Có cung ắt hẳn phải có cầu, hiện
nay trên nhiều tuyến phố Hà Nội ngày càng xuất hiện nhiều nơi bán các loại đồ cũ
như dọc đường Hoàng Cầu, Đê La Thành, chợ đồ cũ Vạn Phúc, chợ đồ cũ Thưởng Thưởng ở chợ đầu mối Bắc Thăng Long, khu chợ Trời... Khách hàng đến những khu này cũng có
phần đông hơn. Đa phần, các chợ này thường không cố định mà sẽ di động theo sở
thích của người mua và sự khắt khe của các cơ quan chức năng. Những khu chợ cũ
này thường họp vào khoảng từ 2,3 giờ chiều cho đến tầm 10 giờ đêm. Khách hàng
có thể tìm thấy nhiều mặt hàng mình đang cần mua. Ở những chợ đồ cũ
này không thiếu thứ gì, thượng vàng hạ cám đều đủ cả. Từ cục pin điện thoại di
động, mắt kính đen, túi xách thời bao cấp, bật lửa Zippo nhiều cỡ… đến cả nước
hoa, hộp phấn son phụ nữ… Có những món đồ chỉ mấy chục nghìn đồng, nhưng cũng
có những món đồ tại đây được chào bán với giá hàng triệu đồng... Đa phần các mặt
hàng ở chợ đều là hàng cũ, tuy nhiên không ít trong số đó vẫn còn nguyên tem
mác, bên ngoài nhìn vẫn còn mới.
Địa chỉ mua đồ cũ thanh lý: Chợ
Đồ Cũ Thưởng Thưởng thanh lý chậu rửa
công nghiệp, thanh
lý nội thất văn phòng, đồ quán cafe, thiết bị bếp công nghiệp, thanh ly noi that van
phong, bep cong
nghiep, cửa sắt vân
gỗ, bếp công nghiệp, cửa sắt
giả vân gỗ
Có mặt tại chợ đồ cũ
Đê La Thành, quận Đống Đa, chúng tôi được biết, đây là khu chợ nhộn nhịp nhất
vào bậc nhất trong các khu chợ đồ cũ ở Hà Nội, cảnh tượng người bán, kẻ mua tấp
nập, kéo dài khoảng 200m từ ngã tư Giảng Võ - Đê La Thành cho đến gần cổng trường
Đại học Văn Hóa Hà Nội. Ở khu chợ đồ cũ này chủ yếu là bán các loại hàng điện tử
như sạc pin điện thoại, chuột máy tính, pin điện thoại di động, bộ sạc, các loại
đài đĩa, đài băng... khách hàng có thể
tìm thấy đủ các loại sản phẩm liên quan tới điện thoại, máy tính, âm thanh, thiết bị gia dụng... các sản phẩm
này đa phần là đồ cũ, hỏng, Thấy nhiều nhất là các loại sạc điện thoại từ cổ
chí kim, đủ kiểu điều khiển tivi, đầu đĩa... hay cable, dây cắm, ổ cắm các loại.
Ở chợ này đôi lúc cũng xuất hiện vài món đồ khá mới, còn tem bảo hành. Theo những
người có kinh nghiệm đi chợ đồ cũ này cho hay đây là những mặt hàng này chủ yếu là “ hàng
nhảy” (đồ trộm cắp) nếu như khách hàng khéo chọn thì cũng chọn được những món
hàng rất rẻ. Khách hàng chủ yếu là người sưu tập đồ cũ, học sinh, sinh viên của
các trường trong khu vực. Hàng hóa được người bán bày la liệt trên các túi bạt
nilon được trải trên vỉa hè.
Nói đến chợ đồ cũ ở Hà Nội thì
không thể không nói đến chợ Giời, đây là chợ khá nổi tiếng ở Hà Nội, kéo dài từ
đoạn cuối của phố Huế và các con phố xung quanh như Đồng Nhân, Trần Cao Vân,
Chua Vua, Thịnh Yên thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng. Chợ được chia làm từng khu
để bán các loại hàng hóa nhất định. Ở khu chợ này người mua đồ cũ
có thể tìm thấy tất cả mọi thứ từ cây đinh, ốc vít cho đến các gian hàng bày
bán các loại vật dụng như loa đài, máy móc điện tử, điện gia dụng, điện tử, điện
lạnh đồ gia dụng... nhưng giá bán thì chỉ bằng 70% giá bán ở bên ngoài. Bên cạnh
đó chợ cũng chuyên bán các loại mặt hàng đã qua sử dụng như phụ tùng ô tô, xe
máy, đồ điện tử, điện lạnh, máy tính phụ
kiện máy tính, phụ kiện điện thoại... Theo một số chủ cửa hàng, các do cu ở đây phần nhiều là đồ đồng nát được nhiều
người thu mua tập trung lại, một số đồ thì
được các thợ sửa chữa “mông má” lại cho dùng được rồi bán, còn một số
không thể sửa chữa được thì sẽ được chủ cửa hàng tháo gỡ các linh kiện để phục
vụ cho việc sửa chữa, thay thế các đồ khác.
Một số người ban do cu hàng tại đây cho biết, hầu hết tất cả
các mặt hàng bán ở chợ này đều được bán theo kiểu ước lượng và dựa vào giá của
chúng hiện có trên thị trường. Có những món hàng chỉ vài chục ngàn nhưng có những
món hàng đến hàng triệu đồng.
Mua đồ cũ - “canh bạc” rủi ro
Về nguồn hàng ở các chợ này, đa
phần các loại hàng đều là mua của những người đồng nát và “hàng nhảy” (hàng trộm
cắp - PV). Bác Phương, người mua một chiếc máy tính cũ cho biết: “Ở khu chợ
này, nếu khéo và biết chọn thì khách hàng có thể tìm được những mặt hàng chất
lượng với giá rẻ bất ngờ. Tuy nhiên cũng không phải là dễ dàng gì, cho dù có
sành sỏi đến đâu thì rất ít người có thể chắc chắn với chất lượng của những món
đồ mình bỏ tiền ra mua. Ví như tôi mua
máy tính chí có thể kiểm tra xem dây nối có còn tốt không, nút ở các bàn phím
còn sử dụng được không, có bị vỡ chỗ nào không... còn tới khi mua về rồi mà
không dùng được thì cũng đành chịu. Mua do cu
thì cũng như chơi trò may - rủi vậy.”
Một góc chợ Giời
Đối với anh Minh, một người săn đồ
cũ lâu năm chuyên mua thanh lý đồ cũ ở khu chợ
cũ này thì cho biết, để mua được món đồ ưng ý và có thể dùng được không phải là
dễ, nó đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm và chút may mắn. Bởi theo anh Minh,
có nhiều mặt hàng điện tử khi text (kiểm tra) thử ở chợ thì rất tốt nhưng khi
đem về nhà dùng được vài ngày là lại hỏng, lúc đó người mua chỉ còn biết vứt
món đồ mới mua này vào sọt rác.
Anh cũng cho biết thêm: “Đối với
những người chuyên mua thanh ly do cu như
tôi nếu như mua một món đồ gì đó đều phải kiểm tra xem hàng có bị xước hay
không? Đặc biệt là các ốc vít nếu như bị toét, nứt thì chứng tỏ chiếc máy đó đã
từng bị cạy mở.” Cũng theo anh Minh, và một số người chuyên đi chợ cũ lâu năm
cho hay, việc mua bán ở đây phụ thuộc nhiều vào chuyện tinh mắt và nhanh tay, nếu
như mình đến sớm và khéo chọn một chút thì sẽ có cơ hội tìm được món đồ vừa ý.
A nh này cũng lưu ý, nếu đi khi trời tối hãy nhớ bật đèn pin điện thoại để soi
kỹ món đồ trước khi mua.
Còn với chợ Giời, khách hàng cứ
thoải mái trả giá, có khi khách sẽ được chủ cửa hàng đồng ý bán với giá chỉ bằng
1/3 giá bán ngoài thị trường. Nếu như không biết món đồ mình mua hoặc lớ ngớ
không biết trả giá thì sẽ bị “chém đẹp”. Anh Hoàng chủ một sạp hàng điện tử tại
khu chợ này cho biết, việc bán hàng điện tử như anh thu nhập cũng khá, “một vốn,
bốn lời”. Chủ yếu hàng của anh đều được nhập từ Lạng Sơn, Quảng Ninh chủ yếu là
hàng của Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan), anh chỉ cho chúng tôi xem chiếc
tivi 21inch để trên giá, anh nói giá chiếc ti vi anh mua có giá khoảng 400.000
đến 500.000 đồng, về đến đây bỏ ra khoảng 100.000 đồng tiền tân trang lại, rồi
về bán lại với giá từ 1,200.000 đồng - 1,400.000 đồng, có khi bán được gần 2
triệu nếu khách không biết cách trả giá.
Theo tìm hiểu của phóng viên thì ở
đây có nhiều đồ cũ nhưng vẫn dùng khá tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều đồ dùng
không còn nguyên bản mà phần lớn là “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, nên khi đi chợ
chọn mua phải hết sức cẩn thận. Theo anh Vương, người bán ở cửa hàng phụ tùng ô
tô cho biết, ở chợ này, những phụ tùng dễ tìm thấy nhất đó là những loại đồ hay
bị mất cắp nhất như lô gô, gương, cần gạt nước ô tô, chữ gắn trên xe máy... vì
đa phần đây là “hàng nhảy”. Những loại hàng này, dễ mua, dễ bán đồ cũ
và dễ sinh lời nhất đối với dân buôn phụ tùng ở chợ Giời.
Điểm đặc trưng tại khu chợ Giời hầu
hết các quầy hàng luôn trộn lẫn hàng thật vào hàng giả và có giá bán như nhau.
Vì vậy chỉ có những người có kinh nghiệm mới có thể mua được những món hàng xịn,
bền, với giá rẻ bất ngờ. Còn đối với những người ít hiểu biết về các món hàng thì sẽ phải ngậm đắng nuốt cay khi
mua phải những đồ kém chất lượng. Chợ Giời chỉ rẻ đối với những người biết mua
và còn với những người mới đến mua thử lần đầu đa phần toàn bị “chém đẹp” và rước
thêm cái bực vào mình mà thôi.
Chợ
đồ cũ thưởng thưởng khu chợ đồ cũ rộng đến 50.000 m2 bán đồ cũ đồ nhà hàng, khách sạn, quán ăn, gia
đình, văn phòng:
Website: docu24h.com – thanhlydocu.vn
Email: docu24h@gmail.com
Trung tâm: chợ đồ cũ đầu mối bắc thăng long – hải bối – đông
anh – hà nội bán cửa sắt
vân gỗ (cho do cu ngay chân cầu
thăng long ) cửa sắt giả gỗ, thanh ly noi that van phong
giá rẻ , chau
rua cong nghiep, chau
rua bat cong nghiep, thanh lý nội thất văn phòng, bếp công nghiệp, cửa sắt giả vân gỗ
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét