Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Sự hoài cổ đồ cũ trong mỗi tiết học một thầy giáo vùng cao


Những vật dụng đồ cổ đồ cũ sinh hoạt, nhạc cụ dân tộc của bà con vùng cao đều trở thành thứ quý giá đối với thầy giáo Nguyễn Văn Hùng (38 tuổi), giáo viên dạy môn Mỹ thuật Trường THCS xã Thuận, Hướng Hóa (Quảng Trị). Cứ vài ba tháng, thầy lại cất công đi tìm kiếm, đổi mua những vật dụng đó mang về treo trang trọng trong nhà, để đến giờ lên lớp lại đem đến trường giảng dạy cho các em học sinh. Những gì sưu tầm được thầy không hề bán đồ cũ lại, dù vật dụng đó có giá trị đến chừng nào.

Ngồi chưa kịp ráo mồ hôi, khi nghe tin già Chung bảo nhà Pả Hiên cuối bản đang rao bán chiếc mâm đồng triện hoa văn rất đẹp, thầy Hùng khấp khởi mừng, gọi tôi lên xe đi gấp về phía nhà Pả Hiên. Trên đường đến nhà Pả Hiên, thầy Hùng vui vẻ tâm sự: “Cứ vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi lại đến các bản làng để tìm kiếm, đổi mua đồ cũ, sưu tầm các vật dụng sinh hoạt, nhạc cụ dân tộc của bà con dân tộc Pa Kô, Vân Kiều. Những ngày đầu đi sưu tầm, nhiều người chê tôi có sở thích quái gở, có người khuyên đừng “đèo bồng” chi mấy thứ mà người ta thờ ơ, không sử dụng nữa. Có người còn tưởng tôi là thầy giáo kiêm thêm nghề thanh lý đồ cũ…nữa chứ. Làm việc này chỉ vì đam mê chứ tôi không hề nghĩ đến việc mua gì cả. Hơn 10 năm sưu tầm, hiện giờ tôi có hàng trăm cổ vật của đồng bào vùng cao”. Thầy Hùng cho biết thêm, thời gian đầu vợ anh – chị Trần Thị Thủy, giáo viên dạy mầm non- hay phàn nàn khi thấy anh mang tiền lương đi mua những thứ đâu đâu. Nhưng khi hiểu được đó là niềm đam mê của chồng, vợ anh liền quay sang ủng hộ, vì thế anh mới có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.

“Tín đồ” hoài cổ

Mới chớm hạ nhưng cái nắng ở rẻo cao Hướng Hóa rát như lửa chàm vào mặt. Thấm mệt sau nửa ngày trời ngồi trên chiếc Win 67 len lỏi khắp các bản làng ở miền tây Quảng Trị để tìm kiếm, sưu tầm các vật dụng sinh hoạt của đồng bào vùng cao, thầy giáo Nguyễn Văn Hùng mới dừng lại nghỉ ngơi ở nhà già làng Hồ Chung ở thôn Toa Roa, xã Hướng Lộc. 

Các loại hình nghệ thuật như vẽ, điêu khắc là niềm đam mê của thầy Hùng

Đến nhà Pả Hiên, khác với sự hồ hởi, mừng rỡ ban đầu, nét mặt của thầy Hùng chợt chùng xuống khi nghe Pả Hiên nói: “Tao vừa bán cho bà đồng nát rồi. Được 300 ngàn mày ạ”. Câu trả lời của Pả Hiên khiến thầy Hùng ra về trong thất vọng. Tuy nhiên, anh cũng cho biết đây không phải lần đầu mình gặp chuyện như thế này, chỉ lo vì không biết “số phận” của chiếc mâm đồng của Pả Hiên cùng rất nhiều vật dụng cổ xưa của bà con dân tộc rồi sẽ lưu lạc đến nơi nào? Thầy Hùng cho biết, những vật dụng sinh hoạt thời xưa của người vùng cao rất phong phú và đa dạng. Ngắm nhìn các vật dụng ấy, thấy như chứa đựng trong đó hồn xưa của một lớp người đã qua. Từ những đồ vật không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày như cối giã trầu, ống vôi bằng đồng, bát sứ cổ, nồi đồng nấu thuốc, các loại mâm, khay đồng có hoa văn trang trí… đến những nhạc cụ cần thiết trong dịp lễ hội như trống đồng, chiêng, thanh la…, hiện rất ít gia đình còn giữ lại được. 10 năm qua, anh không những dày công đi tìm kiếm, sưu tầm mà còn đến gặp các cụ cao niên trong bản để tìm hiểu, ghi chép lại nguồn gốc, ý nghĩa tượng trưng của mỗi vật dụng do chính tay họ làm ra hay cha ông ngày xưa để lại. Những vật dụng mà thầy Hùng sưu tầm đều được giữ gìn cẩn thận, lau chùi sạch sẽ và treo trang trọng trong phòng khách. Còn những thông tin ghi chép được thầy đóng thành một tập dày cả trăm trang để tiện tra cứu, tham khảo khi cần thiết. 


                 

Một tiết dạy của thầy giáo Nguyễn Văn Hùng

“Trong những ngày dài lang thang tìm kiếm, sưu tầm vật dụng sinh hoạt đó, tôi được rất nhiều già làng, trưởng bản vùng cao tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ. Có người còn tặng tôi những vật dụng quý giá, hiếm hoi của cha ông họ để lại với lời dặn dò rằng tôi phải cố gắng khơi dậy trong các em học sinh ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”, thầy Hùng chia sẻ.

Sôi nổi những tiết học

Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Hà năm 2004 với tấm bằng loại khá, thầy Hùng được nhận vào giảng dạy ở Trường THCS xã Thuận. Với niềm đam mê cống hiến cho nghề giáo, thầy Hùng không nề hà khó khăn, đi tìm kiếm, sưu tầm các vật dụng sinh hoạt của người Vân Kiều, Pa Kô để truyền đạt, khơi dậy trong các em học sinh về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Những tiết học mỹ thuật vốn khô khan nhưng khi có những hiện vật mà thầy Hùng mang đến thì lớp học sinh động hẳn lên.

Thầy Hùng tâm sự: “Để các em học sinh có hứng khởi đối với bộ môn mỹ thuật, trong mỗi bài giảng tôi đều đưa các vật dụng sinh hoạt thường ngày của người dân vùng cao vào, từ đó giải thích nguồn gốc cũng như giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa dân tộc của từng vùng, miền cụ thể. Tôi rất vui vì trong mỗi tiết học của mình, các em học sinh đều rất hứng thú”.


Thầy giáo Nguyễn Văn Hùng bên những món đồ cổ sưu tầm được

Một ngày đầu tháng 5, nắng như đổ lửa, tôi tìm đến ngôi trường THCS xã Thuận, nơi thầy giáo Nguyễn Văn Hùng giảng dạy mà không hẹn trước. Đứng bên cửa sổ của lớp học, tôi thấy thầy Hùng lấy trong ba lô ra nào là chiếc cơi đựng trầu, hũ vôi bằng đồng, rồi khuyên tai, vòng bạc và các nồi niêu bằng đồng được lau chùi, đánh bóng sáng lóa. Đưa chiếc bình vôi lên trước lớp, thầy Hùng hỏi: “Các em cho thầy biết vật dụng này có tên gọi là gì nào?”. Một cánh tay rụt rè đưa lên:“Thưa thầy, đó là cái bình đựng vôi”. “Em có biết cái bình vôi này ông bà dùng làm gì không?”. Sau một hồi suy nghĩ, học sinh trả lời: “Dạ, ông bà dùng để ăn cau trầu”. Thầy Hùng giải thích thêm: “Đây chính là chiếc bình vôi bằng đồng mà ông bà mình ngày xưa dùng để giã vôi ăn cau trầu. Miếng cau, miếng trầu là đầu câu chuyện, các em biết không? Ngoài ra chiếc bình này còn là của hồi môn trong ngày cưới của người Pa Kô, Vân Kiều đấy các em ạ, chỉ những gia đình giàu sang mới có thôi. Các em nhớ nhé…”.

Tiết học của thầy Hùng cứ sôi nổi trôi qua như thế. Hết vật dụng này, thầy Hùng lại lấy vật dụng khác đưa lên hỏi các em học sinh, sau khi giải thích cụ thể từng hiện vật trước đó. Nhìn những đôi mắt mở to chăm chú nghe giảng bài của các em học sinh mới thấy tiết học của thầy Hùng cuốn hút biết nhường nào. Hình ảnh đẹp đó quyện với lời giảng khi ân cần, nhẹ nhàng, lúc sôi nổi, hào hứng của thầy giáo Hùng cứ hiện hữu bên tôi suốt quãng đường về. Chợt nghĩ, tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi em học sinh sẽ được khởi phát, hun đúc từ những tiết học gần gũi, thân thiết như thế này chăng...

Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, bán thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn mua đồ cũ đã qua sử dụng bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, tủ nấu cơm công nghiệp khách sạn đồ cổ giả cổ mua bán đồ cũ.

Sưu tầm




Chợ đồ cũ là một sinh hoạt đặc biệt ở các nước châu âu


Nếu vào một ngày đẹp trời, bạn rãnh rỗi, đi dạo một vòng chung quanh những khu chợ trời thanh lý đồ cũ này đôi khi tìm thấy những món đồ làm mình ngạc nhiên, ngạc nhiên vì không ngờ ở nơi này lại được thấy lại hai sờ tay vào những món đồ mà lâu lắm mình không còn nghĩ tới sự hiện diện của nó.

Tôi phân biệt hai loại chợ trời đồ củ và đồ xưa vì có nhiều điểm khác nhau, đồ củ là những đồ dùng đã xài rồi, bây giờ người ta không cần dùng tới nữa hay thỉnh thoảng để dọn dẹp trong nhà cho trống chổ người ta soạn những đồ củ không cần đến nữa, chất trong nhà thì chật chội, đem bỏ thì tiếc, họ đem ra chợ trời bán lấy vài đồng, cũng có những người lấy " củ người mới ta ", mặc dù có thể mua đồ còn mới trong bao bọc, nhưng họ thích đi tìm mua đồ cũ đã dùng như vậy đem về đánh bóng, chải chuốt, sơn phết lại rồi đem chưng trong nhà coi như một món nghệ thuật thẩm mỹ.

Tại các nước châu âu nói chung và ở pháp nói riêng, có một sinh hoạt đặc biệt đó là chợ trời

                  

                  
                 
                  
                 
                  
                 
                 


                  

                 
                 


                 

               
                 
               
                 

           
                 

Chợ trời ở đây thật đúng nghĩa của nó, nghĩa là hàng bày ra ở lề đường, trên một góc phố nào đó, có khi một ngày trong tuần, một ngày trong tháng hay một lần trong năm. Người ta có thể tìm thấy đủ các thứ ở chợ trời, từ chén dĩa, muỗng nĩa, quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ con, tất cả đồ dùng trong nhà, sách vở, dĩa hát, máy móc, tranh ảnh, cho tới tượng Thánh Thần...

Còn chợ trời bán đồ xưa thì khác, đồ xưa là đồ cổ, chắc chắn đã được sử dụng qua rồi nhưng những món này không còn sản xuất ra nữa, do đó thường là những món hiếm có, chỉ có một hay hai cái và giá cũng khá mắc ( cũng như bạn xưa là những người bạn quen đã lâu lắm rồi, bây giờ không còn tìm lại được ( hay cuộc sống hiện tại không còn cho phép " sản xuất " ra những người bạn giống như vậy ), còn trường củ vì đã trải qua thời gian nhưng bây giờ còn có thể xây lại một ngôi trường khác giống y hệt và mới tinh khôi )

Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) thanh lý tủ văn phòng, thanh lý ghế văn phòng, điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, bán thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn mua bán đồ cũ đã qua sử dụng  bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Tiếu chí để xác định giá trị cổ vật đồ cổ

Người chơi cổ vật đã tổng kết các tiêu chí để xác định giá trị của một món đồ cổ theo thứ tự dễ nhớ là: "Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi".

“Dáng” và “da” nhằm đánh giá yếu tố đẹp của món cổ vật, là dấu ấn văn hoá mà người xưa để lại, thể hiện trình độ tay nghề thiết kế, tạo hình, bố cục, trang trí trên món đồ có độc đáo hay không. "Toàn" là tình trạng cổ vật có lành lặn hay dập vỡ, nguyên vẹn hay sứt mẻ. Tiêu chí "tuổi" để xác định giá trị món cổ vật ra đời vào thời kỳ nào, bao nhiêu năm tuổi… Ngoài ra tiêu chí "minh văn, hiệu đế" (chữ được vẽ, chạm, khắc trên cổ vật) giúp xác định xuất xứ, nguồn gốc của món đồ.

Mỗi cổ vật đều hàm chứa những giá trị lịch sử và văn hoá, nghệ thuật, là di sản văn hoá độc đáo. Đối với các thành viên CLB, bên cạnh việc kinh doanh mua bán cổ vật, là khát vọng lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền.

Căn nhà hai tầng của chủ nhiệm Câu lạc bộ Đặng Xuân Hoàng ở thị trấn Quỳnh Lưu chật cứng đồ cổ đủ các loại: từ câu đối, hoành phi, bát đĩa, tiền, tượng, sắc phong…đủ chất liệu bằng kim khí, bằng sứ, bằng gỗ, giấy… Cổ vật từ nhiều nước, nhiều niên đại từ hàng chục thế kỷ cho đến cách đây vài chục năm, thậm chí có cả đồ giả cổ.

Với niềm đam mê đồ cổ, năm 2007, 12 thành viên đã tụ họp lập nên CLB cổ vật Quỳnh Lưu (Nghệ An). Với họ, chơi đồ cổ không chỉ thỏa mãn niềm đam mê, mà còn là một con đường giúp họ thành tỷ phú.

                            

                                            Ông chủ Đặng Xuân Hoàng và chiếc chiêng cổ

Nghề chơi cũng lắm công phu

Anh Hoàng cho biết: “Tôi là người có sở thích sưu tầm cổ vật từ mấy chục năm nay. Thấy cái gì cổ là tôi mua tất. Tiền làm được đồng nào đều đổ vào đồ cổ (anh Hoàng làm nghề kinh doanh hàng tạp hóa). Từ niềm đam mê, tôi đã bỏ công tìm hiểu, giao lưu, trao đổi với giới chơi đồ cổ ở khắp cả nước. Sau thấy có nhiều người trong huyện cùng chí hướng nên anh em đã tụ họp thành lập CLB để hỗ trợ cho nhau”.


                          


Con đường trở thành tỷ phú

Vừa giới thiệu nét độc đáo của chậu hoa con giống thời nhà Mạc, anh Phạm Trọng Hữu, thành viên CLB, khẳng định: “Không phải ai cũng chơi đồ cổ được, trước hết phải có lòng đam mê, có vốn hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc cổ vật, lịch sử từng giai đoạn của đất nước và thế giới; hiểu và đánh giá được giá trị của cổ vật. Và quan trọng hơn là người chơi phải có tiền, thậm chí rất nhiều tiền”.


                             

Chum tiền cổ của anh Hữu

CLB cổ vật đã thực sự là “bà đỡ” về mặt tài chính và chuyên môn cho hội viên thông qua việc vay vốn ngân hàng, tổ chức cho hội viên đưa cổ vật đi triển lãm; giao lưu và trao đổi cổ vật; hỗ trợ hội viên trong việc thẩm định cổ vật. Thông qua những buổi giao lưu, đọc tài liệu, xem phim về lĩnh vực này, các hội viên có thêm những kiến thức về sưu tầm, đánh giá, thẩm định, kinh nghiệm lưu giữ và bảo tồn cổ vật.

Một “luật bất thành văn” là đã nói đến các tay chơi cổ vật là nói đến các tỷ phú. Mua cổ vật cũng là một cách đầu tư có lợi nhuận rất cao và bền vững.




Các đồ cổ thu được từ khảo cổ

Hiện nay, anh Hoàng đã có trong tay một bộ sưu tập đồ cổ gồm hàng ngàn hiện vật, với trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Anh Hoàng có rất nhiều mối quan hệ để mua bán đồ cũ đồ cổ. Dù bận đến mấy, anh cũng dành ít nhất 2 tiếng/ngày để lên mạng nắm thông tin, giá cả, trao đổi về đồ cổ. Nhờ vậy, anh nắm rất chắc giá cả của từng món đồ, quyết định mua hay bán, mua cái gì, bán thanh lý đồ cũ cho ai, bán ở đâu…để thu lại lợi nhuận. Có khi chỉ cần một “phi vụ” mua bán, anh đã thu lãi hàng chục triệu đồng.

Anh nói: “Cái thú của nghề đồ cổ là giao lưu, trao đổi, mua bán. Bên cạnh niềm đam mê cổ vật, lợi nhuận cũng là một động lực để giúp người chơi gắn bó với nghề”. Có những món đồ cổ mua đồ cũ được với giá rất rẻ, thậm chí được cho không, nhưng sau một thời gian hay gặp đúng người cần lại trở nên vô giá.



Sắc phong của nhà vua năm Tự Đức thứ 6 (1852) cho một vị thành hoàng ở xã Xuân Yên, huyện Yên Thành (Nghệ An).

Số lượng cổ vật của 12 hội viên CLB sưu tầm được, hiện lưu giữ tại các gia đình có đến hàng chục nghìn sản phẩm, đủ các chủng loại, đủ các thời. Trong đó, rất nhiều cổ vật đặc biệt có giá trị về lịch sử và văn hoá.

Chúng tôi đã đến thăm gia đình một số hội viên và thật sự choáng ngợp trước số lượng cổ vật mà những thành viên đó đã sưu tầm được. Hàng nghìn cổ vật được trưng bày, trong đó rất nhiều cổ vật rất có giá trị, ví dụ như chiếc chóe thời nhà Hồ, chum đồng thời nhà Minh của của gia đình anh Hữu; các đầu rồng thời Lý của nhà anh Hữu và anh Đội, chậu hoa con giống thời nhà Mạc, hàng trăm hiện vật, cổ vật như đồ đồng Đông Sơn, đồ gồm, đồ đá thời Việt cổ, các cổ vật thời Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, cổ vật thời nhà Lý, Trần, Nguyễn của nhà anh Hoàng… Các cổ vật được trưng bày theo từng chủng loại như một bảo tàng cổ vật tại gia, đã thật sự cuốn hút người xem.



Những thứ này, anh Nguyễn Văn Đội tìm được từ các bà đồng nát.

Theo quy luật phát triển, khi đất nước giàu lên, trình độ dân trí tăng lên, chắc chắn người chơi, sưu tầm, bảo tồn, trao đổi, mua bán cổ vật sẽ nhiều lên. Riêng ở Nghệ An, đến thời điểm này CLB cổ vật Quỳnh Lưu là mạnh nhất, có số lượng cổ vật nhiều nhất tỉnh.

Nguyện vọng của các thành viên CLB cổ vật Quỳnh Lưu là tỉnh cần thành lập "Hội cổ vật Nghệ An", nhằm thu hút được nhiều người sưu tầm, bảo tồn và chơi cổ vật, nhằm lưu giữ và bảo tồn vốn quý di sản của ông cha để lại, tổ chức được nhiều cuộc triển lãm, trưng bày, giao lưu, để nhằm tôn vinh và giới thiệu giá trị vốn quý di sản văn hoá đến với các tầng lớp nhân dân.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông anh – Hà Nội thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, bán thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn mua bán đồ cũ đã qua sử dụng  bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.

Sưu tầm

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Một số phương pháp phát hiện đồ cổ, đồ giả cổ

Một số phương pháp phát hiện đồ giả cổ Một chuyên gia trong lĩnh vực sưu tầm đồ cổ cho biết, nếu tinh ý vẫn có thể phát hiện những đồ giả cổ. Ví dụ với trống đồng, đôi khi thợ làm giả cổ không nắm chắc quy luật hoa văn trang trí nên hoa văn trên trống rởm không phù hợp với hình dáng trống “xịn”, kích thước sai so với những tỷ lệ quen thuộc. Ngoài ra, trống đồng cổ được đúc rất mỏng, tạc khắc tinh vi; đồ giả cổ thường nặng hơn vì kỹ thuật đúc không được chú ý.

Chúng tôi quyết định lấy bản thân mình ra làm “vật thí nghiệm”, và quả thật V. ngay lập tức có ý định “làm thịt” chúng tôi. Đã biết “giá làng” của một chiếc trống đồng Minh Khí loại nhỏ giả cổ là từ 150 - 300 ngàn nếu mua ở Thanh Hoá, thế nhưng khi vờ hỏi mua một chiếc trống loại này ở cửa hàng của V., anh ta hét giá lên đến 2,5 triệu và cùng vờ “ưu ái” lại: “Đấy là giá cho người quen nên anh bán lấy vốn, chứ khách lạ thì anh còn bán giá cao hơn nữa”. V. nói thêm: “Hàng giả cổ mới có giá như vậy, chứ hàng thật thì ít nhất cũng phải 2, 3 ngàn USD”.

Trên thị trường buôn bán đồ cũ có hai loại là “hàng xịn” và “hàng mông”, khách “gà” thường phải loại hàng mông (hàng giả cổ) với giá cao ngất ngưởng. “Có những thứ đồ được bán với giá cao gấp đến 20 lần khi mua”, V. bật mí.

Dọc một số con phố ở Hà Nội như Nghi Tàm, Tô Tịch cũng có những cửa hàng chuyên bán đồ cổ, như cửa hàng của V. Giới chơi đồ cổ cho biết, dân sưu tầm chuyên nghiệp ít khi lai vãng đến đây vì họ cho rằng phần lớn những đồ bán ở đây là giả cổ. Những cửa hàng này thường không treo biển, hoặc chỉ treo biển “Đồ thủ công, mỹ nghệ”, người sưu tầm rỉ tai nhau chỉ giới thiệu thì mới biết. Vào những cửa hàng nay, cảm giác đầu tiên của khách sẽ là khung cảnh tôi tối, âm u dễ đánh lừa thị giác; khiến người xem thấy những món đồ treo trên tường, bày la liệt trên giá, sập, phản cũng tôi tối, cũ cũ trong ánh sáng nhập nhoạng này. Chỉ vào món đồ nào hỏi cũng được chủ cửa hàng quảng cáo với những mỹ từ “bốc tận mây xanh” như “Đây là đồ độc, không tìm được cái thứ hai ở Việt Nam”. Một chiêu khác khi bán hàng ở đây là chủ cửa hàng “nhìn mặt mà bắt hành dong”: thấy khách bình dân thì giả lả: “Biết em thích nhưng điều kiện mình có hạn nên mua thứ này vừa đẹp, vừa phù hợp túi tiền”; khách sang hơn thường được rỉ tai dắt vào buồng, lên gác hoặc đến “cơ sở hai” để xem hàng “xịn”.
Hàng giả cổ có hai loại: giả cổ cấp thấp và giả cổ cao cấp. Đồ giả cổ cấp thấp có giá khá “mềm” vì không phải kỳ công “chế”, và khó có thể bịp ai. Đồ giả cổ cao cấp được làm đặc biệt tinh vi nên giá cao thấp tùy vào độ “gà mờ” của người mua đồ cũ . Các con buôn còn thêu dệt nên những huyền thoại về món đồ, hoặc bắt tay nhau “nổ” về món đồ khiến người mua rơi vào bẫy đã bị gài. Hiện nay, những người sưu tầm một câu chuyện “thật như bịa” như sau: gần 10 năm trước, một tay được đánh giá là “sành chơi” trong làng cổ vật bỏ ra 8 triệu đồng để mua một chiếc bình bằng đồng thời Đông Sơn. Chiếc bình cổ này được trang trọng bày trên giá như một bảo vật. Bất ngờ một hôm, có bậc cao thủ đến chơi nhìn thấy chiếc bình đó đã cười nhạt và lắc đầu. Muốn chứng minh mình không phải là "gà", chủ nhà nghiến răng cạo lớp đồng rỉ xanh trước mặt khách và té ngửa khi nhìn thấy lõi của chiếc “bình cổ” là... vỏ lon Coca Cola.

Tinh vi “công nghệ” sản xuất… cổ vật

Theo quy định trong Luật Di sản văn hóa, “Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên”. Thế nhưng trên thị trường “ngầm”, nhiều món đồ được quảng cáo là ngàn năm tuổi, nhưng sự thực thì có khi chúng chỉ chưa đầy ngàn... ngày tuổi. Lý do: đó là cổ vật “nhái”.

Cách thành phố Thanh Hóa chừng 9km, huyện Đông Sơn nổi tiếng là nơi lưu giữ được nghề đúc truyền thống. Theo chân M., một dân buôn đồ giả cổ bán đồ cũ đã “rửa tay gác kiếm”, chúng tôi đã tìm đến một làng nghề tại huyện này để nghe những thợ đúc kể về quy trình sản xuất... đồ cổ.
Kỳ công hơn, những đồ giả cổ như súng thần công bằng đồng, nếu muốn tăng thêm phần “cổ kính”, sau khi được xử lý hóa chất sẽ được thả xuống vùng biển gần bờ để những con hà bám vào. Nhìn vào những “cổ vật” này, người sưu tầm cổ vật “tay mơ” sẽ hoàn toàn tin tưởng cổ vật có niên đại hàng nghìn năm, vừa mới được một đám thợ săn đồ trục vớt được.



So với đồ đồng, quy trình giả cổ của đồ đá còn tinh vi hơn nhiều lần. Các nhà sưu tầm cổ vật kinh nghiệm cho biết, để làm giả tượng đá sa thạch, các “nghệ nhân” khu vực miền Nam Trung Bộ lấy đá trong mỏ đá địa phương (chính là đá được dùng làm cổ vật từ hàng nghìn năm trước). Bức tượng sau khi hoàn thành được tẩm axit để tạo ra các vết mòn. Công đoạn tiếp theo là chôn tượng xuống đất hoặc ngâm vào bể dung dịch có hoà chính loại đất của di tích. Sau một thời gian được ngâm trong lớp bùn loãng, nước và đất ngấm vào trong các thớ đá, vết nứt. Lúc đó khó ai có thể phát hiện ra bức tượng là đồ giả cổ.

Gần đây, để rút ngắn quá trình, một số thợ lấy đá trong chính di tích (đá kê nền nhà, bệ cột) có niên đại rất cổ để làm tượng. Cách làm tương tự được phát hiện với tượng đất nung. Khi tượng đất nung có niên đại sớm (thế kỷ I - thế kỷ III) trở thành thứ cổ vật có giá thì hàng loạt các mộ gạch ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh bị đào bới. Không tìm thấy cổ vật, bọn đào trộm còn gỡ cả những viên gạch mang đi để tạc tượng. Tượng đất nung kiểu “tân thời” này là sự sao chép lại từ các tượng nguyên mẫu với số lượng hạn chế và được hét giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Đồ sứ cổ là loại đồ dễ “nhái” nhất. Đầu tiên, những món đồ sứ bình thường sẽ được ngâm axit để bong bớt lớp vỏ mới ở ngoài. Sau đó, người ta rửa sạch và bôi thật nhiều nhựa cây đu đủ lên, ngâm dưới ao một thời gian năm để cho ốc bám vào ăn hết lớp nhựa đu đủ. Khi đó vớt lên, rửa sạch thì nhìn món đồ đã có rất nhiều lớp thời gian” mà những tay buôn quảng cáo là “đồ cổ vớt dưới biển”.

Một cán bộ của Bảo tàng Quảng Ninh cho biết, do tỉnh có cửa khẩu Móng Cái nên thường xuyên có những vụ tuồn hàng lậu là cổ vật qua biên giới và những tang vật này thường được giao lại cho bảo tàng quản lý. “Chúng tôi nhận thấy trong số này có đến khoảng 60% là cổ vật “rởm”, và loại cổ vật nào cũng có thể bị làm nhái, từ tượng phật, trống đồng đến đồ trang sức bằng đá bán quý (ngọc lưu ly). Nhiều hiện vật được làm giả rất tinh vi khiến chuyên gia giám định cho rằng chúng không phải được làm trong nước mà được “cổ hóa” ở nước ngoài rồi trung chuyển qua Việt Nam”.

Bó tay với tình trạng cổ vật rởm?

Có cách nào để hạn chế tình trạng làm giả cổ vật tràn lan không? Trả lời câu hỏi này, tất cả những người sưu tầm đều lắc đầu ngao ngán: “Làm sao cấm họ được, họ làm như thế không có tội tình gì. Họ nói tôi bán đồ mỹ nghệ, đồ lưu niệm chứ có làm giả cổ vật đâu. Và thế là “cuộc chiến” giữa người làm cổ vật rởm, người mua thanh lý đồ cũ, người trung gian cứ thế dai dẳng. Ai dại thì chịu thiệt”.
Một chuyên gia trong giới sưu tầm đồ cổ cho rằng hiện nay quy định về làm bản sao đối với cổ vật chưa rõ ràng, dẫn đến tình trạng làm đồ giả cổ tràn lan. Luật Di sản văn hóa có hiệu lực từ năm 2002 quy định về việc làm bản sao cổ vật như sau: bản sao phải đảm bảo có mục đích rõ ràng, có bản gốc để đối chiếu, có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc, có sự đồng ý của chủ sở hữu cổ vật và giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá thông tin. Tuy nhiên, như trên đã nói, những người chế bản sao vẫn có thể nại ra lý do đó là đồ thủ công mỹ nghệ để “lách luật”.

Lý giải nguyên nhân khiến tình trạng “lập lờ đánh lận con đen” trong thị trường cổ vật, một chuyên gia khác nhận định: một phần là do chúng ta chưa có một thị trường cổ vật minh bạch. Theo chuyên gia này, hiện nay chưa có một công ty đấu giá cổ vật nào được thành lập, việc định giá cổ vật cũng còn gặp nhiều vướng mắc. “Trước hết phải có một định nghĩa đầy đủ, chi tiết đâu là “báu vật quốc gia”, đâu là “cổ vật loại một”, “cổ vật loại hai”... để dễ dàng trong quản lý và định giá. Thứ hai là phải tổ chức được những phiên đấu giá công khai cổ vật thì những hiện vật lấy cắp hay cổ vật giả mới không xuất hiện trên thị trường. Thị trường minh bạch cho các cổ vật vừa giúp Nhà nước thu được thuế, vừa giảm được tình trạng cổ vật “rởm” như hiện nay”, chuyên gia này nói.

Với đồ gốm, gốm cổ không có những sản phẩm cùng loại, cùng một kích thước. Vì vậy, nếu phát hiện những sản phẩm gốm màu có cùng kích thước, hoa văn trang trí giống hệt nhau thì chắc chắn, đó là hàng giả. Do bị chôn vùi lâu dưới lòng đất, tùy nơi ruộng cạn hoặc ruộng nước mà độ kiềm lắng đọng trên bề mặt cũng khác nhau, có loại, khi khai quật, trên sản phẩm có một lớp kiềm dày màu vàng hoặc trắng, rất cứng; có loại lại không có ngấn nước nào. Hàng giả cũng có ngấn nước, nhưng ngấn nước này được làm bằng keo trong, khá mỏng, không có độ cứng, khi sờ vào có cảm giác dính.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý bàn ghế văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại, thanh lý bàn ghế cafe tủ nhôm kính, thanh lý nội thất văn phòng, bán thiết bị bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn mua bán đồ cũ đã qua sử dụng  bếp công nghiệp nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.

Sưu tầm

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Giới sưu tầm đồ cổ có tiếng tại Hà Nội


Những người sưu tập đồ cổ Hà Nội, có tuổi đều truyền nhau câu chuyện: "Đến nhà cụ Minh chúc tết đầu năm, khách được thưởng thức món nho khô đựng trong chiếc đĩa men ngọc thời Tống, có nguồn gốc từ lò Long Tuyền bên Trung Quốc cùng với trà trong bộ ấm "Nội phủ Thị Trung" do chúa Trịnh đặt làm. Cụ Minh cười tươi và nháy mắt hóm hỉnh: "Chúng ta đang được làm vua chúa"".
Bộ sưu tập tranh tứ trụ Phái, Sáng, Nghiêm, Liêm của cụ Lâm được đưa sang bảo tàng Picasso (Paris, Pháp) trưng bày 15 năm trước và được giới sưu tầm tranh "sành điệu" ở Pháp cũng như châu Âu nói chung đánh giá rất cao.

Nói những người sưu tầm đồ cổ được dân trong giới tôn vinh làm bậc sư phụ ở Hà thành cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ Huệ "Muối" (nhà ở Hàng Muối) là một trong danh sách những người đặc biệt đó. Trước đây, ngôi biệt thự của gia đình cụ có 2 phòng lớn để trưng bày đồ gốm, đồ đất nung thô phác ở thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Phòng trong, cụ chỉ bày bộ ấm chén cổ (có thể đổi cả ngôi nhà 3 tầng phố Bà Triệu lúc bấy giờ).

                           
Cụ Lâm "cà phê" (nhà bán cà phê ở phố Phan Thanh Giản), nay là phố Nguyễn Hữu Huân lại thích sưu tầm tranh của các họa sĩ đương thời. Quán cà phê của cụ đông họa sĩ đến thưởng thức. Những họa sĩ tài hoa thời ấy như Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên đến, cụ chẳng lấy tiền mà chỉ xin tranh.

Ông Nguyễn Tường Long và bộ sưu tập đồ cổ.

Ngoài ra, giới sưu tầm đồ cổ Hà thành còn nhắc đến cụ Nguyễn Bá Đạm, một người chuyên sưu tầm tiền cổ. Sau này, Ngân hàng Nhà nước có tổ chức cuộc triển lãm về tiền của Việt Nam qua các thời kỳ cũng đã phải mượn bộ sưu tầm của cụ. Tuy nhiên, tất cả những bậc kỳ nhân ấy khi nghe nhắc đến cụ Đức Minh (Bùi Đình Thản) vẫn phải bày tỏ sự nể trọng. Bởi lẽ, bộ sưu tầm của cụ Đức Minh nói theo ngôn ngữ hiện đại, thuộc hàng "khủng".

Cụ Đức Minh là một thương gia giàu có, am hiểu nghệ thuật và cổ vật. Cụ sưu tầm khá nhiều tranh, đồ gốm sứ... Ngôi biệt thự số 53 Quang Trung của cụ nhìn ra mặt hồ Thiền Quang bây giờ nay đã được xây dựng thành tòa nhà ngân hàng. Trước đây, trên khu đất ấy là biệt thự của gia đình cụ Đức Minh, nó như một bảo tàng tư nhân để trưng bày các cổ vật. Trong nhà cụ, tranh được treo khắp nơi, hầu hết là tác phẩm của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương.

Bộ sưu tập của cụ Đức Minh đa dạng gồm đủ các loại đồ cổ, tuy nhiên, giới họa sĩ lại ấn tượng về cụ với bộ sưu tập tranh. Uy tín của các nhà tư sản này không những nổi tiếng trong kinh doanh mà lại còn thành danh trong một thú chơi tao nhã: Sưu tập các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ.

Nhà tư sản Đức Minh đã nhanh chóng hòa hợp trở thành bạn vong niên của một số họa sĩ ngay từ khi họ mới ở chiến khu về: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Sĩ Ngọc, nhạc sĩ Văn Cao. Khu biệt thự ba tầng vừa là tư gia vừa là một gallery đầu tiên của Hà Nội, gallery Đức Minh luôn mở cửa đón bạn bốn phương. Chủ nhà Đức Minh là một người đôn hậu, vui tính, mến khách, ông không hề tiếc bạn một điều gì.

Thời kỳ ấy, cụ Đức Minh chuyển vào Sài Gòn sinh sống, cụ trở thành một người bạn lớn của bảo tàng Mỹ thuật TP.Hồ Chí Minh ngay từ những ngày đầu thành lập. Khi cụ đột ngột qua đời ở tuổi 64 thì mối liên hệ của gallery Đức Minh với bảo tàng không còn, nhưng nhiều người vẫn nhớ những bức tranh quý của cụ cho bảo tàng mượn để trưng bày.

Cổ vật ly tá

Nhà sưu tập Vũ Tá Hùng, một nhà sưu tập đồ cổ có tiếng tại Hà Nội hiện nay và rất ngưỡng mộ cụ Đức Minh, cho biết: "Trước đây, cụ Đức Minh chơi đồ cổ từ thời Pháp thuộc. Nhưng khi cụ chuyển vào Sài Gòn, con trai cụ là M. "gái", về tiếp quản tòa nhà và bán rẻ cho M. "chỉ" những món hàng cụ đã cất công sưu tầm nhiều năm. Ngày ấy, M. "gái" thích M. "chỉ", nhà ở Hàng Chỉ và cũng "ái" như M. "gái". Hai kẻ hợp nhau nên mua bán như "tình cho không biếu không". Đồ cổ, tranh sưu tập, hắn cứ quăng bừa ra phố, rồi người mua mang xích lô đến chở, tiền trả bao nhiêu cũng được.

M. "chỉ" ngày ấy đi buôn vô tuyến, buôn đi lại cũng có lãi ít nhiều. Khi được M. "gái" bán cho bộ sưu tập tranh của cụ Đức Minh, M. "chỉ" thành người buôn bán tranh. Hai gã "ái" mua bán hợp nhau lắm. Nghe nói, M. "gái" bán một cái tủ mà khi M. "chỉ" khiêng xuống nhà vàng rơi vãi ra nhưng hắn vẫn bán tủ và cho cả vàng luôn. Bản thân M. "chỉ" thấy bán rẻ thì cứ thôi, chứ hắn có biết gì về giá trị của cổ vật đâu. M. "chỉ" sau này còn gặp tôi hỏi: "Anh ơi cái tủ này bán được bao nhiêu?"".

Cũng theo ông Hùng, bộ sưu tập đồ cổ của cụ Đức Minh thì những người sưu tập đồ cổ không ai mua được, bởi vì không hợp với cách mua bán của M. "gái". Gã này chỉ thích đàn ông nên cứ ai đẹp trai đến mua thì M. "gái" bán và cho lung tung (?). Những người mua được món đồ nào thì lại bán sang tay cho một gã mua gom hàng bán sang Thái Lan. Con cái của cụ Đức Minh cũng không biết mình được thừa hưởng một khối gia sản lớn như vậy.

M. "chỉ" ôm được mớ tranh lớn mua với giá bèo, chẳng biết giá trị ra sao nên cũng mang thanh ly do cu lung tung. Về sau, gã thấy bán được nhiều tiền thành ra ham. Tranh thật hết, gã thuê người chép tranh, hoặc tranh của cụ Đức Minh không ký tên họa sĩ. Thậm chí, tranh cụ Đức Minh mua của mọi người chép lại, hoặc họa sĩ chỉ vẽ chơi rồi tặng nên không có tên tuổi nhưng khi M. "chỉ" có tranh ấy, gã ký thành tranh thật rồi bán hết. Hắn cứ thấy lô xô phố thì ký Phái, hoặc tranh gái thì ký Liên... Vậy mà tranh vẫn bán đắt hàng!.

Đặc điểm của M. "chỉ" là rất giỏi giả dạng chữ ký. Những họa sĩ tên tuổi thuộc dòng tứ trụ "Phái, Sáng, Nghiêm, Liên" là hắn ký giống y hệt. Về sau, hắn mua tranh lung tung của các họa sĩ, thậm chí của học sinh trong trường vẽ để chấm điểm về ký vào đó và bán bình thường. Những người mua tranh của hắn, cứ nghe nói từ bộ sưu tập của cụ Đức Minh nhưng thật giả thì không xác định được. Vậy là, từ kẻ đi mua bán vô tuyến cũ, gặp mối mua bán tranh, M. "chỉ" mua được một cái nhà to ở phố Phan Đình Phùng (Hà Nội).

Nói về thú chơi đồ cổ là phải đam mê và có sự hiểu biết, nhưng với những tay buôn đồ cổ thì trí tuệ và sự hiểu biết chẳng có nghĩa lý gì. Người không có trình độ, trí tuệ nhưng lại gặp may chẳng quan tâm gì, miễn là tiền "chảy" vào túi càng nhiều thì càng tốt. Buôn bán đồ cổ, chạy theo giá trị ảo sinh lời lớn vô kể, M. "chỉ" sang Thái Lan mua đồ cũ lại những đồ mà thương lái ở đây đặt của Trung Quốc, mang về nước bán với giá gấp hàng trăm lần. Hắn bán đồ mới cho những đại gia thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết về đồ cổ với giá tiền tỷ.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm




Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Những con số kỷ lục tại buổi đấu giá đồ cổ vua càn long

Những con số kỷ lục tại buổi đấu giá bán đồ cũ của vua càn long đã nói lên sự hấp dẫn đối với hàng loạt các chuyên gia đồ cổ, nhà đấu thầu chuyên nghiệp. Tại sao các đồ vật của Vua càn long lại có giá trị như vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về các đồ vật đó để thấy được giá trị lịch sử:

1. Ngai vàng (5.6 triệu đô)

Tại một phiên đấu giá ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 07/01/2015 vừa qua, chiếc ngai vàng của vua Càn Long đã được đem ra trưng bày và đấu giá. Ngai vàng được làm từ gỗ hồng mộc, khảm vàng và chạm khắc hoa văn tinh tế có mức giá khởi điểm là 5.6 triệu đô (hơn 117 tỷ đồng). Chiếc ngai vàng này nằm trong điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành, nơi được sử dụng là nơi tổ chức nghi lễ, như lễ đăng quang, lễ tấn phong hay lễ cưới hoàng gia. Sau này, đây là nơi Càn Long hay ở sau khi thoái vị truyền ngôi.

2. Thư pháp (18.9 triệu đô)

Một tập các bản thư pháp được viết chính tay bởi vua Càn Long đã được bán với giá 18.9 triệu đô (gần 420 tỷ đồng) tại một cuộc đấu giá hôm 2/12/2014. Chúng được coi là bức họa và thư pháp cổ được bán với giá cao nhất trong năm 2014.



Bản thư pháp miêu tả vẻ đẹp củađền Bạch Tháp trong công viên Bắc Hải (Bắc Kinh) - một trong những lâm viên Hoàng gia cổ, hoàn chỉnh và mang tính tổng hợp đặc trưng nhất Trung Quốc. Một bộ hoàn chỉnh gồm 5 cuốn, trong đố một cuộn mô tả chung về ngôi đền Tây Tạng, bốn cuộn còn lại các các khu phía Đông, Tay, Nam, Bắc của ngôi đền.

Trong lần bán đấu giá này chỉ có 4 cuốn do quyển phía Đông vẫn chưa được tìm thấy. Lịch sử kể rằng những bức chiếu chỉ được hoàng đế Càn long viết sau khi đến năm công viên Bắc Hải vào năm 1773 và đã ngạc nhiên trước cảnh sắc nơi đây. Trong số các tác phẩm hiện có của Hoàng đế Càn Long, bộ cuộn theo một chủ đề rất hiếm. Hơn nữa, sau nhiều năm lưu lạc riêng lẻtrong tay các nhà sưu tập tư nhân nước ngoài, việc tập hợp lại được 4 cuộn khiến bộ sưu tập càng thêm giá trị. Các bản sao hiện cũng được trưng bày tại công viên Bắc Hải.

3. Ghế dựa (11 triệu đô)

Tại một triển lãm đồ cổ ở Hồng Kong vào năm 2009, chiếc ghế dựa khắc hình rồng cầu kì thời Càn Long đã phá vỡ kỷ lục đấu giá thế giới với giá 11 triệu đô Mỹ (hơn 230 tỷ đồng) - nhiều hơn bất kỳ các đồ gỗ cổ đã được bán trước đó.


Đầu giờ, chiếc ghế dựa được chfo bán với giá khởi điểm 1.6 triệu đô, rồi nhanh chóng đạt 2.6 triệu đô. Đúng lúc đó một nhà thầu trong phòng hét ngay giá 3.8 triệu. Việc đấu thầu điên cuồng tiếp tục khi một nhà thầu trả giá 7.7 triệu đô qua điện thoại. Các mức giá luôn được 36 nhà thầu nâng lên kinh ngạc, cuối cùng chốt ở giá 11 triệu đô (cao hơn nhiều so với con số dự đoán ban đầu là 3.9 triệu). Nicolas Chow, một nhà nghiên cứu đồ cổ nhận xét sau phiên đấu giá: "Chiếc ghế đại diện cho quyền lực của Hoàng đế đã dấy lên sự quan tâm rất lớn từ các nhà sưu tập trên thế giới. Việc vẫn giữ được nguyên vẹn thiết kế và độ bền chắc cũng khiến chiếc ghế phá vỡ kỷ lục đấu giá."

4. Bình sứ (65 triệu đô)

Một đôi anh em người Anh đã bán đấu giá chiếc bình sứ nằm trong số tài sản họ được thừa kế từ người chú của họ. Bất ngờ chiếc bình đã đạt giá kỷ lục 65 triệu đô (1365 tỷ đồng) - giá kỷ lục đối với bất kỳ đồ cổ Trung Hoa nào.



Theo các chuyên gia đánh giá, chiếc bình gốm sứ này được làm riêng cho vua Càn Long vào thế kỉ 18. Ivan Macquinsten, một chuyên gia đồ cổ cho biết chiếc bình là một trong những kiệt tác đã thất lạc khỏi Trung Quốc vào năm 1860, và được một gia đình người Anh mua đồ cũ lại.


Hàng loạt các chuyên gia đồ cổ, nhà đấu thầu chuyên nghiệp đã được mời đến để thẩm định một chiếc bình gốm sứ. Tuy nhiên, sau khi nhìn thấy chiếc bình sứ cao 40cm với hai màu xanh vàng này, họ đã sững sờ không tin nổi vào mắt mình. Một người chuyên đấu giá đã viết trên blog của mình: "Đó quả thật là kiệt tác."
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Mua bán đồ cũ có chiều hướng tăng từ thành phố đến làng quê


Dịch vụ mua bán đồ cũ đang mục lên như nấm sau mưa không chỉ gia tăng ở hà nội mà còn ở các tỉnh, cho đến các làng quê. Ở thành phố lớn, dịch vụ mua bán đồ cũ nhà hàng quán ăn hay đồ văn phòng, gia đình được rất nhiều cơ sở thu mua đồ cũ. Còn ở các miền quê có dấu tích lịch sử, đó lại là đại bàn hoạt động của các cò đồ cổ.

Theo một anh bạn về Thanh Hóa mua đồ cổ. Chúng tôi về đến Tế Lợi (Nông Cống, Thanh Hóa) nằm dưới chân núi Nưa. Nhờ gắn với cái mác lịch sử Ngàn Nưa, nơi bà Triệu cưỡi voi tập trận. Thông tin về một người đào trúng mộ cổ loang ra tận thành phố. “Ông Trần trước kia nghèo lắm. Mấy năm trước ông bỏ quê vào tận Sài Gòn, nay giàu lắm”, một cụ già đang dắt bò ăn cỏ bên bờ ruộng nói vậy. Lúc đó một chị cắt cỏ bên đường chêm vào: “Nhà ông ấy giàu là do đào trúng mộ cổ đấy”...

Giá cổ vật từ con tàu chìm được người dân lặn vớt trái phép tại xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) tăng mạnh. Nắm bắt thông tin này, giới buôn cổ vật rởm đã tuồn hàng về đây bán kiếm lời. Đây không phải là chuyện mới, mà từ lâu, nhiều vùng quê đã thêu dệt “huyền thoại” cho cổ vật giả cổ - một “nghệ thuật” bán hàng được xây dựng nhiều kịch bản công phu.

                           

CỔ VẬT RỞM PHẢI TÌM ĐẤT... DIỄN

Anh Cao Minh Phát mang món cổ vật là hai chiếc bát mua ở Bình Châu (Quảng Ngãi) với giá bốn triệu đồng, ra chợ Lê Công Kiều (quận 1, TP Hồ Chí Minh) định giá. Chủ cửa hàng xoa ngón tay một vòng: “Đồ kim thứ thiệt”! Ông không nói giá, chẳng mặn mà, còn khuyên anh mang sang cửa hàng khác ướm coi. Anh Phát thấy quê, đành mang món cổ vật về làm kỷ vật! Cùng cảnh mua phải đồ rởm, anh Nguyễn Lê Vinh kể. Một lần vào Huế chơi, tình cờ anh nhìn thấy một người đàn ông đang canh đống bùn bên bờ sông Hương. Tò mò anh đứng xem và mua được chiếc bật lửa hiệu Zippo, đời 1965, mạ kền, khắc chữ “Killing for peace...” (giết chóc để gìn giữ hòa bình), giá 1,2 triệu đồng. Về Hà Nội đem thay bấc lau dầu, ngồi đợi, tiện mồm anh kể chuyện mua bật lửa với niềm khoái chí vì đây là chiếc bật lửa có cùng năm sinh với anh. Trao “cổ vật” cho anh, chủ hiệu chữa bật lửa mang ra một lố, đời 1965, 1966, 1967... Anh thích cái nào đưa tôi 200 ngàn. Anh Vinh... ớ người.

Theo tay chỉ, chúng tôi tìm đến nhà ông Trần. Nhà ba tầng, trước cửa có chỗ để được vài cái ô-tô. Trong nhà có ti-vi màn hình mỏng, dàn hát karaoke. Ông Trần người nhỏ thó, mắt bé, linh lợi. Biết chúng tôi là khách lạ, ông Trần không nói nhiều về sự giàu sang của mình, không đề cập đến mấy món cổ vật mà chỉ kể chuyện “thời sự tầm phào”. Khi chúng tôi ngỏ lời muốn xem món đồ mà ông có, ông không vồ vập mà lảng sang chuyện khác. Thời gian “cưa kèo” khá lâu. Ông Trần hỏi các anh nghe ở đâu nói tôi có món cổ vật gì? Khi chúng tôi “liều” gọi tên đồ cổ. Ông ngồi một lúc rồi gật gù: “Ông kể đây món đồ cuối cùng mà ông muốn giữ lại. Đã có mấy người về hỏi mua nhưng ông không bán”. Khi chúng tôi hỏi giá chừng bao nhiêu thì ông nói các mức mà nhiều người từng trả, tuy nhiên tôi chưa thuận. “Các anh ở xa về, tôi nể nên để lại cho các anh theo giá mà hôm trước đã có người trả là ngần này. Đây là món cuối cùng. Của độc đấy” - ông còn khẳng định: “Mang “món” này về Hà Nội gặp khách sộp ngay”. Thấy chúng tôi không nói đắt hay rẻ. Ông Trần mang vào nhà cất, lảng sang chuyện khác.

Dời nhà ông Trần một đoạn, anh bạn phân tích món đồ kim giả cổ. Đồ này vào Hội An có cả núi. Ông ấy chỉ “bịp” được mấy ông trọc phú “đua đòi” chơi đồ cổ nhưng không hiểu về cổ vật. Theo phán đoán của anh, mấy năm vào TP Hồ Chí Minh, chắc là ông Trần được một người buôn cổ vật ở chợ Lê Công Kiều dạy bảo. Trò này anh đã biết. Anh kết luận: “Trong giới mua đồ cũ phải cổ vật rởm kiểu này phần đông là các quan tỉnh”.

“VẬT VÔ CHUYỆN CỔ VẬT

Cách nay ba năm, tôi cùng anh Huỳnh buôn đồ cổ lên Bản Pút (xã Chiềng Khoi, Yên Châu, Sơn La). Bản nằm bên một cái hồ rất lớn gọi là hồ Chiềng Khoi cách trung tâm thị trấn huyện khoảng bốn km về phía nam. Người Bản Pút nổi tiếng khéo tay. Sản vật đặc biệt quý là vải khít, khăn piêu nổi tiếng cả vùng Tây Bắc. Nhà ông Máy ở cuối bản. Tuy chỉ cách thị trấn có bốn cây số nhưng nơi đây rất heo hút, hoang sơ. Câu chuyện về chiếc sanh đồng đen mất một quai đã được kể rất nhiều. Tiền thân của chiếc sanh đồng được ông Máy phát hiện bên khu mộ cổ của người Thái. “Ông kể, ngày mới đem về, để trong nhà ai cũng đau bụng. Đêm đêm nghe tiếng kính keng phát ra trong sanh đồng. “Đứa” (tôi) đem ra vườn bỏ phế”. Nghe người dân ở đây kể thì cũng có một vài anh buôn đồng nát mò tới lấy trộm. Nhưng chỉ mang đi được khoảng bảy, tám cây số, lại mang quay lại trả đúng chỗ cũ. Ngay cả người làng này cũng mang đi nhưng không thành công.

Phải mất nhiều năm sau, ông Máy nhờ thày mo giải được “mật khẩu” sanh đồng. Chiếc sanh được đưa vào nhà cất giữ. Sanh có khá nhiều tính năng của đồng đen. Ví như đem đồng hồ SK đang chạy đặt vào giữa sanh, đồng hồ ngừng chạy. Dùng thanh kiếm cắm mũi vào giữa sanh đồng. Kiếm đứng thẳng... Qua vài phép thử và những câu chuyện kể chung quanh thì quả đây là một vật quý. Thế nhưng, anh bạn không mua món này vì vẫn còn phân vân. Trên đường về, chạy được khoảng tám cây số, anh dừng xe và định quay đầu lại mua. Sau đó anh đã phì cười và chạy tiếp. Gần đây, anh đã gặp ông Máy trong nhà một người bạn ở Hà Nội. Món “quý vật rởm” đã gặp quý nhân. Ông Máy cười tan loãng trong phố thị ồn ào. “Mày mua món đấy thì mày cũng chỉ là thằng mua đồng nát!”.

Nhiều câu chuyện kể, cách dàn dựng bối cảnh kịch bản cho cổ vật khá thành công. Nhưng món đồ quý không phải là câu chuyện mà đầu đường, cuối thôn ai cũng biết. Đã có rất nhiều người mua phải đồ giả cổ với giá cắt cổ. Theo một người buôn đồ cổ lâu năm ở Ngõ Gạch (Hà Nội) cho biết: “Nhiều cổ vật rởm ngược từ Hà Nội về Hưng Yên hoặc về làng Lai Xá (Hà Tây cũ)... Họ gửi trong nhà bạn bè, phao tin các cổ vật quý hiếm. Người mua đồ cũ không am tường, đành ngậm cười vì đã mất tiền”.

NGHỀ BUÔN PHI LỢI NHUẬN

Nhớ lần tôi vào gallery gốm cổ ở Bát Tràng. Tại đây có một chiếc ấm trà cổ Nhật Bản. Chủ gallery nói giá 60 USD, một người đi cùng hỏi bán đi thì lấy cái gì để trưng bày? Ông chủ nhún vai, không đáp lại cũng không giải thích gì thêm. Nhiều người buôn bán cổ vật lâu năm cho biết: “Khi bán cổ vật thì cái nào cũng là cái cuối cùng nhưng không bao giờ hết. Đấy mới là buôn!”.

Buôn cổ vật là nghề siêu lợi nhuận. Càng phao tin tốt, càng “đắp điếm” vào cổ vật sự huyền bí càng được giá. Người mua bỏ ra một món tiền rước phải cổ vật rởm về trưng bày thường phải cắn răng chịu. Không ai dại gì nhận rằng mình mua đồ rởm. Đây cũng là “điểm yếu” để cho những người buôn đồ rởm có đất sống. Một người buôn cổ vật ở Ngõ Gạch (Hà Nội) nay đã giải nghệ vẫn phải than ngắn thở dài: “Bán cổ vật là nghề lắm công phu. Nếu là món đồ đồng mới thì phải táng cho nứt, thấm a-xít, ngâm bã chè, chôn xuống đất... Khi bán cần phải hiểu tường tận địa phương có cổ vật ấy. Có thế mới có sức thuyết phục khách mua cổ vật.

Buôn bán đồ cổ có cửa hàng cửa hiệu, có hẳn chợ như chợ Lê Công Kiều (TP Hồ Chí Minh), dọc đường Trần Hưng Đạo (Huế), nhiều phố rải rác ở Hà Nội... Trong số những cổ vật bán buôn như thế phần nhiều là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc được sản xuất theo đơn đặt hàng.

Chơi cổ vật, thật ra là nghề chơi kiến thức về cổ vật và phải có nhiều tiền. Những tay buôn cổ vật giàu có đồng nghĩa với việc đó là những người phân tích thông tin, hiểu về cổ vật và cực kỳ lọc lõi. Bởi thông tin này hoàn toàn là những tin độc mà ít người biết. Bán cổ vật cũng vậy, người bán đã có một kịch bản sẵn trước. Nếu không hiểu về cổ vật thì đừng dại mua về, tiền mất còn... xấu hổ mang!

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Chợ đồ cũ hay chợ lạc-xoong ở Sài gòn

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ ngoằn nghèo trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, chợ lạc-xoong, nằm trong quán cà phê Cao Minh hoạt động nhộn nhịp mỗi buổi sáng chủ nhật.

TP - Ở Sài Gòn, có nhiều loại chợ, cả thông thường và khác thường, giống như cái sôi động và đa diện, đa sắc màu của thành phố. Nằm trong số các chợ tạm gọi là không thông thường, có chợ lạc-xoong, hay nói đơn giản hơn là chợ đồ cũ.

Quận 5, quận 10, Bình Thạnh hay Gò Vấp, đều có chợ lạc-xoong, vốn ra đời và thịnh hành từ rất lâu cùng với xứ Sài Gòn-Gia Định này.


Chợ phiên

Chợ bán đồ cũ đã qua sử dụng, từ chiếc hộp quẹt đến bàn ủi con gà hay đôi dép nhựa “thời xa vắng”. Xen lẫn đó là những món đồ cổ được sưu tầm từ nhiều nơi trong nước cũng như trên thế giới, giá không hề rẻ.

Ông Phước Nguyễn (74 tuổi, ngụ quận 3) là khách quen của chợ lạc- xoong này. Như nhiều người Sài Gòn xưa đã quá quen với chợ đồ cũ, ý thức về việc sưu tầm, mua đi bán lại luôn có trong ông. Không phải chỉ nhằm kiếm lời, lắm khi đơn giản là một thú vui. Gia đình ông định cư ở Mỹ nên mỗi lần “qua bển”, ông mang về đồng hồ, hộp quẹt cũ vừa trưng bày vừa bán, cốt để giao lưu.

Hôm nay ông mang đến đây một số hộp quẹt, chiếc máy ảnh cũ hay máy cần câu. Chỉ có một ít đồ cũ nhưng ông nói tổng giá trị cũng trên 2.500 USD.

“Nói là chợ nhưng người bán ít khi nói thách, người mua cũng không cần mặc cả mà chỉ cần tìm được món đồ ưng ý. Đôi khi người ta đến đây không phải để mua, cũng chẳng phải để bán, đơn giản để ngắm nhìn và hoà vào không khí nhộn nhịp nhưng không ồn ào của phiên chợ”.

Nói là chợ nhưng người bán ít khi nói thách, người mua cũng không cần mặc cả mà chỉ cần tìm được món đồ ưng ý. Đôi khi người ta đến đây không phải để mua, cũng chẳng phải để bán, đơn giản để ngắm nhìn và hoà vào không khí nhộn nhịp nhưng không ồn ào của phiên chợ. Nhiều người mang món đồ cũ ra đổi lấy món khác.

Nhưng đồ lạc-xoong không phải là hàng xôn, tức là hàng quá đát, mang ra bán cả loạt, mà là hàng xài rồi và người buôn đồ lạc- xoong cũng như người mua, muốn mua được món hời là phải “nhiều khi với con mắt tinh đời, sẽ gặp đồ cổ quý, Minh, Khang Hy, ẩn tàng trong đám bạc xôn chợ trời” (trích Vương Hồng Sển-Tự vị tiếng Việt miền Nam-PV). Cũng có nhiều tranh cãi xung quanh hai từ “lạc-xoong”.

Người thì nói đây là từ ghép “lạc” ý là thất lạc, rơi, mất (Hán Việt) ghép với từ “solde” tiếng Pháp nghĩa là bán xôn, bán hạ giá. Nhưng có người giải thích rằng lạc-xoong đơn   giản là “l’auction” nghĩa là bán đấu giá. Nghe hợp lý hơn nhiều.

Mấy câu thơ lục bát nói về quang cảnh Sài Gòn xưa “Lớp xe về lối ngoài trong/Lớp đi theo dõi mấy ông dọn nhà/Nhà in, nhà thuốc, nhà chà/Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc-xoong” xuất hiện trong một cuốn sách xuất bản năm 1909 chứng tỏ chợ lạc-xoong đã có ở Sài Gòn từ rất lâu.

Dạo một vòng chợ, “săn” được một chú ngựa cổ bằng đồng với giá gần 2 triệu đồng, chị Nguyễn Thị Mai (32 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) bảo, chị thích sưu tầm đồ cổ. Hầu như cứ chủ nhật là chị lại đến đây dạo quanh một vòng.

Tìm thấy món đồ gì hay hay, thích thì mua, hoặc khi có món đồ nào không dùng nữa chị đem ra bán, hoặc cũng có hôm chỉ đến uống cà phê nhìn mọi người mua bán như một cách thư giãn. Chị Mai bảo: “Hiện tại trong nhà tôi có khá nhiều đồ cổ, đa số được mua ở chợ này. Chơi chán có khi đem ra bán lại hoặc đổi đồ khác”.


Hôm nay anh Nhân mang tới chợ mấy chiếc cassette, máy hát quay đĩa và những chiếc đĩa than, đồng hồ, tiền cổ. Anh bán hàng ở đây đã lâu. Người bán không phải thuê mặt bằng, chỉ cần đăng ký chỗ trước với chủ quán, mỗi phiên chợ đến dọn hàng bán chỉ cần uống một ly cà phê.

Theo anh Nhân, bán hàng ở đây cũng tuỳ duyên và tuỳ phiên, có phiên bán được gần chục triệu đồng nhưng cũng có khi đứng cả buổi chả ai hỏi mua gì. Hôm nay, chiếc máy hát của anh mới trưng ra được một lúc liền có khách đến hỏi mua.

Sau một hồi kiểm tra, nghe thử, vị khách móc ví trả tiền mua ngay cả máy lẫn số đĩa hát với giá hơn 3 triệu đồng mà không hề một lời mặc cả. “Mình có sở thích sưu tầm đồ cổ, nghe đến chợ này lâu rồi nhưng chưa có cơ hội đến thăm. Hôm nay lần đầu tiên đến và mua được chiếc máy hát này cũng coi như có duyên rồi”, chị Phan Thị Hương (34 tuổi) nói.

Không giống chợ lạc- xoong kiêm quán cà phê Cao Minh, chỉ họp một phiên chủ nhật hằng tuần, khu vực Lý Thường Kiệt, Lý Nam Đế, Vĩnh Viễn (quận 10, quận 11) là cả loạt cửa hàng lạc –xoong mở cửa 7 ngày một tuần, mua bán thượng vàng hạ cám: từ điện thoại, máy tính xách tay, sạc pin, radio, đàn guitar cho đến tiền cổ, quần áo lính thời trước, hòm đàn, bi đông quân dụng… Dân mua bán ở đây gồm cả những người sưu tầm, cả những người “kiếm cơm”.

Người mua có thể thấy lại những chiếc điện thoại Nokia 3310 từng vang bóng một thời được bày cả đống trên mặt bàn, hay những chiếc iPhone 1,2,3 được chuốt lại long lanh. Nhưng nếu không có “nghề” rất có thể dính đồ Trung Quốc. Hàng chục cửa hàng lạc-xoong mua bán tấp nập.

Để kiếm ăn ngon lành, những chủ cửa hàng phải rất rành rẽ các loại đồ. Chỉ cần nhìn qua một món đồ nào đó, họ phải ngay lập tức đánh giá hàng có bán lại được không và bán được với giá nào. Khách đến chợ này cũng đa dạng: từ người săn đồ cũ giá rẻ, người sưu tầm và chắc chắn là cả những tay trộm cắp.


Lạc-xoong online

Nguyễn Nguyên Minh (chủ cửa hàng bán đồ cũ trên mạng tại địa chỉ www. mbdc.com) từng trải qua nhiều công việc liên quan đến internet, xây dựng nên thường xuyên mua lại đồ dùng văn phòng như bàn ghế, tủ, máy tính cũ rồi bán lại kiếm lời.

Dần dần thấy công việc hợp, tiền cũng khá nên đầu năm 2012, Minh mở công ty mua bán đồ cũ, có trụ sở ở quận Gò Vấp. Nói là đồ ve chai nhưng những món đồ Minh bán đa số còn mới đến 90 – 95%. Hiện nay trung bình mỗi tháng anh Minh lãi khoảng 50 triệu đồng.

Nghề lạc-xoong tuy không cần vốn lớn một lúc nhưng lúc nào cũng phải có tiền dự trữ bởi mỗi lần đối tác gọi là phải xuất vốn liền nếu không rất dễ mất mối. “Ví dụ mua do cu lô hàng của công ty này hết 80 triệu, đem về kho có khi bán mỗi lần vài thứ thu lại vài triệu đồng, khi có mối khác cả trăm triệu cũng phải có tiền ngay”, anh Minh nói.

Mua đồ cũ lắm khi vớ được món hời bất ngờ những nhiều khi cũng lĩnh quả đắng. Cách nay chừng một năm, anh Minh nhận được mối hàng hơn 50 bộ bàn ghế salon của một nhà hàng. Đồ cũ quá nên anh không muốn mua. Chủ hàng năn nỉ và hạ giá nên anh mua hết chở về kho để. Một thời gian sau do đồ quá cũ và không bán được nên anh đành đem đi đốt hết.

Sau ba năm kinh doanh, anh Minh có nhiều mối quan hệ với các công ty, ngân hàng lớn. Đây là nguồn thu chính của anh bởi những công ty nước ngoài, ngân hàng lớn thường xuyên thay đổi nội thất.  Mỗi khi những công ty này thanh lý đồ đạc, anh lại có một món hời lớn bởi có những món đồ chưa hề sử dụng. Hoặc khi ngân hàng siết nợ các công ty điện máy, giá mỗi món hàng khi ra siêu thị bán ra từ 800 đến 1,3 triệu đồng nhưng giá gốc của nhà sản xuất chỉ 100 đến 200 nghìn đồng. Minh mua hết về bán, ít nhất cũng lời 20%-30%.

Sự náo nhiệt và đa dạng trong đời sống ở Sài Gòn khiến chợ lạc-xoong Sài Gòn cũng đa dạng và náo nhiệt theo. Ngoài những phiên chợ lặng lẽ, ý vị và đầy chất văn hóa, cũng không thiếu những cái chợ mà nghe qua cũng thấy mệt mỏi. Có loại chợ mà một số người có xe ô tô, nhất là xe sang, chẳng bao giờ muốn tới.

Giới tài xế đồn đại đoạn đường Kinh Dương Vương gần bến xe miền Tây tập trung rất nhiều cửa hàng bán phụ tùng ô tô cũ. Và đây cũng là điểm đến của giới luộc đồ xe hơi. Giang hồ cũng nói nếu chiếc Lexus của bạn một ngày đẹp trời mất gương chiếu hậu, cứ ra chợ Dân Sinh (Nguyễn Công Trứ, quận 1) mà tìm thế nào cũng thấy. Chỉ có điều phải mua lại theo kiểu lạc-xoong, nhưng giá thì không hề rẻ chút nào.

ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm


Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Cận cảnh các chợ đồ cũ nổi tiếng ở Sài gòn

Các chợ đồ cũ nổi tiếng ở Sài gòn bán đủ thứ, kể cả những món đồ mà ở ngoài tìm đỏ mắt không thấy. Từ dây đeo thắt lưng, tẩu hút thuốc, chén uống rượu, máy chiếu phim đến xe gắn máy, ô tô, bật lửa… đều được bày bán. Chúng ta tìm hiểu kỹ hơn về các chợ đồ cũ nổi tiếng này nhé:
1. Chợ Hoàng Hoa Thám
Chợ Hoàng Hoa Thám (nằm ờ đường Hoàng Hoa Thám, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM) nổi tiếng là chợ đồ cũ lớn nhất nhì thành phố, với cả một con đường nằm trong lòng chợ với trên dưới 50 sạp hàng từ áo quần, đến giỏ xách, giày dép, vật dụng gia đình… Chợ Hoàng Hoa Thám là địa chỉ quen thuộc của các shop online chuyên kinh doanh đồ cũ tuyển chọn, của các tín đồ thời trang mê đồ độc lạ.
Thứ bảy và chủ nhật thường là ngày “khui kiện”. Các gian hàng sẽ khui kiện đồ mới, tùy theo tuần mà có thể thay đổi như áo, chân váy, đầm, đồ jean… Ngày khui kiện, giá bán đồ cũ sẽ từ 30.000 đến 100.000 đồng/sản phẩm. Những ngày tiếp theo đó (khoảng thứ 5, thứ 6), vẫn là đống đồ ấy nhưng do đã qua nhiều “tay” bới lựa, những món đẹp đã vơi bớt nên giá cũng giảm theo, bạn có thể mua được những chiếc áo, chiếc đầm giá chỉ từ 10.000 đến 20.000 đồng vào các ngày thứ 5 hoặc thứ 6 tại đây.
cac cho do cu noi tieng o sai gon  1


Hàng si (hàng cũ) ở Hoàng Hoa Thám đa số được nhập về từ Campuchia theo từng kiện lớn. Khi khui kiện, người bán cứ cắt bao rồi đổ ào ra nền có lót sẵn bạt nilon, người mua đồ cũ cứ thế lăn xả bới, tìm đồ ưng ý, thê nên nếu định đến đây mua sắm, bạn nên mang theo khẩu trang vì quần áo cũ rất nhiều bụi. Thêm nữa, do số lượng quá nhiều, thượng vàng hạ cám lẫn lộn, bạn cần xem kĩ từng món sản phẩm, nhất là vùng: cổ áo, nách áo, các phần cúc, phéc mơ tuya…
2. Chợ Nhật Tảo
Những ai lần đầu đến Nhật Tảo chắc hẳn sẽ bị choáng ngợp với hàng loạt áo quần xếp thành hai dãy dọc theo con phố dài gần 2km này. Chợ đồ cũ Nhật tảo (quận 10, TPHCM) được các bạn trẻ đánh giá cao với chất lượng cũng như thái độ niềm nở của người bán tại đây. Đồ si ở chợ Nhật Tảo đã qua tuyển chọn và được người bán treo móc đàng hoàng, bạn không cần “soi” đồ quá kĩ như ở Hoàng Hoa Thám nhưng cũng cần nên có sự cẩn thận vì không có một cửa hàng đồ si nào đảm bảo cho bạn chất lượng hay đổi trả về sau.


cho do cu nhat tao noi tieng o sai gon


Giá đồ si ở chợ Nhật Tảo dao động từ 50.000 đồng trở lên. Người bán tại chợ Nhật tảo không quá chèo kéo khách, ngược lại còn rất nhiệt tình tư vấn và sẵn sàng chỉ cho bạn cửa hàng nào trong khu có bán loại hàng bạn muốn tìm Mua đồ cũ. Đồ ở đây đã qua tuyển chọn tuy là đồ cũ nhưng có thương hiệu nên bạn có thể dễ dàng tìm những chiếc đầm Mango, quần jeanLevis với giá 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Tuy nhiên do là đồ cũ nên bạn khó lòng có thể đòi hỏi "hot trend" mà phải linh hoạt phối hợp và chỉnh sửa để có bộ cánh “cộp mác hàng hiệu” vừa vặn nhất.
3. Chợ Bà Chiểu
"Chợ si" Bà Chiểu (quận Bình Thạnh, TPHCM) là khu đồ si lớn nhất nhì Sài thành. Chị em mê đồ si hay nói đùa với nhau rằng chỉ ai “lì mặt” mới đi mua đồ nổi ở chợ này bởi giá cả ở đây cao hơn hẳn các khu chợ đồ cũ khác, trung bình từ 50 ngàn đồng. Có lẽ bởi lý do này nên Bà Chiểu có lẽ là chợ đồ si hiếm hoi cho… trả giá.
cho do cu ba chieu o sai gon


Đồ si ở chợ Bà Chiểu nổi tiếng là “đắt xắt ra miếng”, nhưng dĩ nhiên cũng tùy cửa hàng. Ở Bà Chiểu, để mua được đồ đẹp, rẻ, bạn phải chịu trả giá, phải biết nhìn hàng và tốt nhất nên đi với người có kinh nghiệm để được dắt đến những cửa hàng chuyên khui kiện chất lượng. Cách đây khoảng 10 năm, chợ Bà Chiểu là chợ đồ si uy tín và được cư dân thành phố tin tưởng, yêu thích. Nhưng về sau, do có sự cạnh tranh của các chợ nên sức hút của chợ đồ cũ Bà Chiểu cũng ít nhiều giảm sút.
4. Nguyễn Tri Phương
Cũng nằm gần với chợ Nhật Tảo, ngay khu quận 5 TP. Hồ Chí Minh, chợ si Nguyễn Tri Phương là một trong top những địa điểm lý tưởng dành cho các bạn nghiện đồ si, nhất là giới nhân viên văn phòng vì các sạp đồ cũ mở bán đến tận chiều muộn lại bán ra ngoài vỉa hè, cổng chợ nên không cần phải gửi xe đi vào trong như Hoàng Hoa Thám.

cho do cu nguyen tri phuong o sai gon

Mức giá đồ si ở Nguyễn Tri Phương tương đương với chợ Nhật Tảo nhưng đồ khá "nát", nghĩa là nhiều hàng cũ và và kém đẹp hơn nhưng khu chợ đồ si khác. Bù lại, tại đây bạn có thể mua được nhiều sản phẩm áo quần cho trẻ em tại đây với kiểu dáng cực kì đáng yêu. Tuy nhiên khi chọn mua đồ si cho bé, nên chú ý chất liệu vải, độ mới đồng thời sau khi mua về nên giặt sạch nhiều lần, phơi nắng gắt để sạch vi khuẩn nhé!
5. Chợ Trần Hữu Trang
Tọa lạc ở góc giao nhau giữa đường Huỳnh Văn Bánh và đường Lê văn Sỹ (quận 3, TP. Hồ Chí Minh), chợ Trần Hữu Trang có khoảng 20 gian hàng đồ si trải dài trên đường đối diện cổng chợ. Khác với các chợ còn lại, Trần Hữu Trang “mạnh” về giày da si, túi da si, những sản phẩm phụ kiện, chứ không thật sự nổi bật về quần áo đầm váy.

cho do cu tran huu trang o sai gon

Giày si, túi si ở chợ này không hoàn toàn mang nghĩa “đã qua sử dụng”. Theo lời giải thích của nhiều tiểu thương tại đây, nhiều sản phẩm ở đây là tồn kho nên vẫn mới tinh tươm. Với các sản phẩm da thật, simili cao cấp, giá thành các sản phẩm ở Trần Hữu Trang nhìn chung từ 100.000đ đến gần triệu là chuyện hết sức bình thường.
ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227
Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng
Trung tâm chợ : Chợ thanh lý nội thất văn phòng ( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng bếp công nghiệp. Ngoài ra, chúng tôi còn đã qua sử dụng nhà hàng quán ăn, khách sạn đồ cổ giả cổ.
Sưu tầm