Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Những con số kỷ lục tại buổi đấu giá đồ cổ vua càn long

Những con số kỷ lục tại buổi đấu giá bán đồ cũ của vua càn long đã nói lên sự hấp dẫn đối với hàng loạt các chuyên gia đồ cổ, nhà đấu thầu chuyên nghiệp. Tại sao các đồ vật của Vua càn long lại có giá trị như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các đồ vật đó để thấy được giá trị lịch sử:

1. Ngai vàng (5.6 triệu đô)

Tại một phiên đấu giá ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 07/01/2015 vừa qua, chiếc ngai vàng của vua Càn Long đã được đem ra trưng bày và đấu giá. Ngai vàng được làm từ gỗ hồng mộc, khảm vàng và chạm khắc hoa văn tinh tế có mức giá khởi điểm là 5.6 triệu đô (hơn 117 tỷ đồng). Chiếc ngai vàng này nằm trong điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành, nơi được sử dụng là nơi tổ chức nghi lễ, như lễ đăng quang, lễ tấn phong hay lễ cưới hoàng gia. Sau này, đây là nơi Càn Long hay ở sau khi thoái vị truyền ngôi.

2. Thư pháp (18.9 triệu đô)

Một tập các bản thư pháp được viết chính tay bởi vua Càn Long đã được bán với giá 18.9 triệu đô (gần 420 tỷ đồng) tại một cuộc đấu giá hôm 2/12/2014. Chúng được coi là bức họa và thư pháp cổ được bán với giá cao nhất trong năm 2014.



Bản thư pháp miêu tả vẻ đẹp củađền Bạch Tháp trong công viên Bắc Hải (Bắc Kinh) - một trong những lâm viên Hoàng gia cổ, hoàn chỉnh và mang tính tổng hợp đặc trưng nhất Trung Quốc. Một bộ hoàn chỉnh gồm 5 cuốn, trong đố một cuộn mô tả chung về ngôi đền Tây Tạng, bốn cuộn còn lại các các khu phía Đông, Tay, Nam, Bắc của ngôi đền.

Trong lần bán đấu giá này chỉ có 4 cuốn do quyển phía Đông vẫn chưa được tìm thấy. Lịch sử kể rằng những bức chiếu chỉ được hoàng đế Càn long viết sau khi đến năm công viên Bắc Hải vào năm 1773 và đã ngạc nhiên trước cảnh sắc nơi đây. Trong số các tác phẩm hiện có của Hoàng đế Càn Long, bộ cuộn theo một chủ đề rất hiếm. Hơn nữa, sau nhiều năm lưu lạc riêng lẻtrong tay các nhà sưu tập tư nhân nước ngoài, việc tập hợp lại được 4 cuộn khiến bộ sưu tập càng thêm giá trị. Các bản sao hiện cũng được trưng bày tại công viên Bắc Hải.

3. Ghế dựa (11 triệu đô)

Tại một triển lãm đồ cổ ở Hồng Kong vào năm 2009, chiếc ghế dựa khắc hình rồng cầu kì thời Càn Long đã phá vỡ kỷ lục đấu giá thế giới với giá 11 triệu đô Mỹ (hơn 230 tỷ đồng) - nhiều hơn bất kỳ các đồ gỗ cổ đã được bán trước đó.


Đầu giờ, chiếc ghế dựa được chfo bán với giá khởi điểm 1.6 triệu đô, rồi nhanh chóng đạt 2.6 triệu đô. Đúng lúc đó một nhà thầu trong phòng hét ngay giá 3.8 triệu. Việc đấu thầu điên cuồng tiếp tục khi một nhà thầu trả giá 7.7 triệu đô qua điện thoại. Các mức giá luôn được 36 nhà thầu nâng lên kinh ngạc, cuối cùng chốt ở giá 11 triệu đô (cao hơn nhiều so với con số dự đoán ban đầu là 3.9 triệu). Nicolas Chow, một nhà nghiên cứu đồ cổ nhận xét sau phiên đấu giá: "Chiếc ghế đại diện cho quyền lực của Hoàng đế đã dấy lên sự quan tâm rất lớn từ các nhà sưu tập trên thế giới. Việc vẫn giữ được nguyên vẹn thiết kế và độ bền chắc cũng khiến chiếc ghế phá vỡ kỷ lục đấu giá."

4. Bình sứ (65 triệu đô)

Một đôi anh em người Anh đã bán đấu giá chiếc bình sứ nằm trong số tài sản họ được thừa kế từ người chú của họ. Bất ngờ chiếc bình đã đạt giá kỷ lục 65 triệu đô (1365 tỷ đồng) - giá kỷ lục đối với bất kỳ đồ cổ Trung Hoa nào.



Theo các chuyên gia đánh giá, chiếc bình gốm sứ này được làm riêng cho vua Càn Long vào thế kỉ 18. Ivan Macquinsten, một chuyên gia đồ cổ cho biết chiếc bình là một trong những kiệt tác đã thất lạc khỏi Trung Quốc vào năm 1860, và được một gia đình người Anh mua đồ cũ lại.


Hàng loạt các chuyên gia đồ cổ, nhà đấu thầu chuyên nghiệp đã được mời đến để thẩm định một chiếc bình gốm sứ. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy chiếc bình sứ cao 40cm với hai màu xanh vàng này, họ đã sững sờ không tin nổi vào mắt mình. Một người chuyên đấu giá đã viết trên blog của mình: "Đó quả thật là kiệt tác."
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét