. Miếng cau, miếng trầu là đầu câu chuyện, các em biết
không? Ngoài ra chiếc bình này còn là của hồi môn trong ngày cưới của người Pa
Kô, Vân Kiều đấy các em ạ, chỉ những gia đình giàu sang mới có thôi. Các em nhớ
nhé…”.
Tiết học của thầy Hùng cứ sôi nổi
trôi qua như thế. Hết vật dụng này, thầy Hùng lại lấy vật dụng khác đưa lên hỏi
các em học sinh, sau khi giải thích cụ thể từng hiện vật trước đó. Nhìn những
đôi mắt mở to chăm chú nghe giảng bài của các em học sinh mới thấy tiết học của
thầy Hùng cuốn hút biết nhường nào. Hình ảnh đẹp đó quyện với lời giảng khi ân
cần, nhẹ nhàng, lúc sôi nổi, hào hứng của thầy giáo Hùng cứ hiện hữu bên tôi suốt
quãng đường về. Chợt nghĩ, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi em học sinh sẽ
được khởi phát, hun đúc từ những tiết học gần gũi, thân thiết như thế này
chăng...
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc
thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng
( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng,
thanh lý ghế văn phòng,
điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe
tủ nhôm kính, thanh lý
nội thất văn phòng, bán
thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn mua đồ cũ đã qua sử dụng bếp
công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp
khách sạn đồ cổ giả cổ mua bán đồ cũ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét