Dịch vụ mua bán đồ cũ đang mục lên như nấm
sau mưa không chỉ gia tăng ở hà nội mà còn ở các tỉnh, cho đến các làng quê. Ở
thành phố lớn, dịch vụ mua bán đồ cũ nhà hàng quán ăn hay đồ văn phòng, gia
đình được rất nhiều cơ sở thu mua đồ cũ. Còn ở các miền quê có dấu tích lịch sử,
đó lại là đại bàn hoạt động của các cò đồ cổ.
Theo một anh bạn về Thanh Hóa mua
đồ cổ. Chúng tôi về đến Tế Lợi (Nông Cống, Thanh Hóa) nằm dưới chân núi Nưa. Nhờ
gắn với cái mác lịch sử Ngàn Nưa, nơi bà Triệu cưỡi voi tập trận. Thông tin về
một người đào trúng mộ cổ loang ra tận thành phố. “Ông Trần trước kia nghèo lắm.
Mấy năm trước ông bỏ quê vào tận Sài Gòn, nay giàu lắm”, một cụ già đang dắt bò
ăn cỏ bên bờ ruộng nói vậy. Lúc đó một chị cắt cỏ bên đường chêm vào: “Nhà ông ấy
giàu là do đào trúng mộ cổ đấy”...
Giá cổ vật từ con tàu chìm được
người dân lặn vớt trái phép tại xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tăng mạnh.
Nắm bắt thông tin này, giới buôn cổ vật rởm đã tuồn hàng về đây bán kiếm lời.
Đây không phải là chuyện mới, mà từ lâu, nhiều vùng quê đã thêu dệt “huyền thoại”
cho cổ vật giả cổ - một “nghệ thuật” bán hàng được xây dựng nhiều kịch bản công
phu.
CỔ VẬT RỞM PHẢI TÌM ĐẤT... DIỄN
Anh Cao Minh Phát mang món cổ vật
là hai chiếc bát mua ở Bình Châu (Quảng Ngãi) với giá bốn triệu đồng, ra chợ Lê
Công Kiều (quận 1, TP Hồ Chí Minh) định giá. Chủ cửa hàng xoa ngón tay một
vòng: “Đồ kim thứ thiệt”! Ông không nói giá, chẳng mặn mà, còn khuyên anh mang
sang cửa hàng khác ướm coi. Anh Phát thấy quê, đành mang món cổ vật về làm kỷ vật!
Cùng cảnh mua phải đồ rởm, anh Nguyễn Lê Vinh kể. Một lần vào Huế chơi, tình cờ
anh nhìn thấy một người đàn ông đang canh đống bùn bên bờ sông Hương. Tò mò anh
đứng xem và mua được chiếc bật lửa hiệu Zippo, đời 1965, mạ kền, khắc chữ
“Killing for peace...” (giết chóc để gìn giữ hòa bình), giá 1,2 triệu đồng. Về
Hà Nội đem thay bấc lau dầu, ngồi đợi, tiện mồm anh kể chuyện mua bật lửa với
niềm khoái chí vì đây là chiếc bật lửa có cùng năm sinh với anh. Trao “cổ vật”
cho anh, chủ hiệu chữa bật lửa mang ra một lố, đời 1965, 1966, 1967... Anh
thích cái nào đưa tôi 200 ngàn. Anh Vinh... ớ người.
Theo tay chỉ, chúng tôi tìm đến
nhà ông Trần. Nhà ba tầng, trước cửa có chỗ để được vài cái ô-tô. Trong nhà có
ti-vi màn hình mỏng, dàn hát karaoke. Ông Trần người nhỏ thó, mắt bé, linh lợi.
Biết chúng tôi là khách lạ, ông Trần không nói nhiều về sự giàu sang của mình,
không đề cập đến mấy món cổ vật mà chỉ kể chuyện “thời sự tầm phào”. Khi chúng
tôi ngỏ lời muốn xem món đồ mà ông có, ông không vồ vập mà lảng sang chuyện
khác. Thời gian “cưa kèo” khá lâu. Ông Trần hỏi các anh nghe ở đâu nói tôi có
món cổ vật gì? Khi chúng tôi “liều” gọi tên đồ cổ. Ông ngồi một lúc rồi gật gù:
“Ông kể đây món đồ cuối cùng mà ông muốn giữ lại. Đã có mấy người về hỏi mua
nhưng ông không bán”. Khi chúng tôi hỏi giá chừng bao nhiêu thì ông nói các mức
mà nhiều người từng trả, tuy nhiên tôi chưa thuận. “Các anh ở xa về, tôi nể nên
để lại cho các anh theo giá mà hôm trước đã có người trả là ngần này. Đây là
món cuối cùng. Của độc đấy” - ông còn khẳng định: “Mang “món” này về Hà Nội gặp
khách sộp ngay”. Thấy chúng tôi không nói đắt hay rẻ. Ông Trần mang vào nhà cất,
lảng sang chuyện khác.
Dời nhà ông Trần một đoạn, anh bạn
phân tích món đồ kim giả cổ. Đồ này vào Hội An có cả núi. Ông ấy chỉ “bịp” được
mấy ông trọc phú “đua đòi” chơi đồ cổ nhưng không hiểu về cổ vật. Theo phán
đoán của anh, mấy năm vào TP Hồ Chí Minh, chắc là ông Trần được một người buôn
cổ vật ở chợ Lê Công Kiều dạy bảo. Trò này anh đã biết. Anh kết luận: “Trong giới
mua đồ cũ phải cổ vật rởm
kiểu này phần đông là các quan tỉnh”.
“VẬT VÔ CHUYỆN CỔ
VẬT
Cách nay ba năm, tôi cùng anh Huỳnh
buôn đồ cổ lên Bản Pút (xã Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La). Bản nằm bên một cái
hồ rất lớn gọi là hồ Chiềng Khoi cách trung tâm thị trấn huyện khoảng bốn km về
phía nam. Người Bản Pút nổi tiếng khéo tay. Sản vật đặc biệt quý là vải khít,
khăn piêu nổi tiếng cả vùng Tây Bắc. Nhà ông Máy ở cuối bản. Tuy chỉ cách thị
trấn có bốn cây số nhưng nơi đây rất heo hút, hoang sơ. Câu chuyện về chiếc
sanh đồng đen mất một quai đã được kể rất nhiều. Tiền thân của chiếc sanh đồng
được ông Máy phát hiện bên khu mộ cổ của người Thái. “Ông kể, ngày mới đem về,
để trong nhà ai cũng đau bụng. Đêm đêm nghe tiếng kính keng phát ra trong sanh
đồng. “Đứa” (tôi) đem ra vườn bỏ phế”. Nghe người dân ở đây kể thì cũng có một
vài anh buôn đồng nát mò tới lấy trộm. Nhưng chỉ mang đi được khoảng bảy, tám
cây số, lại mang quay lại trả đúng chỗ cũ. Ngay cả người làng này cũng mang đi
nhưng không thành công.
Phải mất nhiều năm sau, ông Máy
nhờ thày mo giải được “mật khẩu” sanh đồng. Chiếc sanh được đưa vào nhà cất giữ.
Sanh có khá nhiều tính năng của đồng đen. Ví như đem đồng hồ SK đang chạy đặt
vào giữa sanh, đồng hồ ngừng chạy. Dùng thanh kiếm cắm mũi vào giữa sanh đồng.
Kiếm đứng thẳng... Qua vài phép thử và những câu chuyện kể chung quanh thì quả
đây là một vật quý. Thế nhưng, anh bạn không mua món này vì vẫn còn phân vân.
Trên đường về, chạy được khoảng tám cây số, anh dừng xe và định quay đầu lại
mua. Sau đó anh đã phì cười và chạy tiếp. Gần đây, anh đã gặp ông Máy trong nhà
một người bạn ở Hà Nội. Món “quý vật rởm” đã gặp quý nhân. Ông Máy cười tan
loãng trong phố thị ồn ào. “Mày mua món đấy thì mày cũng chỉ là thằng mua đồng
nát!”.
Nhiều câu chuyện kể, cách dàn dựng
bối cảnh kịch bản cho cổ vật khá thành công. Nhưng món đồ quý không phải là câu
chuyện mà đầu đường, cuối thôn ai cũng biết. Đã có rất nhiều người mua phải đồ
giả cổ với giá cắt cổ. Theo một người buôn đồ cổ lâu năm ở Ngõ Gạch (Hà Nội)
cho biết: “Nhiều cổ vật rởm ngược từ Hà Nội về Hưng Yên hoặc về làng Lai Xá (Hà
Tây cũ)... Họ gửi trong nhà bạn bè, phao tin các cổ vật quý hiếm. Người mua đồ cũ không
am tường, đành ngậm cười vì đã mất tiền”.
NGHỀ BUÔN PHI LỢI NHUẬN
Nhớ lần tôi vào gallery gốm cổ ở
Bát Tràng. Tại đây có một chiếc ấm trà cổ Nhật Bản. Chủ gallery nói giá 60 USD,
một người đi cùng hỏi bán đi thì lấy cái gì để trưng bày? Ông chủ nhún vai,
không đáp lại cũng không giải thích gì thêm. Nhiều người buôn bán cổ vật lâu
năm cho biết: “Khi bán cổ vật thì cái nào cũng là cái cuối cùng nhưng không bao
giờ hết. Đấy mới là buôn!”.
Buôn cổ vật là nghề siêu lợi nhuận.
Càng phao tin tốt, càng “đắp điếm” vào cổ vật sự huyền bí càng được giá. Người
mua bỏ ra một món tiền rước phải cổ vật rởm về trưng bày thường phải cắn răng
chịu. Không ai dại gì nhận rằng mình mua đồ rởm. Đây cũng là “điểm yếu” để cho
những người buôn đồ rởm có đất sống. Một người buôn cổ vật ở Ngõ Gạch (Hà Nội) nay
đã giải nghệ vẫn phải than ngắn thở dài: “Bán cổ vật là nghề lắm công phu. Nếu
là món đồ đồng mới thì phải táng cho nứt, thấm a-xít, ngâm bã chè, chôn xuống đất...
Khi bán cần phải hiểu tường tận địa phương có cổ vật ấy. Có thế mới có sức thuyết
phục khách mua cổ vật.
Buôn bán đồ cổ có cửa hàng cửa hiệu,
có hẳn chợ như chợ Lê Công Kiều (TP Hồ Chí Minh), dọc đường Trần Hưng Đạo (Huế),
nhiều phố rải rác ở Hà Nội... Trong số những cổ vật bán buôn như thế phần nhiều
là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc được sản xuất theo đơn đặt hàng.
Chơi cổ vật, thật ra là nghề chơi
kiến thức về cổ vật và phải có nhiều tiền. Những tay buôn cổ vật giàu có đồng
nghĩa với việc đó là những người phân tích thông tin, hiểu về cổ vật và cực kỳ
lọc lõi. Bởi thông tin này hoàn toàn là những tin độc mà ít người biết. Bán cổ
vật cũng vậy, người bán đã có một kịch bản sẵn trước. Nếu không hiểu về cổ vật
thì đừng dại mua về, tiền mất còn... xấu hổ mang!
ĐT :
04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ
: Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh
lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại
tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng
tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét