Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Giới sưu tầm đồ cổ có tiếng tại Hà Nội


Những người sưu tập đồ cổ Hà Nội, có tuổi đều truyền nhau câu chuyện: "Đến nhà cụ Minh chúc tết đầu năm, khách được thưởng thức món nho khô đựng trong chiếc đĩa men ngọc thời Tống, có nguồn gốc từ lò Long Tuyền bên Trung Quốc cùng với trà trong bộ ấm "Nội phủ Thị Trung" do chúa Trịnh đặt làm. Cụ Minh cười tươi và nháy mắt hóm hỉnh: "Chúng ta đang được làm vua chúa"".
Bộ sưu tập tranh tứ trụ Phái, Sáng, Nghiêm, Liêm của cụ Lâm được đưa sang bảo tàng Picasso (Paris, Pháp) trưng bày 15 năm trước và được giới sưu tầm tranh "sành điệu" ở Pháp cũng như châu Âu nói chung đánh giá rất cao.

Nói những người sưu tầm đồ cổ được dân trong giới tôn vinh làm bậc sư phụ ở Hà thành cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ Huệ "Muối" (nhà ở Hàng Muối) là một trong danh sách những người đặc biệt đó. Trước đây, ngôi biệt thự của gia đình cụ có 2 phòng lớn để trưng bày đồ gốm, đồ đất nung thô phác ở thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Phòng trong, cụ chỉ bày bộ ấm chén cổ (có thể đổi cả ngôi nhà 3 tầng phố Bà Triệu lúc bấy giờ).

                           
Cụ Lâm "cà phê" (nhà bán cà phê ở phố Phan Thanh Giản), nay là phố Nguyễn Hữu Huân lại thích sưu tầm tranh của các họa sĩ đương thời. Quán cà phê của cụ đông họa sĩ đến thưởng thức. Những họa sĩ tài hoa thời ấy như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên đến, cụ chẳng lấy tiền mà chỉ xin tranh.

Ông Nguyễn Tường Long và bộ sưu tập đồ cổ.

Ngoài ra, giới sưu tầm đồ cổ Hà thành còn nhắc đến cụ Nguyễn Bá Đạm, một người chuyên sưu tầm tiền cổ. Sau này, Ngân hàng Nhà nước có tổ chức cuộc triển lãm về tiền của Việt Nam qua các thời kỳ cũng đã phải mượn bộ sưu tầm của cụ. Tuy nhiên, tất cả những bậc kỳ nhân ấy khi nghe nhắc đến cụ Đức Minh (Bùi Đình Thản) vẫn phải bày tỏ sự nể trọng. Bởi lẽ, bộ sưu tầm của cụ Đức Minh nói theo ngôn ngữ hiện đại, thuộc hàng "khủng".

Cụ Đức Minh là một thương gia giàu có, am hiểu nghệ thuật và cổ vật. Cụ sưu tầm khá nhiều tranh, đồ gốm sứ... Ngôi biệt thự số 53 Quang Trung của cụ nhìn ra mặt hồ Thiền Quang bây giờ nay đã được xây dựng thành tòa nhà ngân hàng. Trước đây, trên khu đất ấy là biệt thự của gia đình cụ Đức Minh, nó như một bảo tàng tư nhân để trưng bày các cổ vật. Trong nhà cụ, tranh được treo khắp nơi, hầu hết là tác phẩm của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương.

Bộ sưu tập của cụ Đức Minh đa dạng gồm đủ các loại đồ cổ, tuy nhiên, giới họa sĩ lại ấn tượng về cụ với bộ sưu tập tranh. Uy tín của các nhà tư sản này không những nổi tiếng trong kinh doanh mà lại còn thành danh trong một thú chơi tao nhã: Sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ.

Nhà tư sản Đức Minh đã nhanh chóng hòa hợp trở thành bạn vong niên của một số họa sĩ ngay từ khi họ mới ở chiến khu về: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Sĩ Ngọc, nhạc sĩ Văn Cao. Khu biệt thự ba tầng vừa là tư gia vừa là một gallery đầu tiên của Hà Nội, gallery Đức Minh luôn mở cửa đón bạn bốn phương. Chủ nhà Đức Minh là một người đôn hậu, vui tính, mến khách, ông không hề tiếc bạn một điều gì.

Thời kỳ ấy, cụ Đức Minh chuyển vào Sài Gòn sinh sống, cụ trở thành một người bạn lớn của bảo tàng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu thành lập. Khi cụ đột ngột qua đời ở tuổi 64 thì mối liên hệ của gallery Đức Minh với bảo tàng không còn, nhưng nhiều người vẫn nhớ những bức tranh quý của cụ cho bảo tàng mượn để trưng bày.

Cổ vật ly tá

Nhà sưu tập Vũ Tá Hùng, một nhà sưu tập đồ cổ có tiếng tại Hà Nội hiện nay và rất ngưỡng mộ cụ Đức Minh, cho biết: "Trước đây, cụ Đức Minh chơi đồ cổ từ thời Pháp thuộc. Nhưng khi cụ chuyển vào Sài Gòn, con trai cụ là M. "gái", về tiếp quản tòa nhà và bán rẻ cho M. "chỉ" những món hàng cụ đã cất công sưu tầm nhiều năm. Ngày ấy, M. "gái" thích M. "chỉ", nhà ở Hàng Chỉ và cũng "ái" như M. "gái". Hai kẻ hợp nhau nên mua bán như "tình cho không biếu không". Đồ cổ, tranh sưu tập, hắn cứ quăng bừa ra phố, rồi người mua mang xích lô đến chở, tiền trả bao nhiêu cũng được.

M. "chỉ" ngày ấy đi buôn vô tuyến, buôn đi lại cũng có lãi ít nhiều. Khi được M. "gái" bán cho bộ sưu tập tranh của cụ Đức Minh, M. "chỉ" thành người buôn bán tranh. Hai gã "ái" mua bán hợp nhau lắm. Nghe nói, M. "gái" bán một cái tủ mà khi M. "chỉ" khiêng xuống nhà vàng rơi vãi ra nhưng hắn vẫn bán tủ và cho cả vàng luôn. Bản thân M. "chỉ" thấy bán rẻ thì cứ thôi, chứ hắn có biết gì về giá trị của cổ vật đâu. M. "chỉ" sau này còn gặp tôi hỏi: "Anh ơi cái tủ này bán được bao nhiêu?"".

Cũng theo ông Hùng, bộ sưu tập đồ cổ của cụ Đức Minh thì những người sưu tập đồ cổ không ai mua được, bởi vì không hợp với cách mua bán của M. "gái". Gã này chỉ thích đàn ông nên cứ ai đẹp trai đến mua thì M. "gái" bán và cho lung tung (?). Những người mua được món đồ nào thì lại bán sang tay cho một gã mua gom hàng bán sang Thái Lan. Con cái của cụ Đức Minh cũng không biết mình được thừa hưởng một khối gia sản lớn như vậy.

M. "chỉ" ôm được mớ tranh lớn mua với giá bèo, chẳng biết giá trị ra sao nên cũng mang thanh ly do cu lung tung. Về sau, gã thấy bán được nhiều tiền thành ra ham. Tranh thật hết, gã thuê người chép tranh, hoặc tranh của cụ Đức Minh không ký tên họa sĩ. Thậm chí, tranh cụ Đức Minh mua của mọi người chép lại, hoặc họa sĩ chỉ vẽ chơi rồi tặng nên không có tên tuổi nhưng khi M. "chỉ" có tranh ấy, gã ký thành tranh thật rồi bán hết. Hắn cứ thấy lô xô phố thì ký Phái, hoặc tranh gái thì ký Liên... Vậy mà tranh vẫn bán đắt hàng!.

Đặc điểm của M. "chỉ" là rất giỏi giả dạng chữ ký. Những họa sĩ tên tuổi thuộc dòng tứ trụ "Phái, Sáng, Nghiêm, Liên" là hắn ký giống y hệt. Về sau, hắn mua tranh lung tung của các họa sĩ, thậm chí của học sinh trong trường vẽ để chấm điểm về ký vào đó và bán bình thường. Những người mua tranh của hắn, cứ nghe nói từ bộ sưu tập của cụ Đức Minh nhưng thật giả thì không xác định được. Vậy là, từ kẻ đi mua bán vô tuyến cũ, gặp mối mua bán tranh, M. "chỉ" mua được một cái nhà to ở phố Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Nói về thú chơi đồ cổ là phải đam mê và có sự hiểu biết, nhưng với những tay buôn đồ cổ thì trí tuệ và sự hiểu biết chẳng có nghĩa lý gì. Người không có trình độ, trí tuệ nhưng lại gặp may chẳng quan tâm gì, miễn là tiền "chảy" vào túi càng nhiều thì càng tốt. Buôn bán đồ cổ, chạy theo giá trị ảo sinh lời lớn vô kể, M. "chỉ" sang Thái Lan mua đồ cũ lại những đồ mà thương lái ở đây đặt của Trung Quốc, mang về nước bán với giá gấp hàng trăm lần. Hắn bán đồ mới cho những đại gia thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết về đồ cổ với giá tiền tỷ.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét